Phạm Xuân Đài
Saturday, May 14, 2011
Sách dày 216 trang khổ lớn, Nhất Uyên biên soạn, Khuê Văn (Paris) xuất bản. Giá 30 USD kể cả cước phí. Tiền lời quyển sách sẽ dùng ủng hộ gia đình Cù Huy Hà Vũ trong cơn hoạn nạn.
Liên lạc:
TS Phạm Trọng Chánh
129 Avenue Rouget de l’Isle
94 400 Vitry sur Seine - France
Tel: 06 48 71 35 08
TS Phạm Trọng Chánh
129 Avenue Rouget de l’Isle
94 400 Vitry sur Seine - France
Tel: 06 48 71 35 08
Người soạn cuốn sách đặc biệt này là Tiến sĩ Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh, cũng là người làm thơ và đã xuất bản nhiều sách về văn học. Năm 1981 khi ông gặp nhà thơ Xuân Diệu tại Paris thì ông mới 30 tuổi, và Xuân Diệu lúc ấy đã 65, thế mà hai người đã trở nên rất thân với nhau. Sau đó Xuân Diệu đã ký thác toàn bộ di cảo và sách vở cả đời mình cho Nhất Uyên. Sau nhiều năm đọc, chọn lựa và phân loại thơ, Nhất Uyên đã sắp xếp thành một cuốn “Tự Điển Tình Yêu” bằng toàn thơ tình của Xuân Diệu.
Để soạn cuốn “tự điển” này, Nhất Uyên đã phải đi sâu vào gia tài thi ca đồ sộ của Xuân Diệu được sáng tác trong suốt 47 năm, từ 1933 đến 1980. Bắt đầu từ tập thơ đầu tiên, Thơ Thơ (1933-1938), ông trích 34 bài; rồi đến Gửi Hương Cho Gió (1936-1944) trích 38 bài; rồi tiếp theo là nhiều tập thơ khác từ 1945 cho mãi đến tập cuối cùng là Thanh Ca (1967-1980) mỗi tập một số bài, tổng cộng 575 bài.
Thơ đã được chọn, nhưng làm sao thành “tự điển”? Soạn giả phải xếp loại. Xếp loại theo tiêu chuẩn nào? Theo một tiêu chuẩn riêng của soạn giả nghĩ ra. Dựa trên nội dung của các bài thơ, ông chia thơ tình Xuân Diệu thành 65 “mục”, mỗi mục là một chủ đề, bài nào thích hợp với nhóm nào thì nằm vào nhóm đó. Chúng ta có: Tình thi sĩ, Tình yêu, Tình thơ, Tình học sinh, Tình mộng, Tình tương tư, Tình câm, Tình sao, Tình chim bướm, Tình hoa lá v.v... cho đến mục chót “Tình mai sau. Di chúc” tổng cộng là 64 mục.
Xuân Diệu và Nhất Uyên tại Pháp, 1981.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhH9BHXSB-J9hz2QKef5EGDd6vV5jKMsEa2rX8a815Dvuw4MO7aJuh8z4vS0RDpej0ex_O4MPsFI4dpVoiIzGgkYL3V9LQVjy_cGAH2sAeiWXld4PIwhWcE6hER_NnbaLaCsPi3SI_gDQ/s1600/Xu%25C3%25A2n+Di%25E1%25BB%2587u%2526Nh%25E1%25BA%25A5t+Uy%25C3%25AAn.jpg
Có thể có người hỏi: chia như thế có ích lợi gì không? Thơ tình là thơ tình, sao phải phân chia thành loại tình này, tình kia? Chúng tôi nghĩ sự phân chia như thế cũng có cái ích lợi tích cực của nó: trước một khối lượng thơ ca quá lớn, cũng nên nghĩ ra một cách phân loại nào đó để người yêu thơ dễ tìm kiếm. Vả lại trong khi phân loại, ngoài một số ít chủ đề có thể gượng gạo, người biên soạn có thể nhìn thấy một số đề tài mà thi sĩ yêu mến, quan tâm một cách đặc biệt, đó cũng là một cách phát hiện khuynh hướng cảm hứng của thi nhân. Ví dụ mục XIX. Tình Nhạc, soạn giả đã cho thấy âm nhạc đã đóng vai trò thế nào đối với Xuân Diệu: “Nhạc là yếu tố quan trọng trong thơ Xuân Diệu. Bài Huyền Diệu từ năm 1938 nhà thơ đã viết:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Như người say rượu tối tân hôn
Như hương thấm tận qua sương tủy
Âm điệu thần tiên thấm tận hồn
... Xuân Diệu rất rành những điệu nhạc dân tộc của đàn nhị hồ, của nguyệt cầm, của tiếng sáo và thuộc cả bài bản Lạc Âm Thiều, Mạnh Lệ Quân, khúc Hậu Đình Hoa, Cao Sơn, Lưu Thủy... Nghe đàn nhị hồ:
Nhị hồ để bốc niềm cô tịch
Không khóc nhưng mà buồn hiu hiu
Nghe đàn nguyệt cầm:
Thu lạnh trời ơi nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người.”
Và như chúng ta đã biết, nhạc đã đi vào thơ Xuân Diệu, để rồi Cung Tiến, lại từ thơ Xuân Diệu đã mở đường đi ra nhạc với bài Nguyệt Cầm. Tình thơ và tình nhạc tương tác và quyện lẫn vào nhau trong những tâm hồn nghệ sĩ.
Tương tự như âm nhạc, cuốn tự điển này còn đưa ra nhiều thể loại khác giúp ta biết các chủ đề rất phong phú trong sáng tác của Xuân Diệu: tình thời gian, tình không gian, tình núi, tình đồi... Dĩ nhiên khi sáng tác nhà thơ không nhằm vào một chủ đề rõ rệt nào mà chỉ diễn đạt các xúc cảm trong lòng mình, nhưng người làm tự điển đã tùy theo nội dung của mỗi bài thơ mà thẩm định và phân loại, công khó đã bỏ ra rất nhiều.
Một quyển tự điển về thơ tình của một tác giả là một ý tưởng mới mẻ trước đây hình như chưa có trong văn học Việt Nam. Xuân Diệu là “vua thơ tình”, tác phẩm thơ ca của ông nhiều và đa dạng thì có hình thức nào đó để dễ “tra”, dễ tìm kiếm thì cũng là thuận tiện cho giới độc giả. Ai không thích gọi là tự điển thì cứ coi đây là một tuyển tập thơ tình Xuân Diệu, được phân loại để tiện dụng cho người thích đọc thơ. Sáng kiến và công sức thực hiện này của soạn giả Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh rất đáng trân trọng.
Có thể có người hỏi: chia như thế có ích lợi gì không? Thơ tình là thơ tình, sao phải phân chia thành loại tình này, tình kia? Chúng tôi nghĩ sự phân chia như thế cũng có cái ích lợi tích cực của nó: trước một khối lượng thơ ca quá lớn, cũng nên nghĩ ra một cách phân loại nào đó để người yêu thơ dễ tìm kiếm. Vả lại trong khi phân loại, ngoài một số ít chủ đề có thể gượng gạo, người biên soạn có thể nhìn thấy một số đề tài mà thi sĩ yêu mến, quan tâm một cách đặc biệt, đó cũng là một cách phát hiện khuynh hướng cảm hứng của thi nhân. Ví dụ mục XIX. Tình Nhạc, soạn giả đã cho thấy âm nhạc đã đóng vai trò thế nào đối với Xuân Diệu: “Nhạc là yếu tố quan trọng trong thơ Xuân Diệu. Bài Huyền Diệu từ năm 1938 nhà thơ đã viết:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Như người say rượu tối tân hôn
Như hương thấm tận qua sương tủy
Âm điệu thần tiên thấm tận hồn
... Xuân Diệu rất rành những điệu nhạc dân tộc của đàn nhị hồ, của nguyệt cầm, của tiếng sáo và thuộc cả bài bản Lạc Âm Thiều, Mạnh Lệ Quân, khúc Hậu Đình Hoa, Cao Sơn, Lưu Thủy... Nghe đàn nhị hồ:
Nhị hồ để bốc niềm cô tịch
Không khóc nhưng mà buồn hiu hiu
Nghe đàn nguyệt cầm:
Thu lạnh trời ơi nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người.”
Và như chúng ta đã biết, nhạc đã đi vào thơ Xuân Diệu, để rồi Cung Tiến, lại từ thơ Xuân Diệu đã mở đường đi ra nhạc với bài Nguyệt Cầm. Tình thơ và tình nhạc tương tác và quyện lẫn vào nhau trong những tâm hồn nghệ sĩ.
Tương tự như âm nhạc, cuốn tự điển này còn đưa ra nhiều thể loại khác giúp ta biết các chủ đề rất phong phú trong sáng tác của Xuân Diệu: tình thời gian, tình không gian, tình núi, tình đồi... Dĩ nhiên khi sáng tác nhà thơ không nhằm vào một chủ đề rõ rệt nào mà chỉ diễn đạt các xúc cảm trong lòng mình, nhưng người làm tự điển đã tùy theo nội dung của mỗi bài thơ mà thẩm định và phân loại, công khó đã bỏ ra rất nhiều.
Một quyển tự điển về thơ tình của một tác giả là một ý tưởng mới mẻ trước đây hình như chưa có trong văn học Việt Nam. Xuân Diệu là “vua thơ tình”, tác phẩm thơ ca của ông nhiều và đa dạng thì có hình thức nào đó để dễ “tra”, dễ tìm kiếm thì cũng là thuận tiện cho giới độc giả. Ai không thích gọi là tự điển thì cứ coi đây là một tuyển tập thơ tình Xuân Diệu, được phân loại để tiện dụng cho người thích đọc thơ. Sáng kiến và công sức thực hiện này của soạn giả Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh rất đáng trân trọng.
.
.
.
No comments:
Post a Comment