(nhân đọc "Nhật Ký Ðặng Thùy Trâm" do Hội Nhà Văn Hà Nội phát hành năm 2005)
Hải Triều
Vô đề "Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn"
Tôi đọc tập Nhật Ký Ðặng Thùy Trâm khi quyển sách này lọt ra nước ngoài. Tập sách do Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn Hà Nội in ấn và phát hành năm 2005, phát hành gấp rút, vội vã, ào ạt với một chiến dịch quảng cáo ồn ào trong toàn đảng, toàn dân, toàn nước. Tập Nhật Ký Ðặng Thùy Trâm như một cơn mưa bất chợt trong cơn nắng hạn mà chế độ Hà Nội mong chờ, và khi có được, họ tung ra trong nhu cầu tuyên truyền sau 25 năm lộ hiện nguyên hình là một chế độ không tự lo nổi cơm áo cho dân, "độc lập, tự do, hạnh phúc" thành cái bánh vẽ của một thiểu số độc tài, tham nhũng, coi hạnh phúc của muôn dân và biên thổ của tổ tiên như cỏ rác...
Hạnh phúc của muôn dân, ngoài cơm áo sinh sống và mái nhà che thân, nó còn cả những thứ tự do để con người được là con người, trong đó quan trọng hơn hết là tự do tư tưởng. Chính trị, tôn giáo và báo chí nằm trong lãnh vực của tự do tư tưởng. Những thứ này hầu như bị chế độ Hà Nội khước từ, chà đạp.
Trong những năm gần đây, về mặt kinh tế, vì nhu cầu sống còn, chế độ Hà Nội phải đối mặt với thực tế và nới lỏng cho dân được sinh sống hạn chế dưới cái khung tư bản, và nhờ đó, người dân mới có được chút sinh khí để sống.
Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh... không đóng bất cứ vai trò tích cực nào trong việc người dân trong nước sống khá hơn so với hai thập niên đầu khi cộng sản chiếm miền Nam. Và nên nhớ, cũng nhờ cái khung tư bản "nửa nạc nửa mỡ định hướng xã hội chủ nghĩa" đó mà tập đoàn thống trị cả nước ở Việt Nam trở thành những nhà tư bản đỏ bạc tỷ, bạc triệu đô la.
Thế nhưng, để bảo đảm những cái gì chế độ Hà Nội hưởng dụng, họ phải duy trì hệ thống cai trị độc tài, độc đảng, độc quyền; họ phải kiềm chế quyền tự do tư tưởng của muôn dân, vì đây chính là lãnh vực có thể làm nổ tung ra một cuộc cách mạng dân tộc tự phát hay tác động dây chuyền từ những yếu tố kinh tế hay xã hội, mà hậu quả dẫn đến sự sụp đổ hay xóa sạch chủ nghĩa hay hệ thống cộng sản tại Việt Nam, từ đó, bao nhiêu tài nguyên, của cải, vật chất mà tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam vơ vét được từ 1975 đến nay có thể trở thành không cánh mà bay, trở thành tro bụi trong cơn lốc uất hận của muôn dân.
Ðó là lý do tại sao sau khi lên tới vai trò thủ tướng, và sau hội nghị thượng đỉnh APEC bế mạc, nhận chỉ thị của Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã ký chỉ thị chính phủ số 37 CP nhằm kiểm soát và khống chế khắc nghiệt truyền thông báo chí trong nước dưới mọi hình thức trong đó, họ tuyệt đối cấm tư nhân ra báo. Tại sao họ sợ khi họ cầm chìa khóa nhà tù, làm chủ những khẩu AK của quân đội và công an? Họ sợ tiếng nói tự do có thể dẫn đến một cơn bão vuột khỏi tầm tay chắn gió của của đảng cộng sản Việt Nam.
Nói chung, tất cả từ tư tưởng trong đầu con người đến cây bút trong tay ký giả đều gom chung trong tay đảng cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của tập Nhật Ký Ðặng Thùy Trâm cũng nằm trong số phận này. Nhật Ký Ðặng Thùy Trâm hoàn toàn là công cụ tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà Nội như ngày xưa, Ðặng Thùy Trâm bị đẩy vào chiến trường miền Nam mà cộng sản gọi là "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Ðảng cộng sản Việt Nam đã mù lòa và mê muội hóa cả một thế hệ thanh thiếu niên miền Bắc, cả một núi máu xương của hàng hàng lớp lớp tuổi trẻ miền Bắc Việt Nam đã đổ ra cho cuộc xăm lăng phi nghĩa cưỡng chiếm miền Nam. Ðặng Thùy Trâm là một trong những trẻ tuổi yêu nước nồng nhiệt bị lợi dụng trong cơn mê muội chủ nghĩa đó.
Trong tập "Thép đã tôi thế đấy!" hay "How the steel was tempered", nhân vật Pavel Korchagin là hình ảnh của nhà văn trẻ của nước Nga dưới thời Stalin: Nikolai Ostrovsky, cuồng nhiệt tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản cũng như có những lần Ðặng Thùy Trâm tin vào đảng CSVN và Hồ Chí Minh. Ðiểm chung là cả hai đều bị cộng sản, Stalin và Hồ Chí Minh, lợi dụng triệt để. Ðiểm chung là cả hai đều chết trước khi thấy sự tàn hại của chủ nghĩa cộng sản và mặt thật của đảng cộng sản: dối trá, phản trắc, dã man và tàn bạo. Không biết nước Nga có bao nhiêu Pavel, và miền Bắc xã hội chủ nghĩa có bao nhiêu Ðặng Thùy Trâm!?
"Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn" của hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ miền Bắc Việt Nam xa lìa quê hương miền Bắc để đi B vô chiến trường miền Nam, chắc chắn cũng nhiều như những cơn mưa rừng đổ xuống những núi đồi trùng điệp trên lưng "Trường Sơn Ðông - Trường Sơn Tây" dọc biên giới Lào Việt. Nhưng khi chạm trán với sự thật trên chiến trường miền Nam, những giọt nước mắt đổ xuống lưng Trường Sơn Ðông, đổ xuống lưng Trường Sơn Tây của những người bộ đội hoàn toàn không giống nhau. Nước mắt của người bộ đội tên Huyền Trân trong bài thơ "Gửi Mẹ" rõ ràng là không giống những giọt nước mắt của Ðặng Thùy Trâm ở núi rừng Ðức Phổ, Quảng Ngãi...
Tác phẩm "Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn" ra đời nhắm vào đảng cộng sản Việt Nam và nhà cầm quyền Hà Nội sau khi chúng tôi đọc tập "Nhật Ký Ðặng Thùy Trâm. Ðặng Thùy Trâm là nạn nhân của chế độ cộng sản. Ðặng Thùy Trâm không là đối tượng "tấn công" của chúng tôi. Về mặt nhân bản và dân tộc, chúng tôi trân trọng tình cảm, hoàn cảnh và lòng chân thật của Ðặng Thùy Trâm. Chúng tôi chỉ muốn ngăn chận tác động giả trá của tập Nhật Ký Ðặng Thùy Trâm về mặt tuyên truyền, xâm nhập vào công luận Hoa Kỳ khi tác phẩm này được Hà Nội và phản chiến Mỹ chuyển ngữ sang tiếng Anh.
Chúng tôi cố gắng "lật mặt nạ" đảng cộng sản Việt Nam để thế giới và người Hoa Kỳ biết sự thật và mặt thật của chế độ Hà Nội. Ðó là lý do tại sao chúng tôi cho phát hành tác phẩm "Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn" bằng cả tiếng Anh, tiếng Pháp lẫn tiếng Việt để người Tây phương và thế hệ Việt Nam sinh ở hải ngoại có thể tìm đọc được những cái gì xẩy ra trên quê hương cha mẹ các em... Từ mục đích và hoài bão trên, chúng tôi hy vọng tác phẩm "Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn" sẽ giúp mở ra một cánh cửa nhỏ để từ đó, hy vọng công luận Hoa Kỳ và giới trẻ Việt Nam trên toàn thế giới, sinh sau 1975, nhận ra phần nào nỗi đau thương nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến năm xưa, và kéo dài đến hôm nay à có từ gốc rễ cội nguồn từ đâu: đó chính là sự ra đời và tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam trong dòng lịch sử hàng hàng lớp lớp máu xương trên phần đất kéo dài từ Nam Quan tới Cà Mâu.
Và sau cùng, nếu có ai cho rằng tác phẩm này có những định kiến và chữ nghĩa kết án quá nặng nề ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam, thì so ra, dường như nó vẫn còn nhẹ hơn những gì mà Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Trần Khải Thanh Thủy và Lê Thị Công Nhân... viết về cái đảng mà một thời mà họ đã lớn lên, sống chết và phục vụ từ tuổi ấu thơ đến hôm nay dưới khung trời xã hội chủ nghĩa miền Bắc Việt Nam.
Dưới ánh sáng của văn minh và sự thật, lịch sử sẽ mở ra khi con người đã thức tỉnh...
Hải Triều
-------------------------
MỤC LỤC
1- Nhập Đề
16- Lời Cuối và Kết
17- Phụ Chương:
-----------------------
Xẻ dọc Trường Sơn
bài thơ gửi những người bộ đội sinh Bắc tử Nam
và Đặng Thùy Trâm
và Đặng Thùy Trâm
Xẻ dọc Trường Sơn, em vỡ đá
Em lâm trận chiến giữa lưng đèo
Bên dòng nước lạnh trong veo
Máu em nhuộm đỏ bọt bèo nổi trôi!
Em lâm trận chiến giữa lưng đèo
Bên dòng nước lạnh trong veo
Máu em nhuộm đỏ bọt bèo nổi trôi!
Xẻ dọc Trường Sơn em về Nam
Vượt rừng, bạt núi, rét căm căm
Em đi quên tháng quên năm
Tuổi xuân tan nát giữa hầm đạn bom!
Vượt rừng, bạt núi, rét căm căm
Em đi quên tháng quên năm
Tuổi xuân tan nát giữa hầm đạn bom!
Xẻ dọc Trường Sơn giải phóng ai
Ôi em oan nghiệt tấm hình hài
Hồn em trong gió thở dài
Xác em Hà Nội hay ngoài gió trăng?
Ôi em oan nghiệt tấm hình hài
Hồn em trong gió thở dài
Xác em Hà Nội hay ngoài gió trăng?
Xẻ dọc Trường Sơn, bàn tay thon
Vai em đảng chất một núi hờn
Em đi chân lệch vai sờn
Đảng dùng em dấu chân son lót đường!
Vai em đảng chất một núi hờn
Em đi chân lệch vai sờn
Đảng dùng em dấu chân son lót đường!
Lê Khắc Anh Hào
.
.
.
No comments:
Post a Comment