Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
2011-02-15
Các tổ chức nhân quyền Quốc tế nói rằng cộng đồng người Thượng phần lớn là người Christian, và là thành viên ủng hộ các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Nhưng sao đó họ bị Chính phủ Việt Nam đàn áp tôn giáo và tịch thu đất đai, cho nên họ buộc lòng phải sang các nước láng giềng để xin tỵ nạn. Phó giám đốc, Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng, mặc dù trại trỵ nạn của người Thượng bị đóng cửa và nhiều người buộc phải hồi hương, nhưng họ sẽ tiếp tục đào thóat từ Việt Nam vì Chính phủ Việt Nam có hệ thống vi phạm các quyền cơ bản của họ.
Trại đóng cửa người Thượng tỵ nạn bị ép buộc về Việt Nam
Có ít nhất 10 người Thượng Tây Nguyên sẽ bị trục về Việt Nam vào lúc 5 giờ sáng ngày 16 tháng 2 năm 2011 sau khi trại tỵ người Thượng của Văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ tại Thủ đô Phnom Penh bị đóng cửa vào hôm thứ ba, ngày 15 tháng 2.
Một người Thượng Tây Nguyên xin không tiết lộ danh tính cho Đài Á Châu Tự Do biết vào chiều thứ ba, ngày 15 tháng 2 rằng, có ít nhất khoảng 10 người Thượng không được văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ tại Campuchia cấp quy chế tỵ nạn buộc phải đăng ký về Việt Nam và sẽ bị trục xuất vào rạng sáng thứ Tư, và trong đó cũng có hai người Thượng dân tộc Jarai từ chối tự nguyện đăng ký về. Ông nói, “ngày mai bọn em về Việt Nam vào lúc 5 giờ sáng. Em cũng sờ sợ…Giờ họ cũng không đồng ý về Việt Nam nhưng UNHCR nói phải về chung với những người ký tên về Việt Nam.”
Một người Thượng tên Rolan Ton là một trong số hai người từ chối tự nguyện ký tên về Việt Nam bày tỏ với Đài Á Châu Tự Do rằng, ông từng bị cảnh sát Việt Nam bắt giữ vào tháng 8 và tháng 12 năm 2009 chỉ vì vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, cho nên ông sợ sau khi về tới nhà sẽ bị Chính quyền Việt Nam đàn áp hay làm khó.
Liên quan đến lời kêu gọi của nhóm người Thượng Tây Nguyên đang trú ẩn tại Campuchia, tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo vào hôm thứ hai, ngày 14 tháng 2 bày tỏ hết sức lo ngại về số phận nhóm người Thượng Tây Nguyên sau khi trại tỵ nạn tại Thủ đô Phnom Penh bị đóng cửa.
Tổ chức này cho rằng, Vì chính phủ Việt Nam đàn áp, hăm dọa người Thượng cho nên Chính phủ Campuchia không nên phủ nhận quyền cơ bản của người Thượng, trong khi Campuchia đã ký kết Công ước tỵ nạn Liên Hiệp Quốc 1951, Campuchia có nghĩa vụ phải bảo vệ quyền của tất cả những người xin tỵ nạn trong lãnh thổ của mình.
Ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc tổ chức Human Rights Watch nói trong thông cáo rằng, tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch bày tỏ lo ngại sau khi trại tỵ nạn người Thượng bị đóng cửa, trong tương lại chính phủ Campuchia sẽ không cứu xét đơn xin tỵ của người Thượng tỵ nạn theo tiêu chuẩn Quốc tế.
Ông Phil Robertson nói rằng, Campuchia có một nghĩa vụ để đảm bảo rằng trong tương lai những người Thượng sang nước này để xin tỵ nạn, thì phải được cứu xét và có một quá trình sàng lọc một cách công bằng và dựa trên các tiêu chuẩn Quốc tế. Việc đóng cửa trại tỵ nạn người Thượng không thay đổi các nghĩa vụ của nước này.
Trách nhiệm của UNHCR có giới hạn
Ông Robertson còn nói trong thông cáo rằng, Chính phủ Campuchia đã có thành tích ảm đạm khi nói đến việc trục xuất người sang nước này để xin tỵ nạn, đặc biệt là những người chạy thoát từ các nước như Trung Quốc và Việt Nam, chính vì chính phủ Campuchia có quan hệ chặt chẽ với những nước này.
Liên Hiệp Quốc và chính phủ các nước liên quan nên áp đặp Campuchia để đảm bảo rằng người Thượng Tây Nguyên sẽ không phải chịu số phận tương tự như là người Duy Ngô Nhĩ và những người khác đã bị trục xuất bất hợp pháp. Ông nói thêm rằng, người Thượng sẽ tiếp tục đào thóat từ Việt Nam khi chính phủ Việt Nam có hệ thống vi phạm các quyền cơ bản của họ. Điều đó cũng sẽ bắt buộc chính phủ Campuchia thực hiện nghĩa vụ của mình và không ép buộc người tỵ nạn trở về một nơi mà cuộc sống và tự do của họ sẽ bị đe dọa.
Liên Hiệp Quốc và chính phủ các nước liên quan nên áp đặp Campuchia để đảm bảo rằng người Thượng Tây Nguyên sẽ không phải chịu số phận tương tự như là người Duy Ngô Nhĩ và những người khác đã bị trục xuất bất hợp pháp. Ông nói thêm rằng, người Thượng sẽ tiếp tục đào thóat từ Việt Nam khi chính phủ Việt Nam có hệ thống vi phạm các quyền cơ bản của họ. Điều đó cũng sẽ bắt buộc chính phủ Campuchia thực hiện nghĩa vụ của mình và không ép buộc người tỵ nạn trở về một nơi mà cuộc sống và tự do của họ sẽ bị đe dọa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong cho biết rằng, vào tháng 12 năm 2010 vừa qua, chính phủ Campuchia đã yêu cầu Cao ủy LHQ đóng cửa trại tỵ nạn người Thượng Tây Nguyên ở Thủ đô Phnom Penh vào đầu tháng 01 năm 2011, nhưng sau đó Chính phủ đồng ý gia hạn thời hạn đến ngày 15 tháng 2 để cho phép thời gian văn phòng Cao ủy tỵ nạn của LHQ đưa nhóm người Thượng sang định cư nước thứ 3 hoặc hồi hương về nước.
Ông Koy Kuong cho biết thêm:
“Việt Nam là một nước có Pháp luật, như vậy việc Chính phủ Việt Nam đàn áp hay không là dựa vào Pháp luật. Trong trường hợp, những người Thượng có tội thì họ sẽ thi hành theo Pháp luật của họ. Ngược lại, nếu như họ là người lương thiện, thì không ai làm khó…Họ sẽ không bao giờ đàn áp những người vô tội, còn việc tra tấn những người có tội thì họ thi hành theo Luật pháp.”
Ông Koy Kuong cho biết thêm:
“Việt Nam là một nước có Pháp luật, như vậy việc Chính phủ Việt Nam đàn áp hay không là dựa vào Pháp luật. Trong trường hợp, những người Thượng có tội thì họ sẽ thi hành theo Pháp luật của họ. Ngược lại, nếu như họ là người lương thiện, thì không ai làm khó…Họ sẽ không bao giờ đàn áp những người vô tội, còn việc tra tấn những người có tội thì họ thi hành theo Luật pháp.”
Còn phát ngôn viên của Văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ (UNHCR) tại Châu Á bà Kitty McKinsey cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, Bà không nhận được thông tin là có hai người Thượng từ chối về Việt Nam trong số 10 người không được cấp quy chế nạn sẽ hồi hương về Việt Nam trong tuần này.
Còn đối với 10 người Thượng mà UNHCR hy vọng sẽ rời Campuchia trong tương lai gần, bà Kitty McKinsey cho biết thêm, “tôi nghĩ rằng không phải văn phòng Cao ủy tỵ nạn của LHQ nói những người này họ sẽ tái định cư nước nào, nhưng đó tùy theo các nước mà họ nhận người tỵ nạn và cho đến bây giờ chưa có thông tin là có nước nào nhận những người này. Cho nên chúng tôi phải chờ đợi. Chúng tôi hy vọng, họ sẽ sang định cư tại nước thứ 3 theo thủ tục nhập cư, chứ không phải chương trình giải quyết của UNHCR.”
Còn đối với 10 người Thượng mà UNHCR hy vọng sẽ rời Campuchia trong tương lai gần, bà Kitty McKinsey cho biết thêm, “tôi nghĩ rằng không phải văn phòng Cao ủy tỵ nạn của LHQ nói những người này họ sẽ tái định cư nước nào, nhưng đó tùy theo các nước mà họ nhận người tỵ nạn và cho đến bây giờ chưa có thông tin là có nước nào nhận những người này. Cho nên chúng tôi phải chờ đợi. Chúng tôi hy vọng, họ sẽ sang định cư tại nước thứ 3 theo thủ tục nhập cư, chứ không phải chương trình giải quyết của UNHCR.”
Còn một lãnh đạo nhà thờ Briar Creek Baptist ở Bắc Carolina, Mỹ nói rằng, ông có rất nhiều bạn là người Thượng Tây Nguyên thóat nạn từ Việt Nam, và thông qua tình bạn này, ông đã nhận thức được tình hình hiện nay liên quan đến những người Thượng đang xin tỵ nạn tại Campuchia, đặt biệt là người không chịu ký tên về nước vì sợ bị cảnh sát Việt Nam bắt như Rolan Ton và Vui. Ông bay tỏ với RFA như sau:“Các thành viên của gia đình Ton và Vui chia sẻ với tôi rằng, con họ đã trải qua sự đàn áp ở Việt Nam. Ton, chỉ mới 18 tuổi, đã bị bắt nhiều lần và bị đánh đập dữ dội.
Nhưng hầu hết các vụ bắt giữ đều không có lý do xác đáng. Vì phải đối phó với sự đe họa, và theo dõi, nên Ton buộc phải chạy trốn khỏi đất nước.”
Ông còn cho biết, ông rất lo lắng cho sự an toàn của hai người này vì UNHCR đang có kế hoạch trục xuất họ cùng nhiều người khác về Việt Nam, trong lúc cảnh sát đang chờ họ. Những bằng chứng đã được cung cấp để cho thấy rằng có những lý do chính trị và tôn giáo cho những gì đã xảy ra với họ tại Việt Nam, nhưng UNHCR đã bác bỏ các bằng chứng. Có thể là UNHCR đang gửi những người Thượng này đến chỗ chết, nhưng dường như họ không quan tâm.
Nhưng hầu hết các vụ bắt giữ đều không có lý do xác đáng. Vì phải đối phó với sự đe họa, và theo dõi, nên Ton buộc phải chạy trốn khỏi đất nước.”
Ông còn cho biết, ông rất lo lắng cho sự an toàn của hai người này vì UNHCR đang có kế hoạch trục xuất họ cùng nhiều người khác về Việt Nam, trong lúc cảnh sát đang chờ họ. Những bằng chứng đã được cung cấp để cho thấy rằng có những lý do chính trị và tôn giáo cho những gì đã xảy ra với họ tại Việt Nam, nhưng UNHCR đã bác bỏ các bằng chứng. Có thể là UNHCR đang gửi những người Thượng này đến chỗ chết, nhưng dường như họ không quan tâm.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------
Thanh Phương - RFI
Thứ ba 15 Tháng Hai 2011
Hôm nay, 15/02/2011, một trung tâm của Liên Hiệp Quốc tại Cam Bốt đón tiếp người tỵ nạn sắc tộc thiểu số từ miền Trung Việt Nam đã đóng cửa, theo như thông báo của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Cam Bốt. Chính phủ Phnom Penh đã gia hạn cho Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đến ngày 15/02 phải đóng cửa trại này, mà cho tới nay vẫn còn 75 người sắc tộc thiểu số chạy tỵ nạn từ Việt Nam đang sinh sống tại đây.
Cơ quan HCR cho biết đã tìm ra giải pháp cho phần lớn 75 người Thượng tỵ nạn này, theo đó, 50 người sẽ được đi định cư ở Canada. Nhưng theo lời phát ngôn viên đặc trách châu Á của HCR, 10 người trong số họ không được hưởng quy chế tỵ nạn và như vậy sẽ phải trở về Việt Nam. Kể từ nay, mọi hồ sơ xin tỵ nạn của người sắc tộc thiểu số từ Việt Nam sẽ do chính phủ Cam Bốt xử lý.
Chính điều này gây quan ngại cho tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch, nhất là vì Cam Bốt trong quá khứ đã từng trục xuất nhiều người tỵ nạn, thậm chí kể cả người đã được công nhận quy chế tỵ nạn.
Tổ chức này, hôm qua, đã ra thông cáo nhấn mạnh rằng, tuy trung tâm đón tiếp đóng cửa, nhưng Cam Bốt vẫn phải có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi người sắc tộc thiểu số Việt Nam xin tỵ nạn quyền được cứu xét đơn một cách công bằng và dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo lời ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, « người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên sẽ còn tiếp tục chạy tỵ nạn khỏi Việt Nam khi nào mà chính quyền Hà Nội vẫn còn vi phạm một cách hệ thống các quyền căn bản của người dân. » Ông Robertson kêu gọi Phnom Penh không nên cưỡng bức hồi hương người Thượng tỵ nạn.
Theo AFP, việc đóng cửa trung tâm đón tiếp của Liên Hiệp Quốc dường như là nhằm chấm dứt một thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam, Cam Bốt và HCR năm 2005. Theo thỏa thuận này, người tỵ nạn tại Cam Bốt có thể chọn, hoặc tái định cư ở một nước thứ ba, hoặc hồi hương. Chính phủ Phnom Penh không muốn bất cứ người tỵ nạn nào được ở lại trên lãnh thổ nước này.
.
.
.
No comments:
Post a Comment