Friday, May 13, 2011

TẠI SAO IM BẶT, KHÔNG CÓ CHÚT TIN TỨC GÌ VỀ DIẾU CÀY ? (Trần Khải)



05/13/2011

Tại sao lại giam giữ blogger Điếu Cày nhiều tháng sau khi nhà báo tự do này mãn án tù? Chưa trả tự do, có phải vì công an đã lỡ tay đánh chết mà không tìm ra ai viết được lá thư giả mạo có chữ viết và ngôn ngữ như anh? Chưa trả tự do, có phải vì công an chưa thuyết phục được anh viết một lá thư để tình nguyện xin ở tù thêm và để ca ngợi các cai tù tuyệt vời tử tế? Chúng ta không biết, không ai trong thế giới dân thường được biết hết.

Mọi thứ im bặt về blogger Điếu Cày. Báo Đảng như dường cũng tránh bàn tới anh, cho dù sẵn sàng khều chọc Giáo Sư Ngô Bảo Châu chỉ vì lời so sánh Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ với những vị anh hùng huyền thoại. Có những gì rất là bất thường, kể cả việc không cho thân nhân gặp mặt anh Điếu Cày.

Một bản văn của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đăng trên mạng Dân Báo (http://danlambaovn.blogspot.com/) bày tỏ quan ngại về sức khỏe của blogger Điếu Cày, trích:

“(DLB dịch) - Luật sư và gia đình của blogger nổi tiếng Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Hải (còn được gọi là Điếu Cày) đã không được phép thăm ông trong tù suốt sáu tháng nay. Đã có những quan ngại về sức khỏe của Điếu Cày khi ông bị ngăn cấm không nhận được thực phẩm và thuốc men. Mặc dù ông Điếu Cày đã mãn hạn 30 tháng tù từ tháng 10 năm 2010, nhưng ông lại tiếp tục bị giam giữ để điều tra về tội danh “Tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Ông Nguyễn Hoàng Hải khoảng 60 tuổi, lần cuối cùng mà con trai ông được gặp ông là ngày 19 tháng 10 năm 2010 tại trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, một tỉnh phía Đông Nam bộ. Lúc đó, ông đã hết hạn bản án tù giam 2 năm rưỡi vì tội gian lận thuế, một tội danh được tin rằng xuất phát từ ý đồ chính trị của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giam giữ ông và công an đã thông báo cho gia đình rằng ông bị tiếp tục giam giữ để điều tra theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự năm 1999 về tội tuyên truyền chống nhà nước.
Kể từ tháng 10/2010, thân nhân và luật sư của ông Nguyễn Hoàng Hải đã 13 lần yêu cầu được thăm và cố gắng gửi thực phẩm, thuốc men và ít tài chính cho ông ta. Nhưng cơ quan an ninh từ chối mọi yêu cầu. Không ai có thể biết ông Hoàng Hải hiện đang bị giam giữ ở đâu, tình trạng giam giữ và sức khỏe của ông Hoàng Hải ra sao. Thân nhân và bạn bè rất quan ngại và lo lắng cho tình trạng an toàn của ông Hoàng Hải...”
(hết trích)

Chuyện về giam giữ blogger Điếu Cày quả nhiên được giữ bí mật y hệt như nuôi giấu con rơi của ông Hồ.
Blogger Điếu Cày nói cho cùng, cũng vẫn là dân dã... nếu so với nhà quý tộc Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ (nếu sử dụng ngôn ngữ báo chí Anh Quốc khi nói về hoàng gia Anh). Nhưng cách vùi dập tàn bạo vẫn như nhau.

Trong khi anh Điếu Càỳ bày tỏ lập trường chống Trung Quốc chiếm các đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng cách mời bạn bè biểu tình tại Sài Gòn nhân dịp Thế Vận Bắc Kinh 2008, nhà quý tộc Cù Huy Hà Vũ đặt ngay vấn đề triệt để hơn: tôn trọng Hiến Pháp trong các hồ sơ pháp lý, cho tới điểm cao nhất là kiện Thủ Tướng vi phạm hiến pháp trong các thủ tục cho các công ty Trung Quốc quyền khai thác mỏ bô-xít, quyền dự thầu xe lửa cao tốc, quyền thuê rừng nguyên sinh và vân vân.

Như thế, cả hai người đều bày tỏ lòng yêu nước trong cách riêng của họ. Một đàng, blogger Điếu Cày chỉ đích danh hải quân Trung Quốc chiếm các đảo VN bằng cuộc biểu tình hiếm hoi, và tấm hình lịch sử nhóm bạn Câu Lạc Bộ Tự Do cầm biểu ngữ biểu tình trước nhà hát lớn thành phố Sài Gòn đã đi vào lịch sử, trong đó đạo diễn Song Chi đã trốn kịp ra hải ngoại, nhà thơ Bùi Chát vẫn miệt mài với nhà xuất bản ngoaì luồng có tên là Giấy Vụn và mới đây được giải thưởng Tự Do Xuất Bản trao ở một hội chợ sách quốc tế Argentina.. và cao lênh khênh trong hình là anh Điếu Cày. Tại sao giam giữ anh lâu và phi pháp như thế?

Có phảỉ vì anh chủ trương Câu Lạc Bộ Nhà Báó Tự Do, nghĩa là hình thành một tổ chức theo các quyền mà hiến pháp công nhận? Thực tế, chính nhà thơ Bùi Chát cũng hình thành một tổ chức xuất bản theo đúng các quyền hiến pháp? Hay chỉ thuần túy vì cần dập tắt mọi tiếng nói chống Trung Quốc? Giả thuyết cuối cùng này có vẻ đúng nhất, bởi vì Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, bất kể vị trí “hoàng thân” (nói theo kiểu vua quan Tàu và Việt xưa kia) cũng bị vùi dập tàn bạo... trong khi những việc làm của họ Cù chỉ thuần tuý là lý thuyết, không hề hình thành tổ chức nào (dù là câu lạc bộ hay nhà xuất bản), không hề cầm biểu ngữ biểu tình, và chỉ thuần tuý ra bưu điện gửi đơn kiện Thủ Tướng... Thậm chí, tới như Giáó Sư Ngô Bảo Châu vừa khen rằng họ Cù là anh hùng tuyệt vời, là nhân vật huyền thoại hiếm có, cũng liền bị văng miểng, bị báo công an xuất độc chiêu liền.

Nhìn mức độ vùi dập nhà quý tộc yêu nước Cù Huy Hà Vũ mới thấy, hai trường hợp này y hệt nhau ở một điểm: quyền lợi của Trung Quốc bị đụng chạm.

Lý do lệ thuộc Trung Quốc, như thế, đã giảỉ thích cho thấy các phản ứng quá đà của nhà nước. Như thế cũng giải thích được trường hợp thiếu nữ Phạm Thanh Nghiên ngồi trong nhà biểu tình đòi giữ đất, giữ biển trước làn sóng lấn chiếm của Trung Quốc cũng bị công an xông vào nhà để lôi vào tù. Cũng là một phản ứng quá đà, không ai hiểu nổi.

Nhưng thực sự, họ đã phạm tội gì? Blogger Điếu Càỳ, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, cô Phạm Thanh Nghiên... và nhiều người nữa, đã phạm tội gì? Có ai tìm được khẩu súng nào trong nhà họ, không lá cờ vàng nào giấu dưới hầm, không bản văn kêu gọi lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa này? Không, không gì hết.
Ngắn gọn, chỉ vì họ đã sử dụng quyền tự do phát biểu mà hiến pháp VN đã công nhận. Không gì khác hơn.

Mạng Tiền Vệ, nơi ghi lại Bài tham luận của nhà thơ Bùi Chát - sáng lập viên nhà xuất bản Giấy Vụn, đọc tại Đại Hội Xuất Bản Quốc Tế tại Seoul 05/2008, có trích:
“Kính thưa quý vị!
Việt Nam, ngay từ những ngày đầu độc lập, Hiến pháp của nhà nước Dân chủ Cộng hoà quy định:
"Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”
(Điều 10, Hiến pháp 1946)
Sau mấy lần thay đổi Hiến pháp, năm 1992 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa lại thông qua bản Hiến pháp mới, trong đó quy định:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
(Điều 69, Hiến pháp 1992 – đã được sửa đổi, bổ sung 2001)...”(
hết trích)

Nhưng thực tế là không có quyền tự do gì hết, theo nhà thơ Bùi Chát, cũng trên Tiền Vệ:
“Chắc chắn không thể trông mong gì vào sự ban ơn từ phía chính quyền, không thể chạy chọt lo lót để các tác phẩm vẫn được ra đời một cách nguyên vẹn rồi sau đó lại bị thu hồi, không thể ngồi đó hy vọng vào ngày mai tươi sáng một cách may rủi cho bản thân mình và cho người khác...”(hết trích)

Như thế, tất cả chỉ vì nhà nước không hề muốn ai sử dụng quyền tự do nào hết.

Đặc biệt, là phải bịt miệng bằng mọi giá đối với các vị trí thức – như Blogger Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Thanh Nghiên... – khi dùng quyền tự do phát biểu để nói lên một sự thật rằng Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc.

Và tình hình im bặt về trường hợp anh Điếu Cày có thể là do chính nhà nước Trung Quốc chỉ đạo cho chính phủ VN, khi những phóng viên quốc tế trong ngày rước đuốc Thế Vận 2008 lại hướng về cuộc biểu tình hiếm hoi này, nơi anh Điếu Cày cùng các bạn biến thành cuộc họp báo quốc tế, kể tội TQ lấn biển, chiếm đảo VN cho các phóng viên BBC, RFI, RFA, VOA, AFP, DPA, AP và Reuters nghe qua các phương tiện truyền thông mới.
.
.
.

No comments: