Thursday, May 5, 2011

TIN TỨC TRÁI CHIỀU VỀ VỤ BẠO ĐỘNG Ở MƯỜNG NHÉ - ĐIỆN BIÊN (BBC)


BBC
Cập nhật: 12:59 GMT - thứ năm, 5 tháng 5, 2011

Quan chức tỉnh Điện Biên nói đã kiểm soát được cuộc bạo động của người Hmong tại Mường Nhé nhưng cũng có tin nói vẫn còn đám đông người tụ họp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Giàng Thị Hoa được hãng thông tấn Associated Press (AP) dẫn lời nói cuộc bạo động của người sắc tộc Hmong "đã được kiểm soát sau vài ngày" nhưng không nói rõ chi tiết.
Trong khi đó, hãng thông tấn Agence France-Presse (AFP) lại trích nguồn một cán bộ địa phương tại chính huyện Mường Nhé nói tới thứ Năm 05/05 vẫn còn tới khoảng 3.000 người Hmong tụ tập nơi đây.
Vị cán bộ này cũng không cung cấp thêm chi tiết.
Một số nhân chứng nói với BBC hôm thứ Tư rằng đợt bất ổn bắt đầu từ khoảng ngày 30/04 với hàng nghìn người tham gia, và sau vài ngày "một số người đã dần trở về nhà".
Tuy nhiên các thông tin trái chiều đưa ra ở trên cho thấy tình hình vẫn còn khá phức tạp.
Trong ngày thứ Năm, BBC đã tìm cách liên lạc với tân Chủ tịch Mường Nhé Trần Anh Tuấn, nhưng được nói ông "đi cơ sở vắng".
Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong thông cáo mới ra trích lời ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng trong điều kiện thiếu vệ sinh vì tin rằng một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa.
Thông cáo viết: "Một số người đã kêu gọi thành lập vương quốc riêng của người Hmong, gây bất ổn, bất an ninh và thiếu an toàn".
Nguyên Chủ tịch Mường Nhé Giàng A Dình, bản thân là người Hmong, cũng nói với BBC hôm thứ Tư rằng người sắc tộc biểu tình để đòi một vương quốc tự trị và việc này "chỉ gây đổ máu".
Nhưng một số tổ chức Hmong tại hải ngoại thì nói họ muốn cải thiện tự do tôn giáo và điều kiện xã hội.

Không đưa tin

Báo chí chính thống của Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có tin tức gì về vụ bất ổn mà theo quy mô thì có thể nói là lớn nhất từ khi có biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.
Nhân chứng nói một số đơn vị cảnh sát cơ động và hàng trăm bộ đội cùng máy bay trực thăng đã được điều đến hiện trường.
Các diễn đàn thông tin du lịch có đề cập tới chủ đề này cũng đã bị đóng cửa.
BBC không kiểm chứng được thông tin về thương vong, mà một tổ chức của người Hmong đặt tại Hoa Kỳ đưa ra, với con số hàng chục.
Các nguồn tin cũng không đồng nhất khi nói về việc chính quyền có bắt người Hmong để điều tra hay không.
Mới đây, trong tháng Tư, báo đài Việt Nam có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành "gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi".
Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một 'Miền Đất Hứa' khiến họ lơi là cuộc sống lao động.
Mường Nhé, với trên 52.000 nhân khẩu, nằm cách thành phố Điện Biên chừng 200km về phía Tây Bắc, vẫn là một huyện thuộc loại nghèo nhất nước.
Phía Đông, Mường Nhé giáp huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc. Có khả năng người Hmong tại đây có quan hệ mật thiết với người Hmong ở Lào.
Mường Nhé cũng là nơi có đông dân di cư từ các nơi khác, do vậy thành phần dân cư được nói là 'phức tạp'.
Đa số người Hmong tại đây theo Tin Lành trong trào lưu chung như người nhiều sắc tộc thiểu số tại Cao nguyên miền Trung Việt Nam.
.
.
BBC
Cập nhật: 14:05 GMT - thứ năm, 5 tháng 5, 2011
Hiện chưa rõ căn nguyên trực tiếp của vụ bạo động Hmong ở Mường Nhé nhưng các nguồn truyền thông trong và ngoài nước nhắc tới số phận của một cộng đồng sắc tộc Đông Nam Á thiếu may mắn từ hơn nửa thế kỷ qua.
Di cư xuống Đông Nam Á từ vùng nay thuộc Trung Quốc muộn hơn nhiều so với các nhóm Tày- Thái, và không giành được các vùng đất canh tác tốt như dân bản địa, người Hmong sau trở thành nạn nhân của các xung đột vũ trang trong thế kỷ 20.
Sang thế kỷ 21, trong lúc chưa giải quyết xong vấn nạn quá khứ chiến tranh, người Hmong, với sinh hoạt kinh tế bị tụt hậu so với nhiều sắc dân khác, đang cố tìm chỗ đứng trong không gian kinh tế cạnh tranh khốc liệt ở Lào và Việt Nam.
Mặt khác, vì tìm đến tín ngưỡng Cơ Đốc giáo và giữ liên hệ với người cùng sắc tộc sống lưu vong tại Hoa Kỳ, họ lại trở thành đối tượng cho vấn đề an ninh ở những quốc gia có thể chế cộng sản.
Nếu không kể đến một số nhà báo đam mê về châu Á, chuyện người Hmong ngày nay, vốn thường nổi bật lên bằng lời kể thống khổ của dân tỵ nạn, dễ bị các nước lớn trong và ngoài khu vực muốn quên đi.

Nạn nhân chiến tranh
Trong bài " Hmong Searching for a Home" (Người Hmong tìm một mái ấm), đăng trên trang Foreign Policy Journal (27/3/2011), tác giả Mỹ, Antonio Graceffo kể lại số phận cay đắng của các bộ tộc Hmong đi theo Pháp và Mỹ trong hai cuộc chiến Đông Dương nhưng bị bỏ rơi.
Trong trận Điện Biên Phủ, chừng 2000 lính Hmong được quân Pháp đưa sang Mường Thanh hỗ trợ cho cuộc chiến chống Việt Minh.
Theo bài báo, sau giai đoạn theo Pháp chống Nhật, lãnh tụ Vàng Pao của người Hmong tại Lào đã được đặc nhiệm Mỹ tuyển chọn để chỉ huy cuộc chiến bí mật đánh lại phe cộng sản Lào và Việt Nam.
Năm 1960, Đại tá Mỹ William Colby đã gặp ông Vàng Pao và chọn ông chứ không chọn một lãnh tụ Hmong khác là Touby Ly Fong.
Nhưng sau năm 1975, tướng  Vàng Pao dặn lại các thuộc hạ tiếp tục không buông súng.
Vì thế, theo Antonio Graceffo, những nhóm kháng chiến Hmong còn chừng vài trăm người "bị quân Lào và Việt Nam truy đuổi như con vật" trong các vùng rừng.
Cùng họ là một số dân, gồm phụ nữ, trẻ em và người già, liên tục di chuyển, ẩn náu trong rừng sâu.
"Nếu ở trong rừng, người Hmong bị chết vì đói và bệnh tật hoặc bị quân đội Lào hạ sát. Nếu đầu hàng, họ sợ sẽ bị giết."
Theo Antonio Graceffo, dù tổng thống Kennedy đã quyết định rằng Lào "có vị trí trọng yếu cho cuộc chiến Việt Nam", và năm 1961 ra lệnh cho các đơn vị đặc nhiệm Raven của Mỹ xâm nhập vào Lào, Hoa Kỳ gần như bỏ rơi những cựu đồng minh khốn khổ này sau 1975.
Hàng nghìn người Hmong từ Lào đã vào các trại tỵ nạn Thái Lan để mong được đi Hoa Kỳ theo ông Vàng Pao nhưng gần đây, chính quyền Bangkok đã thỏa thuận với Vientiane đuổi họ về.
Tuy thế, bài báo cũng nhìn vào lý do vì sao chính quyền Thái không muốn để  người tỵ nạn Hmong đi Mỹ, nơi cộng đồng Hmong hiện có chừng 300 nghìn:
Tác giả trích bình luận rằng "Những người Hmong này gây ra nhiều vấn đề cho chính quyền Thái và Lào. Nếu cho họ sang Mỹ, có thể có ngay 20 nghìn người Hmong đột nhiên từ rừng chui ra đăng ký,"
Còn tại Lào, tình cảnh của một số du kích Hmong chống cộng sản còn thê thảm hơn.
Đại diện của người Hmong tại Hoa Kỳ nói "Chính thức thì cuộc chiến vẫn tiếp tục giữa người Hmong và phe cộng sản", dù ông Vàng Pao đã qua đời.
Số người thực sự chống đối hẳn cũng không còn nhiều trong tổng số gần nửa triệu người Hmong Lào.
Với Hoa Kỳ, cuộc chiến bí mật tại Lào nay không được nói đến nhiều.
Còn ở Việt Nam hiện nay, sự hiện diện nhiều năm của quân cộng sản miền Bắc ở Lào thời chiến tranh tàn khốc thường chỉ được nhắc đến qua các bài báo về "lễ truy điệu và an táng hài cốt  liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào".

Mưu sinh và tín ngưỡng
Nhưng gần đây, số phận của nhóm Hmong Lào và Hmong tại Việt Nam có thêm mối liên hệ ràng buộc mới qua tôn giáo và di cư xuyên biên giới.
Sau khi tin tức về cuộc bạo động của người Hmong tại Mường Nhé nổ ra, một số nguồn của người Hmong và giới vận động cho quyền thiểu số tại Hoa Kỳ cho hay, "có nhiều người Hmong chạy từ Việt Nam sang Lào".
Vùng Tây Bắc của Việt Nam và Thượng Lào từ mấy chục năm qua luôn là khu vực có ưu tiên cao về an ninh với chính quyền tại Hà Nội.
Bên cạnh những nghi kỵ lịch sử - người Hmong theo "phỉ Vàng Pao" - như một cách nói của truyền thông chính thống, điều làm vấn đề Hmong trở nên phức tạp hơn cả là khác biệt ngôn ngữ, tập quán giữa đa số quan chức chính quyền là người Kinh và sắc tộc thiểu số này.
Trong một phóng sự truyền hình và ảnh cho đài Al Jazeera hồi tháng 2/2011, các phóng viên Nick Ahlmark và Nicole Precel đã mô tả sinh hoạt của người dân Hmong một bản ở tỉnh Hà Giang và giải thích lý do vì sao họ không tin vào các dịch vụ y tế của nhà nước.
Lý do thứ nhất, theo Al Jazeera, là ngôn ngữ khác biệt vì đa số cán bộ y tế là người Kinh, lý do thứ nhì là vì người Hmong có truyền thống tín ngưỡng và phong tục khác.
Ngoài ra, theo hai nhà báo đã sống 8 ngày tại bản Hmong đó, "là sự không tin tưởng vào các cơ chế chính quyền cộng sản trong dân chúng địa phương":
"Giới nghiên cứu đã nêu ra rằng người Hmong chỉ tỏ ra bên ngoài thái độ tin vào chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và đường lối cộng sản. Trong từng căn nhà vách đất đều có ảnh ông Hồ Chí Minh và lá cờ cộng sản treo trên tường. Nhưng chúng tôi có cảm giác rõ rệt rằng người Hmong chỉ tỏ ra đi theo cách thức chung để khỏi gặp khó dễ. Bằng cách này, họ vẫn tiếp tục duy trì cách sống truyền thống mà vẫn làm nhà chức trách cộng sản hài lòng vì họ đã đóng đúng vai trò của mình, mà không hề tin tưởng thực".
Cùng thời gian, dù truyền thông chính thức ở Việt Nam chưa bao giờ đồng ý với quan điểm này, các bài báo của chính ngành công an và bộ đội biên phòng thường thừa nhận công tác vận động quần chúng ở vùng Hmong là khó khăn.
Một bài trên Công an Nhân dân 13/9/2010 có tựa đề "Mường Nhé và câu chuyện hôm nay" mô tả hoạt động của ngành công an ở vùng này là "nhọc nhằn và nhức nhối".
Điều báo chí nước ngoài như bài của Nick Ahlmark và Nicole Precel chia sẻ quan điểm với truyền thông của nhà nước ở Việt Nam là lý do khoảng cách của các vùng này gây khó khăn cho sự giao lưu và hội nhập.
Nằm cách Điện Biên 200 km, các huyện như Mường Nhé, Mường Chà có lẽ là những nơi cuối chính sách Đổi mới kinh tế chỉ mới chớm tác động đến.
Các chuyển biến kinh tế từ thập niên 1990 tạo ra làn sóng di dân nội địa, với các sắc tộc, gồm cả nhóm Kinh chiếm đa số tại Việt Nam, nay di cư và định cư ngoài xa các vùng truyền thống.
Bản thân nhóm Hmong Việt Nam, hiện có chừng 800 nghìn trong cả nước, đã di cư khắp nơi, kể cả vào Cao nguyên Miền Trung.
Mường Nhé, một trong những huyện giàu đẹp về tài nguyên rừng, là một trong những điểm đến hấp dẫn của người Hmong.
Vẫn báo  Công an Nhân dân nói các cán bộ công an và an ninh Tây Bắc đã được cử vào Mường Nhé nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung từ mấy năm qua để thuyết phục, vận động người Hmong sở tại và những người "di cư tự do" tuân theo pháp luật.
Tờ báo này cũng nêu lên hoạt động của các "đối tượng" mà chính quyền cho là thủ phạm gây ra vấn đề an ninh ở Mường Nhé:
"Mục đích hoạt động của các nhóm đối tượng này là tập hợp lực lượng, tổ chức tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói xấu cấp ủy, chính quyền, kêu gọi người dân từ bỏ nương rẫy, di cư tự do…"
Chỉ trong vài năm qua, số người Hmong di cư tự do đến Mường Nhé ước tính lên hàng vạn.
Trong một trào lưu toàn vùng Đông Nam Á, số người Hmong tìm đến niềm tin vào đạo giáo mới đang gia tăng.
Các nhóm truyền  đạo Tin Lành với Kinh Thánh bằng chữ Hmong dạng La-tinh đã đến với cộng đồng này ở Lào, các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam.
Báo chí Việt Nam nêu ra cáo buộc rằng có những nhóm Hmong nghe theo "đạo Vàng Chứ" thờ Thánh ba ngôi và tin vào một "miền đất hứa".
Các hoạt động này chỉ thêm vào các nghi kỵ giữa nhóm sắc tộc này và chính quyến đã có từ quá khứ chiến tranh và khiến các hoạt động tôn giáo "ngoài luồng" của họ trở thành vấn đề an ninh thêm trầm trọng với những nước cộng sản vốn muốn kiểm soát tôn giáo.

------------------------

Posted on May 4, 2011 by Nam

Hmongs in Laos begged to be rescued by the Western world

Ever since BBC Vietnamese has its “change of the guard” – replacing pre-1975 staff with younger staff that came from Vietnam after the war ended on April 30, 1975 – I have been following its news reporting with skepticism.
True to my doubts about its news reportage being used as the Vietnamese government unofficial channel to the Western world, the new BBC Vietnamese staff has dutifully used BBC’s reputation (un-biased reporting) to further the Vietnamese (communist) government’s aim in its ‘winning the hearts and minds’ campaign against the so-called Viet-Kieus – a deragotary term the communists used for Vietnamese living abroad.
BBC Vietnamese never reports any news that it considers tantamount to tarnishing the Vietnamese government such as cases of Chinese navy kidnappinging Vietnamese fishermen in the disputed Paracel archipelago, holding them for ransom, or killing them; or many a demonstration or protest held by farmers getting their land appropriated by corrupt officials; or harsh repressive measures by the Vietnamese government agaisnt human-rights activists.
The most glaring example of BBC Vietnamese being under the Vietnamese government’s control is its sytematic repression or omission of news and events of Vietnamese living abroad, especially when they stage with fanfare public protest demonstrations against Vietnamese dignitaries visiting other countries like France, the USA, etc. in which the use of the now-defunct Republic of Vietnam’s flag as the symbol (rallying cry) of freedom against communist totalitarianism and democracy is a must. Vietnamese living overseas contributed 3/4 of Vietnam’s net income (8.5 billion US dollars last year versus 12 billion total net income), this group’s activities should be considered in BBC Vietnamese’s daily reporting. In other words, giving news readers inside Vietnam the false sense of world view about Vietnam is BBC Vietnamese’s most important objective regarding the bamboo curtain has finally lifted now that Vietnam has become a member of the WTO.
When push comes to shove, BBC Vietnamese only reports the Vietnamese-government-sanctioned version of the events. Many cases have been maliciously reported in the attempt to smear the accuseds’ reputation. Since internet news is censored in Vietnam, readers in Vietnam would get the feeling that whatever is reported on BBC Vietnamese represents the world’s view about news in Vietnam, and thusly trusts the Vietnamese government’s conduct.
When the Vietnamese communist party decided to normalize its relations with China in 1990, Vietnamese living overseas started gathering evidence that shows Vietnamese communists are selling Vietnam out to its century-old nemesis: China. Border pacts signed between Vietnam and China show demarcation lines re-drawn to China’s advantage, both on land and at sea. While other countries such as Indonesia, Malaysia, Philippines ‘put their foot down’ in their dispute with China concerning the South China sea, Vietnam only stages its protests via the diplomatic channel – de facto giving China a carte blanche complete rule in disputed areas, including killing Vietnamese.
In April 2010, BBC Vietnamese allowed an unknown Ph.D. candidate named Do Ngoc Bich publishing her ‘research’ article on BBC titled ‘Another viewpoint about nationalism‘ in which she literally proclaimed that Vietnamese descended from Chinese, and therefore, are Chinese. She chided those Vietnamese who rail against the Vietnamese government for kowtowing to China. This article certainly created an uproar among Vietnamese. Using Do Ngoc Bich to gauge Vietnamese’s thoughts about its close relationship with China, the Vietnamese communists, through its controlled BBC Vietnamese staff, has learned that complete takeover of BBC Vietnamese at this time is out of the question.
Government-controlled newspapers inside Vietnam recently reported about a case of a man named Nguyen Cong Nhat wrongly jailed and subsequently died in the hands of police due to one of the local police chief’s desire to steal Mr. Nhat’s wife away from him. Even with obvious evidence of Mr. Nhat’s wife releasing her recorded phone conversations with the police chief who killed her husband, BBC Vietnamese still throws its weight around by sowing doubts in its readers when questioning Mr. Nhat’s wife’s fight for justice for her husband’s death in an article titled ‘A homicide in Binh Duong: police’s sexual harassment ?‘. They keyword in this article is the question mark, which BBC Vietnamese tried to give police the benefits of the doubt while at the same time dealt a blow to the victim’s image by giving its readers the image of the death of Mr. Nhat is the result of his wife’s doing as being the object of sexual desire.
I could cite many more cases of BBC Vietnamese being used as the Vietnamese government’s mouthpiece to the world, but I would stop here for now to bring up another article of enormous importance regarding the young staff currently working at BBC Vietnamese group. As stated above, up till now, BBC Vietnamese has dutifully fulfilled its requirements from the Vietnamese governement when it decided to penetrate BBC with its (spies) newspeople.
The article that caught my attention is titled ‘Big rebellion by Hmongs in Dien Bien‘. I checked BBC English – Asia-Pacifice subsection – and could find no news reports for the same event to make sure that BBC Vietnamese did act on its own volition, and not from translating into Vietnamese from its parent BBC Worldwide since it’s a requirement to do so for languages other than English. (1)
Few things come to mind when reading the Hmong’s rebellion article. Feeling of remorse after hearing so much about corruption and police brutality ? Fed up with watching Vietnamese suffer under communist’s rule ? Letting the communists know that it (BBC Vietnamese) can no longer be used as the Party’s mouthpiece ?

VIDEO :  The Lost Tribe - 10 Mar 08 - Pt. 1

It’s known for years that communist governments in Indochina (Vietnam and its stooges Cambodia and Laos) have systematically committed genocide against indigenous peoples like the Hmongs in Laos and the Montagnards in Vietnam, BBC Vietnamese never mentioned these mass killings or atrocities while independent (non-Vietnamese) news services such as Al Jazeera, Reporters Without Borders, Human Rights Watch, etc. regularly report these news on their websites.
Regardless of why BBC Vietnamese decided to upset the Vietnamese government by reporting unsavory news about the regime, I’m glad to see this article written. Maybe BBC Vietnamese finally has a change of heart.
(1) After my article was published on the web, the English version of the same story appeared on BBC English. The Vietnamese version was dated 10:31 GMT and the English version 11:39 ET. I’m not sure about the significance of the two different time zones of both versions, although the English version’s timestamp indicates the story originated at much earlier time than the Vietnamese version, therefore my deduction of BBC Vietnamese staff daring to step out of line of the Vietnamese government’s control is unwarranted. Still, I maintained the fact that I did search BBC English and didn’t find the related story.

.
.
.

No comments: