11-01-2011
(Nhân đọc “Con đường “hóa rồng” của Việt Nam ” [*]”
Trao đổi cùng các bạn về ý định viết bài này, có người can rằng: Ối dào, ông dở hơi phí sức quá; đến như Nguyên ủy viên BCT chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An trao đổi trên diễn đàn quốc doanh Tuần Việt Nam,[1] rồi “Các vị ‘cộng sản gộc’” được Blogger già nhất nước Tô Hải “Hua-ra” bằng một bài viết khá hay[2] nhân các vị lên tiếng rất chi là chí lý chí tình ngày 07/11 vừa qua mà còn bị ông Tổng Nông (bọn trẻ bây chừ gọi là “Ông Chổng Mông… vào lẽ phải”!) dằn mặt khi đọc Lời bế mạc Hội nghị 14 vừa qua bằng câu: “Riêng đối với một số ý kiến mang động cơ xấu, lợi dụng việc góp ý để hoạt động chống đối, phá hoại, Ban Chấp hành Trung ương bày tỏ thái độ kiên quyết phê phán và dứt khoát bác bỏ.”[3]; vậy với cỡ ông viết lách làm cái chi chi cho mệt! Nghe bạn nói, quả thật Nguyễn Văn tôi nản quá, vì đó là sự thực. Tôi cũng biết rằng: “Về giới thiệu nhân sự ứng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Hội nghị lần này đã xem xét, cân nhắc, lựa chọn, bổ sung vào kết quả có được tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, nhất trí thông qua danh sách để giới thiệu với Đại hội lần thứ XI của Đảng.”[4].
Và một thằng cháu đại tá trong nhà đến thăm sức khỏe khi tôi bị “hắt xì hơi” mấy hôm mới rét đợt vừa rồi, hắn có đọc cho nghe đôi “câu đối” mới toe: Hùng Dũng Sang Trọng[5] – dân còn lầm than! Nghĩa là ván đã đóng thuyền, Đại hội đại hè chỉ là cái mầu mè son phấn như muôn thủa! Có ông bạn trước làm tuyên huấn còn nói với tôi: Ông không biết a, người ta đã viết xong cả các bài diễn văn sẽ đọc tại các buổi meeting (từ cấp trung ương xuống đến cơ sở) chào mừng thắng lợi rực rỡ của đại hội rồi đó! Nhiều báo Xuân Tân Mão đã in xong chắc chắn không thiếu bài nói về thành công của đại hội… chưa họp!
Xin hạ một chữ… Buồn!
Hình : Phan Thế Hải
Nhưng nghĩ cho cùng, tôi có góp ý góp việc gì đâu? Và, tự tiếc rẻ công mình đã viết bài, tôi liều nhờ nhà mạng post lên “chơi”. May ra có đại biểu nào đi du hý như 2 đồng chí năm nào, rồi chán bỏ về, rồi hứng chí thi thố đỉnh cao trí tuệ, rồi mở mạng, đọc bài Nguyễn Văn thấy P.T.Hải nói hay hay, rồi liền nổi khùng “bắn một phát” ở hội trường cho các đồng chí khác cùng nghe, biết đâu…
Xin vào chuyện: Hôm rồi vào mạng Việt Nam Thư quán, tôi tình cờ “gặp lại” tác giả trong bài đã dẫn. Càng đọc tôi càng thấy bị cuốn hút, cứ nghĩ đây là bài tác giả viết nhân đại hội 11 kỳ này. Đọc hết bài, gặp chữ Hà Nội 2004 sau tên người viết quả thật tôi giật mình! Hóa ra 6 năm đã trôi qua mà xã hội Việt Nam hầu như không có chuyển biến gì đáng kể, ấy là chưa nói nhiều mặt càng ngày càng tồi tệ hơn…
Tác giả viết: “Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) đã đề ra mục tiêu công nghiệp hóa Việt Nam trong vòng 20 năm.” Người viết cho biết lộ trình này đã được ĐCSVN tính toán cẩn thật căn cứ vào sự phát triển của Anh quốc thế kỷ 17, Mỹ quốc thế kỷ 19 v.v… Vậy theo mục tiêu của cái đại hội được đánh giá (tất nhiên ‘đảng ta’ tự đánh giá) cao nhất từ trước đến nay là đã góp phần tạo ra “một lỗ thoát hiểm” cho Việt Nam thì cách nay 15 năm – năm 1996 nước ta đã được công nghiệp hóa rồi (chứ đâu phải chờ đến 2020 như bây chừ hay nói đến)!!! Quả cái Bánh vẽ của thi sĩ họ Chế to quá, dân Nam ta sực mãi không hết! Sau đó ít dòng, bài lại có câu hỏi: “Như vậy, từ Đại hội IV đến Đại hội X vừa tròn 30 năm. Ba mươi năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì, có hay không sự trì trệ, đâu là nguyên nhân sâu xa, đâu là sự thật mà người Việt Nam đang né tránh?”. Tại đây, xin thưa cùng tác giả và Quý vị dự Đại hội Tiệc 2011 hiểu cho là chẳng “người Việt Nam” nào “đang né tránh”, mà chính ‘Tiệc ta’ đang né tránh đó ạ.
“Ba mươi năm chiến tranh đã lùi xa”… tác giả viết (tính đến 2004), “Trên đỉnh cao chót vót của lòng tự hào, thế giới như nhỏ bé lại. Đó cũng là lúc mà chủ nghĩa Marx-Lênin trở nên “bách chiến bách thắng”, khi cao hứng, có người còn gọi nó là “đỉnh cao của trí tuệ nhân loại”… “Ba mươi năm qua, bản nhạc ăn mừng chiến thắng vẫn reo vang, bất kể ngày đêm, bất kể thời điểm,…”.“Người Việt Nam như mê, như say với vinh quang chiến thắng. Hơn mười năm sau khi thống nhất, khi Đông Âu và Liên Xô đang trên đà tan rã, khi tiêu hết đồng tiền viện trợ cuối cùng cũng là lúc mà đất nước có nguy cơ đi vào bờ vực của sự sụp đổ, người ta mới có dịp tỉnh ngộ. Đó là lúc mà Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới.”. Thưa ‘Quý đại biểu Tiệc’, ngày nay người Việt Nam ta – trong đó hẳn có không ít người trong chính hàng ngũ các quý vị, đều hiểu rằng“công cuộc đổi mới” vừa qua thực chất là cuộc hành hương về chốn cũ theo ước mơ “Bao giờ cho đến ngày xưa”!
Nói về sự hiện diện đảng, lòng dân và quyền dân, tác giả viết: “Đảng tồn tại khắp mọi lúc mọi nơi. Hơn 700 tờ báo gần 100 nhà xuất bản đều tuyên truyền rặt một giọng điệu. Chủ nghĩa Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy từ 12 lớp của trường phổ thông đến bậc đại học. Hàng trăm nhà khoa học hàng ngày cày xới trên hệ thống lý luận đó. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hàng ngày hàng giờ nhồi nhét tư tưởng bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Marx về đấu tranh giai cấp, về kẻ thù số 1 của thế giới với một niềm tin sắt đá không thay đổi.”, “Sự sùng tín vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, cộng với chính sách truyền thông một chiều, khiến đại đa số dân chúng hiện nay chỉ biết có đảng có chủ nghĩa Marx. Những khái niệm về Quyền sống, quyền Công dân, xã hội Pháp quyền… vẫn là những khái niệm mơ hồ, một thế giới mới lạ, quyến rũ nhưng còn quá xa xôi.”, “Sự vật dẫu có vần xoay, kinh tế có thể hưng thịnh, nhưng Đảng không bao giờ sai, chủ nghĩa Marx là đỉnh cao của trí tuệ nhân loại.”, “Bằng chứng là chủ nghĩa xã hội từ một nước đã đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác. Không chỉ ở Việt Nam, Liên Xô xã hội chủ nghĩa cũng đã từng chiến thắng chủ nghĩa phát xít và chuyện thắng Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian.”. Thảo nào, trong trại ‘cải tạo’ thì người ta nói với tù nhân quân-cán-chính miền Nam là đến năm 2000 phe ta sẽ… giải phóng nước Mỹ! Ông Tô Hải thì cho biết giữa hội trường trang nghiêm, một “ông cộp” vô tư tuyên bố: ta nghỉ để xả hơi chứ không thì thừa thắng xông lên ta tiến thẳng sang Ấn Độ! (sau năm 1975). Thật là một lũ điên! Cái men say chiến thắng và chuyên lừa đảo này được tác giả mang chuyện đồng chí bí thư đảng Bath Saddam Hussein ra để “cảnh tỉnh thiên hạ”, chuyện rằng: “Còn nhớ trước đó không lâu, ngày 15/09/2002, dưới triều đại, dân chúng Iraq đã đi bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý tín nhiệm đương kim tổng thống của mình và kết quả là 99% dân số ủng hộ ông (!?).”, “Cuộc bầu cử cuối cùng người đứng đầu quốc gia Iraq diễn ra ngày 15/10/1995. Theo số liệu mà chính phủ của ông Saddam công bố, có 99,66 % người tham gia bầu cử bỏ phiếu cho Saddam Hussein.” Mà xã hội Iraq thực chất thì “Kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ, nhưng sự sùng tín của dân chúng vào Saddam vẫn không giảm, bởi họ không biết gì hơn ngoài những thông tin ca ngợi công lao của Tổng thống.” Sau này thì: “Khi tin về việc bắt giữ Saddam Hussein được phát đi, hàng nghìn người dân Iraq đã đổ ra đường bắn súng chỉ thiên ăn mừng. Đài phát thanh Iraq phát đi các bản nhạc kỷ niệm. Nhiều người đi trên xe buýt hò reo: “Saddam bị bắt rồi. Saddam bị bắt rồi”.
Ngó tý chút sang xứ Cao Ly quê hương của Nhân Sâm và nấm Linh Chi, tác giả viết: “tại sao chất lượng sống của nhân dân Hàn Quốc cao hơn hẳn, so với chất lượng sống của nhân dân Bắc Triều Tiên. Nhưng trong khi 2 vị cựu tổng thống của Nam Hàn, trước áp lực của xã hội đã phải dắt díu nhau ra tòa về tội tham nhũng thì ở Bắc Hàn, nhân dân vẫn cứ phải hô mãi cái khẩu hiệu nhàm chán: “Đời đời nhớ ơn chủ tịch Kim Nhật Thành muôn vàn kính yêu”. Khái niệm “nhân dân ta đã lựa chọn” cái này ông kia vẫn ra rả trên đài phát thanh, nhan nhản trên báo chí và không ngớt trên miệng các đồng chí tuyên huấn của ta được hiểu sao đây các “đồng chí đại biểu”? “Đâu là sự thật” như tác giả đã từng hỏi?
Ta hãy cùng nghe tác giả luận về chữ Biết (nhân nhắc đến câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của Cố Hồng[6]). “Biết không phải là phạm trù độc quyền của con người. Loài vật cũng biết nhưng có giới hạn và thuần theo bản năng. Nhưng từ biết đến hiểu là hai cấp độ không hề có chung đường biên. Có thể biết mà chẳng hiểu gì cả. Vì thế, đã có người nói: “Muốn biết một sự vật, cần phải vào trong nó. Nhưng muốn hiểu một sự vật thì cần ra khỏi nó”.” Vì không Biết đến nơi đến chốn nên “Ngay cả khi Mác và Ắng-ghen đã căn dặn trong lần tái bản Tuyên ngôn Đảng cộng sản rằng có nhiều điều cần phải viết lại cho thích hợp với điều kiện lịch sử và thực tiễn cách mạng đang không ngừng phát triển, họ cũng lờ đi. Nhưng nếu ai theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác, làm theo lời dặn của Mác thì họ chụp cho đủ các thứ mũ và tìm cách hãm hại. Điển hình là các cuộc thanh trừng ở Liên Xô dưới thời Stalin và cuộc đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc dưới thời Mao. Ở ta thì nhẹ nhàng hơn, những vị được chụp cho cái mũ “xét lại chống Đảng” chỉ bị giam cầm qua loa dăm mười năm hoặc bị quản thúc tại gia, hoặc bị đình chỉ công tác vài ba chục năm là cùng.” (Riêng ý cuối này thì Chủ tịch (danh xưng vui của tác giả trong Blog cá nhân) viết tưng tửng quá!? Không biết suy nghĩ thực của tác giả như thế nào? Đồ rằng… kiểu nói của cụ đồ xứ Nghệ đây! – chuyện “giam cầm qua loa dăm muời năm” và bị xử lý “vài ba chục năm” cứ như trò đùa!!!). Chính vì Biết và Hiểu không đến nơi đến chốn như vậy nên hậu quả khôn lường thì dân lãnh đủ: “Nói riêng lĩnh vực nông nghiệp, họ bày ra đủ thứ: hợp tác xã thấp cấp, cao cấp, nông trường quốc doanh, nông trang tập thể, công xã nhân dân, v.v… đến nỗi càng “đẩy mạnh sản xuất” lại càng lâm vào tình trạng thiếu đói.”; và nguy cơ tụt hậu thì: “Kinh tế tăng trưởng cao ai cũng mừng, khi tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn cầu chỉ đạt vài ba phần trăm thì Việt Nam đạt tốc độ 7,7%, có người cao hứng còn cho rằng, Việt Nam có thể “thành hổ thành rồng” nay mai. Tuy nhiên, muốn “hoá rồng”, nếu chỉ kỳ vọng thôi thì chưa đủ. Chúng ta đã từng phải trả giá cho sự lạc quan quá mức,[7] thời điểm này[8] cũng không phải là một ngoại lệ.”
Trên đây, tôi vừa mới điểm lướt qua được 1 trong 9 chương của bài viết mà tôi có nhã ý kính mời Quý vị bớt chút thì giờ vàng ngọc, ghé qua theo đường link đã dẫn, xem có giúp ích gì cho kết quả rực rỡ là cái chắc sắp tới của đại hội lần này không?! Chứ về kinh tế cứ để: “Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc, rất nguy hiểm. Toàn bộ xuất siêu của ta đập vào nhập siêu của Trung Quốc mà không đủ.” (Ông Nguyễn Trung); hoặc khi điểm lại nghị quyết ĐH 9, ĐH 10 thì: “Có một số việc không làm. Ví dụ: Luật về Hội, Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật Hiến pháp, v.v… Tại sao Đảng lại không thực hiện nghị quyết đại hội Đảng?” (TS Lê Đăng Doanh) v.v… thì “Nếu cứ thế này, đến năm 2020 chắc chắn sẽ tụt xa so với các nước.” (GS Lê Du Phong) [9] v.v…
Thực ra Ban dự thảo văn kiện cũng không đến nỗi quá tệ. Ví dụ cũng chỉ ra được:
1. Luận thuyết Marx-Lenin thì bế tắc: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén…”
2. Qua 4 năm, tiêu tốn không biết cơ man nào tiền thuế của dân mà “tư tưởng đạo đức bác Hồ” dân Việt Nam (được cho là có dân trí cao khi theo đảng làm cách mạng tháng 8, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; thì nay, sau trên nửa thế kỷ lại “tụt hậu” thành dân trí thấp vì đòi nhân quyền, đa nguyên đa đảng)[10] cũng chẳng mặn mà gì. Bản Báo cáo đánh giá: “Cuộc vận động ‘Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’ chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi có biểu hiện hình thức. Những điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa nhiều.”
3. Guồng máy đảng thì: “Tổ chức của một số cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả”; “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, huân chương chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.”; “Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thấp.” (thế mà tính về học vị thì quan chức cao cấp Việt Nam có học vị vào loại cao nhất thế giới đấy!, và thực ra thì, nó luôn quay tròn trong cái vòng Chuẩn cán bộ và bằng cấp giả [11]), v.v. và v.v…
Tôi chỉ là một Cỏ dân, viết đến đây thì lại giật mình, lo có chi phạm thượng trước những người Nhớn – các Quý vị dự Đại hội Tiệc 2011 không? Nhưng chỉ vì bài viết 6 năm về trước của một con người tâm huyết, trăn trở trước vận mệnh của dân tộc, mà tôi thấy còn quá nhiều vấn đề nêu trong bài viết vẫn hiện diện y nguyên đâu đó nên mạo muội thưa thớt mấy câu; như trên đã nói, chỉ với ý nghĩ “khùng” rằng: biết đâu vị nào đó đọc được cũng liền… nổi khùng, “bắn một phát” ở hội trường cho các đồng chí khác cùng nghe, thì: Biết đâu?
Nguyễn Văn – Hà Nội
11/01/2011
Chữ của P.T.Hải (Party: đảng/ tiệc)
[5] Quý danh bốn ngai đầu đàn sắp tới. Tuy nhiên trên mạng tự do, trước đó tôi thấy ông Nghị ở vị trí ông Hùng, không biết thế nào? Nhưng theo Bùi Quang Vơm (http://www.danchimviet.info/archives/24935) thì hình như ông Nghị từ chối vì lý do gì đó nên “đến phiên” ông Hùng chăng? Tại một quán bia vỉa hè, tôi đã nghe có 2 ông già cỡ như tôi cá cược nhau mấy cốc bia hơi về chuyện nhân sự! Có nghĩa là được thì được uống bia, mà thua cũng… được uống bia! Chả lẽ người được ngồi solo! Âu cũng là…
[7] Hẳn tác giả muốn nói đến lời ông Lê Duẩn sau Đại thắng mùa xuân: Đến năm 1980 nhà nhà có xe máy, tủ lạnh, tivi… Nhưng… chỉ 6 năm sau (1986) cái mốc ấy như thế nào ai ai cũng đã tường!
< name=”_ftn8″a href=”#_ftnref8″>[8] Xin nhớ lại: Bài viết năm 2004 mà vẫn hòan toàn đúng cho năm 2011 này!!!
[10] Mà người ta “nhanh quên” quá chuyện anh Lớn cho cái “bạt tai” năm 1979 mà hàng chục vạn sinh mạng chiến sĩ đồng bào mới bảo vệ nổi chỗ ngồi cho họ!!! Đúng là “một lũ bội tình” trong Ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn.
.
.
.
No comments:
Post a Comment