BRUXELLES, 27.5.2011 (QUÊ MẸ) – Sáng hôm qua thứ năm 26.5.2011, nhân danh Phó chủ tịch Quê Mẹ - Hành động cho Dân chủ Việt Nam kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, bà Penelope Faulkner đã điều trần về tình trạng đàn áp tôn giáo trong thế giới và tại Việt Nam trước Phân ban Nhân quyền của Quốc hội Châu Âu dưới sự chủ tọa của bà Heidi Hautala, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu, và ông Geoffroy Harris.
Cùng với bà Sarah Vader thuộc Cộng đồng Quốc tế Baháíe, bà Penelope Faulkner cũng đạo đạt tiếng nói của mình cho Diễn đàn Châu Âu về Bất bao dung và Kỳ thị tôn giáo (EPRID, European Platform on Religious Intolerance and Discrimination). Diễn đàn là mạng lưới tập hợp các xã hội dân sự và đại diện các tôn giáo tại Quốc hội Châu Âu chống mọi bất bao dung và kỳ thị tôn giáo nhằm thay đổi chính sách và hoạt động tôn giáo của Liên hiệp Châu Âu.
Các diễn giả chính trong cuộc điều trần này còn có Tiến sĩ Heiner Bielefelt, tân Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, ông Charles-Michel Geurts, Cơ quan Tác động Đối ngoại của Liên hiệp Châu Âu.
Tiến sĩ Heiner Bielefelt cho biết những thách thức ông phải đối diện trong nhiệm kỳ trước tình hình bất bao dung tôn giáo dâng cao. Ông Charles-Michel Geurts trình bày chính sách tôn giáo của Liên hiệp Châu Âu.
Vẽ lên bức tranh bất bao dung tôn giáo rộng lớn trong thế giới những năm vừa qua, bà Penelope Faulkner nhấn mạnh đến khía cạnh đàn áp có hệ thống đạo Baháíe ở Iran, Thiên chúa giáo Copte ở Ai Cập, Hồi giáo Ahmadiyya ở Nam Dương và Pakistan, Phật giáo ở Tây Tạng, Hồi giáo ở Uyghur, Giáo hội Tin lành tại gia và Pháp Luân công tại Trung quốc, cũng như những bè phái cuồng tín ở Nigeria, sự nhúng tay đàn áp của các chính quyền ở Azerbaijan, Uzbekistan và Turkmenistan sau cuộc Cách mạng mùa Xuân ở Trung đông.
Cùng với bà Sarah Vader thuộc Cộng đồng Quốc tế Baháíe, bà Penelope Faulkner cũng đạo đạt tiếng nói của mình cho Diễn đàn Châu Âu về Bất bao dung và Kỳ thị tôn giáo (EPRID, European Platform on Religious Intolerance and Discrimination). Diễn đàn là mạng lưới tập hợp các xã hội dân sự và đại diện các tôn giáo tại Quốc hội Châu Âu chống mọi bất bao dung và kỳ thị tôn giáo nhằm thay đổi chính sách và hoạt động tôn giáo của Liên hiệp Châu Âu.
Các diễn giả chính trong cuộc điều trần này còn có Tiến sĩ Heiner Bielefelt, tân Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, ông Charles-Michel Geurts, Cơ quan Tác động Đối ngoại của Liên hiệp Châu Âu.
Tiến sĩ Heiner Bielefelt cho biết những thách thức ông phải đối diện trong nhiệm kỳ trước tình hình bất bao dung tôn giáo dâng cao. Ông Charles-Michel Geurts trình bày chính sách tôn giáo của Liên hiệp Châu Âu.
Vẽ lên bức tranh bất bao dung tôn giáo rộng lớn trong thế giới những năm vừa qua, bà Penelope Faulkner nhấn mạnh đến khía cạnh đàn áp có hệ thống đạo Baháíe ở Iran, Thiên chúa giáo Copte ở Ai Cập, Hồi giáo Ahmadiyya ở Nam Dương và Pakistan, Phật giáo ở Tây Tạng, Hồi giáo ở Uyghur, Giáo hội Tin lành tại gia và Pháp Luân công tại Trung quốc, cũng như những bè phái cuồng tín ở Nigeria, sự nhúng tay đàn áp của các chính quyền ở Azerbaijan, Uzbekistan và Turkmenistan sau cuộc Cách mạng mùa Xuân ở Trung đông.
Từ trái qua phải bà Penelope Faulkner, bà Sarah Vader, Tiến sĩ Heiner Bielefelt, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do tôn giáo
Bà Penelope Faulkner cho biết mặc dù đạo Phật là đạo khoan dung, hòa bình, nhưng “Phật giáo đồ trong nhiều nước Á châu bị đàn áp và kỳ thị vì tín ngưỡng bất bạo động của họ. Tại Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng sản không cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) hoạt động tôn giáo. GHPGVNTN là cộng đồng tôn giáo lớn nhất và lâu đời nhất bị hệ thống Giáo hội Phật giáo Nhà nước do đảng Cộng sản dựng lên nhằm kiểm soát và sử dụng. Các Tăng, Ni, Phật tử bị bắt giam, hăm dọa, sách nhiễu. Những ai liên hệ với các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đều có nguy cơ bị đàn áp, khủng bố”.
Bà Penelope Faulkner cho Quốc hội Châu Âu biết rằng “chỉ vài ngày trước đây thôi, trong dịp Phật Đản, nhà cầm quyền đã mở cuộc đàn áp lớn rộng tại các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ngăn cản đại lễ và sách nhiễu Phật tử. Công an đã ngăn cấm Phật tử đến chùa Giác Minh ở Đà Nẵng dự lễ Phật Đản, không cho chư Tăng tuyên đọc Thông điệp Phật Đản của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và cũng là người được thế giới đề cử Giải Nobel Hòa bình, và hiện nay ngài bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon sau bao thập niên bị tù đày chỉ vì ngài ôn hòa đòi hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền”.
Bà Penelope Faulkner cũng nhắc đến những cuộc đàn áp đối với các cộng đồng tôn giáo khác tại Việt Nam. Bà đưa ra trường hợp công an thẳng tay đàn áp và bắn chết người Hmong biểu tình đòi hỏi tự do tôn giáo và cải cách đất đai trên miền thượng du phía bắc ở tỉnh Điện Biên trong tháng 5 này. 18 người bị công an giết và hàng trăm người bị thương, kể cả thiếu nhi. Bà cũng đưa ra con số 300 người Thượng Tây nguyen còn bị giam giữ vì tham gia biểu tình đòi hỏi đất đai và tự do tín ngưỡng.
Kết thúc cuộc điều trần, Dân biểu Heidi Hautala, Chủ tọa cuộc điều trần, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu, nói rằng cuộc Điều trần được tổ chức do “sự quan tâm của Quốc hội Châu Âu đối với nạn kỳ thị vì lý do tôn giáo và tín ngưỡng đang hiện hữu trên năm châu thế giới”. Ngày 21.2.2011 vừa qua, Hội đồng Châu Âu của Liên hiệp Châu Âu đã thông qua Quyết nghị biểu thị “sự quan tâm sâu xa của Hội đồng Châu Âu trước những số lượng hành xử bất bao dung và kỳ thị tôn giáo, được đánh giá như mẫu mực của những bạo động và khủng bố gần đây”. Bà Heidi Hautala khẳng định rằng :
“Tự do tôn giáo là nhân quyền phổ quát cần được bảo vệ bất cứ ở đâu và cho bất cứ ai. Mọi cá nhân theo tôn giáo hay thuộc sắc tộc nào đều có quyền thực hiện tôn giáo hay sự thờ phụng một cách tự do trong tư thế cá nhân hay tập thể trước mọi người, không cần phải sợ hãi bị kỳ thị hay đàn áp”.
Sau cuộc điều trần, Tiến sĩ Heiner Bielefelt, tân Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, đã tiếp riêng bà Penelope Faulkner trong hai giờ đồng hồ để hỏi thêm tình trạng đàn áp tôn giáo trong thế giới và đặc biệt tại Việt Nam.
.
.
.
No comments:
Post a Comment