Âu Dương Thệ
Friday, May 20, 2011
Bầu cử Quốc hội là „ngày hội“ của những người độc tài nói dối!
· Dậy „bầy sâu“ học tập theo „Bác“, trong khi hàng trăm ngàn dân trên quê hương Bác đang đói!
· Bóp nghẹt báo chí, đàn áp trí thức dân chủ!
"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này!"
Trương Tấn Sang, uỷ viên BCT, Thường trực BBT tuyên bố tạị Quận 1 Sài gòn ngày 7.5
------------------------
Cách làm „dân chủ thực“ của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc bầu cử Quốc hội
Trong những ngày qua từ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang tới Nguyễn Tấn Dũng và các uỷ viên Bộ chính trị khác đều lần lượt chỉnh tề „ra mắt cử tri“ tại các đơn vị ứng cử của họ. Người nào cũng giữ thái độ rất trân trọng làm như rất lắng nghe ý kiến của cử tri. Chả thế vào cuối những cuộc họp như vậy chính người đứng đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã trịnh trọng coi đây là những cuộc „sát hạch“ ([1]) của cử tri, như học sinh và sinh viên bị giáo sư sát hạch trong các kì thi!
Thực tình thì các cuộc đi „ra mắt cử tri“ của ông Trọng và các uỷ viên Bộ chính trị chỉ là cách cưỡi ngựa xem hoa, bởi vì chuyện thắng cử đã xong từ trước cuộc bầu cử! Tuy nhiên ngoài miệng Nguyễn Phú Trọng nói như vậy để tỏ rằng, cuộc bầu cử Quốc hội khoá 13 sắp được tổ chức vào Chủ nhật 22.5 là „dân chủ thực chứ không phải dân chủ hình thức“, như lời hứa của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp báo ra mắt lần đầu dưới cương vị tân Tổng bí thư ngày 19.1.2011. ([2]) Nhưng mặt khác, qua thái độ hành xử đóng kịch trơ trẽn này khiến cho những ai còn biết giữ tư cách và lòng tự trọng sẽ cảm thấy sự thật chua chát đến thật buồn nôn về người cầm đầu chế độ toàn trị. Nguyễn Phú Trọng đã cao ngạo đến mức dám diễu cợt dùng ngôn ngữ giả nhân giả nghĩa trước hàng triệu người theo dõi đài hay đọc báo!
Nhưng ai cũng biết, không phải các cử tri nào cũng đều được quyền tới tham dự các cuộc gặp cử tri của các quan trong Bộ chính trị. Thực ra chỉ có một số người, mà chính báo chí lề phải cũng đã xác nhận là „những đại biểu cử tri“ (tuy chẳng ai cử họ làm đại biểu cả, mà chỉ có công an phường chọn lựa thôi) mới được tới „sát hạch“ các quan đỏ mà thôi! Tức là chỉ một số người dân ở địa phương được bọn mật vụ chọn lọc mới được phép tham dự. Nếu ai còn nghi ngờ thì hãy nhìn vào các hình ảnh tường thuật trên các đài truyền hình và báo chí thì sẽ thấy ngay, cử tri nào cũng ăn mặc rất tươm tất, có khi quần là áo lượt còn hơn cả các ứng cử viên Quốc hội nữa! Cũng chính vì thế trong phần chất vấn, sau một vài câu hỏi cò mồi không nói ai cũng biết, thì hầu hết các cử tri (đại biểu cử tri) đều ca tụng các ứng cử viên (uỷ viên Bộ chính trị) là những người tài đức, có tinh thần cách mạng và thành tích cao, xứng đáng được bầu vào Quốc hội khoá mới để đại diện nhân dân….! Đấy, „dân chủ thực sự“ dưới thời Nguyễn Phú Trọng là thế, khác hẳn thời Đỗ Mười- Nông Đức Mạnh!
Như thế vẫn chưa đủ để thấy Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và các uỷ viên Bộ chính trị đã có thái độ „nghiêm túc“ và tinh thần „dân chủ“ như thế nào trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá 13 mà họ gọi là „ngày hội lớn“! Trước đó ít lâu, họ còn tổ chức ở các công sở nơi các quan uỷ viên Bộ chính trị hay uỷ viên Trung ương đảng đang làm việc các buổi họp „giới thiệu các ứng cử viên“ hay „lấy ý kiến cử tri“, một hình thức trưng cầu ý kiến của các công nhân viên. Báo chí lề phải tường thuật, tại Văn phòng trung ương đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ… Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đều được 100% cử tri tại đây đề cử làm ứng cử viên đại biểu Quốc hội! ([3]) Rõ ràng họ bày ra trò con nịnh bố! Có nhân viên nào trong chế độ toàn trị dám công khai tố cáo hay phê bình các quan đứng đầu nơi đang ban phát miếng cơm manh áo cho mình? Đấy, „dân chủ thực sự“ dưới thời Nguyễn Phú Trọng là như thế!
Vì thế, cuộc bầu cử Quốc hội tốn kém tới 700 tỉ đồng do tiền thuế của dân, nhưng với các cách vận động này thì Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, các uỷ biên Bộ chính trị cũng như nhiều uỷ viên Trung ương đảng sẽ chiếm được ít nhất 90% số phiếu của cử tri! Chẳng những thế, trên 90% ứng cử viên là đảng viên ra tranh cử trong Quốc hội khoá mới, mặc dầu số đảng viên chỉ có trên 3% dân số! Tuyệt đại nhân dân bị tước đoạt quyền ứng cử. Kết quả ai cũng thấy trước là, cũng như các lần trước, trên dưới 90% đại biểu Quốc hội khoá 13 cũng sẽ là người của Đảng cộng sản. Họ độc quyền giành chỗ cho những người chỉ biết gật. Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất là như thế!
Nhiều giới nghĩ rằng, nếu dùng số tiền lớn 700 tỉ trên để giúp hàng trăm ngàn dân Thanh Hoá - Nghệ An –quê hương của Bác- đang đói, hay giúp hàng triệu công nhân và viên chức đang ngày đêm méo mặt vì nạn lạm phát phi mã thì ích lợi hơn việc dùng tiền này cho cuộc bầu cử hoàn toàn vô dụng và vô ý nghĩa!
Học tập đạo đức Bác, nhưng làm sao đảng cầm quyền đang trở thành „một bầy sâu“ tham quyền-tiền?
Vài hôm trước ngày sinh nhật của người sáng lập chế độ toàn trị, ông Trọng đã ra Chỉ thị số 3-CT/TW ngày 14.5 „về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“. ([4]) Điểm 4 của Chỉ thị ghi rõ „ Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.“ Trong đó Nguyễn Phú Trọng đòi hỏi đảng viên các cấp phải „ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người, nhất là vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt các cấp, của người đứng đầu, của cấp trên“. Chỉ thị này còn nói rõ: „Quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, của cán bộ, đảng viên. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.“
Nếu đối chiếu những gì ông Trọng đòi hỏi các cấp phải làm, phải thực hiện, nhất là với các „cán bộ lãnh đạo chủ chốt“, như „tự giác đi đầu, gương mẫu“, với những gì thực tế đang diễn ra ngay đối với các uỷ viên Bộ chính trị hiện nay thì người ta thấy rõ khác biệt như trắng với đen, ngày với đêm! Rõ ràng nhất, thời sự nhất, trắng trợn nhất và cũng khủng khiếp nhất là những quyết định của các uỷ viên Bộ chính trị trong vụ Vinashin, một tập đoàn kinh tế nhà nước đã gây ra số nợ khổng lồ trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD). Trong đó người ta thấy rất rõ là, Nghị quyết của Bộ chính trị sau chửi cha và xoá bỏ nghị quyết của Bộ chính trị trước đó chỉ một thời gian ngắn. Giơ cao đánh khẽ, thậm chí chẳng đánh đòn mà còn tha bổng cho nhau!
Thật vậy, chính Bộ chính trị trước đó vào đầu tháng 8.2010 đã xác nhận, mặc dầu các cơ quan kiểm tra của Đảng và Chính phủ đã ra tay trên 10 lần, mặc dầu Bộ chính trị đã đưa ra kết luận kết án những sai trái của những cơ quan và người đứng đầu và mặc dầu sau đó người cầm đầu chính phủ là Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn nhận những sai lầm trước Quốc hội. Nhưng cuối cùng trước Đại hội 11 hai tháng chính những người này lại đã họp mật với nhau vào đầu tháng 11.2010, toa rập với nhau tự tha bổng lẫn cho nhau: „„Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân.“ (Kết luận của Bộ chính trị số 88 ngày 8. 11. 2010).([5]) Nhờ vậy họ có quyền nhẩy cao hơn hay tiếp tục giữ những chức vụ cao cấp trong Đảng và Chính phủ! Và chỉ sau Đại hội 11 khi chia ghế chia phần đâu vào đấy họ mới để cho Nguyễn Sinh Hùng cho nhân dân biết một sự thực tồi tệ nhất đã xong! ([6])
Như vậy, thay vì „Quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt“ thì trong vụ Vinashin chính những người đứng đầu không dám tự giác nhận trách nhiệm, không dám từ chức để làm gương! Cho nên dù có dùng ngôn ngữ đẹp hay với vẻ trịnh trọng nhưng Chỉ thị số 3-CT/TW ngày 14.5 của Nguyễn Phú Trọng chỉ núp bóng và mượn danh nghĩa của người đã mất để nhằm phục vụ ai và đánh lừa ai thì đã rất rõ ràng!
Giải đáp các câu hỏi này đã được chính Trương Tấn Sang, người thứ hai sau Nguyễn Phú Trọng, trong hệ thống quyền lực của chế độ toàn trị. Ngày 7.5 trước cử tri Quận 1 ở Sài gòn ông Sang đã xác nhận thành quả tinh thần „tự giác“ và „gương mẫu“ của các cấp cán bộ từ cao cấp trở xuống trong việc chống tham nhũng của chế độ toàn trị trong cả chục năm qua như sau:
"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này" ([7])
Nhìn nhận thất bại thảm thê trong quốc sách chống tham nhũng như thế, ông Sang đã xác nhận Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn toàn bất lực trong việc chống tham nhũng. Vì từ khi làm Thủ tướng vào mùa hè 2006, ông Dũng còn kiêm Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng. Chính Trương Vĩnh Trọng, uỷ viên Bộ chính trị kiêm Phó thủ tướng và phụ tá của Nguyễn Tấn Dũng trong Ban này đã từng kênh kiệu hô hoán lên rằng: Chuyến này Tướng xuất thì bọn tham quan không còn đường chạy! Nay theo lời nhìn nhận của Trương Tấn Sang thì không chỉ một vài con sâu tham nhũng mà nó đang sinh sôi nẩy nở thành cả bầy sâu trong chế độ toàn trị, nó đang hút máu mủ nhân dân, xà xẻo công quĩ để được ngồi cao và sống sang giầu trong các biệt thự mặc sự đói nghèo của bao triệu nhân dân! Bởi vì khi các „tướng“ đã chỉ biết tôn thờ quyền-tiền thì bọn quan quân bên dưới sẽ thả cửa tự do ăn bẩn!
Nguyên nhân từ đâu đưa đến tình trạng tham nhũng ăn bẩn ngày càng bất trị của các quan lãnh đạo đã được chính cựu tướng Công an và nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học, Bộ Công an Lê Văn Cương nhìn nhận qua kinh nghiệm bản thân trong cuộc toạ đàm vừa được Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 10.5 là từ ngay bản chất của chế độ toàn trị, một chế độ mà „quyền lực không được giám sát“:
"Quyền lực không được giám sát là quyền lực sẽ bị tha hóa. Đó là tất yếu và không có ngoại lệ". ([8])
Cùng một nhận định về các nguyên nhân đưa đến tình trạng ngày càng tha hoá đạo đức của một nhóm vài người có quyền lực này, nguyên uỷ viên Bộ chính trị và cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã kết án sự tha hoá đạo đức chính trị ở cấp cao nhất của chế độ toàn trị là từ một chế độ một người làm vua thời phong kiến nay trở thành chế độ „Vua tập thể“ của một vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị! ([9]) Dưới thời phong kiến trước đây, lệnh của vua chúa là luật. Nay dưới thời „vua tập thể“ của chế độ XHCN, họ ra hàng loạt đạo luật, nhưng chỉ nhằm áp chế những người thấp cổ bé miệng, còn chính họ lại ngồi xổm trên luật!
Hành động của Nguyễn Phú Trọng như thế nào?
Thật vậy, đúng lẽ ra để ngăn cản sự tha hoá của quyền lực và chấm dứt tham nhũng, ăn bẩn của các tham quan thì người cầm đầu phải có can đảm và ý chí từ bỏ những sai lầm được coi là nguyên nhân đẻ ra nó, tức là nạn độc quyền của chế độ toàn trị. Nhưng từ khi làm tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và một vài người thân cận trong Bộ chính trị có muốn loại trừ các nguyên nhân này hay lại khuyến khích và bảo vệ nó?
Từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 5 Nguyễn Phú Trọng đã phóng tay giao cho thân tín là tân uỷ viên Bộ chính trị và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh mở liên tiếp ba „Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết của Đại hội 11“([10]) cho hàng ngàn cán bộ chủ chốt của các tỉnh, thành phố phía Bắc; các tỉnh, thành phố phía Nam và các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây nguyên theo Chỉ thị số 1-CT/TW ngày 17.3.2011 của Bộ chính trị đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Trong đó ưu tiên đặc biệt tới đề cao và ca ngợi „Cương lĩnh Chính trị 2011“ vừa được thông qua trong Đại hội 11 mà tác giả cũng là Nguyễn Phú Trọng. Một số điểm then chốt của Cương lĩnh này là khăng khăng duy trì chế độ độc đảng , duy trì chế độ kinh tế nhà nước làm chủ đạo, tức là cố tình đi ngược tiến hoá của thời đại và cản trở sự phát triển của đất nước, đồng thời làm ngơ trước những tha hoá khủng khiếp của chế độ. Chính vì thế ngay vào đầu tháng 10.2010, ba tháng trước Đại hội 11, nhiều cựu cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu đã mở cuộc „Hội thảo Khoa học“ ngay tại Thủ đô Hà nội kết án nghiêm khắc những chủ trương sai lầm này và chính cựu Phó Thủ tướng Trần Phương, người chủ trì cuộc Hội thảo đã đưa ra kết luận „Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói Xã hội chủ nghĩa mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác.“ ([11] )
GS Tương Lai, một trí thức XHCN, nay đã thức tỉnh, coi Cương lĩnh Chính trị mới do Nguyễn Phú Trọng đưa ra chỉ như „cái sọt rác“:
„Nên nhớ rằng: “Cái sọt rác của lịch sử chứa đầy những cương lĩnh, những kế hoạch rất hay, chỉ có điều chúng không được thực hiện hoặc không thực hiện được“([12])
Nguyễn Phú Trọng, tác giả của Cương lĩnh này, đã ngang ngược không nghe lời khuyên tâm huyết của những vị này, mà lại vẫn ngang ngược đi theo còn đường cũ đã sai lầm. Nay lại còn cao ngạo để cho đàn em Phùng Hữu Phú (phụ tá của Nguyễn Phú Trọng trong khi làm Bí thư Hà Nội vào nửa đầu thập niên thứ nhất của Thế kỉ này), Phó Chủ tịch Hội đồng lí luận trung ương, ca tụng hết mình. Trong Hội nghị đầu tiên „học tập và quán triệt Nghị quyết Đại hội 11“ tổ chức cho các tỉnh và thành phố ở miền Bắc vào 20.4 tại Hà Nội, ông Phú đã hết lời tô điểm:
„ Thứ nhất, đây là cương lĩnh thể hiện tính kiên định và sáng tạo của Đảng ta. Thứ hai, cương lĩnh này đã thể hiện tinh thần kế thừa những nội dung còn nguyên giá trị của cương lĩnh 1991, đồng thời bổ sung, phát triển những nhận thức mới, cách tiếp cận mới. Đây cũng là nguyên tắc của đổi mới, vì đổi mới không phải là phủ định sạch trơn. Thứ ba, cương lĩnh thấm đẫm tính tư tưởng và tràn đầy tinh thần hành động.“ ([13])
Cũng trong Hội nghị đầu tiên này Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện và chỉ thị phải thi hành chính sách kìm kẹp tư tưởng trong đảng cũng như trong xã hội và đàn áp những người khác chính kiến:
“Chúng ta phải nâng cao tính chiến đấu, tính tư tưởng, kiên quyết đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, uốn nắn những nhận thức lệch lạc và bác bỏ các quan điểm thù địch. Như vậy cần phải nắm chắc văn kiện, nắm chắc lý luận, nắm chắc thực tiễn” ([14])
Chính vì thế sau loạt ba Hội nghị bắt các cán bộ cao và trung cấp học thuộc và nhắm mắt làm theo các Nghị quyết của Đại hội 11, nhóm cầm đầu đã triển khai ngay trong các hoạt động báo chí. Họ bắt báo chí lề phải phải viết theo những ý muốn của những kẻ có quyền lực.
Tại Hội nghị báo chí toàn quốc đánh giá công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 vào ngày 5.5 tuy biết rõ nguyên nhân đã biến các cán bộ thành „một bầy sâu“ tham nhũng, lộng hành và đàn áp , nhưng trong diễn văn chỉ đạo Trương Tấn Sang lại vẫn đòi tiếp tục „định hướng báo chí“. Ông Sang đã chỉ thị „chỉ đạo, định hướng thông tin cho báo chí, nhất là đối với các sự kiện lớn, phức tạp, nhạy cảm, có lúc, có việc chưa kịp thời.“([15]) Ông còn lên giọng dậy bảo và đe doạ người viết báo theo lề phải:
„Trong hoạt động báo chí, một số cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên, cả báo viết và báo mạng, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm chính trị, tư tưởng của báo chí, thiếu nhạy cảm về chính trị, có những bài viết không phù hợp với định hướng thông tin, với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của tờ báo; đưa tin quá nhiều về các vụ án, các vụ việc tiêu cực trên một số báo, một trang báo gây cảm giác nặng nề, phản ánh không đúng không khí xã hội và tình hình đất nước“. ([16])
Ở đây người ta thấy, Trương Tấn Sang đã đưa ra chủ trương rất sai lầm và nguy hiểm so với những gì ông đã nhìn nhận về tham nhũng chỉ hai ngày sau đó. Vì khóa miệng nhà báo, bẻ cong ngòi bút thì chỉ có lợi cho bọn tham quan mà thôi, tức là để „bầy sâu“ càng sinh nở thêm và lộng hành trắng trợn hơn!
Cũng trong Hội nghị này Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Truyền thông và thông tin, người trực tiếp chỉ huy báo chí lề phải đã báo cáo tương tự:
„Hoạt động báo chí năm qua cũng bộc lộ một số khuyết điểm, thiếu sót, đó là “thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân...”. Báo cáo nhận định “đây là dạng sai phạm có tác động xấu đến dư luận xã hội, là kẽ hở để báo chí nước ngoài, các trang tin điện tử của các thế lực chống đối lợi dụng để xuyên tạc”. ([17])
Chính vì thế gần đây các tổ chức quốc tế có uy tín như Freedom House và Hội Kí giả không biên giới… đã liệt chế độ Cộng sản VN vào những nước có chế độ đàn áp báo chí.([18])
Không chỉ tiếp tục kìm kẹp báo chí lề phải, những người cầm đầu chế độ còn thực hiện chính sách bất công và đàn áp tự do tín ngưỡng với đồng bào thiểu số, cụ thể như người Hmong ở Mường Né tỉnh Điện Biên từ cuối tháng 4. Sau khi cho quân đội đàn áp làm nhiều người chết và bị thương, họ lại ra lệnh cho công an theo dõi ngày đêm theo chính sách „ba cùng“([19]) và để báo chí viết các bài xuyên tạc theo đúng bài bản như từ mấy chục năm qua. Tình hình cực kì căng thẳng khiến Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, phụ trách công tác khu vực Tây Bắc, đã phải tới dàn xếp. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều chính phủ đã lên tiếng công khai tố cáo và yêu cầu mở điều tra, nhưng họ vẫn làm bộ điếc! ([20])
Ngoài ra Nguyễn Phú Trọng và vây cánh còn dùng phương pháp khủng bố theo dõi và tù đày những trí thức và chuyên viên. Hầu hết những người này chỉ đòi được sử dụng quyền chính đáng của người công dân bằng phương pháp phi bạo lực và tố cáo nạn tham nhũng cũng như kết án các chủ trương bành trướng và thực dân của nhà cầm quyền Bắc kinh đối với biển Đông và tài nguyên của VN. Cụ thể mới nhất là đầu tháng 4 Nguyễn Phú Trọng đã để cho toà án xét xử trái phép nhà luật học Cù Huy Hà Vũ, một trí thức quả cảm đã từng đệ đơn kiện Nguyễn Tấn Dũng. Việc này đã gây xúc động và bất bình rất lớn trong các giới ở trong nước và dư luận quốc tế. Hàng ngàn chuyên viên, trí thức, tướng lãnh và cán bộ cao cấp ở trong nước đã đồng loạt kí tên chung trong trang Bauxite VN đòi trả tự do và danh dự cho Cù Huy Hà Vũ. Trong dịp này BS Phạm Hồng Sơn và LS Lê Quốc Quân chỉ muốn theo dõi phiên toà này nhưng cũng đã bị công an giam giữ ít ngày và nay vẫn bị theo dõi. GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu can đảm viết bài phê bình lối hành xử thô bạo của toà án trong vụ này của chế độ toàn trị là „cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.“ ([21]) Thay vì biết nhận lỗi, họ lại còn hống hách cho tờ Công an Nhân dân lên giọng dạy bảo ([22])!
Theo tờ Bauxite VN, một trang điện tử độc lập của một số trí thức có uy tín chủ trương và được sự hậu thuẫn của rất nhiều chuyên viên và trí thức ở trong và ngoài nước, hiện nay nhà cầm quyền chế độ toàn trị đang ra lệnh cho công an sử dụng những phương pháp đê tiện nhất để theo dõi, doạ nạt, khủng bố và gây khó khăn cho nhiều người ở trong nước đã kí tên trong „Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ“:
„- Cật vấn người ký tên, có khi chỉ cật vấn để biết người ký tên có phải tự nguyện ký hay là do người khác mượn tên của mình; nhưng cũng có khi hoặc công khai hoặc úp mở cho rằng việc ký tên thỉnh nguyện trả tự do cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là việc làm không đúng phép nước.
- Gây áp lực để cơ quan hoặc doanh nghiệp thuê mướn người phải tìm cách sa thải nhân viên là người ký tên thỉnh nguyện trả tự do cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
- Có nơi, các vị khách đó còn bắt người có liên quan phải viết đơn nói rõ tại sao, ai xui giục mình ký tên thỉnh nguyện trả tự do cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
- Tại một số nơi các vị khách này còn xúc phạm các bậc lão thành cách mạng bằng cách đi dò hỏi xem ai viết văn bản hộ các cụ, chữ ký của các cụ có chính xác hay không, có ai đứng đằng sau “ký hộ” các cụ không!“ ([23])
Đơn cử rõ ràng nhất về các hoạt động khủng bố tinh thần đối với những người kí tên đã được chính bà Nguyễn Thị Từ Huy, Tiến sĩ Văn chương Đại học Paris và đang dậy học ở VN, một nạn nhân đã rất can đảm tự tường thuật những hành động cực kì tồi tệ của bọn công an trong việc theo dõi trực tiếp bà và còn áp lực với cán bộ quản lí Đại học nơi bà đang giảng dậy để bắt bà phải rút tên. Trong hai bài „Nhật kí…“ phổ biến trên trang Bauxite VN ngày 9 và 12. 5 TS Từ Huy đã cho biết, người ta đang định tước đoạt quyền tự do căn bản của bà:
„Một vài người xung quanh nói rằng, vì việc ký bản kiến nghị mà có thể tôi bị theo dõi. Tại sao lại theo dõi một người như tôi? Một người không bao giờ làm hại ai (mà cũng không đủ khả năng làm hại ai, một phụ nữ đơn độc, chân yếu tay mềm)“ ([24])
Thế rồi bà thẳng thắn tự đặt câu hỏi về một quê hương cũ mà bà đã trở về để đóng góp:
„Xã hội này có phải đã mất hết ý thức về các giá trị làm người rồi không, mất hết ý thức về các giá trị nhân đạo rồi không, mất hết ý thức về công lý, lẽ phải rồi không? Không, tôi không tin là như vậy.” ([25])
Từ niềm tin sắt đá là chỉ có một số kẻ cầm quyền có lòng dạ tồi tệ, nhưng đa số nhân dân vẫn nuôi một bình minh tươi sáng sẽ tới, cho nên bà quyết chí vượt qua những đe doạ:
„Tại sao làm điều đúng lại phải sợ? Tại sao làm điều tốt lại phải sợ?([26])
„Tại sao không được phép làm điều đúng? Tại sao không được phép làm điều tốt?([27])
“Tuyệt đối ngây thơ, tôi tin rằng những người đang gây áp lực cho trường tôi, những người đang muốn tôi phải sợ hãi, hoặc có thể muốn cả những điều mà tôi không biết, họ cũng là những con người, họ cũng có một bộ óc để nhận thức điều sai đúng và họ cũng có một trái tim người để xúc động và để hướng dẫn hành động của họ.
Tôi vẫn tin như vậy, dù tôi có phải trả giá cho niềm tin của mình.”([28])
Những lời tâm huyết thẳng thắn và rất đúng đắn của một phụ nữ trí thức yêu nước vẫn không đủ đánh động lương tâm và lòng người hay sao? Chả lẽ họ vô cảm đến độ như thế sao? Bao giờ Nguyễn Phú Trọng mới ra lệnh cho công an chấm dứt các hoạt động theo dõi và trả tự do cho những người dân chủ đang bị giam cầm?
Cách làm „dân chủ thực“ của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc bầu cử Quốc hội
Trong những ngày qua từ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang tới Nguyễn Tấn Dũng và các uỷ viên Bộ chính trị khác đều lần lượt chỉnh tề „ra mắt cử tri“ tại các đơn vị ứng cử của họ. Người nào cũng giữ thái độ rất trân trọng làm như rất lắng nghe ý kiến của cử tri. Chả thế vào cuối những cuộc họp như vậy chính người đứng đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã trịnh trọng coi đây là những cuộc „sát hạch“ ([1]) của cử tri, như học sinh và sinh viên bị giáo sư sát hạch trong các kì thi!
Thực tình thì các cuộc đi „ra mắt cử tri“ của ông Trọng và các uỷ viên Bộ chính trị chỉ là cách cưỡi ngựa xem hoa, bởi vì chuyện thắng cử đã xong từ trước cuộc bầu cử! Tuy nhiên ngoài miệng Nguyễn Phú Trọng nói như vậy để tỏ rằng, cuộc bầu cử Quốc hội khoá 13 sắp được tổ chức vào Chủ nhật 22.5 là „dân chủ thực chứ không phải dân chủ hình thức“, như lời hứa của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp báo ra mắt lần đầu dưới cương vị tân Tổng bí thư ngày 19.1.2011. ([2]) Nhưng mặt khác, qua thái độ hành xử đóng kịch trơ trẽn này khiến cho những ai còn biết giữ tư cách và lòng tự trọng sẽ cảm thấy sự thật chua chát đến thật buồn nôn về người cầm đầu chế độ toàn trị. Nguyễn Phú Trọng đã cao ngạo đến mức dám diễu cợt dùng ngôn ngữ giả nhân giả nghĩa trước hàng triệu người theo dõi đài hay đọc báo!
Nhưng ai cũng biết, không phải các cử tri nào cũng đều được quyền tới tham dự các cuộc gặp cử tri của các quan trong Bộ chính trị. Thực ra chỉ có một số người, mà chính báo chí lề phải cũng đã xác nhận là „những đại biểu cử tri“ (tuy chẳng ai cử họ làm đại biểu cả, mà chỉ có công an phường chọn lựa thôi) mới được tới „sát hạch“ các quan đỏ mà thôi! Tức là chỉ một số người dân ở địa phương được bọn mật vụ chọn lọc mới được phép tham dự. Nếu ai còn nghi ngờ thì hãy nhìn vào các hình ảnh tường thuật trên các đài truyền hình và báo chí thì sẽ thấy ngay, cử tri nào cũng ăn mặc rất tươm tất, có khi quần là áo lượt còn hơn cả các ứng cử viên Quốc hội nữa! Cũng chính vì thế trong phần chất vấn, sau một vài câu hỏi cò mồi không nói ai cũng biết, thì hầu hết các cử tri (đại biểu cử tri) đều ca tụng các ứng cử viên (uỷ viên Bộ chính trị) là những người tài đức, có tinh thần cách mạng và thành tích cao, xứng đáng được bầu vào Quốc hội khoá mới để đại diện nhân dân….! Đấy, „dân chủ thực sự“ dưới thời Nguyễn Phú Trọng là thế, khác hẳn thời Đỗ Mười- Nông Đức Mạnh!
Như thế vẫn chưa đủ để thấy Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và các uỷ viên Bộ chính trị đã có thái độ „nghiêm túc“ và tinh thần „dân chủ“ như thế nào trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá 13 mà họ gọi là „ngày hội lớn“! Trước đó ít lâu, họ còn tổ chức ở các công sở nơi các quan uỷ viên Bộ chính trị hay uỷ viên Trung ương đảng đang làm việc các buổi họp „giới thiệu các ứng cử viên“ hay „lấy ý kiến cử tri“, một hình thức trưng cầu ý kiến của các công nhân viên. Báo chí lề phải tường thuật, tại Văn phòng trung ương đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ… Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đều được 100% cử tri tại đây đề cử làm ứng cử viên đại biểu Quốc hội! ([3]) Rõ ràng họ bày ra trò con nịnh bố! Có nhân viên nào trong chế độ toàn trị dám công khai tố cáo hay phê bình các quan đứng đầu nơi đang ban phát miếng cơm manh áo cho mình? Đấy, „dân chủ thực sự“ dưới thời Nguyễn Phú Trọng là như thế!
Vì thế, cuộc bầu cử Quốc hội tốn kém tới 700 tỉ đồng do tiền thuế của dân, nhưng với các cách vận động này thì Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, các uỷ biên Bộ chính trị cũng như nhiều uỷ viên Trung ương đảng sẽ chiếm được ít nhất 90% số phiếu của cử tri! Chẳng những thế, trên 90% ứng cử viên là đảng viên ra tranh cử trong Quốc hội khoá mới, mặc dầu số đảng viên chỉ có trên 3% dân số! Tuyệt đại nhân dân bị tước đoạt quyền ứng cử. Kết quả ai cũng thấy trước là, cũng như các lần trước, trên dưới 90% đại biểu Quốc hội khoá 13 cũng sẽ là người của Đảng cộng sản. Họ độc quyền giành chỗ cho những người chỉ biết gật. Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất là như thế!
Nhiều giới nghĩ rằng, nếu dùng số tiền lớn 700 tỉ trên để giúp hàng trăm ngàn dân Thanh Hoá - Nghệ An –quê hương của Bác- đang đói, hay giúp hàng triệu công nhân và viên chức đang ngày đêm méo mặt vì nạn lạm phát phi mã thì ích lợi hơn việc dùng tiền này cho cuộc bầu cử hoàn toàn vô dụng và vô ý nghĩa!
Học tập đạo đức Bác, nhưng làm sao đảng cầm quyền đang trở thành „một bầy sâu“ tham quyền-tiền?
Vài hôm trước ngày sinh nhật của người sáng lập chế độ toàn trị, ông Trọng đã ra Chỉ thị số 3-CT/TW ngày 14.5 „về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“. ([4]) Điểm 4 của Chỉ thị ghi rõ „ Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.“ Trong đó Nguyễn Phú Trọng đòi hỏi đảng viên các cấp phải „ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người, nhất là vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt các cấp, của người đứng đầu, của cấp trên“. Chỉ thị này còn nói rõ: „Quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, của cán bộ, đảng viên. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.“
Nếu đối chiếu những gì ông Trọng đòi hỏi các cấp phải làm, phải thực hiện, nhất là với các „cán bộ lãnh đạo chủ chốt“, như „tự giác đi đầu, gương mẫu“, với những gì thực tế đang diễn ra ngay đối với các uỷ viên Bộ chính trị hiện nay thì người ta thấy rõ khác biệt như trắng với đen, ngày với đêm! Rõ ràng nhất, thời sự nhất, trắng trợn nhất và cũng khủng khiếp nhất là những quyết định của các uỷ viên Bộ chính trị trong vụ Vinashin, một tập đoàn kinh tế nhà nước đã gây ra số nợ khổng lồ trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD). Trong đó người ta thấy rất rõ là, Nghị quyết của Bộ chính trị sau chửi cha và xoá bỏ nghị quyết của Bộ chính trị trước đó chỉ một thời gian ngắn. Giơ cao đánh khẽ, thậm chí chẳng đánh đòn mà còn tha bổng cho nhau!
Thật vậy, chính Bộ chính trị trước đó vào đầu tháng 8.2010 đã xác nhận, mặc dầu các cơ quan kiểm tra của Đảng và Chính phủ đã ra tay trên 10 lần, mặc dầu Bộ chính trị đã đưa ra kết luận kết án những sai trái của những cơ quan và người đứng đầu và mặc dầu sau đó người cầm đầu chính phủ là Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn nhận những sai lầm trước Quốc hội. Nhưng cuối cùng trước Đại hội 11 hai tháng chính những người này lại đã họp mật với nhau vào đầu tháng 11.2010, toa rập với nhau tự tha bổng lẫn cho nhau: „„Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân.“ (Kết luận của Bộ chính trị số 88 ngày 8. 11. 2010).([5]) Nhờ vậy họ có quyền nhẩy cao hơn hay tiếp tục giữ những chức vụ cao cấp trong Đảng và Chính phủ! Và chỉ sau Đại hội 11 khi chia ghế chia phần đâu vào đấy họ mới để cho Nguyễn Sinh Hùng cho nhân dân biết một sự thực tồi tệ nhất đã xong! ([6])
Như vậy, thay vì „Quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt“ thì trong vụ Vinashin chính những người đứng đầu không dám tự giác nhận trách nhiệm, không dám từ chức để làm gương! Cho nên dù có dùng ngôn ngữ đẹp hay với vẻ trịnh trọng nhưng Chỉ thị số 3-CT/TW ngày 14.5 của Nguyễn Phú Trọng chỉ núp bóng và mượn danh nghĩa của người đã mất để nhằm phục vụ ai và đánh lừa ai thì đã rất rõ ràng!
Giải đáp các câu hỏi này đã được chính Trương Tấn Sang, người thứ hai sau Nguyễn Phú Trọng, trong hệ thống quyền lực của chế độ toàn trị. Ngày 7.5 trước cử tri Quận 1 ở Sài gòn ông Sang đã xác nhận thành quả tinh thần „tự giác“ và „gương mẫu“ của các cấp cán bộ từ cao cấp trở xuống trong việc chống tham nhũng của chế độ toàn trị trong cả chục năm qua như sau:
"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này" ([7])
Nhìn nhận thất bại thảm thê trong quốc sách chống tham nhũng như thế, ông Sang đã xác nhận Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn toàn bất lực trong việc chống tham nhũng. Vì từ khi làm Thủ tướng vào mùa hè 2006, ông Dũng còn kiêm Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng. Chính Trương Vĩnh Trọng, uỷ viên Bộ chính trị kiêm Phó thủ tướng và phụ tá của Nguyễn Tấn Dũng trong Ban này đã từng kênh kiệu hô hoán lên rằng: Chuyến này Tướng xuất thì bọn tham quan không còn đường chạy! Nay theo lời nhìn nhận của Trương Tấn Sang thì không chỉ một vài con sâu tham nhũng mà nó đang sinh sôi nẩy nở thành cả bầy sâu trong chế độ toàn trị, nó đang hút máu mủ nhân dân, xà xẻo công quĩ để được ngồi cao và sống sang giầu trong các biệt thự mặc sự đói nghèo của bao triệu nhân dân! Bởi vì khi các „tướng“ đã chỉ biết tôn thờ quyền-tiền thì bọn quan quân bên dưới sẽ thả cửa tự do ăn bẩn!
Nguyên nhân từ đâu đưa đến tình trạng tham nhũng ăn bẩn ngày càng bất trị của các quan lãnh đạo đã được chính cựu tướng Công an và nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học, Bộ Công an Lê Văn Cương nhìn nhận qua kinh nghiệm bản thân trong cuộc toạ đàm vừa được Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 10.5 là từ ngay bản chất của chế độ toàn trị, một chế độ mà „quyền lực không được giám sát“:
"Quyền lực không được giám sát là quyền lực sẽ bị tha hóa. Đó là tất yếu và không có ngoại lệ". ([8])
Cùng một nhận định về các nguyên nhân đưa đến tình trạng ngày càng tha hoá đạo đức của một nhóm vài người có quyền lực này, nguyên uỷ viên Bộ chính trị và cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã kết án sự tha hoá đạo đức chính trị ở cấp cao nhất của chế độ toàn trị là từ một chế độ một người làm vua thời phong kiến nay trở thành chế độ „Vua tập thể“ của một vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị! ([9]) Dưới thời phong kiến trước đây, lệnh của vua chúa là luật. Nay dưới thời „vua tập thể“ của chế độ XHCN, họ ra hàng loạt đạo luật, nhưng chỉ nhằm áp chế những người thấp cổ bé miệng, còn chính họ lại ngồi xổm trên luật!
Hành động của Nguyễn Phú Trọng như thế nào?
Thật vậy, đúng lẽ ra để ngăn cản sự tha hoá của quyền lực và chấm dứt tham nhũng, ăn bẩn của các tham quan thì người cầm đầu phải có can đảm và ý chí từ bỏ những sai lầm được coi là nguyên nhân đẻ ra nó, tức là nạn độc quyền của chế độ toàn trị. Nhưng từ khi làm tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và một vài người thân cận trong Bộ chính trị có muốn loại trừ các nguyên nhân này hay lại khuyến khích và bảo vệ nó?
Từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 5 Nguyễn Phú Trọng đã phóng tay giao cho thân tín là tân uỷ viên Bộ chính trị và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh mở liên tiếp ba „Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết của Đại hội 11“([10]) cho hàng ngàn cán bộ chủ chốt của các tỉnh, thành phố phía Bắc; các tỉnh, thành phố phía Nam và các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây nguyên theo Chỉ thị số 1-CT/TW ngày 17.3.2011 của Bộ chính trị đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Trong đó ưu tiên đặc biệt tới đề cao và ca ngợi „Cương lĩnh Chính trị 2011“ vừa được thông qua trong Đại hội 11 mà tác giả cũng là Nguyễn Phú Trọng. Một số điểm then chốt của Cương lĩnh này là khăng khăng duy trì chế độ độc đảng , duy trì chế độ kinh tế nhà nước làm chủ đạo, tức là cố tình đi ngược tiến hoá của thời đại và cản trở sự phát triển của đất nước, đồng thời làm ngơ trước những tha hoá khủng khiếp của chế độ. Chính vì thế ngay vào đầu tháng 10.2010, ba tháng trước Đại hội 11, nhiều cựu cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu đã mở cuộc „Hội thảo Khoa học“ ngay tại Thủ đô Hà nội kết án nghiêm khắc những chủ trương sai lầm này và chính cựu Phó Thủ tướng Trần Phương, người chủ trì cuộc Hội thảo đã đưa ra kết luận „Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói Xã hội chủ nghĩa mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác.“ ([11] )
GS Tương Lai, một trí thức XHCN, nay đã thức tỉnh, coi Cương lĩnh Chính trị mới do Nguyễn Phú Trọng đưa ra chỉ như „cái sọt rác“:
„Nên nhớ rằng: “Cái sọt rác của lịch sử chứa đầy những cương lĩnh, những kế hoạch rất hay, chỉ có điều chúng không được thực hiện hoặc không thực hiện được“([12])
Nguyễn Phú Trọng, tác giả của Cương lĩnh này, đã ngang ngược không nghe lời khuyên tâm huyết của những vị này, mà lại vẫn ngang ngược đi theo còn đường cũ đã sai lầm. Nay lại còn cao ngạo để cho đàn em Phùng Hữu Phú (phụ tá của Nguyễn Phú Trọng trong khi làm Bí thư Hà Nội vào nửa đầu thập niên thứ nhất của Thế kỉ này), Phó Chủ tịch Hội đồng lí luận trung ương, ca tụng hết mình. Trong Hội nghị đầu tiên „học tập và quán triệt Nghị quyết Đại hội 11“ tổ chức cho các tỉnh và thành phố ở miền Bắc vào 20.4 tại Hà Nội, ông Phú đã hết lời tô điểm:
„ Thứ nhất, đây là cương lĩnh thể hiện tính kiên định và sáng tạo của Đảng ta. Thứ hai, cương lĩnh này đã thể hiện tinh thần kế thừa những nội dung còn nguyên giá trị của cương lĩnh 1991, đồng thời bổ sung, phát triển những nhận thức mới, cách tiếp cận mới. Đây cũng là nguyên tắc của đổi mới, vì đổi mới không phải là phủ định sạch trơn. Thứ ba, cương lĩnh thấm đẫm tính tư tưởng và tràn đầy tinh thần hành động.“ ([13])
Cũng trong Hội nghị đầu tiên này Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện và chỉ thị phải thi hành chính sách kìm kẹp tư tưởng trong đảng cũng như trong xã hội và đàn áp những người khác chính kiến:
“Chúng ta phải nâng cao tính chiến đấu, tính tư tưởng, kiên quyết đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, uốn nắn những nhận thức lệch lạc và bác bỏ các quan điểm thù địch. Như vậy cần phải nắm chắc văn kiện, nắm chắc lý luận, nắm chắc thực tiễn” ([14])
Chính vì thế sau loạt ba Hội nghị bắt các cán bộ cao và trung cấp học thuộc và nhắm mắt làm theo các Nghị quyết của Đại hội 11, nhóm cầm đầu đã triển khai ngay trong các hoạt động báo chí. Họ bắt báo chí lề phải phải viết theo những ý muốn của những kẻ có quyền lực.
Tại Hội nghị báo chí toàn quốc đánh giá công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 vào ngày 5.5 tuy biết rõ nguyên nhân đã biến các cán bộ thành „một bầy sâu“ tham nhũng, lộng hành và đàn áp , nhưng trong diễn văn chỉ đạo Trương Tấn Sang lại vẫn đòi tiếp tục „định hướng báo chí“. Ông Sang đã chỉ thị „chỉ đạo, định hướng thông tin cho báo chí, nhất là đối với các sự kiện lớn, phức tạp, nhạy cảm, có lúc, có việc chưa kịp thời.“([15]) Ông còn lên giọng dậy bảo và đe doạ người viết báo theo lề phải:
„Trong hoạt động báo chí, một số cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên, cả báo viết và báo mạng, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm chính trị, tư tưởng của báo chí, thiếu nhạy cảm về chính trị, có những bài viết không phù hợp với định hướng thông tin, với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của tờ báo; đưa tin quá nhiều về các vụ án, các vụ việc tiêu cực trên một số báo, một trang báo gây cảm giác nặng nề, phản ánh không đúng không khí xã hội và tình hình đất nước“. ([16])
Ở đây người ta thấy, Trương Tấn Sang đã đưa ra chủ trương rất sai lầm và nguy hiểm so với những gì ông đã nhìn nhận về tham nhũng chỉ hai ngày sau đó. Vì khóa miệng nhà báo, bẻ cong ngòi bút thì chỉ có lợi cho bọn tham quan mà thôi, tức là để „bầy sâu“ càng sinh nở thêm và lộng hành trắng trợn hơn!
Cũng trong Hội nghị này Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Truyền thông và thông tin, người trực tiếp chỉ huy báo chí lề phải đã báo cáo tương tự:
„Hoạt động báo chí năm qua cũng bộc lộ một số khuyết điểm, thiếu sót, đó là “thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân...”. Báo cáo nhận định “đây là dạng sai phạm có tác động xấu đến dư luận xã hội, là kẽ hở để báo chí nước ngoài, các trang tin điện tử của các thế lực chống đối lợi dụng để xuyên tạc”. ([17])
Chính vì thế gần đây các tổ chức quốc tế có uy tín như Freedom House và Hội Kí giả không biên giới… đã liệt chế độ Cộng sản VN vào những nước có chế độ đàn áp báo chí.([18])
Không chỉ tiếp tục kìm kẹp báo chí lề phải, những người cầm đầu chế độ còn thực hiện chính sách bất công và đàn áp tự do tín ngưỡng với đồng bào thiểu số, cụ thể như người Hmong ở Mường Né tỉnh Điện Biên từ cuối tháng 4. Sau khi cho quân đội đàn áp làm nhiều người chết và bị thương, họ lại ra lệnh cho công an theo dõi ngày đêm theo chính sách „ba cùng“([19]) và để báo chí viết các bài xuyên tạc theo đúng bài bản như từ mấy chục năm qua. Tình hình cực kì căng thẳng khiến Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, phụ trách công tác khu vực Tây Bắc, đã phải tới dàn xếp. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều chính phủ đã lên tiếng công khai tố cáo và yêu cầu mở điều tra, nhưng họ vẫn làm bộ điếc! ([20])
Ngoài ra Nguyễn Phú Trọng và vây cánh còn dùng phương pháp khủng bố theo dõi và tù đày những trí thức và chuyên viên. Hầu hết những người này chỉ đòi được sử dụng quyền chính đáng của người công dân bằng phương pháp phi bạo lực và tố cáo nạn tham nhũng cũng như kết án các chủ trương bành trướng và thực dân của nhà cầm quyền Bắc kinh đối với biển Đông và tài nguyên của VN. Cụ thể mới nhất là đầu tháng 4 Nguyễn Phú Trọng đã để cho toà án xét xử trái phép nhà luật học Cù Huy Hà Vũ, một trí thức quả cảm đã từng đệ đơn kiện Nguyễn Tấn Dũng. Việc này đã gây xúc động và bất bình rất lớn trong các giới ở trong nước và dư luận quốc tế. Hàng ngàn chuyên viên, trí thức, tướng lãnh và cán bộ cao cấp ở trong nước đã đồng loạt kí tên chung trong trang Bauxite VN đòi trả tự do và danh dự cho Cù Huy Hà Vũ. Trong dịp này BS Phạm Hồng Sơn và LS Lê Quốc Quân chỉ muốn theo dõi phiên toà này nhưng cũng đã bị công an giam giữ ít ngày và nay vẫn bị theo dõi. GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu can đảm viết bài phê bình lối hành xử thô bạo của toà án trong vụ này của chế độ toàn trị là „cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.“ ([21]) Thay vì biết nhận lỗi, họ lại còn hống hách cho tờ Công an Nhân dân lên giọng dạy bảo ([22])!
Theo tờ Bauxite VN, một trang điện tử độc lập của một số trí thức có uy tín chủ trương và được sự hậu thuẫn của rất nhiều chuyên viên và trí thức ở trong và ngoài nước, hiện nay nhà cầm quyền chế độ toàn trị đang ra lệnh cho công an sử dụng những phương pháp đê tiện nhất để theo dõi, doạ nạt, khủng bố và gây khó khăn cho nhiều người ở trong nước đã kí tên trong „Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ“:
„- Cật vấn người ký tên, có khi chỉ cật vấn để biết người ký tên có phải tự nguyện ký hay là do người khác mượn tên của mình; nhưng cũng có khi hoặc công khai hoặc úp mở cho rằng việc ký tên thỉnh nguyện trả tự do cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là việc làm không đúng phép nước.
- Gây áp lực để cơ quan hoặc doanh nghiệp thuê mướn người phải tìm cách sa thải nhân viên là người ký tên thỉnh nguyện trả tự do cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
- Có nơi, các vị khách đó còn bắt người có liên quan phải viết đơn nói rõ tại sao, ai xui giục mình ký tên thỉnh nguyện trả tự do cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
- Tại một số nơi các vị khách này còn xúc phạm các bậc lão thành cách mạng bằng cách đi dò hỏi xem ai viết văn bản hộ các cụ, chữ ký của các cụ có chính xác hay không, có ai đứng đằng sau “ký hộ” các cụ không!“ ([23])
Đơn cử rõ ràng nhất về các hoạt động khủng bố tinh thần đối với những người kí tên đã được chính bà Nguyễn Thị Từ Huy, Tiến sĩ Văn chương Đại học Paris và đang dậy học ở VN, một nạn nhân đã rất can đảm tự tường thuật những hành động cực kì tồi tệ của bọn công an trong việc theo dõi trực tiếp bà và còn áp lực với cán bộ quản lí Đại học nơi bà đang giảng dậy để bắt bà phải rút tên. Trong hai bài „Nhật kí…“ phổ biến trên trang Bauxite VN ngày 9 và 12. 5 TS Từ Huy đã cho biết, người ta đang định tước đoạt quyền tự do căn bản của bà:
„Một vài người xung quanh nói rằng, vì việc ký bản kiến nghị mà có thể tôi bị theo dõi. Tại sao lại theo dõi một người như tôi? Một người không bao giờ làm hại ai (mà cũng không đủ khả năng làm hại ai, một phụ nữ đơn độc, chân yếu tay mềm)“ ([24])
Thế rồi bà thẳng thắn tự đặt câu hỏi về một quê hương cũ mà bà đã trở về để đóng góp:
„Xã hội này có phải đã mất hết ý thức về các giá trị làm người rồi không, mất hết ý thức về các giá trị nhân đạo rồi không, mất hết ý thức về công lý, lẽ phải rồi không? Không, tôi không tin là như vậy.” ([25])
Từ niềm tin sắt đá là chỉ có một số kẻ cầm quyền có lòng dạ tồi tệ, nhưng đa số nhân dân vẫn nuôi một bình minh tươi sáng sẽ tới, cho nên bà quyết chí vượt qua những đe doạ:
„Tại sao làm điều đúng lại phải sợ? Tại sao làm điều tốt lại phải sợ?([26])
„Tại sao không được phép làm điều đúng? Tại sao không được phép làm điều tốt?([27])
“Tuyệt đối ngây thơ, tôi tin rằng những người đang gây áp lực cho trường tôi, những người đang muốn tôi phải sợ hãi, hoặc có thể muốn cả những điều mà tôi không biết, họ cũng là những con người, họ cũng có một bộ óc để nhận thức điều sai đúng và họ cũng có một trái tim người để xúc động và để hướng dẫn hành động của họ.
Tôi vẫn tin như vậy, dù tôi có phải trả giá cho niềm tin của mình.”([28])
Những lời tâm huyết thẳng thắn và rất đúng đắn của một phụ nữ trí thức yêu nước vẫn không đủ đánh động lương tâm và lòng người hay sao? Chả lẽ họ vô cảm đến độ như thế sao? Bao giờ Nguyễn Phú Trọng mới ra lệnh cho công an chấm dứt các hoạt động theo dõi và trả tự do cho những người dân chủ đang bị giam cầm?
* * *
Mới chỉ có bốn tháng Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng bí thư, nhưng người ta đang thấy rất rõ một không khí ngột ngạt, căng thẳng và nghi kị đang bao phủ nhiều giới và nhiều thành phần trong xã hội, kể cả trong Đảng: Từ đồng bào dân tộc ít người, các tôn giáo, các người làm báo, tới các chuyên viên trí thức và những người hoạt động dân chủ. Đối với đảng viên thì các phương pháp cưỡng bách học tập, phải nhắm mắt làm theo đang được sống dậy. Đối với nhân dân thì các biện kháp canh chừng, theo dõi, tố khổ, mạ lị và khủng bố cũng đang được triển khai triệt để dưới thời Nguyễn Phú Trọng.
Lời nói và việc làm của ông Trọng hoàn toàn trái ngược nhau như trắng với đen. Những lời hô hoán dân chủ giả hiệu và đạo đức bề ngoài của Nguyễn Phú Trọng giống hệt như tên chủ quán gian xảo rao thịt dê nhưng lại bán thịt chó, thịt ôi thối!
Những biện pháp tàn bạo, tà đạo và trí trá này hoàn toàn xa lạ với một chính khách quốc gia có tầm nhìn xa và tấm lòng bao dung. Trái lại, đây chỉ là phản ảnh các tính toán thiển cận, lo sợ, thái độ và tư cách thấp hèn của người thủ lãnh một nhóm cực kì độc tài và đặt tham vọng quyền lực và tiền bạc lên trên hết.
Nguyễn Phú Trọng phải làm như thế vì biết rằng, thời cơ đã mất và thời gian đang chống lại họ. Kẻ nuôi dưỡng bầy sâu biết được là đang lội ngược dòng, cho nên đang thả cửa cho bầy sâu ăn bẩn thêm được ngày nào hay ngày đó! ♣
Ghi chú:
[1] . Cộng sản điện tử (CS) 9.5
[2] . Sài gòn tiếp thị 19.1
[3] . Chính phủ điện tử 14.3
[4] . CS 14.5
[5] . Âu Dương Thệ, Tự tha bổng về những sai trái cực kì nghiêm trọng trong vụ Vinashin: Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã tự nhổ vào mặt, làm nhục Đảng và tước đoạt quyền chính đáng của nhân dân, www.dcpt.org
[6] . Báo cáo của Nguyễn Sinh Hùng trong kì họp cuối của Quốc hội khoá 12 ngày 21.3
[7] . Thường trực Ban bí thư, „Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy“,Vietnam Net (VNN)7.5
[8] . VNN10.5
[9] . Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng, Tuần VN (TVN) 6.12.2010
[10] . CS 20.4
[11] . Biên bản cuộc Hội thảo xem trong Blog Ba Sàm
[12] . TVN 28.2
[13] . Tuổi trẻ (TT) 20.4
[14] . TT 20.4
[15] . CS 5.5
[16] . CS 5.5
[17] . TT 5.5
[18] . RFI, RFA 3.5
[19] . Công an nhân dân (CAND) 18.5
[20] . Quân đội nhân dân 13.5, CP 14.5
[21] . Ngô Bảo Châu, về sự sợ hãi, Blog Thích toán học 6.4
[22] . CAND 10.5
[23] . Thông báo của Bauxite VN (BVN) 14.5
[24] . Nhật kí 9.5, BVN 11.5
[25] . Tương tự
[26] . Tương tự
[27] . Nhật kí 12.5, BVN 13.5
[28] . Tương tự
.
.
.
No comments:
Post a Comment