Friday, May 6, 2011

TỪ PHIM ẢNH TỚI ĐỜI THỰC QUA VỤ TIÊU DIỆT BIN LADEN (Trần Khải)


(05/03/2011)

Những cuốn phim hành động kiểu Người Nhện, phim trinh thám kiểu Detective Monk Television Show, phim gián điệp kiểu Jamond 007... rồi sẽ có đối thủ nặng cân: những băng hình video do đơn vị Người Nhái Biệt Kích Mỹ thu hình khi tấn công vào tòa nhà ẩn trú của Osama Bin Laden, vị tư lệnh của lực lượng khủng bố Al-Qaeda.

Những thước phim này ghi hình tất nhiên là để làm tàì liệu, để dùng làm huấn luyện tương lai. Các băng hình này tất nhiên không rõ, và không đủ góc cạnh như phim trong rạp hay trên truyền hình, vì các máy quay phim sẽ gắn trên nón sắt, hay cầu vai.

Một vấn đề nhức nhối: rất nhiều người Hồi Giáo tin rằng Bin Laden là một vị tiên tri mới của họ, và được Thượng Đế bảo vệ, và rằng cuộc chiến mới này là một cuộc thánh chiến giữa Thượng Đế của Hồi Giáo và Thượng Đế của Thiên Chúa Giáo.

Thực tế, Mỹ dự kiến không phổ biến băng hình khi tác chiến, mà chỉ nói rằng Mỹ sẽ phổ biến băng hình cho thấy xác của Osama Bin Laden được thả xuống biển North Arabian Sea từ hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson. Băng hình nghi lễ táng xác dài 40 phút, trong đó dự kiến sẽ có hình ảnh xác của Bin Laden sẽ “được phổ biến dè dặt,” theo lời 2 viên chức Pentagon.

Có thật là xác Bin Laden thả xuống biển, hay chỉ là giả vờ để sẽ đưa xác xuống tàu ngầm để bí mật chuyển về Hoa Kỳ? Không mấy ai tin là xác Bin Laden cho trôi xuống biển như thế. Rủi xác này được ngư dân Biển Ả rập vớt lên, bí mật đưa về một thánh địa Hồi Giáo nào để thờø thì sao? Như thế, để thuyết phục, Mỹ sẽ phổ biến băng hình thả xác Bin Laden xuống biển theo nghi lễ Hồi Giáo. Rồi chúng ta sẽ xem y hệt như vào rạp xem phim, mà tin hay không tin “sẽ tùy người đối diện.”

Nhưng nói thế, để biết quân lực Mỹ tin rằng các băng hình có sức mạnh của băng hình, sẽ làm người khác giả vờ tin và các nhà báo sẽ tha hồ phân tích...

Chữ nghĩa có sức mạnh chữ nghĩa, thí dụ như thơ Phùng Quán, hay thơ Bùi Chát, Lý Đợi...

Hình ảnh có sức mạnh riêng của hình ảnh, như tấm ảnh lịch sử khi phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams chụp hôm 1-2-1968, lúc Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một du kích Việt Cộng.

Và phim ảnh có sức mạnh cuả phim ảnh, chẳng thế mà nhiều tài tử Hollywood thu hút sự ngưỡng mộ nhiều hơn bất kỳ thành phần nào khác.

Không chỉ Hoa Kỳ, mà chính Osama Bin Laden cũng tin và cũng nương tựa vào sức mạnh tuyên truyền như thế. Bản tin AP nói rằng, các viên chức tình báo Mỹ tin rằng Bin Laden đã làm một băng tuyên truyền trong thời gian gần trước khi bị tấn công và hạ sát, và tin rằng băng đó sẽ xuất hiện sớm.

Không rõ đó là băng ghi âm hay băng hình, nhưng một viên chức tình báo Mỹ nói là băng này đã chuyển sang cho các đường dây tuyên truyền của al-Qaeda rồi. Như thế, đó cũng sẽ là cuốn băng lịch sử, vì là băng cuối cùng ghi lời (và có thể là ghi ảnh) của Bin Laden.

Nhưng vì có băng đó sắp xuất hiện, sẽ có những người Hồi Giáo tin là Bin Laden vẫn còn sống.
Những bản tin hay hình ảnh xuất hiện trên màn hình TV, chỉ là bề ngoàì. Mặt sau sẽ là vô số chuyện. Nghĩa là, thấy vậy mà không phải vậy.

Chắc chắn, sau trận tấn công naỳ, sẽ có nhiều nhân vật al-Qaeda khác bị lộ. Bản tin Reuters nói, trong 40 phút giao chiến, có nhiều thời giờ đơn vị biệt kích Mỹ lục soát khu nhà, tịch thu nhiều đĩa cứng điện toán (dù nơi đây không có điện thoại và Internet vì sợ bị lộ) và giấy tờ. Như thế, các điã điện toán và giấy tờ này sẽ là kho thông tin cho tình báo Mỹ khai thác.

Chú ý nữa, TT Obama không nói lời cảm ơn nào đối với chính phủ Pakistan. Và một số viên chức Mỹ nói rằng Pakistan không liên hệ gì tới cuộc tập kích này.

Thậm chí, cựu Tổng Thống Pervez Musharraf hôm Thứ Hai còn lên án Mỹ vi phạm chủ quyền Pakistan vì đưa biệt kích vào để hạ sát Bin Laden. Ông nói thế trên đài CNN-IBN, và nói lẽ ra Mỹ phải để Lực Lượng Đặc Biệt Pakistan thực hiện chiến dịch này. Phải chăng, Musharraf cũng giả bộ nói thôi?

Nhiều Thượng Nghị Sĩ Mỹ đã nói rằng sau vụ này, Pakistan phải có lời giảỉ thích, rằng vì sao Osama Bin Laden lại có khu nhà rất gần với trại lính của 3 lữ đoàn quân Pakistan, chỉ cách nửa dặm (một kilômét) là tới Học Viện Quân Sự Kakul, một trong nhiều căn cứ quân sự ở thị trấn này.

Một tài tử điện ảnh Pakistan, Salman Riaz, kể rằng hồi 5 tháng trước, anh và một nhóm làm phim tới gần khu nhà Bin Laden thì bị 2 người đàn ông ra chận lại, bảo phải đi chỗ khác chơi.

Khu nhà của Bin Laden có tường cao 6 mét, trên tường có rào kẽm gai, có người ra chận kẻ tới gần. Không lẽ công an khu vực của Pakistan không biết?

Nhưng nếu chúng ta thắc mắc nhiều quá, thế nào cũng sẽ có những băng hình mới đưa ra để thanh minh thanh nga, hay để tuyên truyền nhồi sọ. Vấn đề là, 25 triệu đô la tiền thưởng của chính phủ Mỹ, và 2 triệu đôla tiền thưởng của ngành hàng không Hoa Kỳ đã treo sẽ tặng cho ai báo tin giúp truy nã được Osama Bin Laden.

Tiền sẽ mua được thánh chiến quân Al-Qaeda hay không? Đó cũng là chuyện mà chính phủ Mỹ lo liệu. Còn người đời thường như chúng ta, chỉ đành xem các bản tin, xem các băng ghi âm, và các băng hình rồi suy đoán thôi.
.
.
.

No comments: