Saturday, May 7, 2011

BẤP B ÊNH QUYỀN LỰC LÀ THỬ THÁCH LỚN CỦA HỒ CẨM ĐÀO (Francesco Sisci)


Francesco Sisci
Nguồn: Asia Times

Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ

Viết từ BẮC KINH - Đó là một trong những vấn đề hết sức đáng sợ khiến không thể thể nói ra công khai: vấn đề rất thực nhưng rất không đúng về chính trị như những nỗi đau tiềm ẩn trong suy nghĩ của nhiều người. Liệu Washington có nên, và có để yên cho Trung Quốc vượt qua mặt Hoa Kỳ về kinh tế ? Và liệu Hoa Kỳ có thể làm gì được trong một hoàn cảnh bị hạn chế, thiếu những kịch bản về một ngày tận thế thường được biết, để có thể được miễn nhiễm vì những hậu quả khôn lường của họ cho tất cả mọi người ?

Những tính toán gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xác định năm 2013 sẽ thời điểm cho bước đầu tiên trong sự vượt qua, khi tổng sản phẩm quốc nội GDP củaTrung Quốc trở nên lớn hơn của Hoa Kỳ trong ý nghĩa của về sức mua tương đương (PPP). Năm ngoái, GDP Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, khiến có khả năng sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2013 và điều này củng cố khả năng của một cuộc vượt qua có thực ở các mức tỷ giá hối đoái hiện tại vào một lúc nào đó trong thập kỷ tới.

Hậu quả của những thay đổi này có thể là rất lớn. Trên thực tế Trung Quốc đang chiếm giữ khán đài trung tâm trên thế giới và mặc dù quân sự của Trung Quốc vẫn sẽ đóng vai trò thứ hai sau Hoa Kỳ, nhưng về lý thuyết Trung Quốc có khả năng để tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ. Kịch bản ấy có khả năng phá sản nước Mỹ, như hồi những năm 1980 khi kinh tế lớn hơn của Hoa Kỳ đã nhận lời thánh đố với Liên bang Xô viết trong một cuộc chạy đua vũ trang khiến cuối cùng đã phá vỡ nhà nước cộng sản này. Nói một cách đơn giản, đối với các nước có kinh tế nhỏ hơn, sự ganh đua trong các chi phí quân sự sẽ tốn kém hơn và cuối cùng sẽ khiến họ phải khánh tận.
Thật bất ngờ, logic này đã từng khá rõ ràng đối với Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980 khi ông từ chối không làm cạn kiệt kho bạc nghèo nàn của Trung Quốc để tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang, thay vào đó là tập trung mọi nguồn lực vào việc xây dựng kinh tế.

Thậm chí không cần xem xét những hậu quả có tính chiến lược về tích lũy GDP của Trung Quốc, người ta chỉ cần nhớ lại phản ứng của Mỹ vào những năm 1980 trước khả năng rằng Nhật Bản, một quốc gia thân thiện, một đồng minh mạnh về quân sự có thể vượt qua Hoa Kỳ: đó là một điều đáng sợ và là một lời kêu gọi phải hành động chống lại một đất nước đã có GDP bằng khoảng hai phần ba của Mỹ tại đỉnh cao của mình.

Châu Âu thống nhất nhờ đồng euro trong năm 1990 chỉ ở trong tình trạng tốt hơn một chút, khi nền kinh tế tổng thể của đồng euro đã - và đang được - lớn hơn so với nền kinh tế của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) là không phải là một thực thể về kinh tế và chính trị. Hoa Kỳ ủng hộ sự mở rộng của khối EU vốn có thực tế làm suy yếu khả năng của một liên minh về chính trị có thể mang tiềm lực đe dọa đến mình.

Trong một thập kỷ, Hoa Kỳ đã vượt qua được ba thử thách lớn cùng một lúc: đánh bại được sự vươn dậy của Nhật Bản, phá vỡ Liên Xô và chặn đầu được một khả năng liên minh về chính trị ở châu Âu. Trong khi đó, Hoa Kỳ bắt đầu một giai đoạn mới của nền toàn cầu hóa khiến sẽ thay đổi kinh tế và chính trị của cả thế giới.

Vậy thì, tại sao Hoa Kỳ, vốn không hài lòng với khả năng bị vượt mặt về kinh tế bởi một trong hai người bạn tri kỷ của mình, và vốn đã xoay sở để cùng lúc đương đầu với nhiều vấn đề, lại chấp nhận uy lực về kinh tế của Trung Quốc, một đất nước vốn không phải là đồng minh và có một hệ thống chính trị rất khác biệt ?

Chắc chắn, hoàn cảnh bây giờ khác với 20 năm trước đây. Cả thế giới đang đi lên nhờ vào quá trình toàn cầu hóa do Hoa Kỳ thúc đẩy, và thật khó có thể tưởng tượng đến một thế lực có thể ngăn chặn hoặc sẵn sàng để ngăn chặn sự phát triển của những gã khổng lồ như Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Nam Phi ... và Trung Quốc, vốn đang tạo ra phúc lợi và sự thịnh vưọng hơn cho tất cả mọi người. Chắc chắn Hoa Kỳ đã không cố gắng để ngăn chặn đà tiến triển sớm hơn vì đã nhìn thấy được tiềm năng đóng góp về kinh tế của Trung Quốc và nhìn trước được một sự thay đổi chính trị trong hòa bình. Nhưng hiện nay Trung Quốc gần như vượt qua khỏi Hoa Kỳ và sự thay đồi về chính trị không hề xảy ra.

Thoạt nhìn dường như Trung Quốc không cần thay đổi chính trị. Cơ chế của họ đã chống chỏi được cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tốt hơn so với phương Tây, khiến mang lại được bằng chứng thực tế về giá trị của mình. Tuy nhiên, điều này có thể chỉ là một giải đáp tạm thời nếu ta xem cuộc khủng hoảng là một đặc tính mang tính chu kỳ của nền kinh tế tư bản thống trị thế giới, bao gồm cả Trung Quốc. Do đó, việc khả năng chiụ được một cơn bão của Trung Quốc không hề đảm bảo được rằng cơ chế của họ có thể chịu được một cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt khi những mối đe dọa mới đang hình thành.

Trung Quốc đã ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính với quá nhiều quyền lực trao cho các doanh nghiệp nhà nước, vốn đã nuốt chửng các cổ phần khổng lồ của công chúng để di chuyển được ra khỏi hoàn cảnh hoạn nạn ấy. Điều này còn làm tăng thêm hỏa lực đã lớn của họ. Hiện nay họ có nhiều tỷ đô la lợi nhuận khiến có thể hướng đến bất kỳ phương cách mà họ ưa thích - và chỉ có Trời mới biết những cách ấy dẫn đến đâu. Khi các doanh nghiệp nhà nước này thuộc về cơ chế của nhà nước, họ có thể sử dụng đồng tiền của mình để thúc đẩy chương trình nghị sự và bảo vệ các lãnh thổ của họ trong khuôn khổ cơ chế nhà nước - hoàn toàn hợp pháp.

Trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân, trong 30 năm cải cách, từng là xu thế chính của côn cuộc phát triển kinh tế, lại đang phải gặp khó khăn và tốn kém hơn để làm kinh doanh.

Trong khi cho đến nay chính sách chống lạm phát của Bắc Kinh để yên cho các công ty nhà nước, khách vay nợ tư nhân nói rằng họ đang bị buộc phải lựa chọn giữa việc phá sản và các khoản cho vay chui cao hơn 10 lần so với tỷ giá chính thức. ''Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn hơn so với trước thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu" ông Zhou Dewen, người đứng đầu Hiệp hội Khuyến dương và Phát triển Các doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) tại Ôn Châu, vùng trung tâm của khu vực tư nhân của Trung Quốc đã cho biết. "Đối với SME, đó là một cuộc khủng hoảng về sự tồn tại (và) một số công ty thương mại và công nghiệp đã buộc phải phá sản''ông nói''[1].

Điều này vi phạm công ước xã hội giúp đỡ cho việc cải cách. Các doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển kinh doanh của họ miễn là họ không can thiệp vào chính trị. Còn hiện nay khu vực tư nhân đang bị vắt kiệt trong khi không hề làm phiền đến chính trị vì khả năng thúc đẩy chương trình hành động của các doanh nghiệp nhà nước nhờ nền tảng chính trị của họ. Mối gắn kết giữa xã hội và chính trị đang bị đe dọa, khi các doanh nghiệp nhà nước đang làm mếch lòng một số doanh nhân, nhưng nhịp độ nhanh phát triển cũng có thể bị nguy hiểm. Các công ty Nhỏ và Vừa là những thành phần tăng trưởng mạnh và hiệu quả nhất, tiến bộ của Trung Quốc sẽ phải chậm hơn và có thể trở thành một mô hình Liên Xô kém hiệu quả trước đây nếu không có họ.

Vì vậy, trên thực tế họ mặc nhiên trở thành các tiểu bang nhỏ trong phạm vi một nước, các nhóm lợi quyền của các tiềm năng đầu sỏ chính trị thống trị toàn bộ nền kinh tế vì quyền lợi riêng của họ. Tất cả các cuộc tranh đấu hoặc thỏa hiệp đều được che dấu đi, việc mua bán không hề được công chúng biết đến hoặc có thể cũng không hề được các cấp hàng đầu của nhà nước biết. Họ cũng kiểm soát các thửa đất đai lớn, vốn có thể chuyển dịch thành tiền mặt cho họ và nguồn thu nhập cho các thành phố khác nhau, thúc đẩy thêm cơn bong bóng bất ổn của thị trường tín dụng và địa ốc.

Nói cách khác, Trung Quốc đã tránh được cuộc khủng hoảng năm 2008 bằng cách gieo những hạt giống của một cuộc khủng hoảng chính trị-kinh tế trong tương lai của chính mình. Điều này có thể đã không tránh khỏi được, nhưng những gì cần phải tránh là niềm tin cho rằng giải pháp hiện nay là tốt nhất của tất cả các nước. Không phải như thế : tình trạng này tạo ra các bất ổn bong bóng về tín dụng và nhà đất hiện tại và "bất ổn quyền lực'' của các doanh nghiệp nhà nước. Cả hai điều ấy đã được kiềm chế bởi vì nếu không, cả thị trường và kinh tế Trung Quốc sẽ mai một. Doanh nghiệp nhà nước phải được chia nhỏ ra và tư nhân hóa, các dự phòng phải được lấy từ các doanh nghiệp nhà nước cho quỹ lương hưu, trợ cấp chăm sóc y tế và phải đưa vào các thực thể và bảo hiểm riêng biệt. Nếu không, với xu hướng dân số lão hóa như hiện nay, trong 10 năm nữa, nhiều người cao niên có thể phải chết đói.

Tất cả đất đai đô thị, bao gồm các lô đất công cộng và công nghiệp, nên được đưa vào thị trường và cần phải có giá trị trên chứng từ. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì về kinh tế hay chính trị để mà bán đất ở một mức giá này cho một nhà phát triển bất động sản, gía khác cho một nhà máy, và rồi lại đem cho không một bộ nào đó. Cũng bởi vì trong cơ chế hiện nay của Trung Quốc, thật dễ dàng cho các cầu thủ công nghiệp, các Bộ để bán đất đai trên thị trường, bỏ túi một lợi nhuận khổng lồ ngoài sổ sách mà chỉ có Trời mới biết được sự thực.

Mối nghi ngờ rằng những số tiền này, ít nhất là một phần, đã đi vào các quyền lợi đặc biệt, chiến tranh lãnh địa và tranh giành chính trị không có vẻ là vô căn cứ. Để tránh các hoạt động đó, Trung Quốc cần phải tái tập trung quyền lực. Nhưng làm sao Trung Quốc có thể thực hiện được điều này ?

Rối loạn kinh tế này xảy ra trên nền tảng của một quá trình chuyển đổi chính trị rất tăm tối. Trong một năm nữa, Trung Quốc sẽ giới thiệu với thế giới các lãnh đạo mới của mình. Chúng ta biết rằng một số chiến dịch vận động chính trị đang diễn ra. Nhưng điều thực sự đáng sợ về Trung Quốc là sẽ không ai biết nhóm người có thể có quyền lực nhất trên thế giới này, đã được lựa chọn như thế nào. Chẳng bao lâu nữa, Tập Cận Bình có thể trở thành người lãnh đạo duy nhất và thế lực nhất và không ai biết việc ấy được quyết định như thế nào. Do đó, không thể có được những dự báo hợp lý về các đường hướng chính trị và kinh tế Trung Quốc sẽ đi đến trong tương lai.

Trong ngắn hạn, để giải quyết những vấn đề này, Trung Quốc cần phải thiết lập một chương trình nghị sự rất linh hoạt về tư nhân hóa (nhằm phá vỡ quyền lực quá mức của các doanh nghiệp nhà nước) và dân chủ, đó là cách để điều chỉnh và mang đến sự mở cửa cho các cuộc tranh dành chính trị tối tăm và cũng để tái tập trung quyền lực vào thượng tầng. Cũng không dễ dàng để suy tính về việc này bởi vì doanh nghiệp nhà nước và một số địa phương giàu có quá nhiều thứ để mất sẽ chống trả lại. Tuy nhiên, dân chủ và tư nhân hóa sẽ là cơ sở tối thiểu để giúp thuyết phục Hoa Kỳ rằng việc Trung Quốc vượt qua mình về kinh tế trong tương lai là có thể được chấp nhận và không có tính đe dọa.

Một phần những hùng biện hoa mỹ của quan chức Trung Quốc lập luận rằng dân chủ có thể ngăn trở tiến bộ kinh tế cần thiết của Trung Quốc. Nhưng đây không phải là câu trả lời. Dân chủ không phải là về việc có hay không có tiến bộ về kinh tế, mà dân chủ chính là về những cuộc đấu tranh hoà giải quyền lực môt cách ôn hòa (vốn phải tồn tại trong bất kỳ hệ thống chính trị nào) trong một cung cách cởi mở, có quy củ khiến mang đến được ổn định về lâu dài. Những cuộc tranh dành quyền lực dấu diếm là nguy hiểm và gây nhiều bất ổn.

Không có tư nhân hóa và dân chủ hóa, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đối đầu với hai mặt trận. Ở trong nước, các doanh nghiệp nhà nước ảm đạm và sự tranh giành quyền lực chính trị sẽ cướp đoạt các chính sách, bẻ gãy sự đồng thuận chính trị và rồi, có hay không có sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài, cũng sẽ nỗ ra công khai. Ở bên ngoài, một số lượng ngày càng tăng của các nước, hoặc bị Hoa kỳ kích động hoặc hối thúc Hoa Kỳ, có thể họp nhất chống lại Trung Quốc, gây khó khăn cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và đổ thêm dầu vào ngọn lửa mâu thuẫn nội tại của họ. Tiến trình này có thể có các giai đoạn khác nhau : một quá trình "ma quỷ hóa" Trung Quốc chậm rãi ở bên ngoài sẽ bắt đầu tạo nên các phản ứng căng thẳng, các vụ bắt giữ, đàn áp và lần lượt sẽ tiếp tục minh chứng hơn cho sự "ma quỷ hóa" và khơi động mở rộng những đối kháng trong nước, một giai đoạn hai là đầu tư trong và ngoài nước có thể bị chậm lại, một sự việc có thể mang đến sự thu hẹp đầu tư trong nước, xuất huyết vốn (capital flights) và làm trầm trọng thêm những căng thẳng xã hội.

Không cần và có lẽ sẽ không phải xảy ra theo cách này. Đương đầu với các thử thách hết sức khó khăn cho đất nước của mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra rất kiên cường và dũng cảm. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã phải đáp ứng với một thách thức có lẽ là chưa từng có kể từ thời đế chế nhà Thanh sụp đổ.

Lần này, không phải là một loại giới lãnh đạo trở nên mềm mỏng sau hàng trăm năm cai trị: lần này là những con người từng khổ đau và sống sót được sau một nạn đói lớn nhất trong lịch sử, Bước Đại nhảy Vọt, và cuộc Cách mạng Văn hóa, một phong trào chính trị tàn ác nhất và lớn nhất ở Trung Quốc và một công cuộc chuyển biến vĩ đại nhất chưa từng có: Cuộc Mở cửa và Cải cách. Điều này đã tôi luyện họ để đối mặt với những thử thách mới và khó khăn nhất - cuộc thử thách đang diễn ra hiện nay.

Chú dẫn:
1. Alarm at China's private credit crunch, Sydney Morning Herald, ngày 04 Tháng Năm 2011.

.
.
.

No comments: