Mai Vân - RFI
Thứ ba 17 Tháng Năm 2011
Đồng bằng sông Cửu Long, vựa thóc của Việt Nam, là nơi làm ra một nửa lượng gạo trên toàn quốc, cung ứng gần như toàn bộ gạo xuất khẩu. Nhưng tình hình này có thể sẽ không kéo dài được nữa. Do biến đổi khí hậu, hàng trăm ngàn hecta ruộng đồng bị đe doạ : hạn hán, ngập mặn, lụt lội... Việt Nam không còn cách nào khác hơn là phải thích nghi với những khó khăn.
Lúa gạo Việt Nam đang cần khẩn cấp một cuộc cách mạng xanh mới. Đây chính là chủ đề phóng sự của thông tín viên Lucie Moulin, thực hiện tại Việt Nam vào tháng Tư 2011.
Lucie đã xuống tận làng An Bình, tỉnh Sóc Trăng, và gặp được bác Minh, một nông dân 67 tuổi, đang ngồi trong vườn phía sau nhà. Trước đây bác làm ruộng nên biết rất rõ các mối lo âu của nông dân trong vùng :
« Hồi xưa làm dễ hơn, phân xuống ít thôi, thí dụ trồng một công đất thì chỉ rải 5 hay 7 ký phân. Bây giờ thì phải tăng từ một bao đến một bao mấy, năm sáu chục ký lô phân vậy đó. Thành ra đất như bạc màu hay sao đó. Nhưng mà làm cũng vẫn trúng, năng suất vẫn cao, nhưng mà chi phí nhiều hơn. »
Theo bác Minh, hiện giờ công việc trồng lúa không còn được như xưa :
« Thời xưa, mần một công luá, cô bán ra cô có thể mua được hai ba chỉ vàng, nó lãi đó, còn bây giờ không được đâu ! Một phân còn không được nữa. Bởi vì chi phí quá trời nhiều. Nước cũng phải cần kéo lên, chạy bằng máy móc không à ! Chi phí nó nhiều.
Vàng bây giờ bốn năm trăm ngàn một chỉ, mắc quá trời. Làm ruộng, làm vườn chỉ sắm vàng thôi. Vàng lên như vậy thì không ai có ! Mọi lần đi cưới vợ, là cho 1 cây 2 cây, bây giờ giỏi lắm chỉ đôi bông một chỉ…»
Nhờ thời tiết tốt và hàng trăm con kênh rạch, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long khi xưa đã tranh thủ được những điều kiện kể như tuyệt hảo, để có được đến 3 vụ mùa mỗi năm. Nhưng ngày nay, thì vụ nào cũng có thể bị thời tiết thất thường phá hủy, khi thì hạn hán kéo dài, khi thì bị lụt lội, lúc thì bị ngập mặn do nước biển tràn vào.
Hai mối đe dọa : biến đổi khí hậu và dân số gia tăng
Những hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng hơn. Năm nay ở Đồng bằng, phèn đã thâm nhập vào những khu đất cách bờ biển đến 70 cây số, trong lúc trước đây nước mặn chỉ vào tới 40 cây số mà thôi.
Trong lúc đó thì Việt Nam dự kiến sản xuất nhiều gạo hơn nữa. Các tổ chức quốc tế cũng khuyến khích Việt Nam trong chiều hướng này, vì đó là lương thực cơ bản đối với một nửa dân số thế giới.
Đây là môt thách thức rất lớn, theo ông Lê Văn Bảnh, Giám đốc Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Ông nêu bật mối quan tâm về việc phải bảo đảm an toàn lương thực trước nhiều nguy cơ, từ khí hậu biến đổi cho đến dân số gia tăng ở Việt Nam :
« Hiện nay, công việc phát triển sản xuất lúa gạo vẫn có triển vọng. Nhưng không thể lạc quan vì có nhiều rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Có thể vụ này trúng mà vụ sau thì không biết thế nào. Một là do biến đổi khí hậu, do áp lực về sâu bệnh, hai nữa là sự gia tăng dân số. Mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời. Dự kiến là đến năm 2020, thì dân số Việt Nam từ 86 triệu hiện nay sẽ lên tới 100 triệu.
Thành ra trong sản xuất, trình độ kỹ thuật, trình độ sản xuất của nông dân đáng lạc quan, trình độ nghiên cứu giống lúa của các nhà khoa học Việt Nam cũng vậy. Nhưng mà yếu tố thiên nhiên khiến ta phải băn khoăn, lo lắng. Lo lắng cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực vì dân số tăng, diện tích trồng trọt giảm, sâu bệnh nhiều.
Vừa qua, Việt Nam xuất khẩu được sáu, bảy triệu tấn gạo. Nhưng mà sáu, bảy triệu tấn gạo cho tới năm 2020, liệu có đủ để nuôi dân hay không, thì đó là một việc rất đáng lo. Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu sáu, bảy triệu tấn gạo, đáp ứng hơn 20% lượng gạo xuất khẩu của thế giới, nhưng có duy trì được mức đó hay không thì còn tùy nhiều yếu tố.
Cho nên nói lạc quan, thì thấy có triển vọng, nhưng mà có rất nhiều băn khoăn cho các nhà khoa học. »
Tìm giống lúa mới thích nghi tốt với hệ quả của biến đổi khí hậu
Tại Viện nghiên cứu của ông Bảnh ở Cần Thơ, các nhà khoa học đang tìm kiếm giống lúa của tương lai, loại lúa có thể kháng cự lại các mối đe dọa mà vẫn đảm bảo năng suất cao cho nông dân. Mở cửa sau chiến tranh, với sự hỗ trợ của Ấn Độ, trung tâm nghiên cứu trải rộng trên phạm vi của cả một ngôi làng, với nhiều kỹ sư, hàng chục phòng thí nghiệm, những thửa ruộng và nhà kính dùng để thử nghiệm. Một nhà nghiên cứu giới thiệu :
« Đây là chỗ mà sau khi lai tạo, chúng ta tiến hành trồng các giống mới, rồi sau đó mới đem ra ruộng. Đây là những giống lúa hoang, lai trồng ở đây là để duy trì cái nguồn lúa hoang, mục đích làm vật liệu trong quá trình lai tạo giống. Đây là loại lúa chống chịu nóng, còn đây là giống kháng chịu mặn. Giai đoạn này là lúc thanh lọc những dòng có khả năng chống chịu mặn với những cấp độ mặn khác nhau. Còn đây là lọc ra những giống luá chống chịu ngập. »
Trung tâm Cần Thơ đã hoàn chỉnh hàng chục giống lúa mới, hầu thích nghi với tình huống. Một số đã được sử dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thậm chí còn có một giống được nông dân ở Bangladesh du nhập. Đối với bà Nguyễn Thi Lang, trưởng bộ môn di truyền, các thành tựu đó tuy nhiên chưa đủ :
« Thật ra thì cũng có những giống mà hiệu năng ổn định, năng suất cao, thí dụ như giống OM4900 rồi OM 61- 62. Mấy giống đó hiện được coi như là nền tảng lâu dài cho thương hiệu Việt Nam. Hiện nay, nói chung là bộ môn di truyền đã chọn ra các giống lúa bền vững, lâu dài cho bà con nông dân.
Xu hướng hiện nay là phát triển bền vững. Tất nhiên nói đến bền vững thì phải có những vùng đất phù hợp. Nói về phù hợp thì những vùng mặn quá phải có cái giống chống chiụ mặn mạnh hơn. Thành thử ra nó phải có khác một chút, chứ không phải là phù hợp với cái điều kiện đó. »
Ngoài ra, bà Lang còn nêu một yếu tố nguy hiểm đáng lưu ý. Đó là việc những người nuôi tôm đã đưa nước mặn vào ruộng, phá hủy cả một hệ thống sinh thái. Sau đó thì không còn trồng lúa được ở những thửa ruộng đó nữa :
« Chúng ta cũng biết rằng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi rất năng động về kỹ thuật, năng động về sản xuất giống. Do đó về điều kiện canh tác, về điều kiện phân bón v.v… rồi về cơ cấu, như hệ thống canh tác, tức là người ta thay đổi thường xuyên.
Thí dụ như bây giờ người ta đang nuôi tôm. Tôm lỗ, người ta lại muốn trồng lúa. Nhưng khi nuôi tôm, người ta đã dùng đến nước biển, người ta đã mở một cánh đồng rất lớn để đưa nước biển vào. Bây giờ tôm lỗ, thì người ta muốn tiếp tục trồng lúa nếu không thì bỏ trắng. »
Đối với giới nghiên cứu, vấn đề hiện nay không phải chỉ tìm một giống lúa mà cả một gam lúa. Và trong cuộc chạy đua chống lại hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu, các nhà khoa học không chắc sẽ thắng. Những loại lúa thích ứng với nước phèn chẳng mấy chốc sẽ không còn đủ, cần phải tạo thêm nhiều giống mới, có sức đề kháng cao hơn nữa.
Nhiều nhà nghiên cứu như anh Lê Công Khoa, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng chỉ có lúa chuyển gen mới đủ sức thích ứng với môi trường nước phèn. Có điều Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo, nếu lại làm ra loại gạo chuyển gen, thì sẽ gặp vấn đề ! Tuy nhiên, theo anh Khoa, nếu một nửa Đồng bằng sông Cửu Long mà bị phèn hóa, thì cần phải tính tới giải pháp kỹ thuật này để bảo đảm được an toàn lương thực.
Chính quyền Việt Nam dự báo là một nửa diện tích trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1 mét. Trường hợp này có thể xẩy ra từ đây đến năm 2100. Cho dù vậy, ông Lê Văn Bảnh ở Viện Lúa Cần Thơ, vẫn tin tưởng là sản lượng gạo của Việt Nam sẽ không bị giảm sụt, với một số điều kiện như hướng dẫn nông dân, hợp tác giữa các thành phần kinh tế, giũa các vùng ở Việt Nam và cả trong khu vực :
« Theo diễn tiến hiện nay, khí hậu biến đổi chậm chậm như vậy, thì mình từ từ tìm ra giải pháp thích nghi. Theo tôi thấy hiện nay nếu không có gì đột xuất, nghiã là không đột biến nhanh như bão lũ, động đất hay gì khác, thì việc ứng phó cũng khả thi. Bởi vì, thứ nhất, về mặt kỹ thuật, mình chọn những giống cây trồng thích nghi được với biến đồi khi hậu thí dụ như là khô hạn, ngập mặn, lũ úng.
Thứ hai là có giải pháp kỹ thuật, nghĩa là bố trí lại cơ cấu mùa vụ, các vùng sinh thái, vùng nào trồng những loại cây gì cho phù hợp thì sẽ tốt hơn.
Thứ ba là phải liên kết, không những liên kết « 4 nhà » theo nghị định 80 của chính phủ Việt Nam, (liên kết giữa các nhà khoa học, để làm ra giống, về kỹ thuật canh tác thì nhà doanh nghiệp cũng như nhà nông phải liên kết với nhau, để tạo một cái mối liên kết với giới sản xuất lớn hầu mang lại hiệu quả tập trung) mà phải tiến tới việc liên kết vùng.
Bởi vì hệ quả biến đổi khí hậu như khô hạn, ngập mặn hoặc ô nhiễm môi trường không có biên giới. Do đó có sự liên kết khu vực mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như sông Mêkông, không chỉ liên quan đến các vùng ở Việt Nam, mà còn ở cả Đông Dương. Thi dụ như ở Lào, họ xây đập như vậy thì có ảnh hưởng đến Việt Nam. Phải có sự liên kết cả khu vực để giải quyết, xử lý chuyện này. Nếu làm tốt cái đó thì sẽ được hiệu quả. »
Áp dụng giải pháp luân canh, không còn ưu tiên trồng lúa
Để bảo đảm tương lai và thu nhập cho nông dân, Việt Nam không có cách nào khác hơn là khuyên một số nông dân quay sang trồng cái gì khác hơn là lúa. Người ta bắt đầu giải thích là nên xen kẽ, chỉ làm 1 hay 2 vụ lúa mỗi năm, thời gian còn lại thì trồng rau quả. Đây là một phương thức canh tác bền vững hơn vì sẽ cho phép đất được phục hồi.
Ông Đinh Công Mười, kỹ sư nông nghiệp tại Cần Thơ, khuyên những người kém năng suất là hãy ngưng trồng lúa :
« Nó có mấy cái lý do. Thứ nhất là làm lúa bây giờ hiệu quả không cao. Giá lúa thấp. Nếu chuyển sang làm các loại hoa màu, không riêng gì dưa hấu, mà cả rau cải v.v.. thì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thứ hai là do biến đổi khí hậu, nếu trồng các cây màu thì sử dụng rất ít nước. Thành tựu lớn nhất là xài màn phủ. Màn phủ tốn rất ít nước. Bây giờ thì thấy cho nước uớt như vậy, nhưng mà khi cây dưa bắt đầu lớn, thì cũng không cần bơm nước, cây tự lấy nước bốc hơi từ lòng đất lên, đụng miếng màn phủ nước rớt trở lại do đó tiết kiệm được lượng nước rất nhiều.»
Tại An Bình, nông dân đã nghe theo những lời khuyên này. Ông Tư, cách đây hai năm, đã áp dụng phương pháp luân canh, trồng đậu nành, dưa hấu… Tuy nhiên, ông vẫn hoài nghi, sợ rằng kết quả không được mỹ mãn do thời tiết thất thường :
« Trước ở đây chỉ trồng lúa không thôi, ở đây đồng ruộng xanh luôn. Bây giờ thứ nhất, nước khó bơm, thứ hai, năng suất không cao. Có người hướng dẫn mới chuyển qua trồng dưa.
Thời tiết thay đổi, nước sông mặn hơn lúc trước. Thứ hai nữa, các năm trước, trồng dưa vào thời điểm này, bình thường không có gì, nhưng từ đây trở về sau, thời tiết cũng lạnh khác thường, dưa không phát triển được. Thời tiết khác hồi xưa. Thí dụ hồi xưa mưa, tới tháng qua Tết đâu có mưa, mưa trái mùa không có. Bây giờ mưa trái mùa và lạnh hơn xưa dữ lắm ».
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba khu vực bị tình hình biến đổi khí hậu đe doạ nhiều nhất trên thế giới. Nhân một cuộc họp tại Hà Nội vào tháng 11 năm ngoái, các chuyên gia quốc tế trong lãnh vực này đã tỏ ý lo ngại. Họ kêu gọi đề ra những biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa việc thiếu hụt lương thực trong những năm tới đây. Theo Liên Hiệp Quốc, để đáp ứng nhu cầu, cần phải sản xuất thêm khoảng 40% gạo từ đây đến năm 2030.
Như bài phóng sự cho thấy, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân đã bắt đầu đa dạng hóa sản xuất, cuộc sống của họ sung túc hơn. Ngoài lúa thì họ trồng thêm rau quả. Có người thì nuôi tôm, thu nhập cao hơn. Nhưng khó khăn vẫn đầy rẫy đối với họ : 2/3 nông dân chỉ sở hữu chừng 1 hay 2 hecta đất, thu nhập thấp kém. Mối lo hàng đầu của họ là chi phí gia tăng, đặc biệt là giá xăng dầu hay phân bón...
Chính phủ cũng giúp đỡ, cung cấp tín dụng, bảo hiểm trong trường hợp bị mất mùa, nhưng trong thực tế, nông dân trồng lúa phải tự bươn chải. Những người sản xuất nhỏ là thành phần bị đe dọa nhiều nhất vì không thể hiện đại hóa phương tiện canh tác, không trồng thêm được một thứ gì khác ngoài lúa, và không có kho để trữ lúa gạo thu hoạch được, chờ giá lên…
Vấn đề an toàn lương thực tại Việt Nam, một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có nguy cơ trở thành nghiêm trọng trong tương lai. Tại Đại hội Lúa gạo Quốc tế tổ chức tháng 11 năm 2010 tại Hà Nội, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng còn nhấn mạnh rằng an toàn lương thực góp phần duy trì ổn định cho đất nước.
Kết luận rút ra là Việt Nam cần cấp bách tiến hành một cuộc « cách mạng xanh » mới. Như nhiều chuyên gia dự báo, kể từ năm 2025, hệ quả của tình trạng trái đất hâm nóng sẽ tác hại mạnh mẽ đến nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
« Hồi xưa làm dễ hơn, phân xuống ít thôi, thí dụ trồng một công đất thì chỉ rải 5 hay 7 ký phân. Bây giờ thì phải tăng từ một bao đến một bao mấy, năm sáu chục ký lô phân vậy đó. Thành ra đất như bạc màu hay sao đó. Nhưng mà làm cũng vẫn trúng, năng suất vẫn cao, nhưng mà chi phí nhiều hơn. »
Theo bác Minh, hiện giờ công việc trồng lúa không còn được như xưa :
« Thời xưa, mần một công luá, cô bán ra cô có thể mua được hai ba chỉ vàng, nó lãi đó, còn bây giờ không được đâu ! Một phân còn không được nữa. Bởi vì chi phí quá trời nhiều. Nước cũng phải cần kéo lên, chạy bằng máy móc không à ! Chi phí nó nhiều.
Vàng bây giờ bốn năm trăm ngàn một chỉ, mắc quá trời. Làm ruộng, làm vườn chỉ sắm vàng thôi. Vàng lên như vậy thì không ai có ! Mọi lần đi cưới vợ, là cho 1 cây 2 cây, bây giờ giỏi lắm chỉ đôi bông một chỉ…»
Nhờ thời tiết tốt và hàng trăm con kênh rạch, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long khi xưa đã tranh thủ được những điều kiện kể như tuyệt hảo, để có được đến 3 vụ mùa mỗi năm. Nhưng ngày nay, thì vụ nào cũng có thể bị thời tiết thất thường phá hủy, khi thì hạn hán kéo dài, khi thì bị lụt lội, lúc thì bị ngập mặn do nước biển tràn vào.
Hai mối đe dọa : biến đổi khí hậu và dân số gia tăng
Những hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng hơn. Năm nay ở Đồng bằng, phèn đã thâm nhập vào những khu đất cách bờ biển đến 70 cây số, trong lúc trước đây nước mặn chỉ vào tới 40 cây số mà thôi.
Trong lúc đó thì Việt Nam dự kiến sản xuất nhiều gạo hơn nữa. Các tổ chức quốc tế cũng khuyến khích Việt Nam trong chiều hướng này, vì đó là lương thực cơ bản đối với một nửa dân số thế giới.
Đây là môt thách thức rất lớn, theo ông Lê Văn Bảnh, Giám đốc Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Ông nêu bật mối quan tâm về việc phải bảo đảm an toàn lương thực trước nhiều nguy cơ, từ khí hậu biến đổi cho đến dân số gia tăng ở Việt Nam :
« Hiện nay, công việc phát triển sản xuất lúa gạo vẫn có triển vọng. Nhưng không thể lạc quan vì có nhiều rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Có thể vụ này trúng mà vụ sau thì không biết thế nào. Một là do biến đổi khí hậu, do áp lực về sâu bệnh, hai nữa là sự gia tăng dân số. Mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời. Dự kiến là đến năm 2020, thì dân số Việt Nam từ 86 triệu hiện nay sẽ lên tới 100 triệu.
Thành ra trong sản xuất, trình độ kỹ thuật, trình độ sản xuất của nông dân đáng lạc quan, trình độ nghiên cứu giống lúa của các nhà khoa học Việt Nam cũng vậy. Nhưng mà yếu tố thiên nhiên khiến ta phải băn khoăn, lo lắng. Lo lắng cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực vì dân số tăng, diện tích trồng trọt giảm, sâu bệnh nhiều.
Vừa qua, Việt Nam xuất khẩu được sáu, bảy triệu tấn gạo. Nhưng mà sáu, bảy triệu tấn gạo cho tới năm 2020, liệu có đủ để nuôi dân hay không, thì đó là một việc rất đáng lo. Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu sáu, bảy triệu tấn gạo, đáp ứng hơn 20% lượng gạo xuất khẩu của thế giới, nhưng có duy trì được mức đó hay không thì còn tùy nhiều yếu tố.
Cho nên nói lạc quan, thì thấy có triển vọng, nhưng mà có rất nhiều băn khoăn cho các nhà khoa học. »
Tìm giống lúa mới thích nghi tốt với hệ quả của biến đổi khí hậu
Tại Viện nghiên cứu của ông Bảnh ở Cần Thơ, các nhà khoa học đang tìm kiếm giống lúa của tương lai, loại lúa có thể kháng cự lại các mối đe dọa mà vẫn đảm bảo năng suất cao cho nông dân. Mở cửa sau chiến tranh, với sự hỗ trợ của Ấn Độ, trung tâm nghiên cứu trải rộng trên phạm vi của cả một ngôi làng, với nhiều kỹ sư, hàng chục phòng thí nghiệm, những thửa ruộng và nhà kính dùng để thử nghiệm. Một nhà nghiên cứu giới thiệu :
« Đây là chỗ mà sau khi lai tạo, chúng ta tiến hành trồng các giống mới, rồi sau đó mới đem ra ruộng. Đây là những giống lúa hoang, lai trồng ở đây là để duy trì cái nguồn lúa hoang, mục đích làm vật liệu trong quá trình lai tạo giống. Đây là loại lúa chống chịu nóng, còn đây là giống kháng chịu mặn. Giai đoạn này là lúc thanh lọc những dòng có khả năng chống chịu mặn với những cấp độ mặn khác nhau. Còn đây là lọc ra những giống luá chống chịu ngập. »
Trung tâm Cần Thơ đã hoàn chỉnh hàng chục giống lúa mới, hầu thích nghi với tình huống. Một số đã được sử dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thậm chí còn có một giống được nông dân ở Bangladesh du nhập. Đối với bà Nguyễn Thi Lang, trưởng bộ môn di truyền, các thành tựu đó tuy nhiên chưa đủ :
« Thật ra thì cũng có những giống mà hiệu năng ổn định, năng suất cao, thí dụ như giống OM4900 rồi OM 61- 62. Mấy giống đó hiện được coi như là nền tảng lâu dài cho thương hiệu Việt Nam. Hiện nay, nói chung là bộ môn di truyền đã chọn ra các giống lúa bền vững, lâu dài cho bà con nông dân.
Xu hướng hiện nay là phát triển bền vững. Tất nhiên nói đến bền vững thì phải có những vùng đất phù hợp. Nói về phù hợp thì những vùng mặn quá phải có cái giống chống chiụ mặn mạnh hơn. Thành thử ra nó phải có khác một chút, chứ không phải là phù hợp với cái điều kiện đó. »
Ngoài ra, bà Lang còn nêu một yếu tố nguy hiểm đáng lưu ý. Đó là việc những người nuôi tôm đã đưa nước mặn vào ruộng, phá hủy cả một hệ thống sinh thái. Sau đó thì không còn trồng lúa được ở những thửa ruộng đó nữa :
« Chúng ta cũng biết rằng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi rất năng động về kỹ thuật, năng động về sản xuất giống. Do đó về điều kiện canh tác, về điều kiện phân bón v.v… rồi về cơ cấu, như hệ thống canh tác, tức là người ta thay đổi thường xuyên.
Thí dụ như bây giờ người ta đang nuôi tôm. Tôm lỗ, người ta lại muốn trồng lúa. Nhưng khi nuôi tôm, người ta đã dùng đến nước biển, người ta đã mở một cánh đồng rất lớn để đưa nước biển vào. Bây giờ tôm lỗ, thì người ta muốn tiếp tục trồng lúa nếu không thì bỏ trắng. »
Đối với giới nghiên cứu, vấn đề hiện nay không phải chỉ tìm một giống lúa mà cả một gam lúa. Và trong cuộc chạy đua chống lại hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu, các nhà khoa học không chắc sẽ thắng. Những loại lúa thích ứng với nước phèn chẳng mấy chốc sẽ không còn đủ, cần phải tạo thêm nhiều giống mới, có sức đề kháng cao hơn nữa.
Nhiều nhà nghiên cứu như anh Lê Công Khoa, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng chỉ có lúa chuyển gen mới đủ sức thích ứng với môi trường nước phèn. Có điều Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo, nếu lại làm ra loại gạo chuyển gen, thì sẽ gặp vấn đề ! Tuy nhiên, theo anh Khoa, nếu một nửa Đồng bằng sông Cửu Long mà bị phèn hóa, thì cần phải tính tới giải pháp kỹ thuật này để bảo đảm được an toàn lương thực.
Chính quyền Việt Nam dự báo là một nửa diện tích trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1 mét. Trường hợp này có thể xẩy ra từ đây đến năm 2100. Cho dù vậy, ông Lê Văn Bảnh ở Viện Lúa Cần Thơ, vẫn tin tưởng là sản lượng gạo của Việt Nam sẽ không bị giảm sụt, với một số điều kiện như hướng dẫn nông dân, hợp tác giữa các thành phần kinh tế, giũa các vùng ở Việt Nam và cả trong khu vực :
« Theo diễn tiến hiện nay, khí hậu biến đổi chậm chậm như vậy, thì mình từ từ tìm ra giải pháp thích nghi. Theo tôi thấy hiện nay nếu không có gì đột xuất, nghiã là không đột biến nhanh như bão lũ, động đất hay gì khác, thì việc ứng phó cũng khả thi. Bởi vì, thứ nhất, về mặt kỹ thuật, mình chọn những giống cây trồng thích nghi được với biến đồi khi hậu thí dụ như là khô hạn, ngập mặn, lũ úng.
Thứ hai là có giải pháp kỹ thuật, nghĩa là bố trí lại cơ cấu mùa vụ, các vùng sinh thái, vùng nào trồng những loại cây gì cho phù hợp thì sẽ tốt hơn.
Thứ ba là phải liên kết, không những liên kết « 4 nhà » theo nghị định 80 của chính phủ Việt Nam, (liên kết giữa các nhà khoa học, để làm ra giống, về kỹ thuật canh tác thì nhà doanh nghiệp cũng như nhà nông phải liên kết với nhau, để tạo một cái mối liên kết với giới sản xuất lớn hầu mang lại hiệu quả tập trung) mà phải tiến tới việc liên kết vùng.
Bởi vì hệ quả biến đổi khí hậu như khô hạn, ngập mặn hoặc ô nhiễm môi trường không có biên giới. Do đó có sự liên kết khu vực mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như sông Mêkông, không chỉ liên quan đến các vùng ở Việt Nam, mà còn ở cả Đông Dương. Thi dụ như ở Lào, họ xây đập như vậy thì có ảnh hưởng đến Việt Nam. Phải có sự liên kết cả khu vực để giải quyết, xử lý chuyện này. Nếu làm tốt cái đó thì sẽ được hiệu quả. »
Áp dụng giải pháp luân canh, không còn ưu tiên trồng lúa
Để bảo đảm tương lai và thu nhập cho nông dân, Việt Nam không có cách nào khác hơn là khuyên một số nông dân quay sang trồng cái gì khác hơn là lúa. Người ta bắt đầu giải thích là nên xen kẽ, chỉ làm 1 hay 2 vụ lúa mỗi năm, thời gian còn lại thì trồng rau quả. Đây là một phương thức canh tác bền vững hơn vì sẽ cho phép đất được phục hồi.
Ông Đinh Công Mười, kỹ sư nông nghiệp tại Cần Thơ, khuyên những người kém năng suất là hãy ngưng trồng lúa :
« Nó có mấy cái lý do. Thứ nhất là làm lúa bây giờ hiệu quả không cao. Giá lúa thấp. Nếu chuyển sang làm các loại hoa màu, không riêng gì dưa hấu, mà cả rau cải v.v.. thì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thứ hai là do biến đổi khí hậu, nếu trồng các cây màu thì sử dụng rất ít nước. Thành tựu lớn nhất là xài màn phủ. Màn phủ tốn rất ít nước. Bây giờ thì thấy cho nước uớt như vậy, nhưng mà khi cây dưa bắt đầu lớn, thì cũng không cần bơm nước, cây tự lấy nước bốc hơi từ lòng đất lên, đụng miếng màn phủ nước rớt trở lại do đó tiết kiệm được lượng nước rất nhiều.»
Tại An Bình, nông dân đã nghe theo những lời khuyên này. Ông Tư, cách đây hai năm, đã áp dụng phương pháp luân canh, trồng đậu nành, dưa hấu… Tuy nhiên, ông vẫn hoài nghi, sợ rằng kết quả không được mỹ mãn do thời tiết thất thường :
« Trước ở đây chỉ trồng lúa không thôi, ở đây đồng ruộng xanh luôn. Bây giờ thứ nhất, nước khó bơm, thứ hai, năng suất không cao. Có người hướng dẫn mới chuyển qua trồng dưa.
Thời tiết thay đổi, nước sông mặn hơn lúc trước. Thứ hai nữa, các năm trước, trồng dưa vào thời điểm này, bình thường không có gì, nhưng từ đây trở về sau, thời tiết cũng lạnh khác thường, dưa không phát triển được. Thời tiết khác hồi xưa. Thí dụ hồi xưa mưa, tới tháng qua Tết đâu có mưa, mưa trái mùa không có. Bây giờ mưa trái mùa và lạnh hơn xưa dữ lắm ».
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba khu vực bị tình hình biến đổi khí hậu đe doạ nhiều nhất trên thế giới. Nhân một cuộc họp tại Hà Nội vào tháng 11 năm ngoái, các chuyên gia quốc tế trong lãnh vực này đã tỏ ý lo ngại. Họ kêu gọi đề ra những biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa việc thiếu hụt lương thực trong những năm tới đây. Theo Liên Hiệp Quốc, để đáp ứng nhu cầu, cần phải sản xuất thêm khoảng 40% gạo từ đây đến năm 2030.
Như bài phóng sự cho thấy, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân đã bắt đầu đa dạng hóa sản xuất, cuộc sống của họ sung túc hơn. Ngoài lúa thì họ trồng thêm rau quả. Có người thì nuôi tôm, thu nhập cao hơn. Nhưng khó khăn vẫn đầy rẫy đối với họ : 2/3 nông dân chỉ sở hữu chừng 1 hay 2 hecta đất, thu nhập thấp kém. Mối lo hàng đầu của họ là chi phí gia tăng, đặc biệt là giá xăng dầu hay phân bón...
Chính phủ cũng giúp đỡ, cung cấp tín dụng, bảo hiểm trong trường hợp bị mất mùa, nhưng trong thực tế, nông dân trồng lúa phải tự bươn chải. Những người sản xuất nhỏ là thành phần bị đe dọa nhiều nhất vì không thể hiện đại hóa phương tiện canh tác, không trồng thêm được một thứ gì khác ngoài lúa, và không có kho để trữ lúa gạo thu hoạch được, chờ giá lên…
Vấn đề an toàn lương thực tại Việt Nam, một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có nguy cơ trở thành nghiêm trọng trong tương lai. Tại Đại hội Lúa gạo Quốc tế tổ chức tháng 11 năm 2010 tại Hà Nội, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng còn nhấn mạnh rằng an toàn lương thực góp phần duy trì ổn định cho đất nước.
Kết luận rút ra là Việt Nam cần cấp bách tiến hành một cuộc « cách mạng xanh » mới. Như nhiều chuyên gia dự báo, kể từ năm 2025, hệ quả của tình trạng trái đất hâm nóng sẽ tác hại mạnh mẽ đến nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
.
.
.
No comments:
Post a Comment