Hồ Tuấn Hùng
Thái Văn chuyển ngữ
Đăng ngày 24/12/2010 lúc 01:34:46 EST
Hồ Chí Minh sinh bình khảo
(Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh)
Hồ Tuấn Hùng
Thái Văn chuyển ngữ
(Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh)
Hồ Tuấn Hùng
Thái Văn chuyển ngữ
Thiên IV
1
1
Hồ Chí Minh sinh bình khảo
Tác giả: Hồ Tuấn Hùng
Dịch giả: Thái Văn
NXB Bạch Tượng - Đài Loan phát hành tháng 11/2008
Tác giả: Hồ Tuấn Hùng
Dịch giả: Thái Văn
NXB Bạch Tượng - Đài Loan phát hành tháng 11/2008
Lời dịch giả: “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh) do Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, một người đã tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan dành nhiều công sức nghiên cứu trong những năm qua, được Nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành tại Đài Loan vào ngày 01/11/2008 (mã số ISBN: 9789866820779).
Hồ Tuấn Hùng sinh năm 1949 (có tài liệu nói là sinnh năm 1948), tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, là cháu ruột Hồ Tập Chương (mà ông khẳng định chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh) từng dạy học hơn 30 năm, đồng thời ông còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh xuất thân là người thuộc sắc tộc Khách Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ ) tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan.
Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của ông được tác giả khảo cứu kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tư liệu cũng như nhân chứng. Tác phẩm “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” dày 342 trang, khổ 15x21 cm, bìa cứng, in chữ nổi.
Phần mở đầu gồm các bài giới thiệu của tiên sinh Chung Triệu Chính, luật sư Kiệt Chương và của tác giả. Phần chính được chia làm 6 thiên, thứ tự như sau:
I / Hài kịch trộm rồng đổi phượng (Thâu long chuyển phượng đích hý khúc)
II/ Ve sầu lột xác, con người thật giả (Kim thiền thoát xác thực giả nhân sinh)
III/ Những năm tháng bôn ba hải ngoại (Phiêu bạc lưu lãng đích tuế nguyệt)
IV/ Khúc ca buồn về tình ái, hôn nhân (Hôn nhân luyến tình đích bi ca)
V/ Hán văn “Nhật ký trong tù” và “Di chúc” (Hán văn Ngục trung nhật ký dữ Di chúc)
VI/ Hạ màn, đôi lời cảm nghĩ (Lạc mạc cảm ngôn)
Cuốn sách khá dày, công việc chuyển ngữ mất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên, người dịch sẽ cố gắng dịch trọn vẹn để cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn mới về nhân vật Hồ Chí Minh, còn việc đúng hay sai xin để công luận thẩm định, tôi không dám lạm bàn.
Cũng xin nói thêm, trong quá trình chuyển ngữ, tôi không dịch theo thứ tự mà dịch Thiên IV “Khúc ca buồn về tình ái và hôn nhân” (Hôn nhân luyến tình đích bi ca) trước. Những thiên khác sẽ tiếp tục ra mắt bạn đọc trong thời gian sớm nhất. Một số tên và địa danh tác giả dùng cách phiên âm qua Trung văn mà không chú thích thêm nguyên ngữ, tạm thời chưa tra cứu được, nên buộc phải phiên âm Hán Việt, khi nào bản dịch hoàn tất, sẽ đối chiếu bổ sung, xin kính cáo cùng độc giả.
Hồ Tuấn Hùng sinh năm 1949 (có tài liệu nói là sinnh năm 1948), tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, là cháu ruột Hồ Tập Chương (mà ông khẳng định chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh) từng dạy học hơn 30 năm, đồng thời ông còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh xuất thân là người thuộc sắc tộc Khách Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ ) tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan.
Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của ông được tác giả khảo cứu kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tư liệu cũng như nhân chứng. Tác phẩm “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” dày 342 trang, khổ 15x21 cm, bìa cứng, in chữ nổi.
Phần mở đầu gồm các bài giới thiệu của tiên sinh Chung Triệu Chính, luật sư Kiệt Chương và của tác giả. Phần chính được chia làm 6 thiên, thứ tự như sau:
I / Hài kịch trộm rồng đổi phượng (Thâu long chuyển phượng đích hý khúc)
II/ Ve sầu lột xác, con người thật giả (Kim thiền thoát xác thực giả nhân sinh)
III/ Những năm tháng bôn ba hải ngoại (Phiêu bạc lưu lãng đích tuế nguyệt)
IV/ Khúc ca buồn về tình ái, hôn nhân (Hôn nhân luyến tình đích bi ca)
V/ Hán văn “Nhật ký trong tù” và “Di chúc” (Hán văn Ngục trung nhật ký dữ Di chúc)
VI/ Hạ màn, đôi lời cảm nghĩ (Lạc mạc cảm ngôn)
Cuốn sách khá dày, công việc chuyển ngữ mất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên, người dịch sẽ cố gắng dịch trọn vẹn để cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn mới về nhân vật Hồ Chí Minh, còn việc đúng hay sai xin để công luận thẩm định, tôi không dám lạm bàn.
Cũng xin nói thêm, trong quá trình chuyển ngữ, tôi không dịch theo thứ tự mà dịch Thiên IV “Khúc ca buồn về tình ái và hôn nhân” (Hôn nhân luyến tình đích bi ca) trước. Những thiên khác sẽ tiếp tục ra mắt bạn đọc trong thời gian sớm nhất. Một số tên và địa danh tác giả dùng cách phiên âm qua Trung văn mà không chú thích thêm nguyên ngữ, tạm thời chưa tra cứu được, nên buộc phải phiên âm Hán Việt, khi nào bản dịch hoàn tất, sẽ đối chiếu bổ sung, xin kính cáo cùng độc giả.
Thái Văn
Tháng 12 năm 2010
Tháng 12 năm 2010
-------------------------------
Thiên IV
Khúc ca buồn về chuyện hôn nhân tình ái
(Hôn nhân luyến tình đích bi ca)
Khúc ca buồn về chuyện hôn nhân tình ái
(Hôn nhân luyến tình đích bi ca)
Hồ sơ hôn nhân Hồ Chí Minh
Trong bài “Nguyễn Ái Quốc (NAQ) chết rồi sống lại”, tôi đã nhấn mạnh, vào mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao phổi; người xuất hiện sau này tuyệt đối không phải NAQ mà chính là Hồ Tập Chương, làm nhiều chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh (HCM) đặt câu hỏi nghi ngờ. Trong quá trình viết cuốn sách này, tôi đã tham khảo không chỉ một vài tài liệu mà thực chất đã tiếp cận hàng đống hồ sơ, do đó đã phát hiện ra những điều bất hợp lý thậm chí mâu thuẫn nhau trong cuộc đời nhân vật lịch sử này. Vấn đề quan trọng nhất là cần phải khách quan và trung thực trên cơ sở những chứng cứ khoa học, đồng thời hết sức tránh thái độ cực đoan do thành kiến, nhằm loại trừ những sai lầm để tìm ra sự thật.
Nguyễn Ái Quốc
Nghiên cứu hồ sơ hôn nhân, tình ái của Hồ Chí Minh chính là để làm sáng tỏ Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh, người này không thể là người kia và ngược lại. Hôn nhân, tình ái của Nguyễn Ái Quốc cần được phân biệt giữa Breiere, Tăng Tuyết Minh với Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK). Hôn nhân tình ái của Hồ Chí Minh cũng phải được phân biệt giữa Lâm Y Lan (LYL), Đỗ Thị Lạc (ĐTL) và Nông Thị Xuân (NTX). Một số cuộc hôn nhân, tình ái này đã được đề cập rải rác trong “Truyện Hồ Chí Minh” của Willam J.Duiker và “Những năm tháng Hồ Chí Minh mất tích” của Sophie Quinn – Judge, quyển 2, nguyệt san “Vũ Hán văn sử tư liệu” (Đại lục) với bài “Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, nguyệt san “Nhân Dân Văn Trích” (Đại lục) có bài “Mối tình sống chết giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan”. Về phía Việt Nam (VN) có tác phẩm “Chị Minh Khai” của nhà văn Nguyệt Tú, “Việt duệ Hoa nhân Lĩnh Nam di dân” chuyên san có bài “Thê thiếp và tình nhân của Hồ Chí Minh”. Nói chung, các tác phẩm trên đều có những phát hiện và trình bày, phân tích về tình trạng hôn nhân, tình ái của Hồ Chí Minh tương đối đúng sự thực. Tuy nhiên, về phía nhà nước VN, những người lãnh đạo cao cấp đều ra sức phản bác, cũng như lúc sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ thừa nhận mình từng có vợ có con. Họ coi Hồ Chí Minh là thần thánh, biểu tượng tối cao của sự nghiệp cách mạng, nên sẵn sàng nhắm mắt, bịt tai trước sự thật lịch sử. Hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hiện thực khách quan, được bạch hóa tại nhiều hồ sơ lưu trữ, không thể xóa bỏ được vết hằn lịch sử.
Từ sau năm 1933 cho đến lúc qua đời, Hồ Chí Minh không bao giờ thừa nhận các quan hệ hôn nhân, gia đình, nhưng trước năm 1933, tình trạng hôn nhân của NAQ lại được công khai rõ ràng. Nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) cường điệu chuyện Hồ Chí Minh vì sự nghiệp độc lập giải phóng dân tộc mà hy sinh tình cảm cá nhân, bởi vì họ không muốn và cũng không dám đối mặt với một sự thật chết người, ấy là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không phải là một. Không còn cách nào khác, các nhà lãnh đạo cao cấp, thông qua bộ máy tuyên truyền, đã lợi dụng những chuyện cường điệu, bịa đặt về thứ tình yêu “đồng chí cộng sản” để nấp sau tấm màn nhung, điều khin vở hài kịch “trộm rồng đổi phượng”, “dời hoa tiếp cây”…
Chuyện hoang đường về đạo đức thánh nhân
Trong nhận thức của một số người, ấn tượng phổ biến về việc ông HCM không có vợ con là bởi sự nghiệp cách mạng, vì độc lập dân tộc nên dã hy sinh hạnh phúc gia đình. Đại sứ Trung Quốc (TQ) Lý Gia Trung đã viết trên tờ “Thế Giới Tân Văn” ngày 11 tháng 7 năm 2005 như sau: “HCM vì sự nghiệp cách mạng chấp nhận sống độc thân, không xây dựng gia đình, không vợ không con”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào những năm năm mươi, các nhà lãnh đạo VN đã từng có ý sắp đặt một nữ tthanh niên ưu tú bên cạnh Bác để giúp đỡ Người trong công tác cũng như sinh hoạt. Thế nhưng, khi người phụ nữ ấy được đưa đến, HCM lại bảo: “Bác ở đây không có việc gì, cháu hãy về cơ quan công tác cho tốt”. Có lần HCM tâm sự với các nhân viên phục vụ về nguyên nhân mình không xây dựng gia đình: “Thời trẻ, Bác bôn ba nước ngoài, đi đến đâu cũng được phụ nữ để ý, chỉ hiềm lúc ấy Bác đang họat động bí mật, sẽ có ngày trở về nước làm cách mạng, một khi thành gia thất thì rất khó bảo vệ được bí mật”. Lý Đại sứ viết tiếp: “HCM vì tự do độc lập của nhân dân mà chấp nhận cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, không màng đến sự sống chết và hạnh phúc cá nhân, cho nên chấp nhận suốt đời sống độc thân”. Việc không không có vợ con của HCM có đúng như Lý Gia Trung nhận định là chỉ vì nền độc lập dân tộc hay là còn có lý do khác quan trọng hơn mà họ cố ý giấu nhẹm sự thật, tạo ra chung quanh một vòng hào quang để bến ông thành vị thánh sống?
Căn cứ vào những hồ sơ từ thời thực dân Anh Pháp để lại, mới được giải mật gần đây, thì NAQ và HCM đã có thời kỳ hôn nhân tốt đẹp, đồng thời cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, nhà nước cộng sản (CS) Liên Xô (LX), TQ và VN cho đến nay chẳng những không chịu thừa nhận thực trạng hôn nhân của HCM mà còn cố ý làm sai lệch các hồ sơ trên. Họ làm vậy mới mục đích gì? Lần lượt phân tích các hồ sơ qua nội dung đã được bạch hóa, có thể suy đoán, Nga cộng, Trung cộng, Việt cộng, không dám công bố sự thật hôn nhân HCM là bởi họ đã hiểu NAQ và HCM là hai người khác nhau. Một khi các chuyên gia nghiên cứu về HCM công bố trước thế giới sự thật này thì thân phận HCM sẽ trở thành một “song bào án”, hình tượng HCM bỗng chốc sụp đổ, làm gì còn đủ tư cách “cha già dân tộc”!
Những năm ấy Quốc tế cộng sản (QTCS) phải khó khăn lắm mới tạo ra được vở kịch “mượn xác hoàn hồn” với kế hoạch cài cắm một phái viên của QTCS vào VN nhằm thực hiện mục đích “nhuộm đỏ” khu vực Đông Nam Á (ĐNA), nay có nguy cơ bị vạch trần nên tất yếu họ tìm mọi cách bưng bít.
Vào những năm dầu thế kỷ XXI (năm 2000), sự thực về hôn nhân, tình ái của HCM còn được Sophie Quinn- Judge trong “Những năm tháng Hồ Chí Minh mất tích”, quyển I, ở phần mở đầu, giới thiệu tóm tắt đã viết: “HCM không phải là hòa thượng độc thân, qua thẩm xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, ông ta từng có quan hệ chính thức với hai người phụ nữ”. Phần tổng kết, tác giả nhắc lại: “HCM tuyệt đối không phải là một vị thánh của Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) chỉ vì ông ta không có cơ hội chung sống cùng phụ nữ mà thôi”. Một tác giả người Việt là nhà nghiên cứu Trần Gia Phụng trong tác phẩm “Ông Hồ có bao nhiêu vợ?”, đã viết: “HCM cũng chỉ là một người bình thường. Ông đã từng trải qua mấy cuộc hôn nhân, có vợ có con, thậm chí có đến mấy bà vợ cùng nhân tình”. Trong xã hội VN năm sáu mươi năm về trước, đây là hiện tượng cực kỳ phổ biến. Chỉ có điều, đã trót suy tôn ông ta là “nhà chính trị kiệt xuất”, “cha già dân tộc”, “biểu tượng của cách mạng VN” nên bắt buộc phải giấu biệt các mối quan hệ hôn nhân, tình ái, vô hình chung Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã biến ông Hồ thành kẻ phụ tình, bất nghĩa, thoái thác trách nhiệm làm chồng làm cha, một lẽ thường của đạo nhân luân.
Cầu trả về cầu, đường trả về đường
Qua những sự thực lịch sử về tình trạng hôn nhân của HCM, cẩn thận xem xét, kiểm nghiệm kết hợp với so sánh, đối chứng, ta có thể thấy rõ, NAQ và HCM có những quan hệ hôn nhân, tình ái vào các thời kỳ khác nhau. Nếu đem hai người có tình trạng hôn nhân ở hai thời kỳ khác nhau gộp lại cho một người rồi đồng nhất cùng một thời gian thì chẳng khác gì câu chuyện dân gian “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, làm biến dạng bản chất sự việc. Muốn làm rõ việc này cần phải lấy năm 1932 làm mốc phân ranh giới giữa NAQ và HCM. Trước năm 1932, thuộc hôn nhân, tình ái của NAQ với Breiere, Tăng Tuyết Minh và Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK). Từ năm 1933 về sau, thuộc hôn nhân tình ái của HCM với Lâm Y Lan, Đỗ Thị Lạc và Nông Thị Xuân. Đem NAQ ghép với HCM là không thể. Để loại trừ những kết luận chủ quan, sai lầm, cần phải đối chiếu thời gian, tìm hiểu các mối quan hệ, phân tích dữ liệu một cách cẩn trọng trong đống hồ sơ lưu trữ về HCM để trả lại sự minh bạch cho lịch sử như tục ngữ của người TQ là “cầu trả về cầu, đường trả về đường”. Xin độc giả tham khảo những tư liệu sau đây:
1 – Năm 1921, NAQ ở trọ tại biệt thự Qua Bách Lâm thủ đôParis nước Pháp, làm quen với một thiếu nữ người Pháp là cô Briere. Cảnh sát xác nhận cô này là tình nhân của NAQ.
2 – Năm 1925, tại Quảng Châu, NAQ quen biết một thiếu nữ Trung Quốc là Tăng Tuyết Minh, năm 1926 hai người kết hôn. Sau khi kết hôn hai người ở trong biệt thự của M. Brodin.
3 – Năm 1930, tại Hương Cảng, NAQ mang theo từ ViệtNam một người đồng hương đồng thời là người yêu của ông ta tên Nguyễn Thị Minh Khai. Mùa xuân năm 1931, NAQ và NTMK cử hành hôn lễ đơn giản tại nhà khách qua sự chứng kiến của các đồng chí đến từ Tây Cống và Đông Kinh.
4 – Năm 1935, Mạc Tư Khoa triệu tập Hội nghị lần thứ 7- QTCS. Thời gian này NAQ bị bệnh đã qua đời, NTMK với tư cách là vợ của NAQ, khi đến Mạc Tư Khoa, ghi trong tờ khai là đã kết hôn với một người đồng chí có tên PC. Lin. Hội nghị kết thúc, NTMK ở lại Liên Xô, đến phòng đăng ký giá thú làm thủ tục kết hôn với Lê Hồng Phong, là người lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD).
5 – Cuối năm 1944, HCM trở lại căn cứ địa cách mạng Bắc Kỳ. Trong số 18 cán bộ nòng cốt theo HCM về VN có một phụ nữ là Đỗ Thị Lạc (ĐTL), mọi người quen gọi “chị Thuận”. Tại Cao Bằng, HCM và ĐTL sống chung với nhau một thời gian.
6 – Năm 1955, một thiếu nữ xinh đẹp người Nùng, quê Hòa An, Cao Bằng là Nông Thị Xuân (NTX) đượ cử làm y tá bên cạnh HCM. Hai người sống chung với nhau gần một năm thì cô Xuân sinh hạ một bé trai. Đứa bé lúc đầu gửi Hội Phụ nữ rồi Chu Văn Tấn chăm sóc, sau này thư ký riêng của ông Hồ là Vũ Kỳ bí mật nhận làm con, nuôi dưỡng tại nhà mình.
7 – Năm 1965, nhân việc Đào Chú, một yếu nhân của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời là bạn thân của HCM viếng thăm Hà Nội, ông Hồ có nhờ Đào Chú tìm giúp một phụ nữ từng quen biết thời trẻ ở Quảng Đông là Lâm Y Lan để nối lại tình xưa nghĩa cũ. Họ Đào trở về TQ báo cáo việc này với Tổng lý Chu Ân Lai, tuy nhiên quan hệ ngoại giao hai nước lúc ấy không còn mặn mà như trước vì cuộc “Đại cách mạng văn hóa” nên đề nghị của ông Hồ tạm thời bị xếp lại.
Mối tình đầu của Nguyễn Ái Quốc với cô Breiere Breiere và Bourdon
Breiere có phải là người tình đầu tiên của NAQ hay không, việc này xác minh không khó. Qua quá trình thẩm xét, các hồ sơ liên quan đến NAQ đều cho thấy, Breiere đúng là người tình đầu tiên của NAQ. Mối quan hệ tình ái này, cả trong tác phẩm của William Duiker và Nguyễn Thế Anh đều không được đề cập đến, bởi các nhà nghiên cứu quan niệm, chuyện yêu đương thời kỳ đầu của Nguyễn thường là giả tạo, thậm chí còn bị tô vẽ phóng đại với mục đích chính trị.
Người tình đầu tiên của NAQ là một phụ nữ Pháp tên Breiere, chẳng hiểu vô tình hay hữu ý đã bị lẫn lộn với mối tình của nữ chiến sĩ cách mạng NTMK. Việc làm này rõ ràng có ý đồ tạo ra một giả tượng đồng nhất HCM với NAQ. Giáo sư Nguyễn Thế Anh trong tác phẩm “Con đường chính trị của Hồ Chí Minh”, khẳng định người tình đầu tiên của NAQ là cô Bourdon, còn William Duiker trong “Truyện Hồ Chí Minh”, trang 76 lại ghi người tình đầu tiên của NAQ là cô Bourdon Breiere. Có nhiều khả năng, từ tiếng Pháp chuyển dịch sang tiếng Trung, danh xưng này bị phiên âm khác đi. Theo các tài liệu lịch sử để lại, cô Breiere và cô Bourdon đều là người tình của NAQ thời kỳ đầu đến nước Pháp thực chất chỉ là một người. William Duiker dẫn theo tài liệu thời kỳ đầu còn Nguyễn Thế Anh dẫn theo tài liệu ở thời kỳ kết thúc của mối tình này nên mới có sự bất đồng.
Mối tình đầu của Nguyễn Ái Quốc
Giáo sư Nguyễn Thế Anh trong “Con đường chính trị của HCM” có ghi chép về mối tình đầu của HCM như sau: “Năm 1923, HCM từng bị thất tình với một cô gái người Pháp là Bourdon. Cô này đã trách móc Hồ vì việc Hồ tuyên bố với mọi người cô là vợ mình. Từ một bức thư đề ngày 10 tháng 5 năm 1923, HCM gửi cho Bourdon có thể biết được mối quan hệ tình ái của họ trong thời gian ấy: “Nhận được thư của em làm anh vô cùng sung sướng. Anh cũng gửi đến em lời cảm ơn về những tấm ảnh đẹp. Anh tạm gửi lại em hai tấm, còn giữ lại ba tấm, nếu có thời gian sẽ in tráng. Mong em cho phép anh in tráng hai bộ, một bộ gửi em, một bộ anh giữ để làm kỷ niệm tình đồng chí của chúng ta”. Sau đó hai người còn thư từ qua lại với nhau một thời gian nữa, hẹn sẽ có ngày gặp mặt. Có khả năng, theo lá thư đề ngày 11 tháng 6 năm 1923 gửi cho Bourdon, HCM viết: “Vừa nhận được thư cô, xin cô hãy giữ gìn các tấm ảnh, nhưng không cần thiết phải phóng đại số ảnh ấy. Đọc thư, tôi rất sửng sốt, không sao hiểu được ý tứ của những lời nói ấy. Nếu cô nghĩ rằng tôi làm việc ấy, xin mời cô hãy đến quán ăn, ta sẽ làm rõ sự thật”. (Tác giả nhận định, thời gian ấy, NAQ làm việc tại một hiệu ảnh, còn cô Bourdon có thể làm làm bồi bàn trong một nhà hang). Trích dẫn từ một lá thư do Cục Bảo An Pháp thu được, hiện bảo tồn tại Trung tâm hồ sơ Pháp quốc hải ngoại (SLOTFOM), hàng thứ 2, hòm số 4, William J. Duiker trong “Truyện Hồ Chí Minh”, chương 2, trang 76, viết: “Năm 1921, NAQ quyết định gia nhập đảng Cộng sản Pháp (ĐCSP), việc này đã tạo ra sự căng thẳng với nhóm người cùng ngụ trong biệt thự Qua Bách Lâm. Họ xem Nguyễn là nhân vật cấp tiến và hành động của anh ta có mùi vị súng đạn. Thời kỳ Hội nghịVersailles , NAQ có kể với người đồng hương là Trần Tiến Nam về người bạn gái bất đồng quan điểm với mình vì cô cho rằng anh ta có tư tưởng cực đoan. Cũng cuốn sách trên, trang 593 (chú giải số 49), có ghi: “Căn cứ Hồ sơ Pháp quốc hải ngoại của Trung tâm viễn chinh quân bảo hộ, tủ thứ 36, ngày 27 tháng 12 năm 1920, Deveze viết như sau: “Người bạn gái là Breiere, cảnh sát tin là nhân tình của Nguyễn Ái Quốc”.
Mối tình đầu giữa NAQ và Breiere là tình yêu chân chính của những người tuổi trẻ. Nó thường bị lợi dụng gắn kết với mối tình giữa NAQ và NTMK, cố ý gây lẫn lộn, làm mối tình đầu thất bại này mang phong vị lãng mạn, tạo ra một hình ảnh HCM thánh nhân, đạo đức “đất nước chưa độc lập thống nhất, HCM không thể xây dựng gia đình riêng”. Theo các đề mục ở phần sau của tác phẩm “HCM vì sao không lấy vợ?” và “Tình yêu vượt qua Hồng Hà” (Truyện Hồ Chí Minh), hai thiên này rất không đúng sự thực, chứng tỏ vòng hào quang chung quanh HCM chỉ là thần thoại giả tạo.
Nghi án ái tình giả tạo
HCM vì sao suốt đời không lấy vợ?, tờ “Nhân Dân Nhật Báo” Trung Quốc, bản hải ngoại (bản số 3, ngày 16 tháng 9 năm 2000), Hồ Văn Sinh viết: “Năm 20 tuổi HCM lên một chiếc tàu thủy đến nước Pháp, bắt đầu tìm thấy chân lý ở chủ nghĩa Marx – Lenine. Trên đường đi, ông làm quen với một cô gái xinh đẹp người Viêt, dáng mảnh mai, tính tình nhu thuận. Họ nhanh chóng có tình cảm với nhau. Khi HCM tham gia “Phong trào vận động giải phóng dân tộc ViệtNam ” thì người bạn gái yêu thương bị kẻ thù giết hại một cách thảm khốc. Một hôm, ông đến gặp các nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (VNTNCMĐCH) trịnh trọng tuyên bố: “Một khi VN chưa giải phóng, đất nước chưa thống nhất thì đời này, kiếp này tôi nhất định không thành gia thất”. Từ Đại lục, “Phúc Kiến Kiều Báo” có đăng tải bài “Tình yêu vượt qua Hồng Hà, chuyện tình Hồ Chí Minh” với nội dung như sau: “Năm 20 tuổi, HCM rời quê hương Nghệ An ra đi trên một chiếc tàu thủy đến nước Pháp tìm chân lý qua nghĩa Marx- Lenine để giải phóng dân tộc. Hai tháng lênh đênh trên biển, ông làm quen với một cô gái con nhà gia thế, dáng vóc xinh đẹp, tính tình nhu thuận. Ông Hồ là một thanh niên cao thượng, phong cách tao nhã, làm việc cần mẫn không nghỉ, quyết chí hiến thân cho lý tưởng quốc gia độc lập, dân tộc giải phóng, làm người thiếu nữ vô cùng cảm động và ái mộ. Năm 1923, HCM đi Liên Xô học tập. Một thời gian sau người yêu của ông cũng được cử qua đường Liên Xô về nước truyền bá ngọn lửa cách mạng. Cặp tình nhân níu áo, rơi lệ từ biệt nhau. Sau đó, HCM từ Liên Xô trở về Quảng Châu TQ vận động thành lập VNTNCMĐCH và “Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Á Đông Bị Áp Bức” (HLHCDTAĐBAB). Đúng vào lúc HCM toàn tâm toàn ý hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt thì một tin dữ truyền đến, người yêu của ông bị kẻ thù sát hại một cách thảm khốc. HCM đau đớn tưởng như không thể sống được nữa. Một ngày, ông đến gặp các cán bộ chủ chốt của VNTNCMĐCH trịnh trọng tuyên bố: “Việt Nam chưa giải phóng, đời này, kiếp này, tôi quyết không thành gia thất”.
(Còn tiếp)
Từ sau năm 1933 cho đến lúc qua đời, Hồ Chí Minh không bao giờ thừa nhận các quan hệ hôn nhân, gia đình, nhưng trước năm 1933, tình trạng hôn nhân của NAQ lại được công khai rõ ràng. Nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) cường điệu chuyện Hồ Chí Minh vì sự nghiệp độc lập giải phóng dân tộc mà hy sinh tình cảm cá nhân, bởi vì họ không muốn và cũng không dám đối mặt với một sự thật chết người, ấy là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không phải là một. Không còn cách nào khác, các nhà lãnh đạo cao cấp, thông qua bộ máy tuyên truyền, đã lợi dụng những chuyện cường điệu, bịa đặt về thứ tình yêu “đồng chí cộng sản” để nấp sau tấm màn nhung, điều khin vở hài kịch “trộm rồng đổi phượng”, “dời hoa tiếp cây”…
Chuyện hoang đường về đạo đức thánh nhân
Trong nhận thức của một số người, ấn tượng phổ biến về việc ông HCM không có vợ con là bởi sự nghiệp cách mạng, vì độc lập dân tộc nên dã hy sinh hạnh phúc gia đình. Đại sứ Trung Quốc (TQ) Lý Gia Trung đã viết trên tờ “Thế Giới Tân Văn” ngày 11 tháng 7 năm 2005 như sau: “HCM vì sự nghiệp cách mạng chấp nhận sống độc thân, không xây dựng gia đình, không vợ không con”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào những năm năm mươi, các nhà lãnh đạo VN đã từng có ý sắp đặt một nữ tthanh niên ưu tú bên cạnh Bác để giúp đỡ Người trong công tác cũng như sinh hoạt. Thế nhưng, khi người phụ nữ ấy được đưa đến, HCM lại bảo: “Bác ở đây không có việc gì, cháu hãy về cơ quan công tác cho tốt”. Có lần HCM tâm sự với các nhân viên phục vụ về nguyên nhân mình không xây dựng gia đình: “Thời trẻ, Bác bôn ba nước ngoài, đi đến đâu cũng được phụ nữ để ý, chỉ hiềm lúc ấy Bác đang họat động bí mật, sẽ có ngày trở về nước làm cách mạng, một khi thành gia thất thì rất khó bảo vệ được bí mật”. Lý Đại sứ viết tiếp: “HCM vì tự do độc lập của nhân dân mà chấp nhận cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, không màng đến sự sống chết và hạnh phúc cá nhân, cho nên chấp nhận suốt đời sống độc thân”. Việc không không có vợ con của HCM có đúng như Lý Gia Trung nhận định là chỉ vì nền độc lập dân tộc hay là còn có lý do khác quan trọng hơn mà họ cố ý giấu nhẹm sự thật, tạo ra chung quanh một vòng hào quang để bến ông thành vị thánh sống?
Căn cứ vào những hồ sơ từ thời thực dân Anh Pháp để lại, mới được giải mật gần đây, thì NAQ và HCM đã có thời kỳ hôn nhân tốt đẹp, đồng thời cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, nhà nước cộng sản (CS) Liên Xô (LX), TQ và VN cho đến nay chẳng những không chịu thừa nhận thực trạng hôn nhân của HCM mà còn cố ý làm sai lệch các hồ sơ trên. Họ làm vậy mới mục đích gì? Lần lượt phân tích các hồ sơ qua nội dung đã được bạch hóa, có thể suy đoán, Nga cộng, Trung cộng, Việt cộng, không dám công bố sự thật hôn nhân HCM là bởi họ đã hiểu NAQ và HCM là hai người khác nhau. Một khi các chuyên gia nghiên cứu về HCM công bố trước thế giới sự thật này thì thân phận HCM sẽ trở thành một “song bào án”, hình tượng HCM bỗng chốc sụp đổ, làm gì còn đủ tư cách “cha già dân tộc”!
Những năm ấy Quốc tế cộng sản (QTCS) phải khó khăn lắm mới tạo ra được vở kịch “mượn xác hoàn hồn” với kế hoạch cài cắm một phái viên của QTCS vào VN nhằm thực hiện mục đích “nhuộm đỏ” khu vực Đông Nam Á (ĐNA), nay có nguy cơ bị vạch trần nên tất yếu họ tìm mọi cách bưng bít.
Vào những năm dầu thế kỷ XXI (năm 2000), sự thực về hôn nhân, tình ái của HCM còn được Sophie Quinn- Judge trong “Những năm tháng Hồ Chí Minh mất tích”, quyển I, ở phần mở đầu, giới thiệu tóm tắt đã viết: “HCM không phải là hòa thượng độc thân, qua thẩm xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, ông ta từng có quan hệ chính thức với hai người phụ nữ”. Phần tổng kết, tác giả nhắc lại: “HCM tuyệt đối không phải là một vị thánh của Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) chỉ vì ông ta không có cơ hội chung sống cùng phụ nữ mà thôi”. Một tác giả người Việt là nhà nghiên cứu Trần Gia Phụng trong tác phẩm “Ông Hồ có bao nhiêu vợ?”, đã viết: “HCM cũng chỉ là một người bình thường. Ông đã từng trải qua mấy cuộc hôn nhân, có vợ có con, thậm chí có đến mấy bà vợ cùng nhân tình”. Trong xã hội VN năm sáu mươi năm về trước, đây là hiện tượng cực kỳ phổ biến. Chỉ có điều, đã trót suy tôn ông ta là “nhà chính trị kiệt xuất”, “cha già dân tộc”, “biểu tượng của cách mạng VN” nên bắt buộc phải giấu biệt các mối quan hệ hôn nhân, tình ái, vô hình chung Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã biến ông Hồ thành kẻ phụ tình, bất nghĩa, thoái thác trách nhiệm làm chồng làm cha, một lẽ thường của đạo nhân luân.
Cầu trả về cầu, đường trả về đường
Qua những sự thực lịch sử về tình trạng hôn nhân của HCM, cẩn thận xem xét, kiểm nghiệm kết hợp với so sánh, đối chứng, ta có thể thấy rõ, NAQ và HCM có những quan hệ hôn nhân, tình ái vào các thời kỳ khác nhau. Nếu đem hai người có tình trạng hôn nhân ở hai thời kỳ khác nhau gộp lại cho một người rồi đồng nhất cùng một thời gian thì chẳng khác gì câu chuyện dân gian “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, làm biến dạng bản chất sự việc. Muốn làm rõ việc này cần phải lấy năm 1932 làm mốc phân ranh giới giữa NAQ và HCM. Trước năm 1932, thuộc hôn nhân, tình ái của NAQ với Breiere, Tăng Tuyết Minh và Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK). Từ năm 1933 về sau, thuộc hôn nhân tình ái của HCM với Lâm Y Lan, Đỗ Thị Lạc và Nông Thị Xuân. Đem NAQ ghép với HCM là không thể. Để loại trừ những kết luận chủ quan, sai lầm, cần phải đối chiếu thời gian, tìm hiểu các mối quan hệ, phân tích dữ liệu một cách cẩn trọng trong đống hồ sơ lưu trữ về HCM để trả lại sự minh bạch cho lịch sử như tục ngữ của người TQ là “cầu trả về cầu, đường trả về đường”. Xin độc giả tham khảo những tư liệu sau đây:
1 – Năm 1921, NAQ ở trọ tại biệt thự Qua Bách Lâm thủ đô
2 – Năm 1925, tại Quảng Châu, NAQ quen biết một thiếu nữ Trung Quốc là Tăng Tuyết Minh, năm 1926 hai người kết hôn. Sau khi kết hôn hai người ở trong biệt thự của M. Brodin.
3 – Năm 1930, tại Hương Cảng, NAQ mang theo từ Việt
4 – Năm 1935, Mạc Tư Khoa triệu tập Hội nghị lần thứ 7- QTCS. Thời gian này NAQ bị bệnh đã qua đời, NTMK với tư cách là vợ của NAQ, khi đến Mạc Tư Khoa, ghi trong tờ khai là đã kết hôn với một người đồng chí có tên PC. Lin. Hội nghị kết thúc, NTMK ở lại Liên Xô, đến phòng đăng ký giá thú làm thủ tục kết hôn với Lê Hồng Phong, là người lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD).
5 – Cuối năm 1944, HCM trở lại căn cứ địa cách mạng Bắc Kỳ. Trong số 18 cán bộ nòng cốt theo HCM về VN có một phụ nữ là Đỗ Thị Lạc (ĐTL), mọi người quen gọi “chị Thuận”. Tại Cao Bằng, HCM và ĐTL sống chung với nhau một thời gian.
6 – Năm 1955, một thiếu nữ xinh đẹp người Nùng, quê Hòa An, Cao Bằng là Nông Thị Xuân (NTX) đượ cử làm y tá bên cạnh HCM. Hai người sống chung với nhau gần một năm thì cô Xuân sinh hạ một bé trai. Đứa bé lúc đầu gửi Hội Phụ nữ rồi Chu Văn Tấn chăm sóc, sau này thư ký riêng của ông Hồ là Vũ Kỳ bí mật nhận làm con, nuôi dưỡng tại nhà mình.
7 – Năm 1965, nhân việc Đào Chú, một yếu nhân của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời là bạn thân của HCM viếng thăm Hà Nội, ông Hồ có nhờ Đào Chú tìm giúp một phụ nữ từng quen biết thời trẻ ở Quảng Đông là Lâm Y Lan để nối lại tình xưa nghĩa cũ. Họ Đào trở về TQ báo cáo việc này với Tổng lý Chu Ân Lai, tuy nhiên quan hệ ngoại giao hai nước lúc ấy không còn mặn mà như trước vì cuộc “Đại cách mạng văn hóa” nên đề nghị của ông Hồ tạm thời bị xếp lại.
Mối tình đầu của Nguyễn Ái Quốc với cô Breiere Breiere và Bourdon
Breiere có phải là người tình đầu tiên của NAQ hay không, việc này xác minh không khó. Qua quá trình thẩm xét, các hồ sơ liên quan đến NAQ đều cho thấy, Breiere đúng là người tình đầu tiên của NAQ. Mối quan hệ tình ái này, cả trong tác phẩm của William Duiker và Nguyễn Thế Anh đều không được đề cập đến, bởi các nhà nghiên cứu quan niệm, chuyện yêu đương thời kỳ đầu của Nguyễn thường là giả tạo, thậm chí còn bị tô vẽ phóng đại với mục đích chính trị.
Người tình đầu tiên của NAQ là một phụ nữ Pháp tên Breiere, chẳng hiểu vô tình hay hữu ý đã bị lẫn lộn với mối tình của nữ chiến sĩ cách mạng NTMK. Việc làm này rõ ràng có ý đồ tạo ra một giả tượng đồng nhất HCM với NAQ. Giáo sư Nguyễn Thế Anh trong tác phẩm “Con đường chính trị của Hồ Chí Minh”, khẳng định người tình đầu tiên của NAQ là cô Bourdon, còn William Duiker trong “Truyện Hồ Chí Minh”, trang 76 lại ghi người tình đầu tiên của NAQ là cô Bourdon Breiere. Có nhiều khả năng, từ tiếng Pháp chuyển dịch sang tiếng Trung, danh xưng này bị phiên âm khác đi. Theo các tài liệu lịch sử để lại, cô Breiere và cô Bourdon đều là người tình của NAQ thời kỳ đầu đến nước Pháp thực chất chỉ là một người. William Duiker dẫn theo tài liệu thời kỳ đầu còn Nguyễn Thế Anh dẫn theo tài liệu ở thời kỳ kết thúc của mối tình này nên mới có sự bất đồng.
Mối tình đầu của Nguyễn Ái Quốc
Giáo sư Nguyễn Thế Anh trong “Con đường chính trị của HCM” có ghi chép về mối tình đầu của HCM như sau: “Năm 1923, HCM từng bị thất tình với một cô gái người Pháp là Bourdon. Cô này đã trách móc Hồ vì việc Hồ tuyên bố với mọi người cô là vợ mình. Từ một bức thư đề ngày 10 tháng 5 năm 1923, HCM gửi cho Bourdon có thể biết được mối quan hệ tình ái của họ trong thời gian ấy: “Nhận được thư của em làm anh vô cùng sung sướng. Anh cũng gửi đến em lời cảm ơn về những tấm ảnh đẹp. Anh tạm gửi lại em hai tấm, còn giữ lại ba tấm, nếu có thời gian sẽ in tráng. Mong em cho phép anh in tráng hai bộ, một bộ gửi em, một bộ anh giữ để làm kỷ niệm tình đồng chí của chúng ta”. Sau đó hai người còn thư từ qua lại với nhau một thời gian nữa, hẹn sẽ có ngày gặp mặt. Có khả năng, theo lá thư đề ngày 11 tháng 6 năm 1923 gửi cho Bourdon, HCM viết: “Vừa nhận được thư cô, xin cô hãy giữ gìn các tấm ảnh, nhưng không cần thiết phải phóng đại số ảnh ấy. Đọc thư, tôi rất sửng sốt, không sao hiểu được ý tứ của những lời nói ấy. Nếu cô nghĩ rằng tôi làm việc ấy, xin mời cô hãy đến quán ăn, ta sẽ làm rõ sự thật”. (Tác giả nhận định, thời gian ấy, NAQ làm việc tại một hiệu ảnh, còn cô Bourdon có thể làm làm bồi bàn trong một nhà hang). Trích dẫn từ một lá thư do Cục Bảo An Pháp thu được, hiện bảo tồn tại Trung tâm hồ sơ Pháp quốc hải ngoại (SLOTFOM), hàng thứ 2, hòm số 4, William J. Duiker trong “Truyện Hồ Chí Minh”, chương 2, trang 76, viết: “Năm 1921, NAQ quyết định gia nhập đảng Cộng sản Pháp (ĐCSP), việc này đã tạo ra sự căng thẳng với nhóm người cùng ngụ trong biệt thự Qua Bách Lâm. Họ xem Nguyễn là nhân vật cấp tiến và hành động của anh ta có mùi vị súng đạn. Thời kỳ Hội nghị
Mối tình đầu giữa NAQ và Breiere là tình yêu chân chính của những người tuổi trẻ. Nó thường bị lợi dụng gắn kết với mối tình giữa NAQ và NTMK, cố ý gây lẫn lộn, làm mối tình đầu thất bại này mang phong vị lãng mạn, tạo ra một hình ảnh HCM thánh nhân, đạo đức “đất nước chưa độc lập thống nhất, HCM không thể xây dựng gia đình riêng”. Theo các đề mục ở phần sau của tác phẩm “HCM vì sao không lấy vợ?” và “Tình yêu vượt qua Hồng Hà” (Truyện Hồ Chí Minh), hai thiên này rất không đúng sự thực, chứng tỏ vòng hào quang chung quanh HCM chỉ là thần thoại giả tạo.
Nghi án ái tình giả tạo
HCM vì sao suốt đời không lấy vợ?, tờ “Nhân Dân Nhật Báo” Trung Quốc, bản hải ngoại (bản số 3, ngày 16 tháng 9 năm 2000), Hồ Văn Sinh viết: “Năm 20 tuổi HCM lên một chiếc tàu thủy đến nước Pháp, bắt đầu tìm thấy chân lý ở chủ nghĩa Marx – Lenine. Trên đường đi, ông làm quen với một cô gái xinh đẹp người Viêt, dáng mảnh mai, tính tình nhu thuận. Họ nhanh chóng có tình cảm với nhau. Khi HCM tham gia “Phong trào vận động giải phóng dân tộc Việt
(Còn tiếp)
Hồ Tuấn Hùng
Thái Văn chuyển ngữ
Thái Văn chuyển ngữ
© Thông Luận 2010
--------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment