Phạm Quế Dương
Đăng ngày 13/01/2011 lúc 19:18:06 EST
Đăng ngày 13/01/2011 lúc 19:18:06 EST
Ngày 17/12/2010, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết H-Res-20 yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia “Cần quan tâm đặc biệt” vì vi phạm tự do tôn giáo (CPI).
Đảng và nhà nước Cộng sản đã có phản ứng quyết liệt. Báo Nhân Dân - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam - cũng có bài phản ứng mạnh mẽ trong số báo Nhân Dân ngày 19/12/2010.
Để bạn đọc tìm hiểu quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo. Tôi xin giới thiệu bài “Tôn giáo với Xã Hội Loài Người”, đăng trên báo Dân Chúng, báo của Đảng Cộng Sản Đông Dương, xuất bản tại Sài Gòn trong số Xuân năm 1939.
-------------------------------
Tôn Gíáo Với Xã Hội Loài Người
Tôn giáo là một hiện tượng không đúng, huyễn hoặc trong sự hiểu biết của con người đối với vạn vật thiên nhiên. Trong khi con người ở trong một thời kỳ lịch sử nhất định, chưa có hiểu biết nên họ cho là thần thánh, ma quỉ v.v. Song về xã hội có giai cấp thì tôn giáo lại là khí cụ của kẻ bóc lột. Bởi vậy cho nên tôn giáo tùy theo lịch sử tiến hóa mà thay đổi nội dung và đồng thời tùy theo khoa học phát triển mà tiêu mòn và tuyệt tích.
Đó là quá trình của tôn giáo và tiêu diệt của tôn giáo, song tới nay ở xã hội này và nhất là xã hội Việt Nam ta rất ít người hiểu chỗ đó, đại đa số nhân dân vẫn phân vân về tôn giáo. Vì trong xã hội kim tiền thống trị này ngày càng khiến cho đám dân nghèo bán tín, bán nghi ở nơi tôn giáo. Bị kim tiền chi phối khiến người ta mất hết tính tự chủ, chính vì chỗ đó mà vấn đề tôn giáo càng cột chặt vào não óc con người.
Thành thử nó làm trở ngại biết bao công việc tiến bộ của loài người, trở ngại biết bao nhiêu tiền đồ phát triển của dân tộc. Song tác giả vẫn công nhận rằng ở trong một đôi trường hợp, tôn giáo vẫn có một phần triết học về đạo đức và từ thiện. Nó cũng là một bộ phận về triết học duy tâm. Triết học này cho rằng duy tâm chỉ đứng vững về thời đại thần quyền thống trị mà thôi, còn thời đại khoa học phát triển thì đã mất hết ý nghĩa vì không có căn cứ…
Tôn giáo là một hiện tượng không đúng, huyễn hoặc trong sự hiểu biết của con người đối với vạn vật thiên nhiên. Trong khi con người ở trong một thời kỳ lịch sử nhất định, chưa có hiểu biết nên họ cho là thần thánh, ma quỉ v.v. Song về xã hội có giai cấp thì tôn giáo lại là khí cụ của kẻ bóc lột. Bởi vậy cho nên tôn giáo tùy theo lịch sử tiến hóa mà thay đổi nội dung và đồng thời tùy theo khoa học phát triển mà tiêu mòn và tuyệt tích.
Đó là quá trình của tôn giáo và tiêu diệt của tôn giáo, song tới nay ở xã hội này và nhất là xã hội Việt Nam ta rất ít người hiểu chỗ đó, đại đa số nhân dân vẫn phân vân về tôn giáo. Vì trong xã hội kim tiền thống trị này ngày càng khiến cho đám dân nghèo bán tín, bán nghi ở nơi tôn giáo. Bị kim tiền chi phối khiến người ta mất hết tính tự chủ, chính vì chỗ đó mà vấn đề tôn giáo càng cột chặt vào não óc con người.
Thành thử nó làm trở ngại biết bao công việc tiến bộ của loài người, trở ngại biết bao nhiêu tiền đồ phát triển của dân tộc. Song tác giả vẫn công nhận rằng ở trong một đôi trường hợp, tôn giáo vẫn có một phần triết học về đạo đức và từ thiện. Nó cũng là một bộ phận về triết học duy tâm. Triết học này cho rằng duy tâm chỉ đứng vững về thời đại thần quyền thống trị mà thôi, còn thời đại khoa học phát triển thì đã mất hết ý nghĩa vì không có căn cứ…
I- Cột Rễ Của Tôn Gíao
Tôn giáo nảy ra có mấy nguyên nhân: Một là đời xưa vì khoa học chưa phát triển, người ta không thể hiểu được các hiện tượng của tự nhiên như mưa nắng, gió bão, sấm sét, trời đất và các điều kỳ quái khác nên người ta đều cho là thần như thần mưa, thần gió v.v… Hai là người đời xưa thấy các vật kỳ quái, hoặc những người thông minh hơn, đã gom góp được nhiều kinh nghiệm và phát minh một ít điều có ích cho đời sống của loài người nên người ta sùng bái và thờ phượng hoặc các loại súc vật chết vì một lẽ gì mà người ta không hiểu thì cũng cho là thần như thần heo, thần rắn v.v.
Cho tới các thứ tật bệnh như bệnh dịch tả, lên đậu, người ta cũng cho là thần. Tất cả những điều đó là do người ta chưa đủ năng lực hiểu các hiện tượng tự nhiên và sinh ra mê tín. Nói tóm lại, cứ vật gì mà người ta không hiểu và lo sợ thì đều cho là thần. Bởi vậy mà nảy ra nhiều thần.
Engels nói trong quyển Anti Dühring: “Tôn giáo không phải là gì khác, nó là thứ biểu hiện huyễn hoặc trong đầu óc của người ta của sức tự nhiên tồn tại với người ta. Sức đất cũng cho là biểu hiện không phải đất, ngoài tự nhiên”.
Sau vì xã hội có giai cấp sinh ra việc người bóc lột người rất dã man tàn nhẫn, người ta không đủ lực lượng tranh đấu chống lại sự bóc lột tàn nhẫn bất công ấy để cải thiện đời sống của mình nên xảy ra thái độ chán nản với xã hội ác nghiệt ấy, không hy vọng cải tạo đời sống của xác thịt nên mới sinh ra quan niệm an ủi linh hồn, mê tín ở nơi thiên đường. Trong bài “Xã Hội Chủ Nghĩa với tôn giáo” Lénine nói: “ Giai cấp bị bóc lột không sức tranh đấu chống lại kẻ bóc lột, thành thử không tránh khỏi sự nảy ra tín ngưỡng vào một đời tinh thần tốt hơn cũng như người đời xưa không đủ sức tranh đấu chống với tự nhiên mà nảy ra tín ngưỡng thần thánh, ma quỷ”.
Bởi vậy Marx, nhà sáng lập ra triết học duy vật biện chứng nói: “Tôn giáo là thuốc phiện cho nhân dân”.
II .Tôn giáo trong thời đại thượng cổ
Tôn giáo là sản phẩm của thời đại lịch sử, tùy theo thời đại thay đổi mà biến hóa nội dung mà phát triển và tiêu diệt.
Tôn giáo là một môn triết học duy tâm, trái với khoa học (duy vật chủ nghĩa). Đã vì khoa học không phát triển mà tôn giáo nảy ra thì khoa học phát triển sẽ diệt dần và tiêu diệt hẳn tôn giáo, nghĩa là lúc mà căn bản chế độ xã hội hoàn toàn thay đổi và khoa học được hoàn toàn tự do phát triển cao và lan rộng thì sẽ không có mê tín.
Tôn giáo về thời đại thượng cổ
Thượng cổ đời, tôn giáo vẫn có, nhưng do trí thức thấp kém của người ta mà nảy ra chứ không có ai có ý bày vẽ thêm bớt để lừa gạt hay để thống trị ai, vì xã hội lúc chưa có giai cấp.
Tôn giáo lúc đó theo tính chất mê tín tự nhiên của trình độ phát triển xã hội lúc bấy giờ. Tất cả những vật gì mà con người không hiểu được thì cho là có thần ở trong, từ mùa màng, sấm sét, tật bệnh cho tới trồng tỉa mùa màng được mất đều cho là có thần.
Những người sống lâu có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ huy làm ăn, lúc chết họ cũng được sùng bái thờ phượng làm thần. Bởi vậy đời có nhiều thần.
III . TÔN GIÁO TRONG THỜI ĐẠI PHONG KIẾN
Bọn phong kiến lợi dụng tôn giáo để duy trì địa vị của mình. Chúng tuyên truyền rằng những quyền cao vị quý của bọn vua chúa, vương hầu, quí tộc, địa chủ đều do Chúa Trời phó cho và Thần Phật, Chúa Trời ủng hộ. Bọn phong kiến Âu châu đã lợi dụng đạo Thiên Chúa để thống trị nhân dân cũng như bọn phong kiến Á đông đã lợi dụng Phật giáo để duy trì nền thống trị vậy.
Sau mỗi cuộc chiến tranh, chủng tộc này thắng chủng tộc kia. Kẻ thắng lại đưa những vị anh hùng của họ ra làm thần. Đó là thần của một dân tộc và chủng tộc nảy ra.
Sau khi bọn phong kiến thống nhất lãnh thổ của các bọn phong kiến bị thua trận thì họ bắt đầu thuyết một thần. Nghĩa là ở trên trời chỉ có Chúa Trời xây ra vũ trụ và vạn vật để cho thích hợp với ý tưởng của một ông vua thống trị hết trăm họ.
Về trung thế kỷ, bọn phong kiến đã lợi dụng đạo Thiên Chúa để chinh phục các dân tộc khác để mở mang lãnh thổ của mình như hồi trung thế kỷ của cuộc chiến tranh của đội quân Thập Tự chinh kéo dài từ năm 1096-1270.
Tôn giáo trở thành tôn giáo của nhà nước nghĩa là do nhà nước phụng sự. Tôn giáo ở thời đại phong kiến bày đặt ra lý tưởng chuyên chế hệt như bộ máy thống trị chuyên quyền của chế độ phong kiến vậy.
IV. TÔN GIÁO TRONG THỜI ĐẠI TƯ BẢN
Giai cấp tư bản đã đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế và lập nên chế độ dân chủ. Và nền kinh tế của xã hội tư bản do lực lượng hàng hóa thống trị một cách tự nhiên. Sự xây lên đó phản chiếu vào tín ngưỡng trìu tượng, không phân biệt các thứ Thần Phật, cố kéo hết các hàng người tín ngưỡng khác nhau vào làm việc tự do, bán sức lao động ở xã hội tư bản.
Bởi nền kinh tế tư bản cần tự do phát triển nên đã trái với chế độ chuyên chế của phong kiến. Cuộc cách mạng tư bản hồi thế kỷ 18 đã đánh đổ chế độ phong kiến, phản đối tôn giáo chuyên chế của phong kiến. Giai cấp tư bản đòi nhà thờ và trường học phải rời nhau. Họ cần có một thứ tôn giáo khác thích hợp hình thức tự do bóc lột, tức là đạo Tin lành.
Tuy rằng trong xã hội tư bản có khoa học phát triển, càng ngày càng tương phản với thuyết tôn giáo, song giai cấp tư bản cần duy trì các thứ tôn giáo, cần cải cách tôn giáo để lừa gạt quần chúng.
Giai cấp tư bản cố vận động cải cách đạo Thiên chúa thành đạo Cơ đốc dễ dàng hơn, tự do hơn theo đạoThiên chúa.
Cùng một Đức Chúa ấy nhưng ở chế độ phong kiến thì nó tiêu biểu tinh thần chuyên chế, còn chế độ tư bản cần phải tiêu biểu tinh thần tự do của tư bản. Đó là sự biến hóa của tôn giáo Thiên Chúa trong lịch sử cận đại.
Đặc biệt trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cuối cùng sắp chết của chủ nghĩa tư bản, bọn đế quốc lại duy trì và lợi dụng hết tất cả các hình thức tôn giáo, vô luận chuyên chế hay tự do để duy trì nền thống trị của họ bằng hai chức vụ sau: Chức vụ của bọn giết người và chức vụ của các cố đạo, thầy tu. Một bên giai cấp tư bản gây ra đói rét, gây ra chiến tranh cướp bóc tàn sát đầy trời, gây ra những vụ khủng bố chém giết. Còn bên kia do bọn cố đạo, thầy tu vẽ ra những vị lai của linh hồn để kéo họ ra khỏi hành động cách mạng, tinh thần cách mạng và phá hoại hành động cách mạng của quần chúng.
Lénine nói: “Hết thảy tôn giáo và nhà thờ đạo hiện thời, và hết thảy các thứ tổ chức tôn giáo, bao giờ chủ nghĩa Marx cũng cho là các cơ quan phản động của tư bản, dùng để bênh vực sự bóc lột và làm mê mẩn giai cấp thợ thuyền”.
V. TÔN GIÁO VỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Thời đại này là thời đại mà toàn cả chế độ tư bản chủ nghĩa đã thối nát. Tất cả kinh tế, chính trị,văn hóa và giáo dục đều lay chuyển tới đáy, không thể đứng vững giữa lúc mà nội bộ đã xung đột tới cực điểm, đã bắt đầu đổi trục trên một phần sáu của địa cầu để nhường chỗ cho xã hội mới phát triển. Đó là xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, ở Liên xô nền kinh tế chính trị phát triển bồng bột, nó phát triển từng ngày, từng giờ, nhất là khoa học phát triển một cách mau chóng, một ngày ngàn dặm, nền văn hóa cao ngàn trượng. Bởi vậy mà tôn giáo không có chỗ bám. Ở đó không ai cấm tự do tín ngưỡng mà tôn giáo vẫn cứ tuyệt tích dần dần.
Xã hội chủ nghĩa là bước đầu của xã hội cộng sản, xã hội chân chính tự do của loài người, xã hội không giai cấp, không bóc lột, không tôn giáo. Ở xã hội ấy, nhân loại dùng hết tài năng của mình để phát triển khoa học, để chinh phục tự nhiên, mở hạnh phúc hoàn thiện cho nhân loại.
Đó là bước đường tranh đấu và quan điểm của toàn dân Xô Viết và nhân dân toàn thế giới đối với vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên ở trong chế độ tư bản bóc lột, nhất là trước cảnh hiện thời, chủ nghĩa phát xít tấn công, chiến tranh hăm dọa toàn nhân loại mà mục đích của phát- xít là giúp cho giai cấp tư bản tài chính thẳng tay bóc lột giai cấp thợ thuyền, tàn nhẫn đàn áp và bóc lột các dân tộc yếu kém.
Đứng trước tình cảnh ấy những thái độ tiêu cực ôn hòa của những kẻ có lương tâm tín ngưỡng, đạo đức cao thượng của tôn giáo thiệt không thể cứu vớt được xã hội tối tăm phản động này. Bởi vậy, tất cả mọi người, vô luận tín ngưỡng tôn giáo nào, xu hướng chính trị nào cần phải bắt tay nhau tích cực tranh đấu mới mong cứu vớt nhân loại ra khỏi tấn thảm kịch của bọn phát xít, bọn đế quốc đã gây ra và đang hăm dọa làm cho nó lan tràn khắp thế giới.
Trí Thành
---------------------
Phạm Quế Dương
© Thông Luận 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment