Friday, May 6, 2011

VỀ CUỘC BẠO ĐỘNG Ở MƯỜNG NHÉ (Bauxite VN)


6/05/2011

Năm 1976 dân số Tây Nguyên là 1.202.500 người; 13 năm sau, 1989, con số đó là 2.490.178 người – tức là tăng gấp đôi. Tất nhiên, bước nhảy vọt đó chủ yếu là do di dân ồ ạt, không có kế hoạch. (Xin xem Viện Tư vấn Phát triển – CODE 2010, Khai thác bauxit & phát triển bền vững Tây Nguyên, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 100-102). Và như một hệ quả, rừng bị tàn phá dữ dội, với tốc độ ngày càng nhanh. Người dân tộc thiểu số vốn sống nhờ rừng, là nạn nhân đầu tiên: cuộc sống của họ bị đảo lộn, bị bần cùng. Trong điều kiện đó, dễ hiểu là một số không nhỏ mất niềm tin vào thiết chế xã hội hiện tại, đi tìm một niềm tin mới. Hơn mười năm trước, một số nhà khoa học đã báo động: “Sẽ không là quá sớm khi đưa ra lời cảnh báo rằng nếu không kịp thời có giải pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì “Vấn đề dân tộc” sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn định, nghiêm trọng là máu lại đổ […]” (Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng 2000, Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 173). Lời tiên tri đó của các nhà khoa học không được ai lắng nghe. Chỉ 4 năm sau khi công trình này được xuất bản, một cuộc bạo động lớn quả nhiên đã xảy ra ở Tây Nguyên.
Chỉ cần thay “Tây Nguyên” bằng hai chữ “Mường Nhé” là ta có một tình hình y hệt. Trong vòng 10 năm, dân số tăng gấp đôi do dân cư ở các nơi khác đổ dồn đến. Rừng bị khai thác cạn kiệt. Dân bản địa nghèo đi. “Đạo Vàng Chứ” phát triển rất nhanh. Và bạo động.
Chúng ta đã học được bài học cay đắng ở Tây Nguyên chưa?

Bauxite Việt Nam

------------------------------------

Người Hmong ở Mường Nhé “bạo động”
BBC   -   Cập nhật: 10:31 GMT - thứ tư, 4 tháng 5, 2011
.
Bài 1. Choáng váng với rừng ở Mường Nhé
Thứ Ba, 3.11.2009
.
Bài 2. Phóng sự ảnh: Rừng Mường Nhé – Nỗi đau ngày gặp lại
Thứ Ba, 3.11.2009
.
Bài 3. Cuộc chiến bi hài
Thứ Tư, 4.11.2009
.
Bài 4. Đi tìm cột mốc ba cạnh
Ghi chép của Đỗ Doãn Hoàng
Thứ Sáu, 11/03/2011
.
.
.

No comments: