Friday, February 11, 2011

VIỆT NAM LẠI PHÁ GIÁ TIỀN ĐỒNG TRONG KHI LẠM PHÁT ĐANG ĐE DỌA

Nguyen Pham Muoi  -  The Wall Street Journal

Tqvn2004 lược dịch
Thứ Sáu, 11/02/2011

Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phá giá tiền đồng lần thứ ba trong vòng một năm, xuống 9,3%. Đây là một nhượng bộ trước việc người dân mất niềm tin vào tiền đồng trong khi chính phủ đang đương đầu với thâm hụt thương mại lớn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá trao đổi với đồng USD lên 20.693 đồng, tăng từ 18.932 đồng hôm thứ Năm, theo tin trên trang mạng của Ngân hàng. Với bước đi này, nhà chức trách đã làm yếu đồng tiên đi 13% kể từ tháng 11/2009.

Nếu xét theo giá USD, bước đi hôm thứ Sáu nâng giá đồng USD lên 9,3% so với tiền đồng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết lần phá giá mới nhất này phù hợp với đièu kiện cung ứng và nhu cầu ngoại tệ, và nhằm tăng thanh khoản trên thị trường hối đoái trong nước. Động thái này sẽ giúp hạn chế thâm hụt thương mại, ngân hàng Nhà nước bổ sung.

Động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trái ngược với một xu hướng rộng hơn ở Châu Á, nơi mà hầu hết các loại tiền tề phải đối mặt với áp lực tăng giá [so với USD] do thặng dư thương mại lớn, và chính quyền nhiều nước phải tìm cách làm chậm tốc độ tăng giá [của nội tệ] để bảo vệ các ngành công nghiệp xuất khẩu của nước mình.

Quyết định hạ thấp hơn giá trị tiền đồng càng làm nổi bật những áp lực mà chính sách tập trung vào phát triển kinh tế của chính quyền Hà Nội đặt lên nền kinh tế, đã từng được đánh giá là một trong những thị trường Châu Á mới nổi nhiều triển vọng nhất. Chính sách tiền tệ lỏng lẻo và chi tiêu thâm hụt đã thúc đẩy nền kinh tế, nhưng lạm phát cũng tăng mạnh và thâm hụt thương mại đang treo lơ lửng đe dọa khi mà nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu chậm chạp.

Với lạm phát tăng vọt, từ nhiều tháng nay, đồng USD được mua bán với giá cao hơn bình thường trên thị trường chợ đen, khi mà người Việt trông đợi sự an toàn của vàng và ngoại tệ mạnh sẽ giúp bảo vệ những khoản tiết kiệm của họ.

Lạm phát đã tăng lên 12,17% trong tháng Một, từ 11,75% trong tháng Mười Hai. Việt Nam chịu thâm hụt thương mại 1 tỷ USD vào tháng Một, và tháng trước đó là con số 1,294 tỷ USD.

Tin tức về phá giá tiền đồng khiến thị trường lo ngại, và các chi phí bảo hiểm phòng phá sản hoặc tái cơ cấu các khoản nợ của Việt Nam tăng cao. The spread on Vietnam's five-year credit default swaps widened by a fifth of a percentage point from Thursday to 3.85 to 3.95 percentage points [hề hề, nhờ bác nào chuyên môn dịch giúp đoạn này...].

Công ty Moody's Investors Service cho biết bước phá giá lần này củng cố thêm đánh giá triển vọng tiêu cực dành cho thị trường Việt Nam của mình, bởi vì động thái này sẽ càng làm tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài của Việt Nam.

Christian De Guzman, một nhà phân tích của Moody's, cho biết động thái này là không bất ngờ, nếu xét đến thâm hụt thương mại lớn của Việt Nam - một trong những yếu tố chính khiến Moody's hạ mức tín nhiệm đối với Việt Nam vào tháng Mười Hai - và khoảng cách một ngày càng lớn giữa tỷ giá chính thức của Hà Nội và tỷ giá thực trên thị trường.
"Việt Nam cần những chính sách thắt chặt mạnh mẽ hơn để giảm bớt áp lực quá nóng và để khôi phục lòng tin đối với tiền đồng ở trong nước", ông De Guzman cho biết.
"Tuy nhiên, không có chỉ dẫn nào từ Đại hội Đảng vào tháng Một vừa qua cho thấy chính phủ sẽ từ bỏ chính sách theo đuổi tăng trưởng của mình," ông nói.

Prakriti Sofat, kinh tế gia tại Barclays, cho biết đã có tin đồn đoán cách đây ít lâu rằng Việt Nam có thể phá giá tiền đồng sau Tết Nguyên đán, "nhưng mức phá giá lớn như thế là ngoài dự đoán của thị trường."

Andrew Colquhoun, một nhà phân tích tại Fitch Ratings, cho việc phá giá đã đưa tiền đồng "tới đánh giá tốt nhất của chúng tôi về mức độ thị trường trung thực" và "nhấn mạnh áp lực tiêu cực đến tài chính bên ngoài" phát sinh từ sự thâm hụt lớn của Việt Nam hiện nay, và mức dự trữ ngoại hối chính thức thấp. Việt Nam có 14,1 tỷ USD dự trữ ngoại hối vào tháng Chín năm 2010, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Fitch hạ mức tín nhiệm của Việt Nam trong tháng Bảy một bậc xuống B+, tức là bốn bậc dưới cấp đầu tư, và chỉ ra rằng tình trạng tài chính bên ngoài của quốc gia này là điểm yếu quan trọng. Công ty đánh giá triển vọng của Việt Nam là ổn định.
"Nếu sự phá giá lần này không thành công trong việc ngăn chặn dòng chảy vốn ra khỏi Việt Nam, và dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm xuống, thì tất cả những yếu tố này sẽ khiến chúng tôi phải cân nhắc tiếp tục hạ mức tín nhiệm", Colquhoun nói với Dow Jones Newswires trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

-Natasha Brereton đóng góp cho bài viết này.
.
.
.
BBC
Cập nhật: 08:53 GMT - thứ sáu, 11 tháng 2, 2011

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định phá giá thêm tiền đồng, một đôla nay đổi được 20.900 VND, theo tỷ giá hối đoái chính thức trong khi giá chợ đen lên tới khoảng 21.500 VND.
Quyết định mới có hiệu lực ngay trong ngày 11/02 và làm cho tiền đồng mất giá khoảng 8.5%.
Tỷ giá hối đoái chính thức trước thời điểm công bố là 18.932 đồng và biên độ giao dịch được điều chỉnh theo hướng thu hẹp, từ +- 3% xuống +- 1%.
Đối diện với lạm phát 12% và thâm thủng ngân sách trên 12 tỷ USD trong năm 2010, các chuyên gia cho rằng chuyện phá giá tiền đồng của Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Nay, việc đã xảy ra và phá giá tiền đồng có thể hỗ trợ cho xuất khẩu nhưng đồng thời sẽ làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, nguyên nhân góp phần gây ra lạm phát.

'Chưa đủ'
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nói với BBC Việt ngữ rằng "chỉ điều chỉnh tỷ giá không thôi là không đủ và chỉ có kết quả hạn chế.
"Trong tình hình hiện nay chính phủ phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, không chỉ điều chỉnh tỷ giá, mà trước hết là cắt giảm bội chi ngân sách, tăng hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước, phải kiểm soát việc đầu tư và tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
"Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh nhập khẩu, để từng bước ổn định nền kinh tế vĩ mô", Tiến sĩ Doanh nói.
Bà Phạm Chi Lan, cựu cố vấn kinh tế cho chính phủ, được AP trích dẫn nói "phá giá là điều cần làm" mặc dù có thể gây trở ngại mục tiêu kiềm chế lạm phát.
"Khống chế lạm phát phụ thuộc vào kiểm soát đầu tư của nhà nước và khu vực kinh tế quốc doanh, là khu vực cần cải thiện hiệu quả", bà Chi Lan nói.
Bloomberg trích dẫn ông Tai Hui, Trưởng bộ phận nghiên cứu Đông Nam Á của Standard Chartered Plc. tại Singapore nói “Cần phải nâng lãi suất cao hơn để bình ổn giá và phòng việc bán tiền đồng ồ ạt thêm nữa.”
Trong năm 2010 và trước Tết Tân Mão đã có làn sóng bán tiền đồng trữ vàng và đôla vì lo ngại tiền đồng mất giá.
Giới quan sát cho rằng có thực trạng mất niềm tin của dân và doanh nghiệp đối với năng lực quản lý và hoạch định chính sách tiền tệ và tài chính của chính phủ Việt Nam.

'Vỗ béo tập đoàn'
Trong tuần này Bộ trưởng KHĐT Võ Hồng Phúc được trích lời nói dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ còn khoảng 10 tỷ đôla cuối năm 2010 từ con số 16 tỷ vào cuối năm 2009 và từ mức 24 tỷ từ cuối năm 2008.
Trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm mạnh. Một số nguyên nhân gây ra lạm phát chưa được giải quyết triệt để như các khoản chi khổng lồ cho khu vực kinh tế công.
Các hãng đánh giá rủi ro đầu tư của nước ngoài hàng đầu đã hạ mức tín nhiệm của Việt Nam nhiều bậc trong những tháng qua do vụ Vinashin bên bờ phá sản và xin khất nợ.
Giới kinh tế gia trong và ngoài nước tỏ ra lo ngại về thực trạng lấy các tập đoàn quốc doanh làm thế mạnh phát triển kinh tế.
Trong khi Bộ Chính trị họp kiểm điểm phê bình Vinashin đầu tư dàn trải, thiếu tập trung vào "ngành kinh doanh chính" thì hiện chưa thấy giới lãnh đạo Việt Nam có ý kiến về các tập đoàn khác đã và đang đầu tư lấn sân sang bất động sản, du lịch, nhập xe hơi xa xỉ.. là mảng không thuộc "ngành chủ lực".
Kể từ ba năm trở lại đây, Việt Nam rơi vào vòng luẩn quẩn của phá giá tiền đồng, thâm thủng ngân sách và lạm phát. Điều này chỉ làm cho thị trường ngóng chờ các đợt phá giá tiếp theo.
Trong khi tiền đồng của Việt Nam mất giá nhiều hầu hết đồng tiền trong vùng Á châu lên giá so với đồng đôla Mỹ.
Trung Quốc hiện cũng đang nỗ lực kiềm chế lạm phát vì lo sẽ gây bất ổn xã hội và mới tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Trung Quốc mới đây áp dụng thí điểm thuế bất động sản áp vào người mua trong nỗ lực kiềm chế giá nhà quá nóng tại nước cộng sản láng giềng này.
.
.
.

No comments: