Sunday, May 8, 2011

NỖI ÁM ẢNH về HOA KỲ của TRUNG QUỐC (John Lee, Foreign Policy)


Tại sao cái chết của Osama bin Laden khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng
John Lee

Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.
Mon, 05/09/2011 - 00:20

Trong số báo hôm thứ Năm, tờ Toàn Cầu thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc có bài xã luận quan trọng mang tựa đề, "Liệu Trung Quốc có trờ thành kẻ thù của Mỹ sau Bin Laden ?". Dù hy vọng rằng công cuộc hội nhập kinh tế sẽ xoa dịu được mối "hoang tưởng hữu khuynh" về Trung Quốc tại Hoa Kỳ, bài biên tập vẫn kết luận: "Sự nổi lên của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra các va chạm" ở Hoa Kỳ. Vào hôm thứ Sáu, tờ báo lại đưa lên trang nhất một bài xã luận khác nhắc đến cuộc phỏng vấn mà tôi đã thực hiện với Thời báo toàn cầu vào cuối tháng Tư, nhìn nhận rằng "Trung Quốc có thể là một sức mạnh vươn lên cô đơn nhất trong lịch sử thế giới".

Tất nhiên, không phải các xã luận trên báo chí nhà nước luôn luôn phản ánh suy nghĩ, chính sách của Đảng Cộng sản. Nhưng trong trường hợp này, cả hai bài xã luận đều nhắc nhở chúng ta về hai quan điểm có liên quan đến thế giới quan của Bắc Kinh. Trước tiên, Trung Quốc tôn trọng và thậm chí lo sợ Hoa Kỳ nhiều hơn là đại đa số người Mỹ nhận thức được. Và thứ hai, cảm giác bị cô lập của Trung Quốc không phải chỉ là một hành động mà còn là một điều gì có thực và sắc nét - đồng thời cái chết của Osama bin Laden sẽ chỉ làm tăng tốc sự tái tham dự của Mỹ với các đồng minh châu Á và các đối tác của mình bằng chính các thương tổn từ phía Trung Quốc.

Khi Washington chuyển trọng tâm của mình vào khu vực Trung đông và chủ nghĩa khủng bố sau vụ tấn công 11 Tháng Chín năm 2001, Bắc Kinh thực trải nghiệm được một sự yên tâm. Như các nhà chiến lược và giới lãnh đạo Trung Quốc đã từng tin rằng, một nước Mỹ bị phân tâm bởi hai cuộc chiến tranh và một nền kinh tế suy yếu đã mở ra một khung cửa cơ hội vô giá cho Trung Quốc để bành trướng ảnh hưởng ở châu Á và xa hơn nữa. Nhưng Bắc Kinh ý thức được rằng cuối cùng sự quan tâm chiến lược của Washington cũng sẽ chuyển về phương Đông, và cái chết của bin Laden là một bước nhỏ nhưng đáng kể để thúc đẩy nhanh sự xuất hiện của ngày ấy. Như trong một bản phân tích nổi tiếng của Học viện Trung Quốc về Xã hội và Khoa học (CASS- Chinese Academy of Social Sciences) đã diễn đạt với tôi gần đây, rằng chẳng bao lâu nữa mũi nhọn của người Mỹ "hướng về Bắc Kinh".
Sự chú ý đến Mỹ của Trung Quốc là một nỗi ám ảnh hiện diện rộng khắp giữa các nhà lãnh đạo và chiến lược của họ. Trong một nghiên cứu về 100 bài viết gần đây của các học giả hàng đầu tại CASS, bao gồm một mạng lưới quan chức của các viện nghiên cứu và cơ quan tư vấn được nhà nước hậu thuẫn trên khắp đất nước, tôi thấy rằng khoảng bốn phần năm là về nước Mỹ - hoặc là những bài để tìm hiểu về hệ thống và các giá trị chính trị của Mỹ, hoặc là các mô tả làm thế nào để hạn chế, phá vỡ hoặc làm giảm sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ. Trong số các chủ đề này, một số bài giúp ta hiểu rõ hơn về những suy nghĩ đằng sau nội dung như bài xã luận trên tờ Toàn câu thời báo này.

Bài viết cho thấy Bắc Kinh nhìn chính trị quốc tế trong những ý nghĩa rộng rãi của chủ nghĩa tân hiện thực. Các nhà chiến lược Trung Quốc tin rằng việc phân phối quyền lực trong thế giới ngày nay sẽ quyết định các xung đột trong tương lai. Từ lâu Trung Quốc đã nhìn cụ thể việc xây dựng sự cạnh tranh giữa bản thân mình và Mỹ như một cuộc cờ lớn không thể tránh khỏi về mặt chiến lược. Trong suy nghĩ của Bắc Kinh, mối căng thẳng giữa một quyền lực đã định hình và một quyền lực đang lên, có thể xoay sở thu xếp nhưng không bao giờ có thể giải quyết được. Căng thẳng là một sự tất yếu có tính căn bản.

Nhưng các chuyên gia Trung Quốc cũng xem Mỹ như là một siêu cường duy nhất đã miệt mài tìm kiếm không chỉ nhằm xây dựng và duy trì quyền lực của mình, mà còn để truyền bá các giá trị dân chủ của mình. Đây là mối quan tâm nghiêm trọng đối với các nhà lãnh đạo độc tài Trung Quốc, bởi vì họ tin rằng Mỹ khó chấp nhận một vai trò lãnh đạo lớn hơn cho Bắc Kinh, khi Đảng Cộng sản vẫn còn độc quyền nắm quyền. "Liên Minh các Quốc Gia Dân chủ" của Thượng nghị sĩ John McCain có thể chẳng bao giờ trở thành một hiện thực chính thức, nhưng Bắc Kinh tin rằng Liên Minh ấy đã hiện hữu, ít nhất là ở châu Á, thông qua các nền dân chủ như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hơn nữa, Bắc Kinh lo sợ tiến trình dân chủ của Mỹ. Trong khi người Mỹ xem dân chủ như là một lợi thế vì nó có thể cung cấp cho Hoa Kỳ một tiến trình có tính thể chế và không đổ máu cho việc đổi mới lãnh đạo và chính sách, Trung Quốc quan niệm dân chủ Hoa Kỳ như một cội nguồn bất hợp lý và không thể đoán trước được. Nhiều người ở Bắc Kinh, nhìn sự việc Tổng thống George W. Bush nhanh chóng quyết định đi đến chiến tranh ở Afghanistan và Iraq sau 9 / 11, để tin rằng một chính quyền mới có thể làm gia tăng các cơ hội thay đổi những chính sách bất tiện, khiến sẽ dẫn Washington đến việc bất ngờ tập trung mối thù địch và cạnh tranh của mình sang phía Đông.

Một số nhà chiến lược của Bắc Kinh hiện nay thậm chí còn cho rằng Hoa Kỳ có ba lợi thế hơn Trung Quốc để giúp vào việc bảo vệ ưu tiên chiến lược ở châu Á của người Mỹ.
Trước tiên, Hoa Kỳ đã xây dựng một nền trật tự không chỉ dựa trên sức mạnh của Mỹ mà còn dựa trên một cộng đồng dân chủ. Bắc Kinh không tránh khỏi sư thực là ít quốc gia ở Đông và Đông Nam Á lo ngại về sự gia tăng dân chủ của Ấn Độ. Trong khi sự thăng tiến của Ấn Độ được hoan nghênh, được xem là tự nhiên, dự đoán được, hầu hết các nước ở châu Á dù đang cố gắng để hưởng lợi từ thành công kinh tế của Trung Quốc nhưng lại bảo hiểm một cách chiến lược đối với sức mạnh quân sự Trung Quốc bằng cách đã di chuyển, thậm chí còn gần gũi hơn với Hoa Kỳ. (Bằng chứng là bài phát biểu mới đây của bà julia Gillard, Thủ tướng Australia đọc trước Quốc hội, trong đó bà khẳng định liên minh với Mỹ là nền tảng chiến lược an ninh của Canberra, hoặc của nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long từng kêu gọi Mỹ tiếp tục tham dự ở châu Á.)

Thứ đến, không như Trung Quốc, Mỹ không có đất đai và tranh chấp lãnh thổ với các nước châu Á khác. Chẳng hạn như, Trung Quốc vẫn khẳng định khoảng 80 phần trăm Biển Đông là "vùng biển lịch sử" của mình và ở trong cuộc tranh chấp đang diễn ra với Ấn Độ trong tiểu bang cực đông Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Trong ý nghĩa này, sự nổi lên của Trung Quốc đã bị vỡ đổ bởi vì một nước Trung Quốc mạnh hơn có thể sẽ đòi hỏi một giải pháp cho các tranh chấp này trong sự thuận lợi cho phía Bắc Kinh.

Thứ ba, Mỹ không phải là một quyền lực thường trú và không thuộc khu vực địa lý ở châu Á. Hiện nay Trung Quốc nhận ra sự thật đơn giản này, một sự thật từng được xem như là một khuyết tật, thay vì từng mang lại một lợi thế độc đáo cho phía Hoa Kỳ. Để duy trì được các căn cứ quân sự trong khu vực và để từ đó vẫn là một quyền lực vượt trội về chiến lược ở châu Á, Hoa Kỳ cần các nước quan trọng khác và các nhóm trong khu vực chấp nhận vai trò an ninh và các mối quan hệ của mình. Có một sự chấp thuận các đồng minh của Mỹ trên cơ sở rộng rãi trong khu vực với Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như với với các đối tác như Ấn Độ, Philippines, Singapore và Thái Lan. Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này có nghĩa là Mỹ không quá mạnh đến mức có thể dễ dàng bỏ qua những mong muốn của các quốc gia châu Á.

Ngược lại, nếu Trung Quốc đã ở vị trí chiến lược thống trị, tính ưu việt của họ sẽ gặp khó khăn hơn để thử thách hay thay đổi. Bắc Kinh không cần đến một mức độ phục tùng tương tự như thế trong khu vực. Là một sức mạnh thường trực, Trung Quốc không cần đến sự "chấp thuận" của các quốc gia châu Á khác để duy trì vị thế quân sự của mình. Là một quyền lực mạnh nhất châu Á, sẽ dễ dàng hơn để thống trị các tổ chức khu vực khi không có sự hiện diện của Mỹ - tuy nhiên vẫn còn một nguyên nhân tại sao Mỹ đáng tin cậy để mang lại những điều tốt đẹp cho công chúng và an ninh ở tuyến đường biển châu Á trong khi Trung Quốc thì không.

Tất cả những điều này là lý do tại sao, thay vì tận dụng nỗi ám ảnh về khủng bố của Mỹ, Bắc Kinh đã quan sát một cách bực bội khi Hoa Kỳ xây dựng một trật tự dân chủ tôn ti trật tự, mà các quốc gia châu Á đã sẵn lòng ủng hộ và bảo quản tính ưu việt của Mỹ. Trong một thứ tự mà, Trung Quốc vẫn là một người cô đơn về chiến lược ở châu Á, chỉ có Myanmar và Bắc Triều Tiên là người bạn duy nhất thực sự của họ.

Trung Quốc nhận thức được những khía cạnh dễ tổn thương tương đối của mình. Nước Mỹ, thay vì cứ than thở về những ngày tháng tốt đẹp hơn đã mất đi không thể trở lại được, nên học để hiểu được những sức mạnh tương đối của mình.


.
.
.

No comments: