Bùi Tín viết riêng cho VOA
Thứ Hai, 03 tháng 1 2011
Thường vào đầu năm, ai cũng mong muốn và chúc tụng nhau những điều tốt đẹp.
Năm 2011 vừa mở đầu, quan sát tình hình mọi mặt của đất nước, thật khó lòng tìm thấy những lý do để lạc quan và hy vọng.
Đại hội đảng Cộng sản mở ngay từ nửa đầu tháng Giêng, nhằm thông qua những văn kiện cơ bản quyết định những cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách cho toàn dân trong suốt 5,10 năm tới.
Tuy đại hội đến sáng 12 tháng giêng mới khai mạc, mọi sự đã được quyết định xong xuôi từ A đến Z - như người ta thường nói - theo kiểu dân chủ tập trung, dân chủ có lãnh đạo, nghỉa là do Bộ Chính trị khóa sắp ra đi quyết định hết cả rồi.
Cho đến ghế Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng của khóa Quốc hội XIII sẽ bầu vào giữa năm 2011 cũng đã chia trước cả. Cho nên chính nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phải kêu lên: đó là “đảng chủ” chứ đâu phải dân chủ, đó là chế độ “Vua tập thể 15 ông” chứ đâu phải chế độ dân chủ cộng hòa.
Theo dõi trên báo chí công khai, không thấy những bài nói lên cảm nghĩ sinh động của người dân, của cán bộ, trí thức, của tuổi trẻ phấn khởi, tin tưởng, trông chờ ở kết quả thật sự đáng vui mừng của đại hội. Người dân thủ đô chỉ lo giao thông lại tắc nghẽn, giá sinh hoạt thêm đắt đỏ, tham nhũng lan tràn, bất công thêm nặng, xã hội thêm băng hoại. Đường phố đầy khẩu hiệu đỏ vàng, trống kèn ầm ỹ, cờ hoa la liệt, lời kêu gọi “lập thành tích chào mừng đại hội đảng” trở nên nhàm chán.
Tình hình thật sự đáng báo động từ đầu năm. Đại hội đảng tỏ quyết tâm dựng lên một tòa lâu đài Việt Nam phát triển bền vững trong 5,10 năm tới cho toàn dân cùng hưởng, nhưng 4 cột trụ được coi là cực kỳ “vững chắc” sẽ là: Chủ nghĩa Marx – Lenin, Chủ nghĩa Xã hội, nền dân chủ độc đảng và nền kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo. Cho nên có thể gọi Đại hội XI là Đại hội của 4 Kiên định, hay cũng có thể gọi là Đại hội của 4 Nguy cơ, hay của 4 đại nguy cơ, như cuộc họp của hơn 20 trí thức cấp cao của đảng từng cảnh báo từ tháng 10 năm ngoái, với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hiển nhiên. Bốn cột trụ chưa dựng đã bị cưa đổ sập.
Vậy khi 4 nguyên lý về nhận thức và tư tưởng kiên định trên đây vẫn được đưa vào cuộc sống, kết quả sẽ ra sao?
Nguy cơ đầu tiên là xã hội Việt Nam sẽ thiếu vắng dân chủ trong 5,10 năm nữa.
Các công dân bất đồng chính kiến ôn hòa vẫn chỉ có chỗ đứng trong nhà tù, như luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà báo tự do Điếu Cày, hay như cô Phạm Thanh Nghiên chỉ ngồi tọa kháng trước khẩu hiệu “Hoàng Sa - Trường Sa là của ViệtNam ”.
Kèm theo nguy cơ này là mối nhục quốc thể: Tại Liên Hiệp Quốc và trước công luận quốc tế, Việt Nam vẫn bị xếp vào hàng một số ít nước độc đoán, không có dân chủ, không có tư do báo chí, “một nhà nước đàn áp”, “một nhà nước không bảo vệ tự do cho công dân mình”, “nơi các nhà dân chủ phải dựa vào sự can thiệp quốc tế đề dành lại quyền tự do”.
Nguy cơ lớn tiếp theo trong năm 2011 là nền kinh tế chỉ huy, lấy quốc doanh làm chủ đạo, cốt lõi của kinh tế xã hội chủ nghĩa giáo điều, sẽ tha hồ lộng hành, ngốn tiếp vô vàn tiền của, ngoại tệ, vật tư tài nguyên của đất nước, như kiểu Vinashin, như kiểu Dung Quất, ngăn cản kinh tế tư nhân phát triển. Các chuyên gia Harvard rất tinh tường khi chỉ ra các cơ sở quốc doanh chính là “sân sau”, sân chơi chính của các quan chức Cộng sản cấp cao, nơi móc nối, mánh mung chia chác tài sản kếch xù cho các vị ủy viên Ttrung ương, Bộ Chính trị, tỉnh ủy, thành ủy…nơi phát đạt của nền kinh tế Crony Economy - nền kinh tế cánh hẩu, tà lọt, phe nhóm lợi ích riêng. Cho nên Đại hội XI cũng có thể mang tên lả Đại hội Phe nhóm, Cánh hẩu, là Crony Congress, được thúc đẩy điên loạn khi những ngày tàn của những bạo chúa có thể đến gần.
Chính nền kinh tế độc quyền của quốc doanh là cơ sở của độc quyền chính trị độc đảng, một mỉnh một chiếu, thâu tóm cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đảng ngồi trên luật pháp, đứng ngoài pháp luật, tha hồ hoành hành mà không hề e ngại bị hỏi tội và nghiêm trị. Tệ tham nhũng của quan chức đảng viên sẽ mặc sức hoành hành. Cho nên Đại hội XI cũng là “Đại hội độc đảng” cực hiếm trên thế giới.
Nguy cơ gắn liền với các nguy cơ trên là nạn Bắc thuộc, tự nguyện phụ thuộc phương Bắc từ năm 1991 sẽ còn kéo dài, với một số thông tin mới bị tiết lộ. Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy được đề cử chức Tổng bí thư khi bước vào kỳ họp 13 của Trung ương, nhưng cả 2 đều bị Bắc Kinh lắc đầu. Thì ra Thiên triều không ưa thích các nhân vậtNam bộ mà họ cho là tự do, không thuần, cứng đầu khó dạy bảo, ở quá xa thủ đô Bắc Kinh. Các Tổng bí thư Trần Phú, Nguyển Văn Cừ, rồi Hồ Chí Minh, Trường Chinh đều người miền Bắc, Lê Duẩn người Quảng Trị, ở Bắc vĩ tuyến 17, Nguyễn Văn Linh cũng người gốc Bắc. Thì ra Bắc Kinh chấp nhận ông Nguyễn Phú Trọng, vì lý do địa lý – chính trị, dù ông Trọng không có một ưu điểm gì về nội trị hay kinh tế, quân sự hay ngoại giao, hay văn hóa, khoa học. Mọi mặt đều bình xoàng bậc trung, nhưng dễ bào đối với họ là được. Cho nên Đại hội XI có thể mang thêm tên gọi lả Đại hội Bắc thuộc.
Với chừng ấy nguy cơ và thử thách, năm 2011 chắc chắn sẽ không êm ả, xuôi chèo mát mái cho đất nước như đồng bào ta mong muốn. Bốn Kiên định của dĩ vãng nặng nề sẽ neo chặt con tàu ViệtNam không thể ra khơi lộng gió thời đại. Mối mâu thuẫn gay gắt giữa một bên lả lãnh đạo thủ cựu già nua về tuổi tác, về trí tuệ, coi thường kiến thức khoa học, xa rời cuộc sống và nhân dân, khinh thị trí thức và một bên là giới trí thức và tuổi trẻ có hiểu biết, năng động, nhạy cảm, gắn bó với quần chúng – mà tiêu biểu là hàng mấy ngàn trí thức tham gia ký các kiến nghị về bauxite, nhóm trí thức của Viện IDS, hơn 20 đảng viên cấp cao từng phản biện thẳng thắn các văn kiện Đại hội XI, hàng ngàn vạn chiến sỹ dân chủ gan góc, tự tin, hàng ngàn vạn nhà báo tư do, bloggers, lấy tự do làm điểm tựa, lấy sự thật làm tiêu chí…- mâu thuẫn ấy sẽ phát triển gay gắt thêm bội phần.
Năm 2011 khởi đầu đã gay go, âm ỷ tính quyết liệt vì cuộc đọ sức không giản đơn. Đây là cuộc đọ sức giữa trí tuệ và bả vật chất, giữa địa vị hư danh và lẽ phải, giữa yêu nước và yêu đôla, giữa quý dân hay quỵ luỵ bành trướng, giữa lòng tự hào dân tộc với thái độ bạc nhược trước ngoại bang. Cuộc đọ sức sẽ hấp dẫn, mang nhiều kịch tính, khó lòng thoả hiệp, trong thời buổi của thông tin cực nhạy.
Một yếu tố cực kỳ trọng yếu đã vào cuộc trong mấy năm qua, đó là xã hội dân sự, xã hội công dân đã bật dậy, lừng lững bước tới không sức gì ngăn nổi. Nhiều nguy cơ lớn, sức bật của dân tộc, cũa xã hội dân sự sẽ càng mạnh. Năm 2011 sẽ không lặng lẽ, êm đềm. Một năm chất vấn, thử thách, kiểm nghiệm mỗi tấm lòng ViệtNam yêu nước thương dân chân thành.
Năm 2011 vừa mở đầu, quan sát tình hình mọi mặt của đất nước, thật khó lòng tìm thấy những lý do để lạc quan và hy vọng.
Đại hội đảng Cộng sản mở ngay từ nửa đầu tháng Giêng, nhằm thông qua những văn kiện cơ bản quyết định những cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách cho toàn dân trong suốt 5,10 năm tới.
Tuy đại hội đến sáng 12 tháng giêng mới khai mạc, mọi sự đã được quyết định xong xuôi từ A đến Z - như người ta thường nói - theo kiểu dân chủ tập trung, dân chủ có lãnh đạo, nghỉa là do Bộ Chính trị khóa sắp ra đi quyết định hết cả rồi.
Cho đến ghế Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng của khóa Quốc hội XIII sẽ bầu vào giữa năm 2011 cũng đã chia trước cả. Cho nên chính nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phải kêu lên: đó là “đảng chủ” chứ đâu phải dân chủ, đó là chế độ “Vua tập thể 15 ông” chứ đâu phải chế độ dân chủ cộng hòa.
Theo dõi trên báo chí công khai, không thấy những bài nói lên cảm nghĩ sinh động của người dân, của cán bộ, trí thức, của tuổi trẻ phấn khởi, tin tưởng, trông chờ ở kết quả thật sự đáng vui mừng của đại hội. Người dân thủ đô chỉ lo giao thông lại tắc nghẽn, giá sinh hoạt thêm đắt đỏ, tham nhũng lan tràn, bất công thêm nặng, xã hội thêm băng hoại. Đường phố đầy khẩu hiệu đỏ vàng, trống kèn ầm ỹ, cờ hoa la liệt, lời kêu gọi “lập thành tích chào mừng đại hội đảng” trở nên nhàm chán.
Tình hình thật sự đáng báo động từ đầu năm. Đại hội đảng tỏ quyết tâm dựng lên một tòa lâu đài Việt Nam phát triển bền vững trong 5,10 năm tới cho toàn dân cùng hưởng, nhưng 4 cột trụ được coi là cực kỳ “vững chắc” sẽ là: Chủ nghĩa Marx – Lenin, Chủ nghĩa Xã hội, nền dân chủ độc đảng và nền kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo. Cho nên có thể gọi Đại hội XI là Đại hội của 4 Kiên định, hay cũng có thể gọi là Đại hội của 4 Nguy cơ, hay của 4 đại nguy cơ, như cuộc họp của hơn 20 trí thức cấp cao của đảng từng cảnh báo từ tháng 10 năm ngoái, với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hiển nhiên. Bốn cột trụ chưa dựng đã bị cưa đổ sập.
Vậy khi 4 nguyên lý về nhận thức và tư tưởng kiên định trên đây vẫn được đưa vào cuộc sống, kết quả sẽ ra sao?
Nguy cơ đầu tiên là xã hội Việt Nam sẽ thiếu vắng dân chủ trong 5,10 năm nữa.
Các công dân bất đồng chính kiến ôn hòa vẫn chỉ có chỗ đứng trong nhà tù, như luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà báo tự do Điếu Cày, hay như cô Phạm Thanh Nghiên chỉ ngồi tọa kháng trước khẩu hiệu “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt
Kèm theo nguy cơ này là mối nhục quốc thể: Tại Liên Hiệp Quốc và trước công luận quốc tế, Việt Nam vẫn bị xếp vào hàng một số ít nước độc đoán, không có dân chủ, không có tư do báo chí, “một nhà nước đàn áp”, “một nhà nước không bảo vệ tự do cho công dân mình”, “nơi các nhà dân chủ phải dựa vào sự can thiệp quốc tế đề dành lại quyền tự do”.
Nguy cơ lớn tiếp theo trong năm 2011 là nền kinh tế chỉ huy, lấy quốc doanh làm chủ đạo, cốt lõi của kinh tế xã hội chủ nghĩa giáo điều, sẽ tha hồ lộng hành, ngốn tiếp vô vàn tiền của, ngoại tệ, vật tư tài nguyên của đất nước, như kiểu Vinashin, như kiểu Dung Quất, ngăn cản kinh tế tư nhân phát triển. Các chuyên gia Harvard rất tinh tường khi chỉ ra các cơ sở quốc doanh chính là “sân sau”, sân chơi chính của các quan chức Cộng sản cấp cao, nơi móc nối, mánh mung chia chác tài sản kếch xù cho các vị ủy viên Ttrung ương, Bộ Chính trị, tỉnh ủy, thành ủy…nơi phát đạt của nền kinh tế Crony Economy - nền kinh tế cánh hẩu, tà lọt, phe nhóm lợi ích riêng. Cho nên Đại hội XI cũng có thể mang tên lả Đại hội Phe nhóm, Cánh hẩu, là Crony Congress, được thúc đẩy điên loạn khi những ngày tàn của những bạo chúa có thể đến gần.
Chính nền kinh tế độc quyền của quốc doanh là cơ sở của độc quyền chính trị độc đảng, một mỉnh một chiếu, thâu tóm cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đảng ngồi trên luật pháp, đứng ngoài pháp luật, tha hồ hoành hành mà không hề e ngại bị hỏi tội và nghiêm trị. Tệ tham nhũng của quan chức đảng viên sẽ mặc sức hoành hành. Cho nên Đại hội XI cũng là “Đại hội độc đảng” cực hiếm trên thế giới.
Nguy cơ gắn liền với các nguy cơ trên là nạn Bắc thuộc, tự nguyện phụ thuộc phương Bắc từ năm 1991 sẽ còn kéo dài, với một số thông tin mới bị tiết lộ. Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy được đề cử chức Tổng bí thư khi bước vào kỳ họp 13 của Trung ương, nhưng cả 2 đều bị Bắc Kinh lắc đầu. Thì ra Thiên triều không ưa thích các nhân vật
Với chừng ấy nguy cơ và thử thách, năm 2011 chắc chắn sẽ không êm ả, xuôi chèo mát mái cho đất nước như đồng bào ta mong muốn. Bốn Kiên định của dĩ vãng nặng nề sẽ neo chặt con tàu Việt
Năm 2011 khởi đầu đã gay go, âm ỷ tính quyết liệt vì cuộc đọ sức không giản đơn. Đây là cuộc đọ sức giữa trí tuệ và bả vật chất, giữa địa vị hư danh và lẽ phải, giữa yêu nước và yêu đôla, giữa quý dân hay quỵ luỵ bành trướng, giữa lòng tự hào dân tộc với thái độ bạc nhược trước ngoại bang. Cuộc đọ sức sẽ hấp dẫn, mang nhiều kịch tính, khó lòng thoả hiệp, trong thời buổi của thông tin cực nhạy.
Một yếu tố cực kỳ trọng yếu đã vào cuộc trong mấy năm qua, đó là xã hội dân sự, xã hội công dân đã bật dậy, lừng lững bước tới không sức gì ngăn nổi. Nhiều nguy cơ lớn, sức bật của dân tộc, cũa xã hội dân sự sẽ càng mạnh. Năm 2011 sẽ không lặng lẽ, êm đềm. Một năm chất vấn, thử thách, kiểm nghiệm mỗi tấm lòng Việt
-------------------------------------
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment