Friday, May 27, 2011

CÁC DÂN BIỂU MỸ LÊN TIẾNG về PHIÊN TÒA Ở BẾN TRE NGÀY 30-5-2011


BBC
Cập nhật: 04:55 GMT - thứ sáu, 27 tháng 5, 2011

Một nhóm dân biểu Hoa Kỳ vừa gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam để bày tỏ quan ngại về vụ xét xử bảy người tội Âm mưu lật đổ chính quyền tại Bến Tre ngày 30/05 tới.
Văn bản đề ngày 26/05 có chữ ký của năm hạ nghị sỹ Edward Royce, Dana Rohrabacher, Loretta Sanchez, Frank Wolf và Zoe Lofgren, cũng là những người đã thường xuyên lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Được biết một dân biểu Canada là ông Wayne Marston thuộc đảng Tân Dân chủ cũng đã có thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về cùng chủ đề này.
Bức thư của các dân biểu Mỹ do ông Edward Royce đề xướng mở đầu bằng việc bày tỏ “quan ngại sâu sắc về cách thức đối xử và phiên tòa sắp tới xét xử bảy nhân vật tranh đấu một cách hòa bình”.
Bảy người này – các ông bà Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy, Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tình và Phạm Ngọc Hoa – đã bị bắt từ giữa năm ngoái và bị giam tại Bến Tre cho tới nay.
Ba người: mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm, được đảng Việt Tân tại hải ngoại nhận là thành viên của họ.
Thư của các vị dân biểu Mỹ nói họ được tin các bị cáo bị giam giữ nhiều tháng mà không được trợ giúp pháp lý và cũng không được người nhà thăm viếng.
Lá thư nhấn mạnh trường hợp mục sư Dương Kim Khải, thuộc hội thánh Tin Lành Mennonite, gọi việc bắt giam và mang ông ra xét xử là “một vết nhơ trong hồ sơ tự do tôn giáo ngày càng gây quan ngại của chính phủ Việt Nam”.

Khiếu kiện đất đai
Các nguồn tin chính thức của nhà nước Việt Nam cho hay bảy bị cáo trên sẽ phải đối diện tội danh Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Tuy nhiên, đảng Việt Tân trong một thông cáo ra mới đây nói họ chỉ là “dân oan” và người giúp đỡ dân oan khiếu kiện các bất công về đất đai.
Một số đảng viên khác của Việt Tân cũng đã từng liên quan các vụ khiếu kiện, biểu tình liên quan đất đai ở Việt Nam.
Tổ chức này bị Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố.
Lá thư của các dân biểu Mỹ và Canada thì nói việc các ông bà Khải, Thúy và Tâm tham gia Việt Tân là “quyền cơ bản” của họ.
Các vị dân biểu khuyến nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chúng tôi yêu cầu Ngài chấm dứt việc bắt giữ công dân vì tham gia tổ chức hòa bình dù là với mục đích tôn giáo hay chính trị”.
“Chúng tôi hy vọng Ngài sẽ bỏ tội danh lật đổ đối với bảy nhân vật đấu tranh hòa bình này.”
Đây không phải lần đầu tiên các nghị sỹ có tên ở trên gửi thư can thiệp cho các trường hợp bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam từng gọi các dân biểu này là “thiếu thiện chí”, có vị bị Việt Nam khước từ nhập cảnh.

--------------------------------

Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-05-26
Dự kiến ngày 30/5, tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre sẽ xét xử bảy người. Trong số này có ba người bị cho là thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức có trụ sở tại Mỹ và bị chính quyền VN cho là khủng bố.
Trước khi phiên xử diễn ra, Gia Minh hỏi chuyện thân nhân và luật sư của một trong bảy bị cáo, cũng như một người khiếu kiện lâu nay và có biết những bị cáo.

Giúp dân oan là có tội
Bảy người gồm mục sư Dương Kim Khải phụ trách một hội thánh Tin Lành Memnonite tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, và Trần Thị Thúy ở Đồng Tháp, ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tình và bà Phạm Thị Hoa. Những người này bị bắt hồi giữa năm ngoái và bị giam tại Bến Tre từ đó cho đến nay.
Mục sư Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm được nói là thành viên của Việt Nam Can Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân.
Theo cáo trạng thì những người trên bị cáo buộc âm mưu lật đổ chế độ theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Kể từ khi bị bắt cho đến nay gần một năm, nhưng thân nhân của những người vừa nói không được gặp mặt như trình bày của anh Trần Thanh Tuấn, em của bà Trần Thị Thúy sau đây:
“Từ ngày bị bắt đến giờ chỉ gửi quà chứ chưa được gặp mặt.”
Luật sư Huỳnh Văn Đông là người nhận bào chữa cho bà Trần Thị Thúy và ông Phạm Văn Thông, cho biết mức độ được tham gia để chuẩn bị bào chữa cho hai người này trước tòa như sau:
“Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ cho chúng tôi đọc hồ sơ, ghi chép, nhưng không cho chúng tôi sao chụp những tài liệu đó. Tôi thấy rằng như vậy là trái qui định của pháp luật; tuy nhiên chúng tôi cũng có đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ một cách thoải mái.”
Mẹ của bà Trần Thị Thúy trình bày lại sự việc cơ quan chức năng đến bắt giam bà Thúy, cũng như những hành xử đối với gia đình bà:
“Khi không cả mấy chục người ùa lên đầu trên, đầu dưới bắt và còng trói mẹ con tôi. Chuyện oan ức của gia đình tôi liên quan đến mấy chục công đất ở dưới Tam Nông, họ lấy đất của mẹ tôi, chị tôi và của tôi mấy chục năm nay. Khu sau hè nhà tôi bồi thường có 10.500 tôi không nhận tiền. Giờ làm như vậy bức xúc gia đình tôi quá.”
Anh Trần Thanh Tuấn bày tỏ quan điểm về những việc làm của chị Trần Thị Thúy:
“Chị giúp hướng dẫn cho những người dân không biết để viết đơn từ. Thực sự chị tôi không làm điều gì vi phạm điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền. Việc giúp cho dân oan lẽ ra chị tôi là người có công chứ không phải có tội.”

Nạn nhân thành tội phạm?
Về những hoạt động của bà Trần Thị Thúy, cũng như của ông Phạm Văn Thông bị phía kiểm sát buộc vào điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam thì luật sư Huỳnh Văn Đông có lập luận:
“Qua xem xét hồ sơ và qua tiếp xúc với hai khách hàng của mình trong trại, cả chị Thúy và anh Thông đều không thừa nhận hành vi đó là hành vi phạm tội. Cáo trạng và kết luận điều tra chỉ dựa chủ yếu vào một điểm là hai người đã tham gia vào tổ chức Đảng Việt Tân. Theo nhận định của nhà nước Việt Nam thì tổ chức Việt Tân là ‘phản động, chống đối Nhà Nước’, thì chị Trần Thị Thúy tham gia Đảng Việt Tân mặc nhiên phạm tội. Đó là ý mà trong cáo trạng và kết luận điều tra mà tôi nhận thấy. Ngoài ra những hành động cụ thể của hai khách hàng của tôi thì họ chưa làm gì hoặc làm những việc có ích cho xã hội. Đơn cử như cơ quan chức năng có thu giữ hoặc họ có khai báo chuẩn bị phát tán những tài liệu khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Quy kết những hành vi đó là âm mưu lật đổ chính quyền, chúng tôi thấy không thuyết phục.”

Mặc dù nhận bào chữa cho bà Trần Thị Thúy và ông Phạm Văn Thông, luật sư Huỳnh Văn Đông có ý kiến như sau:
"Tôi không tin tưởng sẽ có sự thuyết phục đối với Hội đồng Xét xử của Việt Nam. Qua kinh nghiệm của tôi với những vụ án như thế này, các tòa án khác theo tôi làm theo chỉ đạo buộc tội những người này, nên phiên xử chỉ mang tính hình thức mà thôi. Bây giờ tôi có thể khẳng định là mỗi người đã có bản án riêng cho họ rồi.
Về bản án nặng hay nhẹ tùy theo tòa, chúng tôi không thể đưa ra nhận định họ phải chịu bao nhiêu năm tù; nhưng chắc chắn một điều là những hành vi, hoạt động họ không được đánh giá một cách đúng. Những án tù mà họ bị mang trong phiên xử sắp tới là điều chắc chắn.”

Một người khiếu kiện nhà đất suốt 18 năm nay, bà Bảy Lượng tại An Giang, từng biết bảy người sắp ra tòa cho biết ý kiến về phiên xử sắp đến:
“Những người dân đi khiếu kiện là nạn nhân bị mất mát chứ không phải tội phạm. Tại sao đưa ra tới tòa xử? Tôi phải bằng mọi cách đến để xem tòa xử thế nào? Tại sao đưa họ ra xử làm tôi ngạc nhiên quá.
Tôi không tin tưởng vào công lý ở đây, vì ở đây không có công lý. Rồi cũng không có luật pháp. Tôi rất vô vọng, không còn tia hy vọng gì. Nhưng như trong gia đình tôi mà cha mẹ bức xúc quá với con cái, thì tôi tin tưởng những người láng giềng sẽ không bỏ tôi.”

Tại những quốc gia mà ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp có sự độc lập rõ ràng, thì những phiên xét xử tại tòa được người dân kỳ vọng rất nhiều, bởi tại đó công lý sẽ chiếm thế thượng phong, và công - tội sẽ được tranh biện một cách minh bạch. Tuy nhiên, những phiên xử như phiên sắp diễn ra đối với bảy người đang bị giam ở Bến Tre, cả những người trong và ngoài cuộc đều có thể hình dung ra trước kết cục của phiên xử và bản án sẽ tuyên.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

--------------------------

RFA
21.05.2011

----------------------------

Tú Anh   -   RFI
Thứ bảy 21 Tháng Năm 2011

------------------------

Việt Tân
Cập nhật ngày: 20/05/2011

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com

Thông Cáo Báo Chí
Nhà cầm quyền CSVN dựng phiên tòa xử dân oan và tín đồ Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo tại Bến Tre

Tin tức từ Bến Tre cho biết nhà cầm quyền CSVN sẽ dựng phiên tòa vào ngày 30/5/2011 để xét xử một số dân oan và tín đồ Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, gồm có:

1. Mục sư Dương Kim Khải
2. Bà Trần Thị Thúy
3. Ông Nguyễn Thành Tâm
4. Ông Phạm Văn Thông
5. Ông Nguyễn Chí Thành
6. Bà Phạm Ngọc Hoa
7. Ông Cao Văn Tỉnh

Tất cả đều bị gán ghép vào tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của luật hình sự CSVN, vì cho là có liên hệ với đảng Việt Tân.
Đảng Việt Tân khẳng định 7 đồng bào nêu trên đều là những người yêu nước, sống với đức tin và lý tưởng, xả thân vì quyền lợi của người khác bất kể những khó khăn và thiệt thòi cho chính mình.
Đây là những người dân oan đã đi khiếu kiện nhiều năm qua để đòi công lý cho chính mình và nhiều bà con dân oan khác. Hầu hết là tín đồ nhiệt thành của Giáo hội Tin Lành Mennonite (mà nhiều người gọi thân thương là Hội Thánh Chuồng Bò). Chính ước mong đưa tình yêu của Đấng Christ đến cho con người và tình nghĩa đồng bào đã khiến những anh chị em này dấn bước vào nỗ lực đấu tranh ôn hòa của bà con dân oan để đòi lại quyền sống và công bằng xã hội.
Ngoài ra, như đã thông báo trước đây, Mục sư Dương Kim Khải, Bà Trần Thị Thúy và Ông Nguyễn Thành Tâm còn là những đảng viên Việt Tân, dấn thân tranh đấu để xây dựng một đất nước Việt Nam tiến bộ và dân chủ. Tham gia đảng phái và hoạt động chính trị là một quyền căn bản của con người đã được qui định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Vì thế, việc đối xử tàn tệ và nay cáo buộc những con người đầy nhân bản này tội danh “âm mưu lật đổ chế độ” theo Điều 79 luật hình sự, không chỉ là sự gán ghép hoàn toàn vô căn cứ và phi lý, mà còn để lộ rõ ý đồ của nhà cầm quyền. Đó là dùng hệ thống luật pháp để che đậy hành vi chà đạp nhân quyền và để bịt miệng những oan trái do chính chế độ gây ra.
Đảng Việt Tân sẽ đệ trình các bằng chứng và chính thức kiện những nhân sự trách nhiệm thuộc nhà nước CSVN liên quan đến chiến dịch trấn áp tại Bến Tre ra trước cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về những hành vi bắt người tùy tiện và tra tấn.
Chúng tôi kính kêu gọi mọi người mọi giới, bằng nhiều cách, hãy bày tỏ lòng ủng hộ và tiếp tay tranh đấu cụ thể cho 7 đồng bào của chúng ta, những người đã và đang xả thân vì hạnh phúc của người khác và tương lai đất nước.

Ngày 20 tháng 5 năm 2011
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
----------------------

Straits Times - AFP
May 21, 2011

HANOI – SEVEN rights campaigners are due to stand trial in Vietnam accused of attempting to overthrow the communist government, political opposition group Viet Tan said.
All seven were arrested in summer 2010 and have not had access to families or lawyers, said Viet Tan, which described the accused as ‘Vietnamese patriots, faithful to their religious ideals, and selflessly serving their communities’.
The defendants, who are set to go on trial on May 30, face charges under Penal Code Article 79, punishable by jail or a death sentence on conviction, because of affiliation with Viet Tan, according to the US-based group.
‘They are aggrieved citizens who have petitioned for many years for legal redress, both for themselves and others victimised by government corruption,’ the group said in a statement released on Friday.
Viet Tan, which is also known as the Vietnam Reform Party, describes itself as non-violent and pro-democracy but Vietnam – a one-party communist state – calls it a ‘terrorist group’.
The case is the latest in a string of trials of activists in Vietnam. Amnesty International has said dozens of peaceful political critics have been sentenced to long prison terms since a crackdown on free expression began about 18 months ago. — AFP
.
.
.

No comments: