Anh Vũ - RFI
Chủ nhật 02 Tháng Giêng 2011
Sẽ là thiếu sót nếu nói đến sự tỏa sáng của Vovinam trên thế giới như ngày nay mà không nhắc tới phong trào Vovinam Việt Võ Đạo tại Pháp, xuất phát điểm để từ đó Vovinam lan tỏa ra khắp châu Âu, rồi tiếp đó là các châu lục khác. Sau gần bốn chục năm đến Pháp, Vovinam không những chiếm một vị trí được trân trọng trong làng thể thao Pháp mà còn lan tỏa phong trào đi khắp thế giới.
Được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập năm 1938 tại Hà Nội, Vovinam-Việt Võ Đạo đã trải qua trên 70 năm hình thành và phát triển, thăng trầm cùng lịch sử Việt Nam. Giờ đây Vovinam Việt Võ Đạo đã khẳng định được là một môn phái võ thuật kết tinh của nền võ học Việt Nam, vượt qua được các trở ngại địa lý, văn hoá và biên giới, truyền bá khắp năm châu.
Vovinam Việt Võ Đạo đã có mặt ở khắp các châu lục trên toàn thế giới, thu hút ngày càng đông đảo các môn sinh, bất kể chủng tộc, tôn giáo hay chính kiến tham gia tập luyện. Có được sự phát triển như ngày hôm nay của Vovinam Việt võ đạo là nhờ những đóng góp tận lực của các thế hệ võ sư, huấn luyện viên ở khắp nơi trên thế giới, những người học trò trung thành, quyết đi theo con đường của sáng tổ môn phái Nguyễn Lộc đã vạch ra nhằm duy trì một tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt.
Sẽ là thiếu sót nếu nói đến sự tỏa sáng của Vovinam trên thế giới như ngày nay mà không nhắc tới phong trào Vovinam Việt Võ Đạo tại Pháp, xuất phát điểm để từ đó Vovinam Việt Võ Đạo lan tỏa ra khắp châu Âu rồi tiếp đó là các châu lục khác. Người có công phổ biến đầu tiên Vovinam Việt Võ Ðạo trên đất Pháp đó là giáo sư Phan Hoàng. Là một việt kiều thành danh ở các môn khoa học, năm 1973, ông đã nảy ý định đưa Vovinam Việt Võ Đạo sang Pháp để phổ biến.
Một trong những hạt nhân đầu tiên được giáo sư Phan Hoàng đưa sang Pháp để gây dựng phong trào Vovinam Việt Võ Đạo là võ sư Trần Nguyên Đạo. Hiện ông là tổng thư ký Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới. Chương trình thể thao đầu tiên trong năm 2011 này đã có cuộc phỏng vấn võ sư Trần Nguyên Đạo tại Paris.
NGHE : Vs Trần Nguyên Đạo-Paris
.
.
.
No comments:
Post a Comment