Khi nghe tin về tình trạng thiếu hụt ngân sách quốc gia (THNSQG — national deficit) hoặc quốc trái (nợ của quốc gia, QT — national debt) đa số chúng ta đều cảm thấy rất quan tâm cho nền kinh tế và nhất là cho sự an toàn về tài chánh của chính gia đình mình.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là nhiều người không biết rõ THNSQG hoặc QT là gì và được đo lường như thế nào, cũng như nó có ảnh hưởng ra sao đối với nền kinh tế quốc gia, đời sống và sự an sinh của người dân trong nước. Ngoài ra, người ta cũng thường lầm lẫn giữa THNSQG và QT.
Thế nào là thiếu hụt ngân sách quốc gia (THNSQG)? Thế nào là quốc trái ( QT)? Ảnh hưởng của 2 hiện tượng này đối với nền kinh tế quốc gia và đời sống của người dân ra sao ?
1. Thiếu Hụt Ngân Sách QG (national budget deficit) Và Quốc Trái (national debt).
Tình trạng THNSQG xảy ra khi số chi trong ngân sách vượt quá số thu — trong tài khoá (fiscal year). Sự thiếu hụt này khiến chính phủ phải vay mượn bằng cách phát hành công khố phiếu (treasury bills) hoặc trái phiếu (saving bonds) và bán cho công chúng hoặc các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên thị trường tự do (open market). Thí dụ, trong tài khoá 1992-1993, số thiếu hụt ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ là 290 tỷ (billion) Mỹ kim, và trong tài khoá 1995-1996, số thiếu hụt là 164 tỷ Mỹ kim.
Trong khi đó , công trái quốc gia là tổng số tiền (tích lũy theo thời gian) mà chính phủ vay (qua việc phát hành và bán công khố phiếu) để đài thọ các chi phí công do khiếm khuyết ngân sách, trừ đi tổng số tiền chính phủ đã hoàn trả. Thí dụ, cuối năm 1996 công trái quốc gia HK là 5.323 ức (trillion) Mỹ kim. (Source: Treasury Direct).
2. Quốc Trái (Nợ Công) Của Các Nước Trên Thế Giới
Vì Hoa Kỳ là một siêu cường quốc hàng đầu trên thế giới, báo chí địa phương cũng như toàn cầu luôn đặt trọng tâm vào Hoa Kỳ. Cho nên người ta thường nghĩ rằng chỉ có Hoa Kỳ là “thiếu nợ” nhiều nhất. Trên thực tế, hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều mắc nợ. Theo The World Fact Book, tỉ số Nợ/GDP của Hoa Kỳ là 58.9% (nghĩa là công trái của Hoa kỳ bằng 58.9% GDP của Hoa Kỳ), đứng hạng 37 trên thế giới về “vay nợ”, trong khi đó Japan đứng đầu với tỉ số là 225.8% (nghĩa là số nợ của Japan lên đến 225.8% GDP của Japan).
Rank country (% of GDP) Years
1 Japan 225.80 2010 est.
2 Saint Kitts and Nevis 185.00 2009 est.
3 Lebanon 150.70 2010 est.
4 Zimbabwe 149.00 2010 est.
5 Greece 144.00 2010 est.
6 Iceland 123.80 2010 est.
7 Jamaica 123.20 2010 est.
8 Italy 118.10 2010 est.
9 Singapore 102.40 2010 est.
10 Belgium 98.60 2010 est.
11 Ireland 94.20 2010 est.
12 Sudan 94.20 2010 est.
13 Sri Lanka 86.70 2010 est.
14 France 83.50 2010 est.
15 Portugal 83.20 2010 est.
16 Egypt 80.50 2010 est.
17 Belize 80.00 2010 est.
18 Hungary 79.60 2010 est.
19 Germany 78.80 2010 est.
20 Nicaragua 78.80 2010 est.
21 Dominica 78.00 2009 est.
22 Israel 77.30 2010 est.
23 United Kingdom 76.50 2010 est.
24 Austria 70.40 2010 est.
25 Malta 69.10 2010 est.
26 Netherlands 64.60 2010 est.
27 Spain 63.40 2010 est.
28 Cote d’Ivoire 63.30 2010 est.
29 Jordan 61.40 2010 est.
30 Cyprus 61.10 2010 est.
31 Brazil 60.80 2010 est.
32 Mauritius 60.50 2010 est.
33 Ghana 59.90 2010 est.
34 Albania 59.30 2010 est.
35 World 59.30 2010 est.
36 Bahrain 59.20 2010 est.
37 United States 58.90 2010 est.
38 Seychelles 58.80 2010 est.
39 Morocco 58.20 2010 est.
40 Bhutan 57.80 2009 est.
——————————
Source: The World Fact Book
Bản liệt kê trên cho thấy rằng, ngược lại với những gì được đăng tải, bàn luận trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác, Hoa Kỳ “thiếu nợ” tương đối ít hơn các nước phát triển (developed countries) khác trên thế giới như Japan (#1 : 225.8%), Italy (#8, 118.1%), France (#14, 83.5%), Germany (# 19, 78.8%), Anh (U. K., #23 , 76.5%). Chỉ số trung bình của thế giới (World) là 59.3% (rank: 35).
Tóm lại chỉ số công trái của Hoa Kỳ tương đối với tổng sản lượng quốc nội (GDP) vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới (trong năm 2010). Những con số kể trên cho thấy rằng các chính trị gia cũng như báo chí đã và đang thổi phồng tình trạng “thiếu nợ” của Hoa Kỳ.
3. Hiện trạng của Công Trái Hoa Kỳ
Nếu coi tổng số trị giá của công khố phiếu là tổng số nợ của Hoa kỳ thì hiện nay tổng số nợ nầy được chia ra như sau:
• Hoa Kỳ thiếu công chúng Hoa Kỳ (U. S. public) 32% tổng số nợ.
• Hoa Kỳ thiếu Ngân hàng Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bank) 44% tổng số nợ.
• Hoa Kỳ thiếu ngoại quốc (foreign countries) 23% tổng số nợ.
Như vậy, theo thống kê 2007, Hoa Kỳ thiếu nợ chính mình 77% và thiếu ngoại quốc 23 % của tổng số nợ.
4. Trung Cộng và Quốc Trái Hoa Kỳ
Trong những ngày qua, một số chính trị gia, báo chí và các cơ quan truyền thông khác cho rằng Trung Cộng là chủ nợ to của Hoa Kỳ, và vì thế Hoa Kỳ đang đứng bên bờ của vực thẩm của khánh tận (bankruptcy). Những con số được trình bày dưới đây cho thấy đó là một sự thổi phồng quá đáng nhằm gây lo lắng cho quần chúng với mục đích chính trị hoặc tâm lý.
Biểu đồ dưới đây trình bày tổng số quốc trái của Hoa Kỳ (dưạ theo thống kê 2009) chia làm nhiều phần gồm cả tổng số trái phiếu Hoa Kỳ mà 2 nước Trung Hoa Lục Địa (Mainland China) và Nhật Bản (Japan) đã mua.
Theo biểu đồ nầy, rõ ràng, không như người ta nghĩ (ảnh hưởng bởi sự bi thảm hoá của các chính trị gia và báo chí). Hoa kỳ trong năm 2009 thiếu Trung Cộng chỉ có 6.8% , và Nhật Bản, 5.69% tổng số quốc trái. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Trung Cộng và Nhật Bản là 2 nước đầu tư nhiều nhất vào công khố phiếu Hoa Kỳ (tổng trị giá trái phiếu HK mà ngoại quốc mua = tổng số nợ mà HK phải trả khi đáo hạn).
Số nợ mà Hoa Kỳ thiếu ngoại quốc thật sự là tiền đầu tư của ngoại quốc vào công khố phiếu Hoa Kỳ (U.S. treasury bills) và các trái phiếu khác (như U.S. saving bonds và notes), chứ không phải Hoa kỳ trực tiếp mượn tiền của ngoại quốc như cá nhân vay nợ của ngân hàng. Nên lưu ý rằng các công khố phiếu và trái phiếu đều có hạn kỳ hoàn trả (ngắn hoặc dài hạn tùy theo loại (thí dụ 5-year hoặc 10-year treasury bills). Vì các công khố phiếu hoặc trái phiếu được mua trong những thời điểm khác nhau và được trao đổi trên thị trường tài chánh như cổ phiếu của các công ty. Điều nầy cho thấy là các “chủ nợ” (creditors, đúng ra, nhà đầu tư) không thể “đòi nợ” ngay lập tức vào bất cứ lúc nào mà phải đợi đến khi đáo hạn (hoặc bán lại trên thị trường). Như thế Hoa kỳ không phải thanh toán tất cả số nợ trong một lúc trong bất cứ thời điểm nào.
Trở lại biểu đồ trên, ta thấy rằng Trung Cộng (Mainland China) chỉ chiếm 6.63 % tổng số nợ của Hoa Kỳ. Con số nầy cho thấy rõ ràng là Trung Cộng không phải là chủ nợ to lớn của Hoa Kỳ. Như thế việc đầu tư của Trung Cộng vào trái phiếu của Hoa Kỳ không quan trọng như người ta thường nghĩ (hoặc cố tình thổi phồng). Sau đây là số đầu tư của các “creditors” vào trái phiếu Hoa Kỳ. Đứng đầu là Trung Cộng với $867.7 billion (khoảng 5.8% GDP của Hoa kỳ).
• Trung Cộng: $867.70 billion
• Nhật Bản : $786.70 billion
• Anh Quốc: $350.0 billion
• Brazil: $161.4 billion
• Hong Kong: $145.70 billion
• Russia: $126.80 billion
• Trung Hoa Quốc Gia (Taiwan): $126.20 billion
—————–
source: The World Fact Book
Tóm lại, các con số thống kê trên đây cho thấy rằng (1) Tương đối với GDP, Hoa Kỳ không phải là “con nợ” lớn nhất trên thế giới, (2) Trung Cộng không phải là “chủ nợ” khổng lồ của Hoa Kỳ (3) Hoa kỳ không thể bị khánh tận vì vay nợ của ngoại quốc, và (4) 77% số nợ của HK là nợ chính mình, và dĩ nhiên không ai bị vỡ nợ vì vay tiền của chính mình.
(Còn tiếp: ảnh hưởng của National Debt)
MUỐN BẢO VỆ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM,
TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN
TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN
Hương Saigon
.
.
.
No comments:
Post a Comment