Tuesday, May 3, 2011

TẠP CHÍ THANH NIÊN PHÍA TRƯỚC - SỐ 45 - BẦU CỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM 2011




Quý độc giả thân mến,
Trên tinh thần tôn trọng và thực thi quyền tự do ngôn luậnvà tự do thông tin,

PHÍA TRƯỚC
đã được thành lập bởi các thanh niên, sinh viên Việt Nam ở trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Tạp chí số đầu tiên được xuất bản ngày 25 tháng 4 năm 2007.Là
“Ngòi bút của tri thức –
Tinh thần của tuổi trẻ” ,

bốn nămqua

PHÍA TRƯỚC
đã thể hiện sự đa dạng với phong cách trẻ trung qua từng bài viết. Trong 44 số báo và 3 số phụ trang đặc biệt,

PHÍA TRƯỚC
hy vọng đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến với bạn đọc trên khắp năm châu, những thông tin đa chiều trên tinh thần xây dựng và tôn trọng sự thật. Như tên gọi,

PHÍA TRƯỚC
hướng về tương lai với mong ước được đóng góp tiếng nói trung thực vào việc thấu hiểu vấnđề, tìm ra giải pháp cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam.Sau chặng đường nhiều thăng trầm, nhiều niềm vui, kỷ niệm nhưng cũng lắm khó khăn,

PHÍA TRƯỚC
rất hân hạnh được gửi đến quý độc giả tạp chí số 45 –
số báo đánh dấu tròn bốn năm ngày tạp chí ra đời. Tiêu điểm của tạp chí số này xoáy quanh sự kiện bầu cử Quốc hội tại Việt Nam. Với những phản biện mạnh mẽ vừa qua trên diễn đàn Quốc hội, người dân –
đặc biệt tầng lớp thanh niên –
đã phần nào hứng phấn vì có sự thay đổi, biến chuyển tích cực trong cách thể hiện vai trò của các đại biểu nhân dân. Nhưng liệu điều này có làm  thay đổi  tâm lý các  cử  tri năm nay? Bên cạnh các bài viết phân tích,
PHÍA TRƯỚC
đã thực hiện một cuộc thăm dò dư luận trên các trang mạng xã hội Facebook và Twitter về việc nên hay không nên đ ibầu ngày 22 tháng 5 sắp tới. Kết quả vẫn còn xa so với những gì nhà nước tuyên truyền hoặc mong đợi. Quốc hội Việt Nam dường như vẫn còn một chặng đường dài
phía trước
để thực sự trở thành cơ quan đại diện tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Nhân đây,

PHÍA TRƯỚC
xin gửi lời tri ân đến với tất cả quý độc giả đã ủng hộ tạp chí, cũng như các cộng tác viên, kỹ thuật viên và biên tập viên đã cùng góp phần xây dựng niềm tin và hy vọng như chính tên gọi của tạp chí trong bốn năm qua. Và những niềm tin, hy vọng ấy sẽ được tiếp tục ở chặng đường
PHÍA TRƯỚC

… Bên cạnh đó,
PHÍA TRƯỚC
mong quýbạn tiếp tục ghi lại các sự kiện hoặc những câu chuyện trong xã hội, gửi về
để cùng chia sẻvề với độc giả khắp nơi.

Hãy cùng nhau thành tâm nói lên tiếng nói của sự thật—tiếng nói của thanh niên về trách nhiệm trước tổ quốc.

Ban Biên Tập
Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC
Tháng 4/2011

------------------------

PHÍA TRƯỚC tổng hợp
Posted on Tháng Năm 4, 2011 by phiatruoc

Bầu cử Quốc hội là một sự kiện quan trọng để bầu chọn những người hiền tài đại diện cho nhân dân. Các đại biểu Quốc hội sẽ thay mặt nhân dân quyết định những sự kiện trọng đại của đất nước, do đó cần phải có nhiều thành phần trong Quốc hội để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của những nhóm khác nhau trong xã hội. Hiện nay, tiến trình bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003. Tiến trình tổ chức và giám sát bầu cử được thực hiện bởi Mặt trận Tổ Quốc, một cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam.
PHÍA TRƯỚC tóm lược lại tiến trình bầu cử Quốc hội tại Việt Nam dựa trên các thông tin tại Bách khoa toàn thư mở và một số nguồn khác.

Tiến trình bầu cử:

Ấn định ngày bầu cử – Tại Việt Nam, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội ấn địnhvà công bố chậm nhất là 150 ngày trước ngày bầu cử. Theo Hiến pháp 1992, hai tháng trước khi Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.

Thành lập các bộ phận kiểm tra và xem xét danh sách giới thiệu ứng cử, bao gồm:
Hội đồng bầu cửlà cơ quan lãnh đạo chung cho cuộc bầu cử. Hội đồng này phụ trách nhận, xem xét các danh sách ứngcử gửi từ các cơ quan Trung ương rồi chuyển cho Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc; xác định kết quảbầu cử ở Ủy ban bầu cử; giải quyết các khiếu nại từcác Ủy ban bầu cử và Ban bầu cử.
Hội đồng bầu cử Trung ương – Hội đồng này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Hội đồng bầu cử địa phương – do Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với thường trực Hội đồng nhân dân cấp đó thành lập, gồm đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Ủy ban bầu cử / Ban bầu cửgồm các Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan khác. Ủy ban bầu cử có nhiệm vụ lãnh đạo chung hoạt động của các ban bầu cử gồm nhận, xem xét cácdanh sách gửi từ các tổ chức ở địa phương rồi chuyểncho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; kiểm tra xác nhận kếtquả bầu cử từ Ban bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của Ban bầu cử, Tổ bầu cử cũng như các khiếu nại, tố cáo về người ứng cử.
Tổ bầu cử trực tiếp điều hành công việc bầu cử ở khu vực bỏ phiếu, bao gồm luôn cả việc phát phiếu bầu cử và kiểm phiếu bầu cử.

Phân chia đơn vị bầu cử được thành lập bởi chính quyền trung ương. Số đại biểu được bầu cho mỗi đơn vị bầu cử phụ thuộc vào số lượng dân cư sống trên một đơn vị bầu cử. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử. Ủy ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu của mỗi đơn vị được tính theo số dân, và tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người.
Riêng về Hội đồng nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 quy định không quá 35 đại biểu ở cấp xã hoặc không quá 40 đại biểu ở cấp huyện và 95 đại biểu ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thành lập danh sách ứng cử viên
Hiện nay tại Việt Nam, theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội thì không hạn chế việc giới thiệu ứng cử viên của các tổ chức chính trị – xã hội và ứng cử viên cũng không bắt buộc phải nộp một khoản tiền ký quỹ để tranh cử.
Ở Trung ương thì do các tổ chức chính trị, kinh tế – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan Nhà nước ở Trung ương thông qua Hội nghị cử tri của mỗi tổ chức đó.
Ở địa phương cũng tương tự nhưng ở cấp dưới.
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có một tổ chức chính trị được tham gia vào các cuộc bầu cử Quốc hội. Những tổ chức chính trị khác tuy chưa tham gia, nhưng không có nghĩa luật pháp cấm họ hoạt động, và Nhà nước cũng không có văn thư chính thức nào cấm các tổ chức đó hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
Riêng về ứng cử tự do thì hồ sơ của tất cả những người tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử được kiểm tra bởi Ủy ban bầu cử nếu ở cấp địa phương, và bởi Hội đồng bầu cử nếu được giới thiệu ứng cử ở cấp Trung ương. Do Mặt trận tổ quốc là chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nên nhiều ứng cử viên tự do đầy đủ điều kiện vẫn bị bác đơn vì nhiều lý do, trong đó phần chính là vì không cùng hàng ngũ hoặc có những ý kiến, quan điểm khác với Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên lý thuyết và các điều luật thì việc tự ứng cử thể hiện đầy đủ tính dân chủ, nhưng trong phương pháp thực hiện thì có nhiều vấn đề mâu thuẫn, chưa đồng bộ và chưa minh bạch.

Hội nghị Hiệp thương ứng cử đại biểu Quốc hội
Mục đích của Hội nghị Hiệp thương là để xác định số lượng đại biểu Quốc hội của mỗi tổ chức, cơ quan.
Hội nghị hiệp thương ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, thành phần gồm Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Tiếp theo cũng chính Mặt trận Tổ quốc niêm yết danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Sơ đồ tóm tắt quy trình bầu cử quốc hội .  Ảnh: PHÍA TRƯỚC

Ý kiến xung quanh các cuộc bầu cử Quốc hội
Theo các nhà chức trách nhận định về các cuộc bầu cử vừa qua thì số lượng cử tri đi bầu luôn đạt hơn 99%. Ở kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, theo công bố trên Bách khoa toàn thư mở thì tổng số cử tri đi bầu cử là 56.252.543 người trên tổng số 56.467.532 cử tri của của cả nước, đạt 99,64%.1
Các nhà chức trách cũng cho biết rằng chưa ghi nhận trường hợp gian lận nào trong các cuộc bỏ phiếu vừa qua. Qua các số liệu trên, Việt Nam cho rằng kết quả bầu cử đã phản ánh “ý nguyện và sức mạnh toàn dân” và “phát huy quyền làm chủ của nhân dân”. Các cơ quan chức năng cũng kết luận trong nhiều kỳ bầu cử rằng “các cuộc bầu cử đều đảm yêu cầu dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm”.
Một số nhà báo nước ngoài, trong đó có tác giả cuốn sách Vietnam: The Rising Dragon, Bill Hayton, đã nhận định rằng những ứng cử viên đại biểu Quốc hội phải được Đảng Cộng sản chấp thuận.2
Nguyễn Tiến Trung trong một bài viết trên BBC trước kỳ bầu cử Quốc hội khóa XII cho rằng lý do có sự kiểm soát này là nhằm gạt ra những ai có những quan điểm không được Đảng Cộng sản chấp nhận vì các ứng cử viên phải qua đến ba lần thanh lọc do Hiệp thương tổng tuyển cử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm duyệt.3
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XI Nguyễn Văn Yểu đã đối thoại trực tuyến với bạn đọc của báo Điện tử Đảng Cộng sả n Việt Nam rằng “ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử mà là vận động bầu cử và theo quy định”. Riêng các câu hỏi liên quan đến việc tự ứng cử, ông trả lời rằng, “khi Đảng đồng ý, chấp nhận thì mới thực hiện quyền tự ứng cử”.4 Điều này thể hiện qua Quốc hội khoá XII vừa qua, trong tổng số 493 đại biểu được đắc cử thì có đến 92 % là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam – tức đảng cầm quyền.
“Khi Đảng đồng ý, chấp nhận thì mới thực hiện quyền tự ứng cử” – Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu.
Một số ý kiến khác trên Bách khoa toàn thư mở cho rằng “trên thực tế, phương pháp bầu cử này thể hiện bệnh hình thức, áp đặt cơ cấu thành phần đại biểu một cách bình quân, máy móc, xơ cứng, không phát huy được tính tích cực của quần chúng nhân dân trong việc lựa chọn người đại diện xứng đáng nhất cho mình. Ngoài ra, cơ cấu kỹ thuật của Hội nghị Hiệp thương nặng về hợp thức hoá sự chỉ đạo định hướng từ cấp trên”.1
Cho đến nay, các quy luật về việc tự ứng cử vấn còn thiếu minh bạch, chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng và chưa đúng theo Hiến pháp. Do vậy, có một số ứng cử viên có đủ cả tầm lẫn tâm vẫn không được thể trở thành đại điểu của nhân dân.

Quy trình bầu cử có phù hợp với Hiến pháp và nhu cầu của cử tri?
Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định: «Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân».
Điều 7 Hiến pháp ghi rõ: «Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín».
Nguyễn Bảo Trâm5 đã bình luận rằng, “Quốc hội là cơ quan Nhà nước ‘đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân’, tức là chỉ có nhân dân qua lá phiếu mới có quyền quyết định người đại diện cho mình. Bầu cử «phổ thông, bình đẳng» có nghĩa là nhân dân phải có quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử. Chỉ một nhóm người quyết định việc ứng cử, bầu cử thì sao gọi là bình đẳng được?”
Cô cho rằng việc thông qua Mặt trận Tổ quốc, Đảng Cộng sản nắm quyền đã tự chọn những ứng cử viên có lợi cho họ, cả đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
“Phụ thuộc vào Đảng Cộng sản ở cơ chế bầu cử và cơ cấu đại biểu, hoạt động và quyết định của Quốc hội và Hội đồng nhân dân vì thế hoàn toàn chịu sự chi phối của một Đảng. Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ là những cơ quan đại diện cho «ý chí và nguyện vọng» của hơn 3 triệu đảng viên, một con số quá ít ỏi so với con số 84 triệu dân.”
Vừa qua trong một cuộc phỏng vấn trên Tuần Việt Nam, nguyên Chủ tịch Quốc hội Khoá XI Nguyễn Văn An đã đưa ra đề nghị giải pháp cho các quy trình ứng cử không chỉ riêng cho đại biểu Quốc hội, mà còn cho cả hế thống chính trị tại Việt Nam. Ông đề nghị rằng “có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn, như sự tranh cử trong nội bộ một Đảng của các nước có đa đảng tham chính. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định…”
Song, xã hội Việt Nam ngày nay không chỉ có riêng một đảng chính trị hay một phe nhóm nào. Do vậy nên việc một tổ chức chính trị tự viết luật bầu cử, tự cử người ra ứng cử rồi tự kiểm soát cuộc bầu cử thì có thật sự dân chủ và công bằng?
Nguyễn Bảo Trâm đã kết luận rằng, “sự phân hóa trong xã hội ngày một đa dạng và sâu sắc, sự tồn tại của một đảng phái không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của toàn dân.” Làm như vậy, theo ông Nguyễn Văn An, “thì chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức”.
Áp dụng đúng các quy định Hiến pháp là việc làm cần thiết của Nhà nước để người dân có quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử – vì đó thật sứ mới là Nhà nước “của dân nhân, do dân nhân, vì dân nhân”.

Tham khảo:

Bầu cử ở Việt Nam, Bách khoa toàn thư mở.
Bầu cử Quốc hội, thực trạng và giải pháp http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/05/070507_na_nguyentientrung.shtml
Vài nét về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân. http://www.scribd.com/doc/25041456/T%E1%BA%A1p-chi-Phia-Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-1

--------------------------

.
.
.

No comments: