Saturday, January 15, 2011

VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Một Câu Chuyện Thuyền Nhân) - Nguyễn Trần Diệu Hương

Nguyễn Trần Diệu Hương
Wednesday, January 12, 2011

Viết cho Lan Hương, Tiến, Tuấn và những thuyền nhân 'đi biển' một mình.
Tác giả, hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose, kể chuyện một mình vượt biển giữa thập niên 80’ và trở thành cô giáo cho những thiếu niên không thân nhân tại trại tị nạn.

Ngày 30 tháng Tư 1975, Saigon sụp đổ. Những gia đình đang ở trong các cư xá sĩ quan, cư xá công chức bị đuổi ra khỏi nhà. Cùng chung số phận, gia đình chúng tôi bị đuổi khỏi mái nhà thân yêu trong cư xá, nơi chúng tôi có một thời nhỏ dại êm ả. Mẹ đưa chúng tôi về căn nhà riêng Ba Mẹ đã xây nên bằng công sức của Ba Mẹ, nhưng nhà này cũng bị tịch thu. Sau hai lần mất nhà, chúng tôi lớn lên như câu ca dao 'Còn cha gót đỏ như son, mất cha lăn lóc như lon sữa bò.' Ba chúng tôi còn sống, nhưng đang bị đầy ải trong trại cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc. Những ngày u ám đó in hằn vào đầu óc của chúng tôi, khiến chúng tôi trưởng thành sớm hơn tuổi của mình, vì chỉ được xã hội cho nếm mùi cay đắng.

Đầuthập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát,Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi,từng đứa,vượt đại dương để đến một vùng đất tự do,ở đó không có khủng bố tinh thần,ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện,và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.Cũng như rất nhiều người vợ lính khác,Mẹ đảm đang,xuôi ngược nuôi chúng tôi,nuôi Ba trong các trại tù cải tạo từ Bắc vào Nam.Tất cả những điều đó đẩy chúng tôi đến đường cùng,không còn lựa chọn nào khác hơn là phải đưa chính mạng sống của mình đánh cuộc với định mệnh,với đại dương.Còn nhớ thời đó,người dân miền NamViệt Nam vẫn truyền miệng một câu ngạn ngữ của thời đại'Một là con nuôi mẹ,hai là mẹ nuôi con,ba là con nuôi cá.'Cứ thế một hai ba Mẹ lo cho con một mình vượt biển.Khảnăng vượt thoát chỉ là một phần ba.Ròng rã gần mười lăm năm dài,từ cuối năm1975 đến đầu năm1990,hàng trăm ngàn thuyền nhân (hay theo như cách gọi của UNHCR United Nations High Commissions for Refugees,Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc là 'Boat People') đã đến được bờ bến tự do.Cùng lúc,hàng trăm ngàn thuyềnnhân khác gởi thân vào lòng đại dương.

Chưa qua khỏi tuổi thơ,nước mất,nhà tan,chúng tôi,không có thời mới lớn,tự động bước vào tuổi trưởngthành trước những khó khăn của Mẹ, vượt quá nỗi khổ của bà Tú Xương ở thế kỷ mười chín, vừa nuôi chồng trong tù cải tạo, vừa nuôi một bầy con dại còn ở Tiểu học hoặc ở những năm đầu Trung học. Từng đứa một, khi có điều kiện, Mẹ gởi chúng tôi ra đi.

Đến phiên tôi, Mẹ chỉ đưa được tôi ra bến xe liên tỉnh để đi Vũng Tàu. Cả hai mẹ con đều đội nón lá rộng vành để che những giọt nước mắt lã chã rơi không ngừng. Mẹ khóc nhiều hơn những lần đưa các anh em trai của tôi ra đi, vì tôi là con gái duy nhất trong nhà, thân gái dậm trường. Ngồi trên xe đò từ Saigon về Vũng Tàu, trong một góc xe đò, tôi úp nón lên mặt, để che đôi mắt sưng đỏ vì khóc của mình.

Gần một tuần lênh đênh trên đại dương,chỉ có trời và nước,xanh thẫm ban ngày,đen kịt ban đêm,không có cả một cánh chim,tôi nhớ Ba,nhớ Mẹ quay quắt,nhưng vẫn hài lòng với chọn lựa của mình.Hai ngày đầu, như mọi người trong lòng thuyền,tôi bị say sóng,nôn ra cả mật xanh,mật vàng.Đó là lần đầu tiên trong đời,tôi hiểu thế nào là 'mửa mật'.Vậy mà chỉ hai ngày sau,quen dần với cảm giác bập bềnh của con thuyền nhỏ trước lực đẩy của nước ở đại dương,tôi tỉnh táo lại hoàn toàn với đầy đủ sinh lực của'tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu'mặc dù đã hai ngày không ăn uống. Khi thuyền ra hải phận quốc tế,chúng tôi được lên khoang thuyền hít thở không khí trong lành đầy vị mặn của đại dương,hình như có thoang thoảng mùi vị của tự do.

Maymắn hơn những người tịnạn khác,chúng tôi đi bìnhyên,không gặp một thuyền nàokhác.Trời êmbiển lặng vào thángsáu đầu mùahè đưachúng tôi đến thẳng đất liền của MãLai sau nămngàysáuđêm lênhđênhtrên biển.

Lên tới đất liền, cùng với chú lái tàu, tôi phải vận dụng vốn liếng tiếng Anh hạn chế đã tích lũy trong những tháng năm chuẩn bị vượt biên để giải thích cho nhân viên Cảnh sát Mã Lai biết chúng tôi là ai, tại sao chúng tôi đặt chân đến đây. Đó chỉ là lần đầu, một khởi đầu kéo dài mãi cho đến bây giờ, phải giải thích tương tự cho rất nhiều người khác nhau thuộc nhiều chủng tộc hiểu tại sao chúng tôi phải bỏ quê hương ra đi để sống đời lưu vong.

Những giờ phút đầu tiên trên đất liền, chúng tôi lại bị 'say đất'. Quen với trạng thái bồng bềnh, trôi nổi trên mặt nước; khi trở lại mặt đất bằng phẳng, mỗi lần đặt bước chân xuống, tôi có cảm giác mặt đất chao đảo như còn trên mặt sóng nhấp nhô. Sau hai ngày bận rộn với đủ thứ giấy tờ khai báo với cảnh sát địa phương Mã Lai, chúng tôi được đưa ra trại Pulau Bidong, trại tị nạn chính thức của Cao ủy tị nạn Liên Hiệp quốc đặt trên lãnh thổ Malaysia để thành một người tị nạn chính thức có số căn cước thuyền nhân, chờ được phỏng vấn định cư ở một nước thứ ba. Lần này, hành trình từ đất liền ra đảo Pulau Bidong vững chắc hơn trên một thuyền khá lớn của UNHCR, có tên là 'Blue Dart', khoảng cách lại ngắn, nên chúng tôi không bị say sóng.

Trại tị nạn Pulau Bidong đã được xây dựng tương đối đầy đủ khi chúng tôi đến đảo vào giữa thập niên 80, có đủ trường Tiểu học, Trung học cho trẻ em, trường huấn nghệ (Vocational School) cho người lớn, có thư viện, có cả Chùa, Nhà thờ trên 'đồi tôn giáo', có Bệnh viện với cái tên khá ngộ nghĩnh và dễ nhớ là 'Sick Bay'. Chúng tôi được đón tiếp với những thùng mì ăn liền vĩ đại hãy còn bốc khói, giống hệt như những thùng mì Liên Hiệp Quốc phân phát cho nạn nhân của thiên tai Tsunami ở South Asia cuối năm 2004.

Lần đầu tiên ăn đồ cứu trợ, sống bằng lòng nhân đạo của người khác, một thân một mình ở trại tị nạn của một đất nước khác, nước mắt tôi lăn dài, nghĩ đến Ba vẫn đang mỏi mòn trong ngục tù cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc vẫn thiếu ăn, thiếu mặc; nghĩ đến Mẹ đang vò võ một mình ở nhà, chắc là vẫn đang cầu nguyện cho bầy con đã tứ tán mỗi đứa một quốc gia, một phương trời khác nhau, ở tuổi chưa đến hai mươi.

Tưởng là mình đã rất can đảm khi dám chấp nhận cảnh 'thân gái dặm trường', không ngờ, ở trại tị nạn Pulau Bidong, đến khu vực Cô nhi (Minor Refugees Residential Section), dành cho các em dưới mười sáu tuổi đến trại tị nạn một mình, tôi thấy em nhỏ nhất chỉ mới sáu tuổi.

Ở đó, có Hanh, chỉ mới mười một tuổi, thông minh, đầy cương nghị, có Bố đang bị 'học tập cải tạo' - như Ba tôi - được Mẹ gởi đi vượt biển một mình trên một thuyền bị hải tặc, mọi người đói lả gần ba ngày trước khi đến được trại tị nạn. Ở trại tị nạn, cậu bé tuy mới mười một tuổi nhưng có sự khôn ngoan và nét chững chạc cúa một người ngoài hai mươi học hành chăm chỉ, hết học Anh Văn lại quay qua học Toán, quanh quẩn cả ngày ở trường Trung học trên đảo Pulau Bidong.

Ở đó, có Huyên, một em gái mới mười ba tuổi, cả gia đình mất tích trên biển khi thuyền bị lật. Như một phép màu, Huyên bám được một thùng plastic rỗng, trôi nổi bồng bềnh giữa đại dương gần nửa ngày, trước khi được một tàu tị nạn khác đi ngang vớt lên. Người ta đã thấy cô bé Việt Nam nhỏ bé mắt nhắm nghiền, gần như hôn mê bất tỉnh, thân xác mỏng manh như chiếc lá khô, hai tay vẫn còn bám chặt cái thùng nhựa rỗng bồng bềnh trên đại dương.

Ở đó cóViệt,rất thâmtrầm,dù mới mười lăm tuổi,nhà cửa bị tịchthu,Ba bị giam ở khám ChíHòa vì 'tội nhà giàu', Mẹ gởi em ra đi với nhà hàng xóm để thoát khỏi tương lai đen tối của giai cấp 'tư sản mại bản'…

Còn biết bao các em khác nữa. Mười một tháng sau đó ở Pulau Bidong, với vốn liếng Anh ngữ từ những năm ở trường Trung học, và những sách vở của thư viện trên đảo, tôi đã có cơ hội giúp cho UNHCR và cả các phái đoàn Mỹ, Canada, Úc trong việc thông dịch mỗi khi họ đến phỏng vấn thuyền nhân.

Mãi đến bâygiờ, tôi vẫn còn cảmgiác xótxa khi nhớ lại những lần thôngdịch cho những người đànbà,con gái VNam bị làm nhục bởi hảitặc trên đường vượt biển,em nhỏ nhất chỉ mới mười hai tuổi.Hồiđó,Caoủy trưởng Alan ở Pulau Bidong chỉđịnh tôi chuyên làm côngviệc thôngdịch đànbà congái trong các cuộc phỏngvấn các thuyền vượt biển bị hải tặc. Đó là một công việc rất tế nhị và đầy xót xa.Đến một độ nào đó, nỗi đau vượt quá sức chịu đựng, người ta mất cảm giác. Nhiều người nữ thuyền nhân, mặt còn đầy nỗi kinh hoàng nhưng kể lại từng chi tiết ô nhục mà chính mình phải gánh chịu với giọng đều đều, thản nhiên, lạnh lùng như nói chuyện trời mưa, trời nắng, trong khi chính tôi và cô May, Cao ủy của UNHCR đã giọt ngắn giọt dài. Mỗi lần dịch hay viết xong một hồ sơ tàu tị nạn bị cướp, tay áo tôi ướt đẫm vì nước mắt. Tôi vẫn tự hỏi thủ phạm trực tiếp cho nỗi đau này là hải tặc Thái Lan, thủ phạm gián tiếp thực sự là ai?

Đó là khoảng thời gian rất bận rộn với công việc thông dịch ban ngày giúp cho nhân viên Cao ủy Tị nạn. Ban đêm, tôi còn dạy thiện nguyện cho các em , chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, ở trường Trung học trên trại Tỵ nạn. Trường chỉ dạy hai môn Anh văn và Toán. Sách học là những quyển sách đơn giản tương đương trình độ của bộ 'English for Today' quyển I đến quyển III. Trước ngày ra đi, tôi chỉ mới học xong quyển IV ở Việt Nam , nhưng nhờ làm việc, tiếp xúc nhiều với các nhân viên UNHCR, và bằng lòng thương yêu các em chân thành như em ruột của chính mình, tôi mang hết kiến thức và hiểu biết của mình truyền lại cho các em, mặc dù tôi chưa hề được qua một trường lớp nào về Sư phạm. Chúng tôi, những người dạy thiện nguyện ở trường Trung hoc, vẫn đùa với nhau là mình đã theo một 'trường phái sư phạm mới', lối dạy 'mèo nhỏ tha chuột lớn'.

Có lần, giải nghiã cho các em một từ mới, 'dignity' - có nghĩa là phẩm giá - tôi không biết làm thế nào để giảng cho các em hiểu, đành viết lên bằng câu thí dụ 'We lost everything, but never lose our dignity'. Viết đến đó, tự dưng nước mắt tôi lăn dài, các em ở tuổi mười bốn, mười lăm lúc đó cũng khóc theo. Những giọt nước mắt đó vẫn còn đọng trong tâm khảm tôi cho đến bây giờ, cùng có niềm tin ở một thế hệ trẻ lưu vong có đầy đủ đầu óc và trái tim Chắc chắn, các em học sinh lúc đó, trên bước đường tha hương sau này, sẽ nhớ và hiểu nghiã chữ 'dignity' hơn ai hết, và các em sẽ sống xứng đáng với lòng kỳ vọng của thân sinh các em, khi Ba Mẹ các em đã phải đứt ruột gởi con ra biển một mình.

Mỗi tuần hai lần,tàu'Blue Dart'của UNHCR cho nước ngọt,mì gói,gạo vàthựcphẩmtươi gồm gàvàrau cải, đôi khi còn có dưahấu hay thơm,vào cho thuyềnnhân.Hầu hết chúngtôi đến trại tịnạn chỉ với một bộ quần áo dính trên người.Chúng tôi đượcphát áo quần từ một kho áo quần'second hand',tươngtự như áo quần cũ bán trong Goods Will ở Mỹ. Áo quần thường rộng thùng thình, quá khổ, nhưng chúng tôi tự sửa lại đúng với kích thước của mình.Cao ủy tịnạn LiênHiệpquốc đã rất là chutoàn trong việc bảovệ và chăm lo cho những người tị nạn chính trị,Đến lúc được chuyển qua trại chuyển tiếp Bataan ở Philippines để được hướng dẫn về đời sống văn minh của Mỹ trước khi chính thức đến Mỹ như một người tị nạn, chúng tôi được huấn luyện chương trình buổi sáng, buổi chiều làm 'Teacher Aid' cho các giảng viên người Phi. Ở đó, đầy đủ hơn, và lạc quan hơn vì chúng tôi biết chắc chắn ngày mình được địnhcư ở Mỹ.Và cũng ở đó, tôi có thì giờ tựhọc nhiều hơn cho chính mình,chuẩnbị một thờikỳ giannan khác,một khởiđầu từ con số không ở quêhương thứ hai.Một vài lần được về chơi ở Manila (thủđô của Philippines),những chuyến dulịch đặcbiệt bằng xe bus dànhriêng cho các'Teacher Aid',chúngtôi vẫn ngậm ngùi thương cho sự lạchậu của đất nước mình ngay cả khi sosánh với các nước Áchâu khác như Philippines.

'Nỗi buồn nhược tiểu' đó càng tăng cao khi trên đường bay qua Mỹ, tôi được dừng chân hai ngày ở Tokyo - Nhật, thủ đô của nước Á châu giàu mạnh nhất sau khi nếm bài học xương máu với hai cột khói trắng hình nấm khổng lồ ở Hiroshima và Nagasaki cuối thế chiến thứ hai. Tokyo văn minh sáng rực ánh đèn ban đêm tương phản với Saigon lạc hậu tranh tối, tranh sáng, Nước mắt tôi lại chảy xuống cho sự thụt lùi của quê hương đã bị bỏ lại sau lưng.

Tôi đến Mỹ một tuần trước lễGiángsinh,cùng một thuyềnnhân VNkhác,hoànthành nhiệmvụ cuốicùng được giao từ UNHCR,giúp đoàn người tịnạn gồm 85người kể cả một vài người Lào và Cambodia cũng trốn chạy khỏi quêhương như chúng tôi.Giữa những hànhkhách Mỹ tựtin,cao to,với nhiều hànhlý cồng kềnh vềnước đoàn tụ với giađình nhândịp Giángsinh và Tết dương lịch,rất dễ nhận ra những người tịnạn nhỏ bé,mảnhmai mắt mở tovuimừng lẫn ngơngác,chỉ có hai bàntay trắng với những túi xách của UNHCR và IOM (International Organization for Migration), chỉ có giấy tờ nhập cư vào Mỹ và giấy tờ tùy thân.

Được chuẩn bị đầy đủ với gần 6 tháng học về 'American Culture Orientation' ở trại chuyển tiếp Bataan, Philippines, với trình độ Anh văn tương đối sau một năm tiếp xúc và làm thông dịch viên cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn LHQ, tôi không đến nỗi bị lâm vào cảnh 'mán về thành', nhưng thật sự đời sống ở Mỹ khác xa với đời sống ở quê nhà như mặt trời với mặt trăng, như ngày với đêm.
Hình ảnh của Ba với mái tóc bạc trắng ở tuổi năm mươi trong lao tù cải tạo, hình ảnh Mẹ với đôi mắt buồn trong những ngày chuẩn bị gởi chúng tôi ra đi là nguồn nghị lực không bao giờ cạn, tiếp sức cho chúng tôi trong thời gian chân ướt chân ráo ở quê hương thứ hai.

Từ nhiều trại tị nạn ở nhiều nước khác nhau: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, anh chị em chúng tôi đến Mỹ trong nhiều thời gian khác nhau, được trùng phùng, như trăm sông đổ về biển, và mang sức sống của tuổi hai mươi lao vào đất nước của tự do và cơ hội. Một người bạn cũ của Ba, qua Mỹ từ năm 1975, đang làm ở tổ chức thiện nguyện USCC, giúp tôi có được trợ cấp một lần là 650 dollars dành cho người tị nạn mới đến , bác viết cho tôi một reference letter và từ đó ' I'm on my own way'. Bác cũng giới thiệu cho tôi đến tìm việc làm ở một vài nơi. Trời thương, 'thánh nhân đãi kẻ khù khờ', tôi được nhận vào làm full time ở một công ty lớn chỉ hai tuần sau ngày đến Mỹ. Lúc đó là đầu tháng giêng, giữa mùa Đông ở Mỹ, trời lạnh buốt, buổi sáng tôi thức dậy từ sáu giờ ba mươi, trời còn tối, ra đứng chỗ xe bus ở đầu đường, trời lạnh cóng, dưới 40 độ Fahrenheit, tôi phải mặc ba bốn lớp áo, nhưng áo quần cũ chị em chúng tôi đã mua từ Goods Will để vừa với túi tiền của mấy chị em lưu lạc quê người, chỉ có hai bàn tay trắng, với lòng tin của Ba Mẹ đặt ở mỗi chúng tôi. Một tuần sau, chịu không nổi cái lạnh gần đông đá, từ 32 đến 39 độ Fahrenheit của mùa đông thứ nhất ở Mỹ, tôi dùng cái paycheck đầu tiên của mình thuê người dạy lái xe và dốc hết tiền trợ cấp một lần cho người mới đến mua một cái Toyota Celica đã mười bốn tuổi, để đi học và đi làm. Đời sống lúc đó, còn nhỏ, là một hình tam giác với ba đỉnh là nhà, trường học và sở làm không hề có giải trí, không có cả thời gian để buồn và nhớ nhà. Đến Mỹ muộn màng, sau gần mười năm miền Nam sụp đổ, biết thân phận mình là 'trâu chậm', chúng tôi lao đầu vào học, không dám để phí thêm một giờ phút nào. Mùa hè, học phí cao hơn, tôi chỉ ghi danh theo học một lớp, và làm part time cho một trạm bán xăng ở gần nhà Nghĩa là lúc đó, tôi đi làm full time, đi học full time quanh năm. Nhiều lúc quá mệt mỏi, tôi lại tự nâng đỡ tinh thần mình bằng câu nói cửa miệng của người Mỹ 'No pain, no gain',và nhớ đến kỳ vọng của Ba Mẹ đã đặt ra cho chúng tôi. Buồn nhất là những lần bất chợt nghe được những câu hát rất đúng với tâm trạng của mình: 'Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù...',nghĩ đến Ba,nước mắt tôi vẫn lăn dài,và tự bảo lòng mình phải cốgắng học giỏi hơn để BaMẹ vui hơn, đủ nghị lực sống trong đời sống bị khủng bố tinh thần thường xuyên ở quê nhà.

Có lần được phát biểu cảm tưởng với thời gian ba phút trong một lần nhận học bổng, tưởng là sẽ cảm ơn đủ tất cả mọi người và hứa với 'scholarship foundation' sẽ cố gắng nhiều hơn, nhưng tôi chỉ nói được gần hai phút: - Xin cảm ơn tất cả thầy cô đã có công dạy dỗ tôi, xin cảm ơn Hội đồng trao tặng học bổng cho tôi. Xin tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang và cung cấp một đời sống tự do, no đủ cho tất cả những người tị nan, lưu vong. Vinh dự hôm nay xin được dành riêng cho tất cả những người đã nằm xuống cho chúng tôi có được ngày hôm nay, và xin đặc biệt dành riêng cho Ba tôi, người vẫn còn đang bị đày ải trong lao tù Cộng sản vì đã ở trong một quân đội bảo vệ tự do, xin được dành riêng cho Mẹ tôi, người đã rất chu toàn trong việc nuôi dậy con cái một mình.

Một phút còn lại, tôi không nói được vì cử tọa trước mặt đã mờ đi sau màn nước mắt, mùi vị đắng cay sau năm 75 ở quê nhà vẫn kéo về với đầy nỗi xót xa, ngay cả trong giờ phút ngọt ngào nhất. Một thầy giáo người Mỹ gốc Ba Lan đã tị nạn Cộng sản từ cuối thập niên 60, dạy tôi từ năm đầu Đại học, hiểu rất rõ tâm trạng của một người tị nạn, đã lên diễn đàn giúp tôi hoàn tất lời phát biểu. Lần đó, tôi được đặc cách đề cử trực tiếp cho học bổng niên khoá kế tiếp, mà không phải qua những thủ tục bình thường. Món tiền tuy không lớn, cũng đủ để trang trải chi phí sách vở, học phí, ăn ở cho một năm học, là một yểm trợ vật chất lớn lao cho tôi trong ba năm đầu chân ướt chân ráo ở quê người. Có những điều hằn sâu trong ký ức, lúc nào cũng tưởng như mới vừa xẩy ra, như chuyện say sóng đến độ 'mửa mật' của những ngày lênh đênh trên đại dương vẫn ám ảnh tôi không nguôi. Cho nên, có lần được chọn là 'Employee of the year' được tặng vé cho một chuyến đi cruise trên biển một tuần cho hai người, nhớ lại cảm giác đắng nghét ở miệng, cảm giác mất thăng bằng của những ngày mới đặt chân lên đất liền, tôi đã nhường lại phần thưởng đó cho 'the runner up' trước con mắt ngạc nhiên của mọi người làm cùng chỗ. Đó không phải là điều duy nhất người bản xứ không hiểu những người tị nạn, những người Mỹ gốc Việt lưu vong. Họ cũng không hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam nhỏ bé ốm yếu vẫn đội mưa đội gió hàng giờ giương cao những tấm biểu ngữ 'Human Right for VietNam', 'Freedom for VietNam' ở một góc đường nào đó trong đời sống lạnh lùng, đầy tất bật của đất nước Hoa kỳ.
Sau khi đã ổnđịnh,- đã có một 'career'đàng hoàng thay cho cái 'job' để kiếm sống - có thời tôi đi dạy thiệnnguyện cho một trường Việtngữ ở điạphương,họcsinh làcác em teenagers. Dù cùng tuổi nhưng học trò của tôi bâygiờ vôtư,ngây thơ,khác xa các em trong trại tịnạn chữngchạc,trưởngthành trước tuổi.Ở trườngViệtngữ,ngoài bàigiảng từ sách của trường,thì giờ còn dư,chúng tôi giảng trích đoạn từ tácphẩm 'Mùa hè đỏ lửa'của nhà văn PhanNhậtNam,từ bài thơ bấtkhuất 'Nếu ai hỏi' của nhàthơ Nguyễn Chí Thiện để các em hiểu rõ hơn giátrị của tựdo,và biết yêuthương chamẹ hơn, biết ơn chamẹ các em đã hy sinh rất nhiều để các em có được ngày hôm nay.

Đời sống ở Mỹ vốn tất bật,nhưng một phút bình lặng nào đó của tâm hồn,dù đang bị kẹt xe trên một xa lộ xe cộ tất tả ngược xuôi hay đang ở trong một cuộc họp ở sở,đầu óc tôi vẫn lang thang về với quê nhà ;và buồn thay,bao giờ cũng vậy,mùi vị đắng nghét như đang bị 'mửa mật',mùi vị chua cay của một thời vẫn hiện vềrõ ràng mồn một như chuyện hôm qua.

Và có một lần 'chuyện hôm qua' càng rõ nét hơn.Đến thăm Massachusetts Institute of Technology (MIT) nổi tiếng về chuyên ngành Toán và Kỹthuật, đang ngồi chờ người bạn ở cafeteria của trường,bỗng một sinhviên người Áchâu đi qua,đi lại trước mặt tôi nhiều lần.Sau cùng, anh ta dừng lại,lịchsự hỏi bằng tiếng Mỹ:- Xin lỗi, chị có phải là cô Thuyên ở trường Trung học Pulau Bidong năm 1988 không?Tôi trả lời bằng tiếng Việt:- Đúng rồi, em có thể nhắc cho tôi nhớ em là ai không?Người thanh niên vui mừng, rồi bằng một thứ tiếng Việt rõ ràng và lễ độ, anh ta trả lời:- Em là Hanh đây chị, em học cùng lớp với Huyên và Việt ở Pulau Bidong. Chị nhớ em không?

Hanh vẫn nhận ra tôi sau mười lăm năm không gặp, nhưng tôi thì không thể nhìn ra được anh thanh niên cao lớn chững chạc trước mặt mình là cậu bé đen nhẻm, chững chạc, chăm học ở trại tị nạn năm xưa, Hanh lúc đó đang ở năm cuối của chương trình Tiến sĩ Toán, như ước mong ngày nào em đã trình bày trong một giờ thực tập nói tiếng Anh ở lớp học nhỏ xíu, mái lợp tôn thô sơ giữa đảo Pulau Bidong. Hanh kể cho tôi nghe về chuyện em đến Mỹ một mình ở tuổi mười hai, cùng với một nhóm ngườI Việt Nam tị nạn đặt chân đến Mỹ ở phi trường San Francisco, Hanh đổi máy bay về Massachusetts. Đi một mình, dưới mười lăm tuổi, nên Hanh được một cô Stewardess đích thân dắt lên máy bay trước.

Ra đón cậu bé tị nạn Việt Nam ở phi trường Logan Boston - là đại diện của một tổ chức thiện nguyện và cha mẹ nuôi của Hanh. Đó là một gia đình người Mỹ gốc Tiệp Khắc, qua Mỹ tị nạn từ thập niên 60s. Dù chưa bao giờ có ý định xin con nuôi, nhưng thấy Hanh là một cậu bé mới mười một tuổi vượt biển một mình, không có thân nhân, nên họ muốn đưa Hanh về nuôi.Cả hai ông bà đều dạy Trung học.Ông dạy Toán, bà dạy Home Economics (tương tự như môn Nữ công gia chánh ở Việt Nam). Người con duy nhất đi học xa, ông bà vẫn làm việc thiện nguyện ở một Nhà thờ Tin lành vào cuối tuần. Khi thấy tên Hanh, một em nhỏ tị nạn Việt Nam mới mười một tuổi, không có thân nhân ở Mỹ, được nhà thờ tìm người bảo trợ, họ xin nhận Hanh làm con nuôi.Vẻ chínchắn cùng sự khônngoan trước tuổi của Hanh đã chinhphục được lòng thươngyêu của bố mẹ nuôi người Mỹ từ lúc đầu.Vì cả hai ông bà đều là nhà giáo,Hanh lại có cănbản về cả tiếng Anh lẫn họclực,lại chămchỉ họchành nên em được vào thẳng lớp bảy như các họcsinh bảnxứ mà không gặp trở ngại nào.

Lên Trung học, Hanh tốt nghiệp thủ khoa Trung học. Với sự hướng dẫn quý báu của cha mẹ nuôi, với thành tích học tập xuất sắc trong bốn năm Trung học, cậu bé Hanh tị nạn năm xưa nhận được học bổng toàn phần của MIT, trong niềm hãnh diện của cha mẹ nuôi ở Mỹ lẫn cha mẹ ruột ở Việt Nam. Giữa thập niên 90s của thế kỷ hai mươi, ba mẹ sinh thành cùng hai em của Hanh được qua Mỹ theo chương trình nhân đạo HO. Vậy là Hanh có đến hai ông bố, hai bà mẹ, và hai gia đình cùng ở tiểu bang Massachusetts, trong hai thành phố kế cận nhau. Không muốn làm mất lòng gia đình nào, và để được tập trung học tập, Hanh vào nội trú trong MIT. Mỗi thứ bảy về với cha mẹ ruột, ăn món ăn Việt Nam do mẹ nấu, nghe ba kể về những đọa đày ông phải gánh chịu trong các trại 'cải tạo'. Và mỗi chủ nhật, về lại căn phòng thân thuộc mà cha mẹ nuôi đã dành cho Hanh từ ngày cậu bé Việt Nam, da còn đậm màu nắng gió của trại tị nạn, chân ướt chân ráo đến Mỹ. Căn phòng dù không còn được dùng thường xuyên, nhưng trong closet vẫn còn treo hai bộ áo quần kỷ niệm của Hanh, một bộ Hanh mặc khi mới đến Mỹ được người bảo trợ ra đón, và bộ kia là bộ áo quần đầu tiên Hanh được bố mẹ nuôi mua cho. Ở một góc bàn học, vẫn còn cái lọ thủy tinh có cắm hai lá cờ nhỏ, một sọc trắng đỏ với năm mươi ngôi sao của Mỹ, một màu vàng với ba sọc đỏ của Việt Nam. Trên tường vẫn còn hình Hanh năm mười tám tuổi, chững chạc trong áo mũ và dây choàng thủ khoa (valedictorian) ngày tốt nghiệp Trung học.
Một chi tiết rất cảm động trong câu chuyện của cậu bé tị nạn ở Pulau Bidong năm xưa là hồi mới đến Mỹ, mỗi lần được cho kẹo chocolate, Hanh chỉ ăn một phần nhỏ và để dành hầu hết kẹo để gởi về Việt Nam cho hai em và cho các bạn. Điều 'bí mật' đó bị phát hiện khi hai ông bà Mỹ thấy cậu con nuôi ăn uống rất chừng mực từ tốn nhưng luôn luôn xin được mua thêm chocolate. Kẹo 'để dành' thường được Hanh gói cẩn thận trong những túi nylon dán kín để trong một góc tủ áo quần. Halloween đầu tiên ở Mỹ, đi học về, làm xong bài vở, trời vừa sụp tối, Hanh xin phép ba mẹ nuôi cho đi xin kẹo. Cậu bé miệt mài đi bộ một mình trong thời tiết se lạnh đầu mùa thu ở miền Đông Bắc trên bốn năm con đường, gõ cửa từng nhà xin kẹo. Kếât quả rất khả quan, sáng hôm sau Hanh gởi được một thủng kẹo mười hai lbs (khoảng 5kg) về Việt Nam mà cước phí còn cao hơn cả tiền mua kẹo. Có nguồn gốc là người Tiệp Khắc, một thời đã phải sống dưới chế độ Cộng sản, bố mẹ nuôi của Hanh hiểu ngay mọi chuyện. Và ông bà càng quý Hanh, cậu bé Việt Nam tuổi còn nhỏ nhưng tấm lòng đã rất lớn.
Đến phiên tôi,tôi cũng kể cho Hanh nghe giòng đời đã đẩyđưa tôi từ trại tịnạn năm xưa đến California như thế nào.Có nằm mơ tôi cũng không tưởngtượng nổi mình gặp lại được cậu họctrò đen nhẻm vì vị mặn của gió biển ở Mã Lai, có đôi mắt sáng nhưng lúc nào cũng buồn ở trường Trung học trên đảo Bidong ngày nào. Ước gì tôi cũng gặp được Huyên và Việt, cũng như đã hội ngộ rất bất ngờ với Hanh ở một góc trường MIT ở miền Đông Bắc nước Mỹ. Nhưng dù chưa hay không có dịp tái ngộ với Huyên và Việt, tôi vẫn tin hai em đã rất thành công như Hanh, chứng minh mình có thể làm được nhiều điều, chẳng hạn như chuyện học hành, mà có một thời ở trong nước, sau tháng 4/75, nhà cầm quyền không cho phép mình làm.

Tất cả chúngtôi đều giốngnhau ở chỗ phải xa nhà,bỏ đấtnước ra đi một mình, dù lúc nào trong tâmtưởng của chúng tôi cũng có một vịtrí trangtrọng cho quêhương chôn nhau cắt rốn đã phải bỏ lại sau lưng. Chúng tôi đã phải mang cả sinhmạng của mình ra đánh cuộc với địnhmệnh,với đại dương;một cái giá không một khoản tiền nào, dù lớn đến đâu có thể mua được.Những được mất với cuộcđời hãy còn ở trước mặt,nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng không ngừng để xứng đáng với cái giá mình phải đánh đổi.

Chia tay Hanh hôm đó, tôi mang theo câu nói của Hanh với khuôn mặt rất nghiêm trang, già trước tuổi, và vẫn với đôi mắt buồn xa vắng như lần đầu tiên tôi gặp em ở trường Trung học trên đảo tị nạn:- Điều em vui nhất là đã đền đáp được phần nào ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ ruột và ân tình cưu mang của bố mẹ nuôi. Em vẫn cố gắng hết mình, cố gắng đến hết cuộc đời để luôn làm cho cả Ba Mẹ lẫn Mommy, Daddy của em vui Điều duy nhất không chắc em có làm được hay không, là 'gánh sơn hà' mà đôi lúc Ba em và các bác, các chú cùng thời vẫn nửa đùa nửa thật là đã trao lại cho thế hệ của mình.Hanh dừng một chút rồi hỏi một câu mà đến bây giờ tôi vẫn chưa biết cách trả lời:- Gánh sơn hà nặng lắm, một mình em hay cả hai chị em mình không thể nào gánh nổi! Chị ơi, làm thế nào để cả thế hệ của mình đủ sức gánh nổi sơn hà hả chị?

Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong tôi và chắc là phải còn lâu, lâu lắm, tôi mới biết được câu trả lời chính xác Nhưng tôi tin là chỉ cần một phần mười của một thế hệ Việt Nam (cả ở hải ngọai lẫn trong nước) biết đoàn kết, có nhiệt tâm gánh vác non sông. Với chí khí của Trần Quốc Toản, với lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học và với đầu óc của Lê Quý Đôn thì gánh sơn hà sẽ nhẹ nhàng như cái cặp đi học rất thân thuộc của một thời đèn sách.
* Nguyễn Trần Diệu Hương. ( Nguồn : tynanvietnam@yahoogroups.com)
.
.
.

No comments: