TTN
Thứ Bảy, 14/05/2011
Chính sách nội địa hoá của các ngành của VN ta (đóng tàu: 60%!, ô tô: 50%, cơ khí: 60%!, điện tử: 60%!...) đều ảo tưởng nên thất bại (thực tế: 0%-5%!). Bởi vì chính sách đó là tư duy "đi tắt đón đầu" sai lầm hợm hĩnh từ chính phủ đến các bộ ngành xưa nay.
Tư duy này xuất phát từ hiểu biết sai lầm về khái niệm "nội địa hoá" bị biến thành "mục tiêu thi đua" hay "chỉ số hô hào yêu nước" mà thôi, không gắn nó đi kèm với khái niệm kinh tế khắc nghiệt là công nghiệp phụ trợ mà bản chất là cạnh tranh quốc tế, của những người hoạch định chính sách, chỉ vì thành tích bề mặt của các ngành và của chính phủ.
Thứ nhất, nội địa hóa chính là phải có công nghiệp phụ trợ rất mạnh để cạnh tranh trực diện thay thế được với các linh kiện, các bán sản phẩm phụ trợ nhập ngoại về cả giá thành và chất lượng.
Không thể nội địa hoá bê tông cốt thép bằng bê tông cốt... tre!
Thứ hai, muốn có công nghiệp phụ trợ mạnh như vậy thì Chính phủ phải biết đầu tư rất lớn, bài bản và lâu dài rộng khắp từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khoa học vật liệu, công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo đến phân phối và điều chỉnh sản phầm, rồi quay vòng vốn và mở rộng đầu tư... cho mỗi nhóm sản phẩm cơ bản.
Thứ ba, nội địa hoá chính là xuất khẩu, một cách xuất khẩu bền vững nhất. Để nội địa hoá được sản phẩm nào đó ta phải cạnh tranh thành công với sản phẩm xuất khẩu của các quốc gia khác đang xuất vào ta! Ta phải xuất khẩu ngược. Rồi thì sau đó xuất khẩu xuôi có khó gì. Nội địa hoá là ngăn chặn nhập khẩu, để rồi gia tăng xuất khẩu thực!
Thư tư, nội địa hoá là con đường phát triển công nghiệp tất yếu và chắc chắn nhất của mọi quốc gia đang phát triển, phải là chính sách kinh tế quốc gia hàng đầu, ngang với chính sách kinh tế biển hay chính sách năng lượng quốc gia vậy. Bởi vì một khi nội địa hoá thành công một nhóm sản phẩm nào đó cho một nhóm ngành công nghiệp nào đó, quốc gia đó có con gà mãi mãi đẻ trứng vàng để bán ra thị trường nội địa và xuất khẩu như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn, Đài loan đang có...
Việc phát triển nền công nghiệp phụ trợ mạnh này chỉ có thể làm được và có cơ may thành công ở cấp cả quốc gia - chính sách từ trên xuống, không phải ở cấp ngành hay cấp bộ. Nhật, Hàn, Đàiloan đã làm được như thế, Trung Quốc cũng gần được như thế, và tất cả họ làm được vì họ coi đó là chính sách quốc gia, không phải công việc tự phát giao cho mỗi ngành.
Ví dụ, để nội địa hoá các loại bù-loong ốc-vít cho một chiếc xe máy xịn theo tiêu chuẩn quốc tế (có thể xuất khẩu) thì đó đã không phải việc của một hợp tác xã cơ khí, của một ngành lắp ráp xe máy, mà phải là của cả ngành cơ khí theo chủ trương của chính phủ có kèm chiến lược ủng hộ và hỗ trợ của các ngành liên quan khác, kèm vốn ưu dãi hay thuế ưu đãi, chính sách xã hội, đất đai, các điều kiện khác...
Nếu cả ngành xe máy chỉ tiêu thụ 1,000 tấn/năm bù loong cao cấp đó trị giá 5 triệu USD (giá 5,000 USD/tấn) thì nhà máy phải sản xuất được ít nhất 10,000 tấn/năm thì mới có lời, trong đó 6,000 tấn là sản phầm chất lượng trung hoặc thấp cho thị trường xây dựng, dân dụng, 3,000 tấn sản phẩm bù loong cao và rất cao cấp khác cho thị trường cao cấp khác tương đương xe mấy xuất khẩu như cơ khí chính xác, điện lực, dầu khí...
Như vậy để có 1,000 tấn bù loong sản phẩm nội địa hoá trong xe máy phải có nhà máy sản xuất ít nhất 10,000 tấn/năm bù loong từ thấp đến cao cấp, với trình độ thiết kế, các phòng thí nghiệm nghiên cứu vật liệu làm bù loong và công nghệ sản xuất cũng như hệ thống phân phối hiện đại rộng lớn... mà chỉ có một chính sách quốc gia mới làm được.
Nội địa hoá bù lông cho xe máy bắt buộc trở thành nội địa hoá bù lông cho cả nền kinh tế, nếu không thì không làm được.
Mặt tốt và mục đích chính của nội địa hoá chính là ở đó: nhà máy đó cũng sẽ có thể cung cấp sản phẩm bù loong "nội địa hoá" cho các ngành khác như ô tô, cơ khí chế tạo, đóng tàu, điện lực, điện tử, dầu khí... vì nó có cơ bản về chất lượng vật liệu, trình độ thiết kế, chế tạo và phân phối cao cấp và hiệu quả.
Và nó - một nhà máy được chính phủ đầu tư như thế, cũng có thể (và chỉ nó cơ may có thể) cạnh tranh thành công trên sân nhà với các hãng sản xuất bù loong ốc vít từ Nhật hay Đài Loan hay Châu Âu hay Mỹ...
Như vậy, khái niệm công nghệ phụ trợ chỉ có một: cho cả nền kinh tế quốc gia, không thể có công nghệ phụ trợ cho mỗi ngành riêng, vì nếu làm thế như nước ta đang làm thì sẽ phá sản (nhà máy chỉ chế tạo 1,000 tấn bù loong cao cấp thì sẽ lỗ lo, còn nếu giao cho HTX cơ khí làm để tiết kiệm chi phí thì bù loong không "nội địa hoá" được...)
Việc chọn sản phẩm gì để nội địa hoá là vô cùng quan trọng. Vinashin và TTg Ng Tấn Dũng đã chọn, ví dụ, nội địa hoá động cơ diesel tầu thuỷ! Có bao nhiêu quốc gia có thể sản xuất động cơ tầu thuỷ trên thế giới? Xin thưa: chưa đếm hết 10 đầu ngón tay. Thật là tư duy phá hoại vì hàng trăm triệu đôla mồ hôi nước mắt của dân bị bỏ ra để chắc chắn mất đi như vậy mà cú nhắm mắt làm được... Tôi đã can ngăn ông Bình thay vì nhà máy diesel đó hãy làm nhà máy làm đầu nối ống, co, cút... cho các ngành đóng tàu, xăng dầu, dầu khí đang phải nhập hàng chục triệu đôla mỗi năm, nhưng ông cười khoái chí: "Anh Ba duyệt rồi chú ạ!"
Tôi đã từng phải sang Anh để mua bù loong, sang Đức để mua vòng bi, và sang Nhật để mú gioăng đệm thép cho công nghiệp đóng tàu và dầu khí và thấy ngay cả Nhật cũng không dám sản xuất bù loong để cạnh tranh trực diện với Anh (vì phải nhập thép hoàn toàn), Đức không dám làm gioăng đệm thép để cạnh tranh với Nhật (vì chưa có nhà máy ở nước thứ ba để tránh yêu cầu bảo vệ môi trường khắt khe của Đức như Nhật)...
Chỉ một việc nhỏ ví dụ thật vậy thôi mà chính phủ và cả nền kinh tế ta không làm đuọc, cố tình làm sai, nói chi đến việc cao xa...
Lỗi tại ai? Lỗi tại tư duy khôn lỏi cho cá nhân, tổ chức bùng nhùng, cơ cấu dối lừa, đạo đức tham nhũng, tinh thần vô trách nhiệm... của cả bộ máy cầm quyền và cầm tiền của dân, đứng đầu và có mặt khắp nơi là các đảng viên cộng sản chết tiệt...
Lỗi tại quan chức chính phủ chỉ nói những điều họ không hiểu, làm những việc họ không cần biết hậu quả cho dân nước ra sao, miễn tiền vô đầy túi, chức vị vẫn vững như thái sơn, vây cánh hứng tung trước sau vang rền... át tiếng dân than oán.
.
.
.
No comments:
Post a Comment