Người dịch: Minh Hạo
Đăng bởi anhbasam on 14/02/2011
Một bài báo trên tạp chí của Đảng cộng sản thúc giục phương án đối phó thích hợp trước những thách thứ mới từ Mỹ.
Bài báo nói rằng Mỹ khuyến khích các nước láng giềng chống lại Trung Quốc.
Sức mạnh kinh tế, đặc biệt là quỹ dự trữ bình ổn hối đoái (foreign exchange reserves), là vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc.
Bắc Kinh: Đảng Cộng sản Trung Quốc biểu lộ thái độ lo ngại trước việc các nước láng giềng, bao gồm Ấn Độ, đang bị lôi cuốn vào “khối liên minh chống Trung Quốc” do Mỹ đứng đầu, đã gợi ý một chiến dịch 7 bước từ việc tăng cường sử dụng lá bài kinh tế của Trung Quốc cho đến việc thành lập những khối liên minh mới nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Bài báo đăng trên số mới nhất của tờ Qiushi (Tìm kiếm sự thật), tạp chí chính thức của Đảng và là tạp chí có tầm ảnh hưởng lớn được lưu hành trong số các đảng viên của đảng, đã kêu gọi xét duyệt lại chính sách đối ngoại của Trung Quốc và đưa ra phương án đối phó thích hợp trước những thách thức mới từ Mỹ.
Năm vừa qua được nhiều người Trung Quốc nhìn nhận như là thời kỳ thử thách đối với khả năng ngoại giao của đất nước này, do những căng thẳng gia tăng với nhiều nước láng giềng cũng như lo ngại về cam kết mới của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Nước Mỹ dường như hết sức quan tâm đến việc thành lập một khối liên minh rất mạnh để chống Trung Quốc. Họ không chỉ đưa ra thông báo cấp cao về việc quay trở lại Đông Á mà còn khẳng định vai trò dẫn dắt châu Á,” tác giả Xu Yunhong viết trong bài báo.
“Đặc biệt không thể chấp nhận được là Mỹ công khai khuyến khích các nước láng giêng Trung Quốc chống lại Trung Quốc,” bài báo viết thêm.
“Các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Úc, Philippines, Indonesia, và Hàn Quốc tham gia vào nhóm chống Trung Quốc bởi các nước này đã từng có chiến tranh hay tranh chấp lợi ích với Trung Quốc.”
Tạp chí có lẽ là ấn phẩm có ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc về các vấn đề chính sách, được Đảng Cộng sản phát hành và thường được sử dụng để trình bày các quan điểm chính sách bằng mời lẽ rõ ràng hơn thứ ngôn ngữ ngoại giao từng được các quan chức nhà nước sử dụng.
Mặc dù còn chưa rõ bài báo có thể hiện cái nhìn của chính phủ hay không, song nhiều nhà chiến lược trong nhóm chuyên gia cố vấn chính thức ngày càng bày tỏ những lo ngại tương tự về nỗ lực của Mỹ trong việc “ngăn chặn” Trung Quốc bằng cách “tán tỉnh” các nước láng giềng.
Nhiều láng giềng của Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản và Việt Nam, gần đây đã thắt chặt liên minh quân sự với Mỹ, đổ lỗi cho quân đội ngày càng hung hăng của Trung Quốc gây ra căng thẳng. Nhiều tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng lại nổi lên trong năm ngoái. Mỗi quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đi xuống do những tranh chấp chủ quyền đảo ở biển Đông Trung Quốc, trong khi xác nhận chủ quyền mới của Trung Quốc trên toàn bộ biển Nam Trung Quốc (biển Đông) tạo nên lo ngại giữa các nước láng giềng Đông Nam Á.
Thêm vào đó, Ấn Độ cũng được các nhà chiến lược ở Trung Quốc – đặc biệt trong giới quân sự – ngày càng n nhận biệt rõ hơn, là đang tiến gần về phía Mỹ như một yếu tố quan trọng trong cái được cho là chiến lược “chính sách ngăn chặn” này.
Bài báo viết, “Khả năng Ấn Độ hợp tác với Trung Quốc không phải là lớn,” ám chỉ tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong các các vấn đề kinh tế để đối phó với Mỹ.
“Ấn Độ giữ vai trò đồng minh thân cận với Mỹ trong những năm gần đây, và [Tổng thống Mỹ Barack] Obama hứa sẽ ủng hộ Ấn Độ trở thành một thành viên chính thức trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,” bài báo nhận xét.
“Dù sao thì sức mua của quỹ dự trữ bình ổn hối đoái của Ấn Độ khá hạn chế, nên nước này không thể ảnh hưởng nhiều lên tình hình chung,” bài báo nói thêm, gợi ý rằng Trung Quốc cần phải sử dụng lá bài kinh tế để thách thức sự thống trị của đồng tiền Mỹ.
Các phương sách của Mỹ
Bài báo, dịch bởi trang web Chinascope, đã nhận diện 6 phương sách Mỹ sử dụng để ngăn chặn Trung Quốc: chiến tranh thương mại, chiến tranh tỷ giá hối đoái, chiến tranh công luận, tập trận, một chiến dịch chống Trung Quốc và phát triển khối liên minh với các nước láng giềng.
Bài báo yêu cầu một phương án đáp trả 7 bước, từ việc sử dụng ảnh hưởng kinh tế ngày một gia tăng của Trung Quốc và thao diễn quân sự với cơ cấu tổ chức tốt hơn đến việc xây dựng liên minh với các nước không thân cận với Mỹ, tập trung vào châu Âu và Nam Mỹ. “Vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc ngày nay là gì? Đó chính là sức mạnh kinh tế của chúng ta, đặc biệt là quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Quan trọng là tận dụng chúng một cách khéo léo,” bài báo gợi ý.
Trung Quốc cần phải “ra dấu hiệu rõ ràng với các nước láng giềng rằng chúng ta không sợ chiến tranh, và chúng ta được chuẩn bị để ra trận bất cứ lúc nào để bảo vệ các quyền lợi quốc gia.”
Các nước láng giềng của Trung Quốc, bài báo nói thêm, cần “trao đổi mậu dịch quốc tế của Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần họ.” Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là “phương tiện hiệu quả nhất để tránh một cuộc chiến tranh.”
Người dịch: Minh Hạo
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment