Thursday, January 6, 2011

TRUNG QUỐC CÓ THỂ CỨU CHÂU ÂU hay CỨU CHÍNH MÌNH ? (Nguyễn Hoàng Hà)


Đây là bài thứ hai tiếp theo bài môt: “Tại sao TQ thực thi chiến lược đầu tư ồ ạt vào vào châu Âu?”.

HÌNH : Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói chuyện tại Quốc hội Hy Lạp đầu tháng 10 vừa qua

Theo dự báo của IMF thì vào thời điểm năm 2015, lượng ngoại hối của Trung Quốc sẽ từ 5.000 đến 6.000 tỉ USD và nếu Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách đồng đô la yếu, chắn chắc Trung Quốc sẽ dùng những biện pháp sau đây để bảo vệ kho ngoại tệ khổng lồ đó của mình: Mua thật nhiều vàng để bảo vệ đồng tiền nhân dân tệ và bán đô-la ra ngoài.

Mới đây một số quan chức Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương nước này mua vào 10.000 tấn vàng (nhiều hơn cả lượng vàng dự trữ của nước đứng đầu thế giới là Mỹ) để tăng vị thế của đồng nhân dân tệ đang từng bước được quốc tế hóa. Vào năm 1913, Mỹ nắm 2.293 tấnvàng so với 248 tấn của Anh nên khi thế chiến thứ nhất nổ ra, đồng bảng Anh sụp đổ và đồng USD đương nhiên trở thành đồng tiền thay thế. Bài học đó Trung Quốc chắc chắn không thể bỏ qua.Theo thống kê, trong 2 năm qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã bơm vào hệ thống tài chính Mỹ và thế giới 2.500 tỉ USD và sẽ còn tiếp tục in thêm tiền, do vậy vàng có thể trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới. Tại thời điểm tháng 10.2010, giá trị cổ phiếu của các công ty liên quan đến vàng đã chiếm 26% tổng giá trị cổ phiếu toàn cầu trong khi con số đó của năm 2009 chỉ là 8%.Trước vấn đề này Trung quốc rõ ràng không còn cách nào tốt hơn là phải nhanh chóng mua vàng với số lượng lớn và tiền mặt nữa. Nhưng nếu chỉ mua vàng để dự trữ thì khi cần lưu thông nó lại không linh hoạt thuận lợi và không sinh lãi nhanh, có tác dụng cả về chính trị nâng cao uy thế trên trường quốc tế bằng cách đầu tư mua các trái phiếu, mua các ngân hàng, các công ty ở châu Âu đang trên đà phá sản.

Hiện nay có nhiều người nghe được trong bài diễn văn của tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trong Diễn văn Mừng Năm Mới 2011, ông tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để duy trì sự tồn tại của đồng ơ-rô trong bối cảnh loại tiền tệ này đang lâm “trọng bệnh”. “Sự sụp đổ của đồng ơ-rô sẽ là dấu chấm hết đối với Liên Hiệp Châu Âu (EU). Tôi sẽ chiến đấu hết mình để ngăn chặn những bước thụt lùi đe dọa hủy hoại cấu trúc tồn tại suốt 60 năm qua và mang lại hòa bình – hữu nghị cho châu Âu”, hãng thông tấn AFP trích lời ông Sarkozy. Tổng thống Pháp cũng thẳng thừng bác bỏ mọi khả năng Pa-ri từ bỏ đồng ơ-rô, khẳng định không để nước Pháp đi vào vết xe đổ của một số quốc gia châu Âu đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng nợ công và cam kết thực thi các kế hoạch nhằm chấn hưng nền kinh tế của đất nước hình lục lăng.”

Nhưng nhiều nhà kinh tế châu Âu đã thẳng thừng nói rằng đó là trò chơi chính trị của ông tổng thống Pháp khi biết rằng ngày tàn của sự nghiệp chính trị của mình sắp phải kết thúc vì uy tín của ông xuống quá thấp, không có hy vọng đem lại cho ông ta một nhiệm kỳ tiếp theo. Và đồng tiền Eu-rô dù có thăng trầm nhưng nó vẫn tồn tại và rồi đứng vững bởi Trung quốc và Mỹ đều phải sống chết giữ nó chứ đừng nói là các quốc gia trong liên hiệp châu Âu phải giữ bằng được nó. Người ta có thể dễ dàng chứng minh được điều này vì ngày hôm qua mùng 3 tháng 1 năm 2011, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định: “Trung Quốc tin tưởng vào thị trường tài chính Tây Ban Nha và sẽ tiếp tục mua lại nợ công của nước này, cho dù Tây Ban Nha đang gặp một số khó khăn. Trung Quốc là một nước đầu tư dài hạn và có trách nhiệm trên thị trường tài chính châu Âu nói chung và Tây Ban Nha nói riêng. Điều này được chứng tỏ qua việc mua lại nợ công của nước này… Trung Quốc ủng hộ các biện pháp của Tây Ban Nha nhằm điều chỉnh nền kinh tế và tài chính, và hoàn toàn tin tưởng là kinh tế sẽ được phục hồi”.
Sau đó ngay lập tức lãnh đạo Trung quốc Lý Khắc Cường đã bay sang Đức và có cuộc làm việc ngay với các nhà lãnh đạo hàng đầu của châu Âu để tiến hành mục tiêu duy trì và bảo vệ đồng Eu-rô bằng mọi giá và cũng là để chính thức đặt hai chân vào thị trường này trong sự vui mừng và cả mối lo của người châu Âu hiện nay về một Trung quốc thời kỳ mới.
Nhưng cái chính là châu Âu là thị trường lớn nhất của Trung quốc và hơn nữa Trung quốc cũng đã mua khoảng 2 nghìn tỷ Eu-rô thay thế cho đồng đô-la trong kho dự trữ của mình. Vì vậy muợn thế cứu đồng Eu-rô là Trung quốc tự cứu mình và xuất hiện ở sân chơi này như một vị anh hùng mà không còn lo bị nhiều nước trong liên hiệp châu Âu ngăn cản như xưa nữa. Phần tiếp theo sẽ là sự đầu tư ồ ạt vào Đông Nam Á để gây thế lực tại khu vực này và để làm mất đi ảnh hưởng còn lại sau cùng của Hoa kỳ tại đây. Tất nhiên Hoa kỳ cả Ấn độ, Nga, Đức rất quan tâm về vấn đề này và theo dõi sát sao những gì đang diễn ra với sự lo lắng đặc biệt, họ sẽ không thể ngồi yên cho Trung quốc muốn làm gì thì làm.
(Bài thứ ba các bạn đón đọc Trung quốc đầu tư vào Đông Nam Á).

© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
.
.

Sau những năm huy hoàng thu lợi đầu tư như vũ bão vào Mỹ từ thượng vàng hạ cám khiến cho nền kinh tế Trung quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu nay đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 hay thứ 3 của thế giới này thì nay đứng trước nền kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà suy sụp họ đã như muốn rứt áo ngoảng mặt quay đi nhất là cuộc chiến mất thăng bằng buôn bán giữa hai cường quốc này và sức ép buộc Trung quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ của mình mà Hoa kỳ đang dồn đến mức cùng cực phải làm mà họ không muốn làm. Nay xem ra lối giải đáp cho câu hỏi lớn đó của Trung quốc đã tìm thấy đáp số đó là họ sẵn sàng. Hôm nay, 23/12/2010, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố là Bắc Kinh “sẵn sàng giúp đỡ các nước trong khu vực đồng Euro vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, thành công trong việc phục hồi kinh tế” và trong tương lai, châu Âu sẽ là một trong những thị trường chính mà Trung Quốc sẽ đầu tư các dự trữ ngoại tệ của mình.Tại sao Trung quốc lại đi đến quyết tâm chiến lược này ở châu Âu? Đi tìm những nguyên nhân đang khó khăn của nền kinh tế Trung quốc khi kinh tế Mỹ bị suy sụp thì người ta thấy rõ điều này.
1, Số tiền dự trữ tài chính khổng lồ của Trung quốc bằng đồng đô-la đang hàng ngày hàng giờ phải chịu thiệt hại lớn khi giá trị của nó ngày ngày không những chẳng sinh lợi mà bị mất đi khiến Trung quốc muốn lấy đồng tiền hay công trái hoặc các ngân hàng tài chính, công ty châu Âu đang trên đà bị nợ lớn khó có khả năng trả được khác. Theo giới phân tích, trong cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, Trung Quốc đã nổi lên như một đối tác chủ chốt nhờ có khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ lên tới 2.640 tỷđô la, và Bắc Kinh đang dùng một phần dự trữ này đểđầu tư vào châu Âu. Ước tính ít nhất khoản 250 triệu đến 300 triệu đô la Mỹđã bị mất đi khi nếu giá đô la chỉ cần sụt 1 đô la so với đồng Eu-ro hay đồng Yên của Nhật. Thời gian vừa qua khi đồng Eu-ro và vàng tăng giá trên thị trường thế giới thì ước tính Trung quốc thiệt hại khoảng 560 tỷđô la nếu số vốn tiền dự trữ khổng lồấy được mua vàng hay Eu-rô để đảm bảo cho mình. Nay trước tính hình Mỹ in thêm tiền đô-la thì Trung quốc như ngồi trên núi lửa Hoả diệm sơn nên còn cách nào tốt hơn nhân lúc châu Âu một loạt nước đang khó khăn tài chính, nhiều ngân hàng không có khả năng trả nợ thì tại sao Trung quốc lại không tung khoản dự trữđàn lo sốt vó này để mua nó?
2, Thị trường châu Âu đang làm mảnh đất mầu mỡ nhất đối để cứu vãn nền kinh tế Trung quốc khi mà nhiều nhà máy, công ty sản xuất lớn của Trung quốc đang trên đà bị phá sản vì không bán được hàng, công nhân bỏ về thôn quê hay làm nghề khác thì còn gì bằng làđầu tư trực tiếp vào châu Âu như vậy là mua tận gốc bán tận ngọn. Người ta ai cũng biết trước đây Trung quốc muốn bước chân đặt cơ sở làm ăn ở châu Âu rất khó bởi các hàng rào cản và thuế quan cùng các thủ tục mang tính bảo vệ mậu dịch rất ngặt nghèo nhưng nay trước tình trạng của nhiều thành viên châu Âu đang nguy cơ trên bờ phá sản thì nay là con số không, các sợi dây trói buộc này tuy chưa có lệnh bỏ màđã bị vô hiệu hoá là thời kỳ thuận lợi để các Công ty, các nhà kinh doanh đầu tư Trung quốc bước vào dễ dãng vàđược chấp nhận ngay dù một số nước lớn như Đức, Pháp, anh không mong muốn nhưng cũng phải ngồi cam chịu.
Người ta nhắc đến trong cuộc đối thoại kinh tế song phương hàng năm, được tổ chức ngày 21/12 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã bầy tỏ lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và thúc giục các nhà hoạch định chính sách châu Âu có những hành động cụ thể. “Chúng tôi muốn biết liệu châu Âu có thể khống chếđược các rủi ro nợ, và liệu cóđạt được đồng thuận để có thể chuyển hóa thành hành động cụ thể, cho phép châu Âu sớm vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính hay không“. Hồi tháng 10, Trung Quốc đã hứa giúp đỡ Hy Lạp qua việc mua công trái, bởi vì chính phủ Athens ở trong tình trạng gần như mất khả năng trả nợ. Tháng trước, trong chuyến công du Lisboa, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng nói đến việc giúp Bồ Đào Nha đối phó với khủng hoảng. Hôm qua, báo chí Bồ Đào Nha đưa tin, nhưng không dẫn nguồn, là Trung Quốc sẵn sàng mua tới 6,5 tỷđô la công trái của nước này. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính BồĐào Nha đã công du Bắc Kinh để thảo luận về những cam kết giúp đỡ của Trung Quốc. Theo giới phân tích, Trung Quốc tính toán kỹnhững mối lợi về kinh tế, chính trị, uy tín, khi đầu tư mua công trái của châu Âu.
3, Trước hết, Trung Quốc có nhu cầu đa dạng hóa đầu tư tài chính, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Hiện nay, Bắc Kinh đang nắm giữ 907 tỷđô la công trái do Ngân khố Hoa Kỳ phát hành với lãi suất rất thấp. Kinh tế gia Ken Peng, hiện đang làm việc cho tập đoàn Citigroup ở Bắc Kinh, được AFP trích dẫn, cho rằng rủi ro trong việc mua công trái của một số nước châu Âu có khó khăn tài chính cũng giống như những rủi ro khi đầu tư. Nếu mức độ rủi ro cao thì lãi suất cũng sẽ cao hơn.
Yếu tố thứ hai là Bắc Kinh cần một khu vực đồng Euro vững mạnh về kinh tế. Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trước cả Hoa Kỳ. Giúp đỡ về tài chính để người tiêu dùng châu Âu có thể tiếp tục mua sản phẩm của Trung Quốc, đây chính là mô hình quan hệ kinh tế thương mại Mỹ-Trung trong nhiều năm qua.
4, Một vấn đề chiến lược khác về cả chính trị và kinh tếđó là Trung quốc càng có khả năng để gây sức ép với Mỹ khi mà nguốn dự trừ tài chính khổng lồ này đã được tháo gỡ và sinh lợi lớn đem về cho mình thì có nghĩa là uy tín và ảnh hưởng của Trung quốc càng được nâng cao hơn ở châu Âu càng có vị thếđể nới chuyện với Mỹ hơn vè bất kỳđề tài nào.Mặt nữa đây là thời cơ để Trung quốc tự có vị thế lớn với các quốc gia thành viên ở châu Âu gây sức ép với mọi quyết định của lục địa này bằng cách giật dây các thành viên của liên hiệp châu Âu mỗi khi quyết định về các chính sách có liên quan đến quyền lợi của Trung quốc. Nhiều lãnhđạo của Châu Âu cũngđang rất lo lắng về điều này nhưông Patrick Chovanec, giáo sư kinh tế ở đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, thì trong vai trò nước hỗ trợ tài chính cho châu Âu, Trung Quốc sẽ có lợi về mặt chính trị và ngoại giao, mặc dù các quan chức châu Âu tuyên bố là họ không có hứa hẹn gì với Trung Quốc, ví dụ thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc hay bãi bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Bắc Kinh. Bên cạnh đó, các nước châu Âu cũng không thể tiếp tục gây sức ép, ít nhất là không ở mức độ mạnh mẽ như trước, đối với Trung Quốc trong vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ. Nhưng những lời tuyên bố đó chỉ là tiếng sấm vọng từ xa không có ảnh hưởng bao nhiêu với những gì Trung quốc đang thu được từ chiến lược đầy tham vọng đầu tư vào châu Âu này. Ông Alistair Thornton, chuyên gia về Trung Quốc tại cơ quan phân tích, dự báo kinh tế IHS Global Insight cho rằng ” đóhình ảnh một nước đang phát triển Trung Quốc cứu vớt một nước phát triển khỏi bị phá sản dường như cũng đủ để đề xuất sẵn sàng trợ giúp”là chuyện lạ xưa nay.
Những tranh chấp về kinh tế thương mại giữa Mỹ và Trung quốc sẽ còn gay cấn và nếu khi Trung quốc hoàn thành xong chiến lược ồ ạt đầu tư bề sâu vào châu Âu thì lợi thế sẽ còn nghiêng về Trung quốc nhiều hơn và lẽ dĩ nhiên Hoa kỳ không chịu để mình bị thất bại trong chiến dịch này. Tranh chấp thương mại mới nhất này giữa 2 nước xảy ra chỉ vài tuần trước khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chính thức thăm Washington vào ngày 19.1 theo lời mời của Tổng thống Barack Obama và chắc chắn các đề tài về vấn đề này sẽ được đề cập đến trong cuộc gặp giữ hai lãnh đạo của quốc gia này.
Người ta đang chờ xem Mỹ và các nước lớn trong Liên hiệp châu Âu sẽ phải làm gì để hoá giải vấn đề này?

Ngày 23 tháng 12 năm 2010.
© Đàn Chim Việt

--------------------------------

25 Phản hồi cho “Tại sao TQ thực thi chiến lược đầu tư ồ ạt vào vào châu Âu?”
.
.
.

No comments: