Nguyễn Ngọc Già
Thứ Ba, 10/05/2011
Việc công dân Nguyễn Anh Tuấn làm "đơn tự thú" đã để lại trong lòng nhiều người sự cảm phục về hành động thông minh, dũng cảm và trên hết là đánh giá cao việc anh dùng Luật pháp để thực thi quyền & nghĩa vụ công dân.
Trên trang anhbasam có hơn 400 phản hồi, trang Tin tức hàng ngày trên 120 phản hồi, trang BBC trên 500 phản hồi, Dân Luận hơn 60 phản hồi, trang chhv.tk hơn 360 phản hồi và còn nhiều trang khác... tựu trung đa số phản hồi đều dành tình cảm trân trọng cho một Thanh niên Yêu nước, thao thức trước Công lý bị chà đạp.
* * *
Nhớ lại câu chuyện IDS tự giải tán vào tháng 9 năm 2009, TS. Nguyễn Quang A đã tuyên bố: "Chúng tôi cũng giữ quyền sử dụng tiếp các công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của luật pháp" nhằm báo trước cho Nhà cầm quyền một hành động tuân thủ pháp luật sẽ được thực thi. Nhiều người ái ngại về một đợt trấn áp nào đó khi ông Nguyễn Tấn Dũng đe dọa
“giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ có hình thức xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện nghiên cứu phát triển (IDS)”.
Câu chuyện IDS dần nhạt nhòa sau đó, khi đôi bên không tiếp tục dấn thêm một hành động cụ thể nào nữa, ngoài lá đơn của TS. Nguyễn Quang A gởi đến UBTVQH kiến nghị đình chỉ thi hành QD97. Phía công quyền cũng hầu như không khai triển công việc "xử lý thích hợp" nào đáng kể.
Bất chấp sự ào ạt lên tiếng vào lúc bấy giờ của giới trí thức, đối sách của ĐCSVN dường như là... im lặng!
Trước khi IDS giải thể không lâu, ngày 11/6/2009, lá đơn kiện ông Dũng về "vụ Bauxite" của Ts Luật Cù Huy Hà Vũ gởi cho Tòa án NDTP. Hà Nội trở thành tâm điểm gây chú ý hàng bậc nhất, lá đơn này đã làm nhà cầm quyền hoàn toàn ngỡ ngàng và bối rối, Tòa Hà Nội không biết làm sao hơn là trả lại đơn kiện vì "không đủ thẩm quyền", tuy nhiên sau đó TS. Cù Huy Hà Vũ tiếp tục đâm đơn lên Tòa án nhân dân tối cao và... mọi việc tắc tị từ bấy đến lúc ông bị bắt vào ngày 05/11/2010.
Câu chuyện xử án ông Cù Huy Hà Vũ đã được "đào tận gốc, trốc tận rễ" mọi ngóc ngách, những tưởng chẳng còn gì bàn thêm ngoài việc dõi theo hành động tiếp diễn từ phía nhà cầm quyền vào ngày xử phúc thẩm kèm theo đó có thể là một thông điệp nào đó từ phía Liên Hiệp Quốc khi bà Cù Thị Xuân Bích đã thông qua LS. Nguyễn Xuân Phước đệ nạp hồ sơ khiếu kiện lên Ủy Ban Nhân Quyền, thì bỗng... đùng xuất hiện lá "đơn tự thú" của anh sinh viên Nguyễn Anh Tuấn.
Ngay lập tức, lá đơn đã làm cộng đồng mạng xôn xao và nhanh chóng lan tỏa rộng khắp, kéo theo các nhà đài uy tín như: RFA, BBC, VoA, RFI cũng theo dõi, phỏng vấn và đưa tin.
Sức lan tỏa thông tin bỗng trở nên "đáng sợ" hơn bao giờ hết trong thời đại internet.
Hơn 10 ngày qua, những gì nhận được từ phía nhà cầm quyền về Hiện tượng - Nguyễn Anh Tuấn vẫn là sự im lặng vốn có từ khi người dân cứ vận Luật và quyền tự do ngôn luận để "chống đối nhà nước"!
Có vẻ sự im lặng là phương sách tốt nhất khi phía cầm quyền biết mình rơi vào thế phi pháp và phi lý?
ĐCSVN ngày càng biết sợ lý lẽ và Pháp luật?
"Im lặng đáng sợ" hay "im lặng đáng ngờ" trong trường hợp của SV. Nguyễn Anh Tuấn? Có lẽ phải chờ thêm.
Tuy nhiên, qua ba sự kiện đơn cử cho việc sử dụng Luật và quyền tự do ngôn luận như trên, chúng ta cùng ngẫm lại góc nhìn đấu tranh tự do dân chủ bằng phương pháp bất bạo động, dựa trên 2 tính chất:
- Tính chính danh
- Tinh thần quang minh chính đại.
- Tinh thần quang minh chính đại.
Mặc dù có sự đe dọa từ phía ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng xem ra việc làm của IDS dường như không có gì là nguy hiểm lắm, có vẻ chỉ là một bức xúc tập thể trí thức trước việc sử dụng Luật pháp tùy tiện để ban hành những quyết định kìm hãm phản biện khoa học độc lập. Trong một diễn biến gần đây, hình như để khẳng định QD97 là đúng, trong những ngày qua ông Nguyễn Tấn Dũng lại tiếp tục ban bố khẩu lệnh :"tạo điều kiện cho trí thức góp ý với Chính phủ qua buổi làm việc với VUSTA do ông Đặng Vũ Minh làm Chủ tịch. Phản biện xem ra vẫn không đảm bảo tính độc lập khi ông Minh được biết là "Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam"!
Viện IDS tuy đạt được cả hai tính chất nêu trên khi ứng đối với nhà cầm quyền, nhưng IDS đi đến quyết định nửa vời bằng việc dừng lại ở mức độ "hứa sẽ sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của pháp luật".
Ts. Cù Huy Hà Vũ ngoài việc đạt cả hai tính chất này, dù là đơn độc hành động, còn tiến xa hơn IDS bằng những bước đi chắc chắn (như: kiện Nguyễn Tấn Dũng, tố cáo Vũ Hải Triều, Lê Thanh Hải...). Cho đến nay, dù cho những "tay tổ" về lý luận cao cấp Mác- Lênin cũng không còn đủ lý lẽ cũng như Luật pháp để phủ định những gì TS. Vũ làm. Điều này càng chứng tỏ Nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn không còn quanh minh chính đại và tính chính danh đang "cuốn theo chiều gió".
Quả như nhiều người dự đoán trước đây, vụ án TS. Vũ xem ra khó mà "nuốt trôi" dễ dàng khi công luận trong, ngoài nước cứ liên tục bình luận, phân tích, hành động theo khả năng từng cá nhân, từng nhóm người, từng tổ chức... trong đó, việc làm của Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn được Nhà báo Bùi Tín nhận định là "sự dấn thân độc đáo". Ngoài ý nghĩa "độc đáo", chúng ta còn thấy hành động ở Tuấn có nét giống với TS. Cù Huy Hà Vũ:
- Đơn thân hành động.
- "Thủ đoạn": sử dụng Luật pháp.
- Mục đích: bảo vệ sự trong sáng của Pháp luật.
- Động cơ: yêu công lý & sự thật.
- "Hậu quả": có vẻ gây nguy hại đến sự độc quyền cai trị của ĐCSVN.
- "Thủ đoạn": sử dụng Luật pháp.
- Mục đích: bảo vệ sự trong sáng của Pháp luật.
- Động cơ: yêu công lý & sự thật.
- "Hậu quả": có vẻ gây nguy hại đến sự độc quyền cai trị của ĐCSVN.
và Nguyễn Anh Tuấn cũng đạt được:
Tính chính danh và tinh thần quanh minh chính đại như Viện IDS và TS. Vũ.
Phải chăng do hai tính chất này làm phía cầm quyền bối rối cũng như khó xoay trở?
Đối diện với bóng đêm ta dùng ánh sáng. Đối diện với gian tà ta dùng chính nghĩa. Chân lý là đây!
Khác biệt giữa Nguyễn Anh Tuấn và Cù Huy Hà Vũ là tuổi. Một ông Tiến sĩ ở tuổi 54 và một chàng sinh viên ở tuổi 21. Phải chăng yếu tố làm nên bất ngờ đến sửng sốt là đây? Thật ngẫu nhiên, số tuổi của chàng sinh viên Nguyễn Anh Tuấn khi viết "đơn tự thú" bằng đúng số tuổi của chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc quyết ra đi tìm đường thoát đời nô lệ vào năm 1911.
Việc làm của chàng sinh viên Nguyễn Anh Tuấn và chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc cách nhau tròn 100 năm. Mỗi người thanh niên đấy chọn cho mình một hướng đi nhưng cùng mục đích - xóa bỏ những bất công đang rõ ràng hiện hữu..
Ta có thể gọi đó là: Sự Độc Đáo của Tuổi Hai Mươi.
Nếu IDS dừng lại ở việc "định" dùng công cụ pháp luật thì TS. Cù Huy Hà Vũ đã sử dụng công cụ pháp luật ở tư thế nguyên đơn, nguyên cáo; trong khi Nguyễn Anh Tuấn sử dụng công cụ pháp luật ở tư thế kẻ phạm tội, kẻ tự thú.
Có lẽ đây chính là nét độc đáo nhất của Nguyễn Anh Tuấn, dường như có sự trùng hợp ngẫu nhiên khi người ta nhớ lại chính TS. Vũ đã gửi gắm qua lá thư do em gái ruột Xuân Bích nhận ủy quyền từ ông:
...Để không hổ thẹn với Tổ quốc Việt Nam có lịch sử oai hùng, 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước;
Và cuối cùng để không hổ thẹn với tất cả những ai đã dành trọn niềm tin nơi tôi trong cuộc đấu tranh vì Công lý, Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam.
Và cuối cùng để không hổ thẹn với tất cả những ai đã dành trọn niềm tin nơi tôi trong cuộc đấu tranh vì Công lý, Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam.
Lịch sử, Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam nhất định phá án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ!
* * *
Trong khi chờ đợi hành động từ phía nhà cầm quyền, mời bạn cùng tôi thử đưa ra vài kịch bản có thể xảy đến với Nguyễn Anh Tuấn...
Mầm non, Lộc mới báo hiệu Xuân sang, chắc hẳn chẳng ai đang tâm đi ngắt Lộc, vùi Mầm?
(còn tiếp)
Nguyễn Ngọc Già
________________
Đọc thêm:
----------------------------------
Đơn Tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn
.
.
.
No comments:
Post a Comment