Sunday, January 16, 2011

NÍU ÁO TRƯƠNG TẤN SANG (Trần Khải)

(01/16/2011)

Ông Sang đây là ông Trương Tấn Sang. Níu áo đây không có nghĩa gì liên hệ tới văn chương hay ca dao cả -- vì không phải chuyện thơ mộng để có người phải “ta níu lấy áo, ta đề câu thơ...”

Níu áo đây là để khiếu kiện, để nài nỉ bắt đền, để xin thò tay cứu giúp. Dân oan mình thì nhiều lắm, níu áo bình thường là tìm Thủ Tướng mà níu, ai mà đi tìm ông Sang, người đang giữ chức Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng CSVN. Thực tế, dân oan khiếu kiện mà níu áo thì sẽ không tới gần được các quan để xin giúp đọc hồ sơ. Thêm nữa, các quan sẽ đem lý luận Mác-Lê ra vặn lại: để cho cả triệu dân oan tới mà níu áo thì có mà bị xé xác.
Đặc biệt, vì ông Sang đang nắm chức Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương, nên khiếu kiện trong nộị bộ đảng là đàng nào cũng phảỉ qua cửa anh Tư Sang.

Thêm nữa, mạng Wikileaks phổ biến hồ sơ mật, cho biết Đại Sứ Mỹ Micahel Michalak trong bức điện tín mật gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đánh giá rằng dự kiến nhiều phần, rằng 2 chức vụ cao nhất nước sẽ rơi vào tay của hai người Miền Nam: Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, và hai người này là hai lãnh đaọ có quyền lực cao nhất tại VN.

Bởi vì bức điện tín viết hồi năm ngoái, bây giờ tình hình có lẽ đã nhiều biến đổi. Nhưng chúng ta có thể đoán rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng muốn ở lạị ghế Thủ Tướng hơn, vì những móc nối kinh doanh, những ràng buộc với các dự án nhiều năm qua vẫn còn có thể chưa tiện bàn giao cho người khác. Thêm nữa, ông Dũng sẽ suy nghĩ, rằng nếu để Trương Tấn Sang nắm ghế Thủ Tướng,  rủi ông Sang nổi hứng, ra lệnh điều tra vụ chìm xuồng Vinashin thì lại rách việc, sẽ có thể lộ ra nhiều dấu tay của ông Dũng.

Còn chuyện nữa, ông Dũng không muốn ông Sang về lục lọi các hồ sơ trong các hộc bàn của ông Dũng. Bởi vì chuyện chưa gì mà đã thấy ông Sang ra đọc diễn văn, nói cạnh, nói khóe có vẻ như đụng chạm tới ông Dũng, thí dụ về chuyện để vợ con, cấp dưới thu vén riêng, hay câu nói ông Sang ám chỉ tới Vinashin, mà báo Doanh Nhân Sài Gòn ghi lời ông Sang đọc diễn văn tại phiên khai mạc Đại hội Đảng sáng Thứ Tư 12-1-2011. Bản tin viết:
“...“Thường trực Ban Bí thư nhận định, nhiều cán bộ để xảy ra một số sai phạm, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ hoặc thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống hoặc để vợ, con, cấp dưới lợi dụng chức quyền thu vén lợi ích cá nhân, phải xử lý kỷ luật, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.
...Kết quả đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước còn nhiều hạn chế cổ phần hoá DNNN còn để thất thoát tài sản nhà nước quản lý hoạt động các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn nhiều yếu kém. Từ đó, hoạt động của một số tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước thấp.
Nguồn lực đầu tư của Nhà nước có tập đoàn rơi vào tình trạng phá sản, gây tổn thất lớn về kinh tế, làm bức xúc xã hội.”(
hết trích)

Tập đoàn nào rơi vào tình trạng phá sản? Trên nguyên tắc, ông Dũng đã chẻ nhỏ Vinashin rồi, bán cái sang các tập đoàn khác gánh bớt nợ, nên chỉ có thể gọi là “phá sản kiểu Việt Nam,” vì chính thức là không phá sản. Còn chuyện vợ con, cấp dưới thu vén riêng thì kể như chuyện nhỏ, vì cán bộ nào mà không dàn dựng thu vén riêng, thêm nữa quý bà, quý cô vẫn có quyền kinh doanh riêng, tùy tàì năng và quan hệ. Tội nặng thực ra phảỉ là tội khác...

 Nhưng cần thấy rằng, trong cả năm 2010, ông Trương Tấn Sang đã có những cú khều  ông Nguyễn Tấn Dũng cụ thể, chứ không đơn giản là nói vài câu ám chỉ.

Ông Trương Tấn Sang ngày 13-6-2010 đã đến gặp Tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh tại nhà riêng để hỏi thăm về lá thư của một số cán bộ về hưu gửi cho Bộ chính trị và Ban bí thư đề ngày 22 -4-2010 trong đó chất vấn về khả năng và tư cách đạo đức của bốn quan chức cao cấp nhất trong đảng Cộng sản Việt Nam là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa.

Chúng ta nên thấy rằng, đặt vấn đề “khả năng và tư cách đaọ đức” hiển nhiên chỉ là chuyện nhỏ, bởi vì dưới mắt của các cán bộ về hưu này thì nhóm 4 quan chức kia nặng tội vì đã mở cửa cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc vào làm các dự án và rồi thành lập các làng người Tàu, cho hãng TQ thuê hàng trăm ngàn cây số vuông rừng đầu nguồn và xung yếu, cho hãng TQ vào khai thác mỏ bôxít Tây Nguyên để treo lơ lửng quả bom bùn đỏ tương lai, và vân vân. Nghĩa là những tội còn nặng hơn tội tham nhũng, vì sẽ dễ dàng làm  mất nước. Trách nhiệm chung trong các chuyện này trên nguyên tắc là đổ dồn vào cho Nguyễn Tấn Dũng, vì đang giữ vai trò Thủ Tướng.

Thực tế, ông Trương Tấn Sang không cần tới thăm Tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh. Vì đương nhiên là đâu có chuyện điều tra các thư khiếu kiện, tố cáo như thế bao giờ. Thêm nữa, thư tố cáo như thế đâu có hề đăng trên 700 tờ báo nhà nước bao giờ mà lo, mà chỉ thấy đăng ở mạng Bauxite Vitenam và các báo lề trái.

Vậy thì, tại sao Trương Tấn Sang tới thăm Tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh để hỏi thăm về lá thư hỏi tội Ba Dũng? Có phải để cho dư luận đảng viên cả nước sẽ suy nghĩ thêm, tìm đọc kỹ hơn về lá thư kể tội Ba Dũng nhượng bộ tư bản đỏ Trung Quốc quá nhiều? Không cần nói linh tinh, riêng hành vi ông Sang tới thăm Tướng Vĩnh để hỏi về lá thư cũng đủ làm nhức nhối Ba Dũng rồi.

Nhưng Nguyễn Tấn Dũng cũng có vài độc chiêu để thủ thế: truyền thông lề phải. Các màn quảng cáo tinh vi, thăm ông bạn du kích cũ hồi bốn  thập niên trước, lại có màn cho báo VnExpress bầu làm “Nhân Vật của Năm 2010,” rồi lại cho báo Pháp Luật làm như dịch  từ bản tin tiếng Đức ra phóng lên thành Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “được đánh giá” xuất sắc hơn tất cả các Thủ Tướng Châu Á khác trong năm  2010 (theo khám phá của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt trên mạng Tiền Vệ), và vân vân.

Như thế, phải nói rằng nổi bật hiện nay chỉ là hai chàng Tư Sang và Ba Dũng. Quả nhiên là Long Tranh Hổ Đấu.

Chúng ta cần thấy rằng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn độc chiêu, chưa xài hết.
Thí dụ, ông Dũng có thể bắn tin, nhắn ông Nguyễn Trường Tô, cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Giang, người mất chức vì lỡ vui sex với 2 em gái vị thành niên, là hãy ra Ba Đình, đánh ba hồi trống  và xin Trương Tấn Sang cứu giúp. Bởi vì không lẽ nào, họp Đại Hội Đảng kỳ này lại vắng mặt anh Tô.
Lý do rất đơn giản, cơ quan điều tra đã nói rằng 16 quan chức, trong đó có ông, không đủ yếu tố cấu thành phạm tội, vậy mà lại lột chức của ông, không cho ông vào Đạị Hội kỳ này. Thậm chí, ông có thể nói thẳng rằng ông bị gaì bẫy, nghĩa là ông là nạn nhân, chứ không phải hung phạm.
Ông Tô có thể trình trước Đạị Hội Đảng chứng cớ ông là bị hại
, bằng cách trình bản văn nhan đề “Thư Ngỏ Gửi Ông Nguyễn Trường Tô” của tác giả Nguyễn Ngu Ngơ trên blog Trannhuong.com trong đó có những dòng bênh vực ông, trích:“...Vụ việc vừa qua xảy đến với ông suy cho cùng là cái sự ghen ăn tức ở, đấu đá tranh quyền cướp vị trong nội bộ đảng, chính quyền tỉnh Hà Giang. Chúng nó đã lừa ông vào bẫy. Biết ông xưa nay máu gái vô độ mà ép bọn trẻ con vào làm mồi nhử. Và ông đã bị sập bẫy, bị một đòn chí mạng. Đến nay thì ông đã bị truất khỏi cái ghế chủ tịch tỉnh, truất  khỏi ghế ủy viên trung ương, cút ra khỏi đảng. Song không phải vì thế mà ông không còn quyền kiện lại cái bọn đầu trâu mặt ngựa đã hãm hại ông.
Bọn gắp lửa bỏ tay người phải được đem ra ánh sáng. Bây giờ đã hai năm rõ mười ông là người vô tội, hà cớ gì ông phải bị cách chức, khai trừ đảng. Cơ quan điều tra không đủ bằng chứng kết tội thì phải xin lỗi ông, bồi thường danh dự ông trên báo chí  trước công chúng bàn dân thiên hạ. Hơn nữa, chính phủ phải phục chức cho ông, phải kỉ kuật xử phạt bọn điều tra, thanh tra, làm sai lệch hồ sơ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ông, làm mất an ninh chính trị, mất trật tự xã hội. Đấy là tội vu cáo đối với cán bộ cấp cao thuộc trung ương đảng quản lí...”(
hết trích)

Nếu Trương Tấn Sang vẫn không chịu bênh vực, ông Nguyễn Trường Tô có thể dẫn ra mấy lá thư lưu truyền trong nội bộ Đảng để làm chứng cớ chuyện ông Sang còn “máu gái vô độ” hơn ông nhiều, tới nổi vợ người khác cũng cưỡng ép.

Mạng Thông Luận ngày 3/12/2010 đã đăng bài viết gồm ba lá thư ngỏ, nhan đề bài là “Phe Nguyễn Tấn Dũng phản công” ký tên là “Các cựu đảng viên ĐCSVN,” trong đó, Thông Luận viết trong lời giới thiệu, trích:“... Và những người ủng hộ ông Dũng phản công bằng những thư tố giác các đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhất là ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng. Các thư này được phổ biến bằng cách truyền tay trong nội bộ đảng. Phe ông Nguyễn Tấn Dũng có lẽ cho rằng sự thắng bại được quyết định chủ yếu trong nội bộ đảng chứ không phải qua dư luận...
...Một chi tiết: có hai tác giả nhắc lại vụ bà Nguyễn Thị Hồng với cùng một cách thuật theo đó ông Trương Tấn Sang đã ép dâm bà Hồng và vì bị từ khước đã bỏ tù bà này. Theo một hồ sơ điều tra trình lên Tổng Bí thư (sau đơn tố giác của chồng bà Hồng) mà chúng tôi có được thì sự việc lại khác: trong buổi liên hoan đó, bà Hồng thuận tình nhưng ông Trương Tấn Sang (lúc đó là Bí thư Thành ủy Sài Gòn) chê Thị Hồng già, và gọi điện thoại bắt Công ty Vietnam Airlines đưa sang cho ông một tiếp viên hàng không trẻ đẹp. Thông Luận...”(
hết trích)

Trong lá thư thứ ba, ký tên Lê Văn Lý, gửi từ Hà Nội, đề ngày 27-9-2010, kể tội Trương Tấn Sang, trích:
“...Về đạo đức: Rất tồi tệ, đã từng dính dáng đến vụ án Năm Cam xã hội đen nổi tiếng, đã từng ăn của người Hoa Chợ lớn phải mất chức Bí thư Thành uỷ và nhận án kỷ luật. Sa đoạ hơn đã ép chị Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc Công Ty Xuất Nhập Khẩu Quận 3 ăn ngủ với mình, cung phụng mình, Hồng không đáp ứng đủ liền bị cho vào tù mấy năm. Ra tù vợ chồng Hồng phát đơn kiện, Tổng Bí thư (đ/c Mạnh) không xử, cho người vào vận động vợ chồng Hồng rút đơn. Sa đoạ và tha hoá như vậy chỉ có khai trừ Đảng mới đáng, sao lại lên chức? Mới đây Trương Tấn Sang còn dùng giám đốc các doanh nghiệp như Tâm Tân Tạo, Hùng Ken, Thắng Mượt đi vận động để mình làm Tổng Bí thư, thật là quá xấu....”(hết trích)

Như thế, chúng ta có thể đoán, có thể là theo dàn dựng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Trường Tô sẽ xuất hiện ở hành lang Đạị Hội Đảng, và khiếu nại rằng công an đã nói rằng ông không cấu thành tội phạm, vậy mà ông vẫn bị mất chức, mất quyền; trong khi đó, ông Trương Tấn Sang mới thực sự là “máu gái vô độ,” mà vẫn thoát hiểm, thăng quan tiến chức.

Ông Tô à, chỉ cần một đơn kiện cho hợp lý phổ biến giữa kỳ Đạị Hội, nếu khéo mà sứt mẻ được ông Trương Tấn Sang, thế nào ông Tô cũng được ông Nguyễn Tấn Dũng tặng thưởng.
Trời ạ, tại sao ông Tô chưa níu áo ông Tư Sang?

Hay là tuyệt chiêu hơn, ông Tô hãy rủ chị Hồng ra cùng níu áo anh Tư Sang lại còn hay biết mấy. Hãy khẩn trương ra níu áo. Chớ để qua kỳ Đạị Hội, sau đó còn chuyện gì để nói nữa.
.
.
.

No comments: