Friday, February 18, 2011

"AI ĐỨNG ĐÀNG SAU CÁC CUỘC BẠO ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở AI CẬP" (Nguyễn Hữu Quý)

Nguyễn Hữu Quý
Thứ bảy, ngày 19 tháng hai năm 2011

Lần theo đường dẫn của BA SÀM trong mục tin sáng thứ Sáu, 18/02/2011; để đến với bài “Ai đứng đằng sau các cuộc bạo động chính trị ở Ai Cập”, đăng trên Tạp chí Cộng sản (TCCS) ngày 13/02/2011; đây là bài của tác giả Mỹ Tâm; nghe cái tên lại nhớ đến ca sỹ Mỹ Tâm; cô nàng xinh đẹp, tài năng, có làn da và thân hình gợi cảm… (!).

Tiêu đề của bài viết là một câu nghi vấn [nhưng thiếu dấu hỏi (?)]; ở cuối phần nhấn mạnh tóm tắt nội dung bài viết, là đoạn: “Một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là, liệu có phải các cuộc bạo động chính trị đó là hiện tượng mang tính quy luật, hay do các thế lực nào giật dây và đạo diễn nhằm mưu cầu những lợi ích riêng?”.

Để đưa người đọc đến kết luật mà tiêu đề bài báo đặt ra; tác giả đề cập đến các chủ đề:

Vẫn là kịch bản “cách mạng nhung” quen thuộc
Do đâu Mỹ bỏ rơi đồng minh chiến lược ở Trung Đông?
Cuộc “cách mạng” ở Ai Cập

Và sau đây là kết luận của tác giả:

“Như vậy, theo Uy-li-am Ăng-đan, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ như “Ngôi nhà tự do”, “Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ”, “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế của Đảng Cộng hòa”, “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế của Đảng Dân chủ”... là những tổ chức chuẩn bị và đứng đằng sau các cuộc “cách mạng nhung” trước đây ở một số nước, cũng như các cuộc bạo động chính trị hiện nay ở Tuy-ni-di, Ai Cập và nhiều nước châu Phi khác”.

Và cuối cùng, tác giả như muốn gửi đến bạn đọc thông điệp:

“Lúc này, sự kiện Ai Cập đã tạo ra thêm một tiền lệ, khiến chính quyền ở các nước có định hướng thân Mỹ và thân phương Tây có thể mất dần niềm tin vào Oa-sinh-tơn. Họ sợ rằng, để bảo vệ các lợi ích địa - chính trị trên toàn cầu, đến một lúc nào đó, Mỹ sẽ bỏ rơi họ trong những tình huống tương tự như ở Ai Cập./.”.

Như vậy là, tác giả như muốn nói với bạn đọc người Việt Nam rằng, Chính quyền Việt Nam nếu có định hướng thân Mỹ và thân phương Tây, thì hãy đề phòng, đến một lúc nào đó, lại rơi vào trường hợp “… Mỹ sẽ bỏ rơi họ trong những tình huống tương tự như ở Ai Cập (?!); và vì vậy, tốt nhất (có lẽ) là… không thân (?!).

Cũng từ nội dung bài viết này, trang mạng http://www.viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm chủ Blog Trần Hữu Dũng nhận xét:

“Đọc bài này trên tạp chí của Đảng để biết Đảng đứng về phe nào!!  Cái đáng thương là TCCS không viết nỗi một bài cho chính mình, phải dịch một bài tiếng Nga, mà bài ấy lại căn cứ vào một thằng cha căn chú kiết người Mỹ!”.

Ngoài “thông điệp” như đã nói trên; tôi muốn nêu lên hai sự yếu kém của bài viết này; và giả sử  “phải dịch từ một bài tiếng Nga”, hay “… không viết nỗi một bài cho chính mình” như Trần Hữu Dũng nói đi chăng nữa; thì chí ít, để thuyết phục người đọc, tác giả Mỹ Tâm cần phải làm, đó là:

Thứ nhất: Tiêu đề của bài viết là một câu nghi vấn, nhưng thiếu dấu hỏi (?); đây có vẻ như là một sự ngây thơ trong văn phạm ngay ở mức tối thiểu (?!); nếu các bạn mà đồng ý với tôi, thì quả thật, Đảng CSVN xem ra đã hết người cầm bút sắc sảo, chuẩn tắc… thật rồi sao (?!).

Thứ hai: Là người cầm bút, để thuyết phục người đọc, tác giả cần phải có tầm về nhận định, phân tích, đánh giá, dẫn chứng nhiều chiều… nhưng tác giả bài viết này lại quên (hoặc cố quên?!) một chủ đề dẫn chứng rất quan trọng; đó là, Nguyên nhân dẫn đến cuộc bạo động.

Nếu tác giả cố tình quên hoặc không biết sử dụng, thì đây (chỉ lấy một vài nguồn từ báo chí cách mạng Việt Nam cho khách quan):

- "Mubarak, hãy nói cho chúng tôi biết ông để 70 tỉ USD ở đâu", những người biểu tình hét lớn trước khi nhà lãnh đạo Ai Cập cầm quyền suốt 30 năm rời khỏi nhiệm sở hôm thứ sáu, sau đó đi ra khỏi Cairo tới khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh ở Biển Đỏ.
Đây là nội dung đăng trên vietnamnet, ngày 15/02/2011;
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (BNS) đã thống kế số tài sản của cựu Tổng thống Ai Cập gửi tại các ngân hàng nước này lên tới trên 3,7 tỷ USD (tính đến cuối năm 2009).
Folco Galli, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Thụy Sĩ cho biết, công hàm ủy quyền tài phán của Ai Cập sẽ được chính thức xem xét, thảo luận nhằm xác định cơ quan nào sẽ thực hiện thẩm quyền này, Bộ Các Vấn đề công hay Cơ quan Tư pháp cấp bang.
Cũng theo BNS, số tài sản của cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak gửi tại các ngân hàng trên thế giới được ước tính vào khoảng 72,73 tỷ USD.
Đây là nội dung đăng trên baomoi.com, dẫn nguồn từ TTXVN, đăng tải ngày 16/02/2011.

vân vân…

Vậy thì, xin thưa tác giả Mỹ Tâm; phải chăng những người biểu tình thét lớn "Mubarak, hãy nói cho chúng tôi biết ông để 70 tỉ USD ở đâu?” ... nhằm mưu cầu những lợi ích riêng?” (?!).

Toàn thể người biểu tình, đại diện cho nhân dân Ai Cập, được tác giả xem là “… mưu cầu lợi ích riêng”?

Xin thưa tác giả Mỹ Tâm rằng, dân số Ai Cập còn lớn hơn dân số Việt Nam nữa đấy! 70 tỷ USD bằng 2/3 công sức của gần 87 triệu người Việt Nam làm ra trong 365 ngày đấy!

Qua bài này, tôi thấy tác giả Mỹ Tâm là người coi thường nhân dân, cho dù là nhân dân Ai Cập xa xôi đi chăng nữa (?!). Một người viết báo chân chính, có lương tâm… thì rõ ràng phải mừng cho nhân dân Ai Cập thì mới phải, vì đã “nhổ” được khối ung thư, mà đã gần 30 năm hút một lượng máu khổng lồ của nhân dân đem gửi ở nước ngoài…

Nếu là ca sỹ Mỹ Tâm thì tôi không trách; ở đầu bài viết tôi nói đến ca sỹ Mỹ Tâm là vì vậy; bởi vì cô ấy rất có ích và ý nghĩa với cộng đồng.  

Tôi lại nghĩ đến một nhận định mới đây của nhà sử học Dương Trung Quốc, hiện đã rất nổi tiếng, khiến những người Việt Nam có lương tâm không khỏi ngậm ngùi, khi ông nói Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn.

Hu hu!!!

18.02.2011
.
.
.

No comments: