Tuesday, May 17, 2011

Báo TỔ QUỐC - SỐ 111 - NGÀY 15-5-2011

Thư tòa soạn
Tổ Quốc - Số 111- Ngày 15/05/2011

Làn sóng dân chủ đã lật đổ hai chế độ độc tài lâu đời tại Tunisia và Ai Cập và đang làm lung lay các chế độ độc tài Libya và Syria. Nó cũng đã buộc mọi chế độ độc tài Bắc Phi và Trung Đông phải làm những nhượng bộ dân chủ quan trọng mà hậu quả chắc chắn là khiến chúng phải cáo chung trong thời gian nhiều lắm là vài năm. Những chuyển động mãnh liệt này tự nhiên khiến những người dân chủ Việt Nam phấn khởi nhưng đồng thời cũng buộc chúng ta phải suy nghĩ để rút ra những kết luận cần có.

Câu hỏi đầu tiên là, chưa nói tới các nước khác trong vùng, bao giờ Tunisia và Ai Cập mới thực sự có dân chủ? Chỉ riêng sự kiện câu hỏi này được đặt ra, và hơn nữa đang đặt ra một cách nhức nhối, đã đầy ý nghĩa. Tại hai nước này các tập đoàn độc tài đã hoàn toàn sụp đổ, các đảng cầm quyền đã hoàn toàn và vĩnh viễn tan rã trong ô nhục, nhưng dân chủ vẫn chưa tới. Cả hai nước đang lâm vào bạo loạn buộc chính quyền lâm thời do quân đội đảm nhiệm phải ban hành quân luật. Trong cả hai nước sinh hoạt kinh tế xã hội bị tê liệt. Tình trạng này trước hết nhắc nhở chúng ta một điều mà đáng lẽ chúng ta đã phải ý thức một cách rõ rệt từ lâu, đó là chấm dứt độc tài và thiết lập dân chủ là hai vấn đề khác nhau. Những khó khăn không tránh khỏi làm đời sống dân chúng cơ cực hơn trong một thời gian có thể khá dài cũng nhắc chúng ta rằng dân chủ tuy là một phương tiện phải có để đem lại tự do, phẩm giá và hạnh phúc nhưng cũng vẫn chỉ là phương tiện. Phải có dân chủ nhưng cũng phải có dân chủ lành mạnh.
Nhận định như thế không có nghĩa là ta có thể nhân nhượng với các chế độ đôc tài. Từ khi chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản sụp đổ,
các chế độ độc tài trên khắp thế giới đều không còn một chủ nghĩa lừa mị nào làm chỗ dựa và không có dự án chính trị nào. Bất cứ một chính quyền nào cũng phải thuyết phục và khuất phục, trong đó thuyết phục là chính, bạo lực chỉ được dùng tới để khuất phục những phần tử không thể thuyết phục. Nhưng tất cả các chế độ độc tài hiện nay đều không có gì để thuyết phục. Chúng chỉ biết đàn áp, một vũ khí không còn chấp nhận được trong thế giới văn minh, sự sụp đổ của chúng là tất yếu. Câu hỏi chỉ là chúng sẽ nhường chỗ cho cái gì.
Các nước Bắc Phi và Trung Đông, rõ nét nhất là Tunisia và Ai Cập, đã trút bỏ được ách độc tài một mặt nhờ áp lực mạnh của các nước phương Tây mà quyền lợi gắn bó rất mật thiết với họ và mặt khác vì các chế độ độc tài đã kéo dài quá lâu và đã ruỗng nát đến cùng độ, nhưng sự thiếu vắng các chính đảng đúng nghĩa đã là nguyên nhân khiến họ bế tắc sau đó. Tình trạng hỗn độn và bất lực sẽ còn kéo dài bởi vì các chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể xây dựng được trên một tư tưởng chính trị và sau nhiều năm cố gắng. Tác hại lớn nhất của các chế độ độc tài là chúng tạo ra và để lại một khoảng trống chính trị.
Như các nước Bắc Phi và Trung Đông chúng ta có một chế độ độc tài không còn lý do tồn tại và chắc chắn sẽ sụp đổ, nhưng khác với họ chúng ta không thể trông đợi những áp lực quyết định từ bên ngoài mà phải chủ yếu trông đợi vào cố gắng của chính mình. Chúng ta lại càng cần hơn họ những tổ chức dân chủ mạnh, vừa để sớm giành được dân chủ vừa để làm lại đất nước sau đó. Khẩn cấp.
Ban biên tập


--------------------

Số 111 -  Ngày 15-5-2011

Mục Lục

Thư tòa soạn : Bài học lớn từ Bắc Phi và Trung Đông
Nghiêm Văn Thạch : Cảm nghĩ gì về một bản kiến nghị
Tạ Phong Tần : Hiệp thương: Công cụ trước đoạt quyền ứng cử và bầu cử
Nguyễn Hưng Quốc : Văn hóa và dân chủ
Trần Mạnh Hảo : Thơ. Phản Tràng Giang
Nguyễn Trung : Từ Cách mạng Khoa học Công nghệ đến Cách mạng Nhân quyền
Bùi Tín : Ai tuyên truyền chống nước CHXHCN Việt Nam ?
Nguyễn Thượng Long : Biển trời hệ lụy
Phạm Trần : Quân đội CSVN tự diễn biến ?
Phan Châu Thành : Những sai lầm cơ bản của chủ nghiã Mác-Lênin
Nguyễn Thanh Giang : Thương Hạnh lắm
Nguyễn Văn Huy : Thấy gì trong cuộc tranh chấp đến Preah Vihear ?
Vi Đức Hồi : Đối mặt
.
.
.

No comments: