Khai Minh
Thứ Tư, 18/05/2011
Tố cáo nặc danh
Năm 2007, khi ông Trương Hoà Bình vừa mới nhận được 85% phiếu tán thành tại buổi họp Quốc Hội ngày 25/7 năm ấy để trở thành chánh án toà tối cao, lập tức 19 ngày sau đã có “thư tố cáo” đề ngày 13/8/2007) về việc ông Bình gian lận bằng cấp.
Theo lý lịch tự khai, ông Trương Hoà Bình tốt nghiệp đại học Bách Khoa, ngành Công Trình Thuỷ Lợi vào năm 1982; vậy mà (bất cần học đại học Luật, bất cần theo khoá trên đại học nào) nay ông lại có cả bằng thạc sĩ về… Luật (!). Mặc dù tác giả thư tố cáo được ghi là “một số thẩm phán, cán bộ Toà án Nhân dân Tối cao” - tức nặc danh - nhưng bức thư được gửi tới đích danh 4 vị tứ trụ và thêm cả ông Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra trung ương nữa. Các ông này đều được gọi là “đồng chí”:
- Đ/c Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
- Đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Đ/c Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
- Đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban KTTW Nguyễn Văn Chi.
- Đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Đ/c Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
- Đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban KTTW Nguyễn Văn Chi.
Như vậy, đây là bức thư mà các tác giả vừa lấy tư cách công chức nhà nước, vừa lấy tư cách đảng viên để gửi cho cả đảng lẫn nhà nước của đảng.
Nếu thật 5 vị trên tha thiết và sôi sục chống man trá, chống tham nhũng, “nhạt lý tưởng” và chống đủ thứ nguy cơ đe doạ đảng và chế độ… thì đây là thông tin quý để từ đó lôi ra ánh sáng một tên cơ hội, biến chất mà gần đây nhất được ông Trương Tấn Sang gọi thẳng là “con sâu” và “bầy sâu”.
Nhưng bức thư như hạt cát sỏi rơi xuống đại dương đen thẳm mà không sủi một bọt tăm nào “gọi là có”.
Công khai đứng tên tố cáo
Khoảng 4 năm sau, vẫn không rõ ai đã tố cáo nặc danh, nhưng trung tuần tháng 5-2011 (cách nay vài ngày) thì bác Nguyễn Hoà Ngọc (về hưu) - nhân danh những thẩm phán già của Toà Tối Cao - bằng một văn bản “bày tỏ nỗi lòng của đông đảo công nhân viên chức ngành tòa án, nhưng vì miếng cơm, manh áo mà đồng nghiệp chúng tôi không dám nói ra”.
Văn bản của bác Ngọc có tên là "Cần phải xử lý nghiêm minh sai phạm của đồng chí Trương Hòa Bình", cứ như nhan đề của một lời khuyên và răn, vì bác dùng cả “cần” và “phải” (“cần xử lý + phải xử lý” một cách nghiêm minh), do vậy nó không mở đầu bằng “kính gửi” cho bất kỳ một đồng chí cụ thể nào. Thay vào đó, cuối văn bản bác Ngọc chú thích “những nơi nhận” văn bản này.
Ngay sau câu cắt nghĩa vì sao bác dám tố cáo công khai, bác đi ngay vào nội dung tố cáo. Vẫn chuyện bằng cấp. Và còn có thêm một số hành vi độc đoán, trái luật khác của vị chánh án Trương Hoà Bình. Trong 4 năm đó, dù “trăm công ngàn việc” ông này đã hoá phép để cái bằng thạc sĩ Luật của ông được nâng lên thành… tiến sĩ Luật.
Cuối bài viết, bác Nguyễn Hoà Ngọc có ghi 3 “nơi nhận”, ngoài các đồng chí trong Bộ Chính trị; và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội (khá chung chung) thì có một vị có tên cụ thể: Cụ Bà Lê Hiền Đức, được bác ghi rõ: công dân chống tham nhũng.
Như vậy, niềm tin và hy vọng của bác Ngọc vào Bộ Chính Trị và các tập thể lãnh đạo đảng, chính phủ, quốc hội là… chỉ ở mức chung chung, nhạt nhoà, mà chuyển sang cụ già Lê Hiền Đức. Điều này thật có ý nghĩa, đáng để chúng ta tha hồ bàn luận.
Góp ý với bác Nguyễn Hoà Ngọc
Về hưu, lại có tuổi đảng, tuổi đời và quá trình hơn hẳn ông Trương Hoà Bình, nên bác đã bớt sợ mà dám công khai tố cáo. Theo mọi lý sự thông thường, đáng lẽ Bộ CT, đảng, quốc hội và chính phủ phải sớm cảm ơn bác (theo Luật tố cáo & khiếu nại).
Nhưng xin bác “cứ đợi đấy”.
Trong khi chờ đợi, bác và các vị bên cạnh bác, vẫn đủ thời gian để quyết định:
- Hoặc là khôi phục lại nỗi sợ (như khi chưa hưu). Vì tới nay, ông Trương Hoà Bình đã-đang-sẽ được đảng mở đường cho thăng tiến cao hơn nữa, nhanh hơn nữa, xa hơn nữa, mạnh hơn nữa (xem dưới). Một ví dụ: Năm 1975 ông Bình mới 20 tuổi, trước đó chỉ là du kích ở quê, không được học; vậy mà đã có huân chương chống Mỹ hạng nhất (theo quy định phải tham gia 20 năm mới được như vậy). Năm 1977 ông đã học đại học bách khoa ở thành phố HCM, tốt nghiệp kỹ sư thuỷ lợi năm 1982.
Tố cáo ông Bình là cản trở chủ trương lớn của đảng, rất nguy hiểm. Nếu còn biết sợ, sẽ tránh được những nguy hiểm sắp (hay sẽ) xảy ra.
Tố cáo ông Bình là cản trở chủ trương lớn của đảng, rất nguy hiểm. Nếu còn biết sợ, sẽ tránh được những nguy hiểm sắp (hay sẽ) xảy ra.
- Hoặc là tiếp tục chiến đấu chống tiêu cực, với tinh thần chủ động tiến công.
Tuy chức thẩm phán toà tối cao là rất to (chủ tịch nước bổ nhiệm) nhưng làm sao to bằng chức của cụ Giáp, cụ Nguyễn Văn An, cụ Trần Phương… Vậy mà những kiến nghị, tố cáo của các cụ này có được ai đoái hoài đâu?
Ông Trương Hoà Bình vừa tái cử vào trung ương đảng khoá này (XI) và đã nhảy thẳng vào ban bí thư (đại hội sau, năm 2016, ông vẫn đủ ít tuổi để vào bộ CT). Ông đã là đại biểu QH 2 khoá trước đây (X và XI), nay lại được đưa vào danh sách ứng cử lần này nữa (khoá XII) và ai cũng thừa biết ông ta sẽ trúng cử.
Nếu các bác không hy vọng ý kiến của mình sẽ được đảng ta (của các bác) đoái hoài tới(!) và thấy trước rằng ông Trương Hoà Bình sẽ không rụng cái lông nào sất, xin các bác công khai biến nội dung tố cáo thành vụ kiện công khai, đòi xét xử công khai. Mà thiếu gì cách để kiện? Ban đầu, hãy cứ kiện bộ GD-ĐT cấp bằng sai quy chế cái đã. Sẽ lòi ra bằng giả hay bằng thật (mà cấp sai quy chế, dẫn đến học lực giả). Rôi ai sử dụng cái bằng đó, ai biết là cứ lờ đi…
_________________
Đọc thêm: Để thấy những mâu thuẫn trong lời khai đương sự
Trương Hòa Bình (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Trương Hòa Bình (1955-) là một chính trị gia tại Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại (tháng 8 năm 2010), ông là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội. Ông cũng từng là một cựu sĩ quan Công an Nhân dân Việt Nam, cấp bậc Trung tướng.
Sự nghiệp
Ông tên thật là Nguyễn Văn Bình, còn gọi là Sáu Đạt, sinh ngày 13 tháng 4 năm 1955, quê tại Long Đước Đông, Cần Giuộc, tỉnh Long An. Mẹ ông từng là chánh văn phòng của Lê Duẩn khi ông Lê Duẩn còn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ.
Trước năm 1975, ông tham gia du kích tại quê nhà và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1973 (chính thức: 15 tháng 8 năm 1974). Năm 1977, ông theo học khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và tốt nghiệp ngành Công trình Thủy lợi năm 1982. Trong thời gian học Đại học Bách khoa ông là Đảng ủy viên Đảng bộ trường phụ trách công tác sinh viên. Tuy nhiên, ông bắt đầu thăng tiến nhanh kể từ khi chuyển sang ngành an ninh. Công tác tại Phòng An ninh Kinh tế PA 17, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 1987 giữ chức Phó phòng An ninh kinh tế (PA17), Công an Thành phố Hồ Chí Minh. 1988 làm Thư ký cho Thứ trưởng kiêm Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh Lâm Văn Thê. Khi tướng Thê đột ngột mất 1990, ông Bình về chờ công tác khác tại phòng tổ chức Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi học bổ túc và tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân, ông được điều về Tổng cục An ninh, rồi được thăng làm Cục phó Cục An ninh văn hóa A25. Tháng 6 năm 1997, sau khi ông Bùi Quốc Huy đương nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh được điều động làm Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thì ông Bình được điều về làm Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra với quân hàm thượng tá. Năm 2000 ông được thăng quân hàm đại tá. Tháng 4 năm 2001 ông được điều sang làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, ông thụ lý vụ án Năm Cam. Năm 2005 ông được điều trở lại Bộ Công an, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng, hàm Đại tá.
Năm 2006, ông được thăng hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Chỉ một năm sau, năm 2007, ông được thăng quân hàm Trung tướng.
Tại Đại hội 10 Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông Bình là Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11 và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 12 tại Long An với tỷ lệ phiếu 71%. Ngày 25 tháng 7 năm 2007, ông được bầu giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao của Việt Nam.
Theo danh sách ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XII, trình độ học lực của ông là Cử nhân Luật, Thạc sĩ Khoa học lịch sử, Cử nhân Công trình Thủy lợi. Theo trang web của Quốc hội Việt Nam thì trình độ học lực của ông là Tiến sĩ Luật học, Cao học khoa học lịch sử, Đại học Bách khoa (khoa Công trình Thủy lợi)[1]
Nguồn: Wikipedia Việt Ngữ
Tóm tắt tiểu sử Đại biểu Quốc Hội
Họ và tên khai sinh: Trương Hòa Bình
Khoá: XII
Họ và tên thường gọi: Nguyễn Văn Bình (Sáu Đạt)
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 13/4/1955
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Long Đước Đông, Cần Giuộc, Long An
Nơi cư trú (nơi ở hiện nay): Tập thể số 10, Nguyễn Quyền, Hà Nội
Trình độ học vấn: Tiến sỹ
Nghề nghiệp, chức vụ (khi trúng cử): Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an TW, Thứ trưởng Bộ Công an
Nghề nghiệp, chức vụ (hiện nay): Ủy viên BCH TW Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Nơi làm việc: Tòa án nhân dân tối cao
Ngày vào Đảng: 15/11/1973
Ngày chính thức: 15/8/1974
Khen thưởng: Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhất; Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhì; Huân chương chiến công hạng nhất và một số huân huy chương khác
Kỷ luật: Không
Trước đó là đại biểu quốc hội khoá (nếu có): X, XI
Trước đó là đại biểu hội đồng nhân dân khoá, cấp (nếu có):
Đại biểu Chuyên trách: Không
Địa chỉ liên hệ: [Không ghi gì]
Tóm tắt quá trình hoạt động cách mạng, học tập, làm việc của bản thân: [Cũng không ghi gì]
Nguồn: Trang Quốc Hội Việt Nam
CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO: TRƯƠNG HOÀ BÌNH
Họ và tên: TRƯƠNG HOÀ BÌNH
Tên thường gọi: Nguyễn Văn Bình (Sáu Đạt)
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 13/4/1955
Quê quán: Long Đước Đông, Cần Giuộc, Long An
Nơi cư trú: Tập thể số 10, Nguyễn Quyền, Hà Nội
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Trình độ học vấn: Tiến sỹ
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Luật học, Cao học khoa học lịch sử, Đại học Bách khoa (khoa Công trình Thủy lợi)
Nghề nghiệp, chức vụ hiện tại: Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Nơi làm việc: Toà án Nhân dân Tối cao
Ngày vào Đảng: 15/11/1973
Ngày chính thức: 15/8/1974
Sức khoẻ: Tốt
Khen thưởng: Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhất; Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhì; Huân chương chiến công hạng nhất và một số huân huy chương khác
Kỷ luật: Không
Là đại biểu Quốc hội khoá: X, XI, XII
Đại biểu HĐND 2004-2009: Không
Thứ trưởng Bộ Công An trở thành người đứng đầu tòa án
Thứ tư, 25/7/2007, 11:56 GMT+7
Trung tướng Trương Hòa Bình vừa trở thành tân Chánh án TAND tối cao với hơn 85% phiếu bầu. Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng được bầu làm người đứng đầu cơ quan này với tỷ lệ trúng cử hơn 92%.
Kết quả này vừa được công bố sáng nay, ngay sau khi kết quả bầu Thủ tướng. Cả hai ông Trương Hòa Bình và Trần Quốc Vượng đều là 2 người được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết giới thiệu với QH sáng qua.
Ông Trương Hòa Bình, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, sinh năm 1955, quê Cần Giuộc, tỉnh Long An, tiến sĩ luật. Tại Đại hội Đảng lần thứ 10, ông Bình được bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng, hiện là Thứ trưởng Bộ Công an.
Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công an, ông Bình đảm nhiệm chức Viện trưởng Kiểm sát nhân dân TP HCM. Ông Bình là đại biểu QH khóa 10, 11 và vừa trúng cử đại biểu QH khóa 12 tại Long An với tỷ lệ phiếu 71%.
Nguồn: VnExpress
Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI có 10 người
TT - Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quyết định phân công sáu uỷ viên Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư trung ương khoá XI, gồm: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, ông Lê Hồng Anh (đại tướng, bộ trưởng Bộ Công an) phụ trách công tác nội chính, Trưởng Ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra trung ương Ngô Văn Dụ, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh.
Trước đó, tại hội nghị lần thứ nhất, Ban chấp hành Trung ương khoá XI đã bầu bốn người vào Ban Bí thư, gồm: ông Ngô Xuân Lịch (phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN), ông Trương Hoà Bình (chánh án TAND tối cao), bà Hà Thị Khiết (trưởng Ban Dân vận trung ương), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội).
Như vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI gồm 10 người, độ tuổi bình quân là 60,8, trong đó có một người là giáo sư tiến sĩ, một người là phó giáo sư tiến sĩ, hai người là tiến sĩ, một người là thạc sĩ và năm người là cử nhân. Ông Trương Tấn Sang, ông Tô Huy Rứa, ông Ngô Văn Dụ và bà Hà Thị Khiết là những người đã tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X.
Nguồn: Tuổi Trẻ
.
.
.
No comments:
Post a Comment