Tuesday, January 4, 2011

CUỘC CHIẾN TRANH KHÔNG XẢY RA Ở TRIỀU TIÊN


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Hãy gọi đấy là một lần không lâm chiến nữa giữa hai miền Triều Tiên.
Trước hết là các "sự cố", sau đó là những lời tố cáo, đe dọa lẫn nhau, các khiếu nại, các phản đối, lòng tự hào, các buổi thao diễn quân sự, rồi sẽ đến gì nữa ?
Hiện nay Bắc Triều Tiên đang nói về việc "xoa dịu căng thẳng" trên bán đảo Triều Tiên. Phương tiện truyền thông chính của Bắc Triều Tiên trong mục biên tập Năm mới đã cho biết "cuộc đối đầu phải kết thúc" và cảnh cáo rằng nếu không thì "một lò thiêu người bằng vũ khí hạt nhân" sẽ xảy ra.
Xét đến tư thế của miền Bắc như một sức mạnh hạt nhân mới ra đời, đó là một mối đe dọa mà không ai có thể bỏ qua. Miền Bắc cũng kêu gọi Nam Triều Tiên hãy ngưng vở tuồng thao diễn quân sự và thôi sắp hàng với những con "diều hâu chiến tranh của Mỹ".
Có phải đấy là thông điệp mềm dẻo của Bắc Triều Tiên - hay chỉ là một trường hợp khác của những gì phải xảy ra trong chiến lược vừa đánh vừa đàm sau nhiều tháng đối đầu căng thẳng? Trong giây phút ngắn ngủi sau cuộc pháo kích trong tháng Mười vào một hòn đảo ở Hoàng Hải, khiến bốn người Hàn Quốc thiệt mạng, người ta có thể có suy nghĩ rằng hai miền Triều Tiên đang ở trên bờ vực của cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần thứ Hai. Với việc cả hai bên đều hứa hẹn tiêu diệt lẫn nhau nếu xảy ra một cuộc tấn công khác, ai có thể ngờ rằng cuộc khủng hoảng là không nghiêm trọng một chút nào cả ?
Bất kể điều gì đọc thấy được qua thông điệp đầu năm mới của Bắc Triều Tiên, cũng đủ để khiến Stephen Bosworth của phái đoàn đặc sứ về hạt nhân của Mỹ đóng gói hành trang của mình đến Seoul, Bắc Kinh và Tokyo cho một sứ mệnh khác trong tuần này, tất cả để xem có cách nào có được tất cả ba bên cùng xếp hàng đứng vào lộ trình đàm phán, chứ không không phải để chiến đấu.
Lần rồi, Bosworth ở Seoul vào tháng Mười, trước cuộc pháo kích vào đảo Yeonpyeong, 80 km về phía tây cảng Incheon quan trọng của Hàn Quốc nhưng chỉ cách 11 km về phía nam bờ biển Bắc Triều Tiên. Lý do cho sứ mệnh đó là vì sự khoe khoang của Bắc Triều Tiên đến một nhóm người Mỹ dẫn đầu bởiSiegfried Hecker, nhà vật lý Đại học Stanford về các cơ sở chế tạo đầu đạn uranium mới với khả năng làm giàu uranium của họ.
Nếu các bản tin hàng đầu và thông báo trên các đài phát sóng là một bản liệt kê về những sự kiện tương đối nghiêm trọng, cuộc tấn công vào hòn đảo này là một sỉ nhục có tỷ lệ lớn hơn nhiều so với sự tiết lộ của cả khả năng hạt nhân và thậm chí ngay cả sự việc đánh chìm hộ tống hạm Cheonan của hải quân Nam Triều Tiên ngoài một hòn đảo khác trong vùng biển Hoàng Hà vào tháng ba, khiến 46 thủy thủ đã thiệt mạng.
Sau tất cả những điều đó, cuộc oanh tạc rủi ro vào đảo Yeonpyeong dường như đã đánh dấu một điểm không thể quay về được nữa. Ở đây là một cuộc tấn công trên lãnh thổ của Hàn Quốc, lần đầu tiên, như đã được tuyên bố, kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên đầu tiên được ký kết vào tháng Bảy năm 1953. Đó là việc các xạ thủ Bắc Hàn không bắn vào các mục tiêu quân sự mà lại tấn công một ngôi làng có dân số khoảng 1.700 người khi họ đang sinh sống cuộc sống thường nhật của mình bằng đánh bắt cá và nông nghiệp.
Liệu bây giờ cuộc sống của hai thường dân bị giết hại cùng hai người lính hải quân và hàng dãy nhà cửa đổ nát thành gạch vụn có bao giờ được như trước nữa hay không? Đối với nỗi thất vọng lớn lao của đám ký giả đến Yeonpyeong của Nam Hàn sau này nhằm tìm kiếm một thứ chiến tranh khác sau khi đã dùng thuốc quá liều ở Afghanistan và Iraq, câu trả lời là tiếng không vang dội. Ở đây không có chiến tranh. Sự cố xảy ra chỉ là, một sự cố.
Cũng không phải vì không thể mô tả chính xác được nó như một cuộc tấn công đầu tiên trên lãnh thổ Hàn Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Lực lượng đặc nhiệm Bắc Hàn đã tiến hành nhiều cuộc tấn công ngang qua khu phi quân sự dài 256 km- được thành lập từ thỏa thuận ngừng bắn năm 1953 - giết hại nhiều lính Mỹ, Nam Triều Tiên và đôi khi cả thường dân, trong một hoặc hai thập kỷ đầu tiên sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên.
Những cuộc không tập khắp vùng Phi quân Sự này hết sức nghiêm trọng đến mức một số học giả coi đó như một cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai. Nhưng từ đâu đã đưa đến cuộc đối đầu hiện nay - nếu bán đảo Triều Tiên không ở trên bờ vực của chiến tranh, thì là điều gì ?
Tại Hàn Quốc, Mỹ và ở Liên Hiệp Quốc, áp lực hiện nay là hướng về việc quay trở lại sự kinh doanh bình thường. Đảng Dân chủ đối lập của Nam Hàn- duy trì di sản của một thập niên cai trị tự do trước cuộc bầu cử của nhân vật bảo thủ Lee Myung-bak trong tháng Mười hai năm 2007 - bằng việc lên án cuộc tập trận theo lệnh của Lee kể từ khi sau cuộc oanh tạc Yeonpyeong như một "hành động khiêu khích".
Ở Hàn Quốc trước năm mới, câu chuyện lớn nhất của bất cứ liên quan nào đến phi trường Incheon không phải là số phận người dân trước đây của hòn đảo, dè dặt trở lại ngôi nhà cũ của họ, mà là về việc mở một đường sắt liền lạc từ trạm Seoul đến tận phi trường quốc tế Incheon. Điều này cho phép hành khách, nếu họ chọn đường tốc hành, sẽ đến nơi trong khoảng hơn 30 phút so với 60 đến 90 phút đi bằng xe buýt.
Trong tiếng huyên náo cuối năm, lời biện hộ của Lee cho cuộc cải cách "nhanh chóng và táo bạo" một cơ sở quân sự lớn nhưng có các phần chưa được kiểm tra đã teo lại thành những loại tin tức cũ, các tiêu đề có tính ngượng ngịu trên ba tờ báo bảo thủ lớn, chỉ được liếc qua mà ít ai chú ý. Vì hầu hết mọi người đã đọc/xem/nghe tất cả những điều ấy cả rồi.
Thực ra, Lee có nhận được các dòng tin hàng đầu quan trọng hơn từ lời tuyên bố vào một hoặc hai ngày sau rằng ông sẽ không quay trở lại cuộc đàm phán lục quốc, như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã đề nghị.
"Cánh cửa đối thoại vẫn mở", ông Lee đã tuyên bố trong diễn văn đầu năm, nhưng thêm vào những lời phủ định thông thường: "Các phiêu lưu bằng quân sự và vũ khí hạt nhân phải được loại bỏ" và miền Bắc "phải làm việc hướng tới hòa bình và hợp tác không chỉ bằng lời nói hùng biện suông mà bằng hành động".
Thông điệp ấy nhanh chóng đi vào ánh hào quang của một câu chuyện muôn thủa vẫn cứ như cũ, khi Lee nhắc nhở miền Bắc về những phần thưởng, đung đưa cùng một con mồi của nhiều tỉ đôla viện trợ mà miền Bắc từng lớn tiếng nhạo báng.
Tương tự như Lee, Bộ trưởng Quốc phòng mới Kim Kwan Jin cũng thực hiện những lời thề thốt giật gân về việc trừng trị Bắc Triều Tiên nếu họ dám tấn công một lần nữa - nhưng sau đó đã lại phải lo lắng về các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Giọng điệu cứng rắn của Kim đạt đến đỉnh cao trước và trong thời gian thao diễn pháo binh của Nam Hàn vào ngày 20 Tháng 12 ngoài khơi đảo Yeonpyeong tương tự mà chính từ đó, vào ngày 23 thủy quân lục chiến Nam Hàn đã rót nhiều trọng pháo khi các pháo thủ phía Bắc nổ súng vào họ.
Nếu lời thề sẽ trả thù với mức độ nghiêm trọng "gấp hai hoặc ba lần" vụ tấn công trước đó của Bắc Triều Tiên có vẻ cực đoan, tuy nhiên, ngôn từ có hiệu lực lời chỉ trích kịch liệt là "không thể đoán trước". Khi những chiếc F-15 của Nam Hàn bay vút trên không, sẵn sàng nhả đạn vào các mục tiêu bên trong Bắc Hàn lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Triều Tiên, lời bình từ miền Bắc là việc biểu diễn ấy không đáng phải trả đũa.
Dù sao, tuyên bố của Bắc Triều Tiên nói rằng, các xạ thủ Hàn Quốc đã điều chỉnh mục tiêu của họ và đã không bắn vào vùng biển Bắc Triều Tiên. Vấn đề ở đây vẫn là Đường ranh giới hạn phía Bắc phía dưới đường ranh mà tàu Bắc Triều tiên đang bị ngăn cấm. Thách thức của Bắc Triều Tiên về đường ranh này, nguyên nhân của những trận chiến đẫm máu ở Hoàng Hải trong những năm gần đây, chắc chắn sẽ còn tiếp diễn - nhưng sẽ không xảy ra khi người dân Nam Hàn đã được nhồi thuốc súng để chiến tranh.
Thay vào đó, Bắc Triều Tiên tập trung vào việc thuyết phục Bill Richardson, viên Thống đốc sắp thôi việc của New Mexico, tại Bình Nhưỡng trong năm ngày ở đỉnh cao của cuộc cuộc không-khủng hoảng, về nhu cầu phải trở lại cuộc đàm phán lục quốc về vũ khí hạt nhân.
Richardson, với một đội ngũ của CNN do Wolf Blitzer dẫn đầu và một phóng viên New York Times tháp tùng, đã chuyển một cách hữu ích các ngôn từ mà Bắc Triều Tiên muốn mời đón đoàn thanh tra của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế đến kiểm tra lò phản ứng làm giàu uranium 20-megawatt mới được xây dựng của mình - chỉ để chứng minh mục đích của họ là muốn sản xuất năng lượng chứ không còn là để sản xuất vũ khí hạt nhân nữa.
Bắc Triều Tiên có thể cầm chắc rằng Richardson, trong chuyến thăm thứ tư của ông tới Bình Nhưỡng, sẽ cung cấp những thông điệp mà muốn nhắn nhủ. Cuộc đánh cược vẫn là miền Bắc có sẵn sàng để tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân bí mật lần thứ ba của mình vào mùa xuân, lần thử này là một vụ nổ của chất uranium được làm giàu hơn là loại plutonium được chế tạo tại lò phản ứng cũ 5 megawatt trong cùng khu vực.
Giữa cuộc thương thảo như vậy, các cuộc thao dượt của hải quân Hàn Quốc hầu như không được ai nghe thấy. Bộ trưởng Quốc phòng Kim hiện đang tập trung vào các cuộc đàm phán.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã hạ cánh xuống nơi đây vào ngày 14 Tháng Một trong một cú xoay chuyển sẽ đưa ông tới Tokyo và Bắc Kinh, và Kim sau đó sẽ đi Bắc Kinh vào tháng Hai để gặp Bột tưởng Quốc phòng Trung Quốc Liang Guanglie. Nếu có bất đồng với nhau về điều gì đi nữa, họ sẽ vẫn phải đồng ý về nhu cầu của sự "ổn định" mà Trung Quốc muốn cho bán đảo Triều Tiên trong khi hỗ trợ đồng minh Bắc Triều Tiên của mình bằng thực phẩm và nhiên liệu cùng việc thực hiện thương mại hai chiều hàng năm 140 tỉ của họ với miền Nam.
Trong khi đó, cuộc chiến tranh Hàn Quốc lần thứ Hai sẽ phải chờ đợi. Như thể vì dân chúng có nhiều điều còn phải lo đến. Nền kinh tế Hàn Quốc đang bùng nổ, với sản phẩm quốc nội năm nay dự kiến sẽ phát triển đến mức thông thường tối thiểu là 4%.
Trong tinh thần đó, Hyundai Motor, do con trai của người sáng lập Chung Mong-koo lãnh đạo, đã dự báo tăng 10% doanh thu trong năm nay. Bên hãng Samsung, con trai của người sáng lập Lee Kun-hee, trong thông điệp một năm mới, đã dự báo "thập kỷ tới sẽ hé mở những thách thức quyết định đến tương lai của chúng tôi trong 100 năm tới". Giữa những tuyên bố như vậy, sự không-lâm-chiến chắc chắn không phải là một vấn đề (phải tranh cãi).

.
.
.

No comments: