Nguồn: Ben Feller, AP
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Thu, 01/20/2011 - 10:44
Obama áp lực lên Trung Quốc về tiền tệ, nhân quyền và ca ngợi những giao dịch kinh doanh giữa hai nước.
WASHINGTON (AP) - Đả động đến một căn nguyên chính của sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, hôm thứ Tư, Tổng thống Barack Obama đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bằng cách nhấn mạnh đến sự cần thiết của các quốc gia đối với việc thực hiện nhân quyền. Hồ đã đáp trả với lời kêu gọi hai nước phải tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau.
Tuy nhiên, trong dấu hiệu của các liên kết kinh tế ngày càng tăng giữa hai siêu cường, tòa Bạch Ốc cho biết Trung Quốc dự định sẽ công bố những giao dịch kinh doanh lớn có thể có ý nghĩa của 45 tỉ USD trong xuất khẩu mới của Mỹ. Tòa Bạch Ốc cũng cho biết rằng Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp quan trọng để ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và mở rộng đầu tư của Mỹ.
Obama chào đón Hồ vào toà Bạch Ốc bằng thảm đỏ và đầy đủ trang trọng, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc họp hai ngày nhằm giải quyết các vấn đề thương mại, an ninh và nhân quyền vốn từng là nguyên nhân gây nên căng thẳng giữa hai cường quốc trong thời gian qua.
"Lịch sử cho thấy rằng xã hội sẽ hài hòa hơn, các quốc gia sẽ thành công hơn và thế giới sẽ công chính hơn khi các quyền và trách nhiệm của tất cả các quốc gia và mọi người dân được tôn trọng bao gồm cả các quyền phổ quát của mọi con người", Obama tuyên bố trong bài phát biểu của mình.
Các chính sách nhân quyền của Trung Quốc đã gây ra căng thẳng giữa hai cường quốc đối nghịch, với việc Mỹ sự kêu gọi Trung Quốc thả tự do cho những người bất đồng chính kiến bị giam cầm, kể cả nhân vật đoạt giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba, người đã bị ngăn cản không thể tham dự buổi lễ trao giải vào ngày 10 tháng mười hai tại thủ đô Na Uy.
Dù sao, giọng điệu của Obama cũng thân thiện, chào đón sự nổi lên của Trung Quốc như một sức mạnh kinh tế toàn cầu. "Chúng ta có một quyền lợi rất lớn trong sự thành công của nhau" ông nói.
Hồ Cẩm Đào cho biết mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển đến một trong những "ý nghĩa có tính chiến lược và ảnh hưởng đến toàn cầu".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm: "Trung Quốc và Hoa Kỳ phải tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển và lợi ích cốt lõi của nhau".
Nói đến "lợi ích cốt lõi" Hồ đề cập đến những vấn đề mà Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận thử thách, chẳng hạn như khẳng định của mình đối với đảo quốc đang tự quản của Đài Loan, từng tách khỏi lục địa giữa cuộc nội chiến vào năm 1949, và đối với Tây Tạng, vốn đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Mỹ, bao gồm Obama, đã từng liên tục gây khó chịu cho Trung Quốc bằng những cuộc hội kiến với Đức Đạt lai lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong
Mối căng thẳng giữa hai nước đã hiển hiện rõ ràng giữa tất cả sự long trọng và nghi lễ trong ngày. Lãnh tụ khối đa số Thượng viện Harry Reid của Nevada và là một thành viên của đảng ông Obama, đã gọi là Hồ "một nhà độc tài".
Tại Hạ viện, một số thành viên mới của đảng Cộng hòa, lãnh đạo Uỷ ban Đối ngoại đã công kích các thành tích về nhân quyền, bành trướng quân sự, các động thái tài chính và mua bán vũ khí của chế độ này. Một số nhân chứng đã khai tại một phiên điều trần của ủy ban hôm Thứ tư, trong số đó có các quân nhân và nhà ngoại giao đã nghĩ hưu, đã lập lại những lời khe khắt về Trung Quốc của các nhà lập pháp.
"Khi chiến tranh lạnh đã kết thúc hơn hai thập kỷ trước, nhiều người ở phương Tây từng cho rằng mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản đã được chôn theo đống đổ nát của bức tường Berlin. Tuy nhiên, trong khi Mỹ ngủ quên, một Trung Quốc độc đoán đã nổi dậy" dân biểu chủ tịch Uỷ ban, Ilena Ros-Lehtinen, (R) tiểu bang Florida, đã tuyên bố.
Chuyến thăm cấp nhà nước đã đánh dấu chuyến đi đầu tiên của Hồ Cẩm Đào đến Mỹ hồi năm 2006, khi buổi lễ đón tiếp ông đã bị hoen ố bởi những sai sót về nghi thức ngoại giao bao gồm một cơn giận dữ từ một người biểu tình thuộc giáo phái Pháp Luân Công. Không có một sơ sót tưong tự như thế đã xảy ra hôm thứ Tư.
Tiếp theo là hai năm thăng trầm, với một Trung Quốc quyết đoán đã cư xử lạnh nhạt trước với Mỹ trong vấn đề biến đổi khí hậu, không hành động gì nhiều để lôi kéo đồng minh Bắc Triều Tiên không thể đoán trước của mình và đã đáp trả yếu ớt với lời thỉnh cầu làm giảm thiểu sự bất cân đối về thương mại của Mỹ. Về phần mình, Mỹ đã trêu tức Trung Quốc bằng cách bán vũ khí cho Đài Loan và mời đức Đạt Lai Lạt Ma đến Tòa Bạch Ốc.
Hiện nay, cả hai bên đang thiết lập một giai điệu tích cực hơn.
Hồ dừng bước trước hiên tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư như một phần của một cuộc dàn dựng kỹ lưỡng, hoàn tất với cuộc đón chào của tổng thống, phó Tổng thống Joe Biden với các phu nhân của họ và một hàng dài các thành viên Chính phủ cùng các chức sắc Trung Quốc.
Obama và Hồ Cẩm Đào đứng nghiêm khi ban quân nhạc tấu lên hai bài quốc thiều. Bản quốc ca Trung Quốc đã được xướng tên đúng như của nước "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" nhằm tránh một sơ sót từng xảy ra trong chuyến thăm 2006 của Hồ Cẩm Đào, khi một người xướng lễ đã nhầm lẫn sử dụng tên quốc gia chính thức của Đài Loan.
Có một sự cố không lường trước, khi Deborah Mullen, vợ của Đô đốc Mike Mullen, tham Mưu trưởng liên quân, bị ngất đi vào cuối lời nhận định của Hồ Cẩm Đào. Bà đã được phu quân dìu vào bên trong. Đại úy Hải quân John Kirby, phát ngôn viên của Đô đốc Mullen nói rằng Deborah Mullen đã nhanh chóng hồi phục và "khỏe mạnh".
Hai nhà lãnh đạo đã duyệt qua đội quân danh dự trên sân phía nam toà Bạch Ốc. Sau đó họ đi đến trước khán đài, nơi họ đã bắt tay nhau và được một nhóm trẻ em và thanh thiếu niên cầm cờ Trung Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm cả Sasha, con gái 9 tuổi của Obama đón chào. Tất cả các học sinh đều theo học trong khu vực Washington với các chương trình nghiên cứu về Trung Quốc và ngôn ngữ Trung Quốc.
Sau đó Obama và Biden đã gặp gỡ Hồ trong Văn phòng Bầu dục trước một cuộc họp mở rộng bao gồm các ban tham mưu của mình. Trước phiên họp, hai nhà lãnh đạo đứng cho các nhiếp ảnh viên chụp những thủ tục bắt tay thông thưòng của phòng Bầu dục, Obama đã được nghe thấy tham gia vào một loại trò chuyện tiêu biểu để phá vỡ căng thẳng: Thời tiết.
"Đây là thời tiết tháng Giêng rất điển hình ở Washington", Obama giải thích cho vị khách của mình.
Tổng thống cũng sẽ chủ trì một phiên họp với ông Hồ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc và 14 giám đốc điều hành người Mỹ, nhiều người trong số đó đang tìm kiếm một sự cởi mở từ phía Trung Quốc.
Minh họa các tác động chính trị của vấn đề thương mại, một liên minh lưỡng đảng của 84 thành viên Hạ viện tuyên bố họ đã gửi đến Omaba một lá thư yêu cầu ông phải cứng rắn với chủ tịch Trung Quốc về những gì các nhà lập pháp gọi là sự vi phạm dai dẳng của Trung Quốc về luật thương mại quốc tế.
Nôn nóng muốn nêu ra những thành công về thương mại, tòa Bạch Ốc cho biết Trung Quốc sẽ công bố những thương vụ hôm thứ Tư để mua 45 tỉ USD trong xuất khẩu của Mỹ, bao gồm một thỏa thuận 19 tỉ để mua 200 máy bay Boeing.
Một bản dữ kiện của toà Bạch Ốc Nhà Trắng cho biết những thỏa thuận đó sẽ tạo ra 235.000 việc làm ở Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ đầu tư vào nông nghiệp, viễn thông và các công ty máy tính vào xuất khẩu của Mỹ.
Các công ty Mỹ cũng nổi cáu với chính sách "sáng tạo bản địa" của Trung Quốc, vốn sẽ giới hạn sức mua sản phẩm nước ngoài của Bắc Kinh với những sản phẩm được thiết kế ở Trung Quốc. Tòa Bạch Ốc cho biết Trung Quốc sẽ có những biện pháp để nới lỏng chính sách đó.
Tòa Bạch Ốc cũng tuyên bố rằng Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp để bảo vệ tốt hơn nhằm chống lại việc chính phủ sử dụng các phần mềm bất hợp pháp. Lâu nay, doanh nghiệp Hoa Kỳ đã phàn nàn về hành vi trộm cắp "sở hữu trí tuệ" tràn lan ở Trung Quốc.
Sau đó vào buổi chiều, hai nhà lãnh đạo tổ chức một cuộc họp báo ngắn gọn - một loại thực hành không được phổ biến lắm cho Hồ - giới hạn trong bốn câu hỏi. Sau đó Hồ sẽ được khoản đãi một bữa tiệc trưa của Bộ Ngoại giao. Phần nổi bật của nghi lễ chuyến thăm sẽ là một buổi quốc yến xa hoa rực rở vào tối thứ Tư.
Obama và Hồ Cẩm Đào đã dự một bữa ăn tối riêng vào tối thứ ba, mỗi bên được hai quan chức hàng đầu của mình tháp tùng, tại dinh thự tổng thống ở tòa Bạch Ốc. Dù chương trình nghị sự chất đầy các vấn đề nặng ký, những kỳ vọng vẫn còn là khiêm tốn.
"Có lẽ việc vượt qua được cảm giác không tin tưởng nhau là điều quan trọng nhất", ông Charles Freeman, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, một cơ quan tham vấn có trụ sở tại Washington cho biết.
Chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào đến khi quỹ đạo chính trị đã chuyển dịch cho cả hai nước. Thành công của Trung Quốc trong việc khắc phục được cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã trùng hợp với những lo lắng trong số các nước láng giềng ở châu Á về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của họ.
Cuối cùng, sự ngờ vực đó có lợi cho Hoa Kỳ, khi các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Việt Nam đã cẩn thận để thắt chặt quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ như là một quyền lực trong khu vực. Obama đã công du đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Indonesia trong tháng Mười một phần là để tăng cường các mối quan hệ như một vùng đệm chống lại sức mạnh của Trung Quốc.
Nền kinh tế Mỹ đã cho thấy dấu hiệu phục hồi và Obama cũng đã hồi phục từ các vấn đề chính trị của riêng mình, đặc biệt là việc mất một ghế của Quốc hội về Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng Mười. Một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân, ông phối hợp với Nga đã được phê duyệt và ông đã được ca ngợi cho một giọng nói chuẩn mực trong các hậu quả của vụ thảm sát bắn giết bừa bãi ở Arizona. Bảng thăm dò ý kiến xếp hạng của ông trước đó đã bắt đầu hồi phục sau nhiều tháng buồn nản này.
Tuy nhiên, minh họa cho địa hình chính trị thay đổi ở Washington, các cuộc hội họp và nghi lễ tại tòa Bạch Ốc đã cạnh tranh sự chú ý cho một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, vừa được kiểm soát bởi thành phần Đảng Cộng hòa, để bãi bỏ đạo luật chăm sóc sức khỏe ấn tượng của Obama.
.
.
.
No comments:
Post a Comment