Thứ sáu 11 Tháng Hai 2011
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20110211-tong-thong-ai-cap-hosni-mubarak-tu-chuc
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20110211-tong-thong-ai-cap-hosni-mubarak-tu-chuc
Ngày 11/02/2011, đài truyền hình Ai Cập vừa đưa tin tổng thống Hosni Mubarak đã quyết định từ chức. Trong một thông điệp ngắn ngủi, phó tổng thống Suleiman thông báo tin trên vào lúc 16 giờ, giờ quốc tế. Hội đồng quân sự tối cao nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Trước đó các hãng thông tấn cho biết ông Mubarak và gia đình đã rời Cairo đến Charm el-Cheikh. Tại quảng trường Tahrir, thủ đô Ai Cập những người biểu tình reo hò phấn khởi. Như vậy sau 18 ngày đấu tranh, phong trào chống tổng thống Mubarak đã đạt mục tiêu.
Hôm qua (10/02/11) tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã lên đài truyền hình để thông báo chuyển giao quyền hành cho phó tổng thống Suleiman. Từ Cairo, thông tín viên RFI Alexandre Buccianti gởi về bài tường trình :
« Mọi người đã phải chờ đợi rất lâu mới được trông thấy tổng thống Ai Cập phát biểu trên đài truyền hình. Trong bài diễn văn hôm qua. Trước hết, tổng thống Mubarak đã dành thời gian để tưởng niệm những thanh niên đã hy sinh để bày tỏ quyết tâm mang lại những thay đổi cho đất nước. Lãnh đạo Ai Cập cam kết sẽ báo thù cho những người đã nằm xuống và trừng trị đích đáng các thủ phạm.
Kế tới ông Hosni Mubarak cũng đã hai lần lên án các ý đồ của nhiều nước phương Tây muốn áp đặt một số điều kiện với Cairo. Lãnh đạo Ai Cập muốn ám chỉ thái độ của Hoa Kỳ mà ông biết rõ rằng tinh thần bài Mỹ của người dân Ai Cập khá cao. Ông Mubarak muốn khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa vì người dân Ai Cập vẫn chưa quên chiến tranh chống Israel. Tel Avivi vốn là một động mình thân cận của Washington tại Trung Cận Đông.
Sau khi đã tìm cách xoa dịu dư luận tổng thống Mubarak mới đi thẳng vào vấn đề : thứ nhất ông tuyên bố chuyển giao quyền lực cho phó tổng thống Omar Suleyman theo như Hiến pháp quy định. Thứ hai, ngoại trừ trường hợp không còn khả năng lãnh đạo, nếu không, thể theo Hiến pháp Ai Cập, tổng thống là người duy nhất có thẩm quyền cải tổ Hiến pháp, hủy bỏ bản Hiến pháp đang hiện hành, cũng như quyền giải tán Quốc hội và Thượng viện.
Về phần mình, phó tổng thống Ai Cập tướng Suleiman đã phát biểu một cách ngắn gọn hơn với nội dung chính là kêu gọi dân chúng trở về nhà, tránh để xảy ra tình trạng hỗn loạn. Cuối cùng ông này đã nhắc lại là ông được sự yểm trợ của quân đội nhưng tướng Suleiman đã không có lời lẽ đe dọa dân chúng ».
Thông báo của tổng thống Mubarak chỉ chuyển giao quyền hành, chứ không từ chức, đã bị những người biểu tình ở Cairo phản đối. Họ lại càng thêm phẫn nộ sau khi hôm nay, quân đội Ai Cập tuyên bố đứng ra bảo đảm cho những cải tổ mà tổng thống Mubarak hứa hẹn.
Trong bản thông cáo số 2, được phát trên đài truyền hình Nhà nước, phát ngôn viên quân đội cũng tuyên bố sẽ bảo đảm cho các cuộc bầu cử tự do và công khai. Bản thông cáo này kêu gọi mọi người trở lại cuộc sống bình thường, ý muốn nói là đừng tiếp tục biểu tình và cảnh báo về mọi hành động gây phương hại cho an ninh quốc gia của Ai Cập.
Vào lúc bản thông cáo được phát trên đài truyền hình, một sĩ quan cấp tá của quân đội Ai Cập cũng đọc bản thông cáo này trước dinh tổng thống ở Cairo. Những người biểu tình tập hợp trước dinh tổng thống đã tỏ thái độ giận dữ, có người còn giật micro khỏi tay viên sĩ quan nói trên. Họ hô vang những khẩu hiệu đòi tổng thống Mubarak từ chức.
Trong khi đó, hàng ngàn người tiếp tục kéo đến quảng trường Tahrir với mục tiêu biến ngày hôm nay thành một ngày huy động lực lượng rầm rộ chống tổng thống Mubarak.
Về phản ứng của quốc tế, hôm qua, tổng thống Mỹ Obama cho rằng việc chuyển giao quyền hành là chưa đủ, trong khi nhiều nước khác kêu gọi chuyển tiếp ngay lập tức. Còn ngoại trưởng Đức hôm nay thúc giục các nhà lãnh đạo Ai Cập nên ghi nhận ý nguyện của nhân dân muốn có một sự chuyển tiếp dân chủ mà không có tổng thống Mubarak.
.
.
.
BBC
Cập nhật: 16:12 GMT - thứ sáu, 11 tháng 2, 2011
Phó Tổng thống Ai Cập, Omar Suleiman vừa phát biểu trên truyền hình rằng Tổng thống Hosni Mubarak đã quyết định từ chức.
Tin ra lúc 16 giờ chiều giờ (theo giờ châu Âu) khiến đám đông tại Quảng trường Tahrir ở Cairo reo hò mừng rỡ.
Như thế, sau gần ba tuần dân chúng biểu tình, nhà lãnh đạo 82 tuổi phải ra đi sau ba thập niên cầm quyền liên tục.
Nhưng chừng 300 người đã thiệt mạng trong đợt biểu tình khi phe an ninh dùng vũ khí ngăn chặn họ và phe ủng hộ Mubarak cũng xuống đường.
Tin sau đó nói ông Mubarak đã rời phủ tổng thống ở thủ đô đến trú ngụ tại khu nghỉ mát Sharm El-Sheikh bên bờ Hồng Hải.
Trước đó, sau lãnh đạo Hoa Kỳ, Thủ tướng Đan Mạch là lãnh đạo từ Liên hiệp châu Âu đầu tiên công khai đề nghị ông Hosni Mubarak từ chức tổng thống Ai Cập trong lúc làn sóng biểu tình vẫn tiếp diễn ở Cairo.
Ông Lars Loekke Rasmussen phát biểu trong ngày thứ Sáu 11/2 tại Copenhagen, nói rằng ông Mubarak "đã thuộc về lịch sử".
Lãnh đ̣ạo Đan Mạch phê phán "sự ngoan cố" của ông Mubarak khi Tổng thống Ai Cập lên truyền hình tối qua, thứ Năm, nói ông sẽ không từ chức.
Phát biểu của một lãnh đạo EU được cho là dấu hiệu Liên minh 27 nước châu Âu nay thay đổi quan điểm, từ chỗ quan sát đến có thái độ chủ động về diễn biến tại Ai Cập.
Sức ép từ trong lẫn ngoài
Trong bài diễn văn dành cho quốc dân đồng bào tối thứ Năm, tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nhắc lại kế hoạch tại vị cho đến cuộc bầu cử tháng Chín. Cạnh đó nói thêm, ông sẽ chuyển giao bớt quyền lực.
Người biểu tình ở Quảng trường Tahrir phản ứng giận dữ trước phát biểu của ông Mubarak.
Hoa Kỳ, qua lời tổng thống Obama nói: "Người dân Ai Cập được thông báo sẽ có sự bàn giao quyền lực. Hiện chưa ai biết sự chuyển giao này được thực hiện ra sao, có nhanh chóng, toàn diện và thực chất hay không.
"Chính phủ Ai Cập cần trưng ra lộ trình cụ thể, khả tín, và dứt khoát hướng đến dân chủ. Họ chưa tận dụng được cơ hội này," ông Obama nói.
Trong bài phát biểu đọc tối thứ Năm, tổng thống Mubarak nói ông sẽ chuyển giao một số quyền lực cho phó tổng thống Omar Suleiman.
Nay thì chính ông Suleiman chính thức tuyên bố rằng "vì quyền lợi đất nước", ông Mubarak quyết định từ chức.
Phóng viên BBC, Ben Brown tại Cairo cho rằng sự thay đổi này là kết quả của "sức mạnh quần chúng".
------------------
Cuộc xuống đường ở Quảng trường Tahrir đã lật đổ ông Mubarak sau 18 ngày đấu tranh
.
.
.
No comments:
Post a Comment