Thursday, September 24, 2009

TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC kêu gọi GÓP BÀI CHO SỐ 27


Tạp Chí Phía Trước số 26

Link Tạp chí (thường) [Mirror]
http://www.mediafire.com/file/mmjnminztow/tcpt26.pdf http://dl.getdropbox.com/u/103972/TCPT/tcpt26.pdf
Link Tạp chí (dung lượng thấp) [Mirror]
Link Tạp chí (bản in) [Mirror]

Các bạn độc giả thân mến,
Từ khi thành lập, Tạp chí Thanh niên Phía Trước là tạp chí Việt Nam hoạt động dựa trên quyền tự do báo chí và quy ước báo chí quốc tế. Tạp chí Thanh niên Phía Trước luôn hy vọng mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giá trị và trung thực trong đời sống văn hóa xã hội, đặc biệt tại Việt Nam.
Sau nhiều đợt đánh phá, ngăn chặn và tấn công mạnh mẽ từ phía Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Thanh niên Phía Trước vẫn luôn vững vàng và tiếp tục lớn mạnh nhằm cống hiến đến bạn đọc nhiều tài liệu, ý tưởng và thông tin đa chiều. Hiện nay Tạp chí Thanh niên Phía Trước đã khôi phục lại trang miền tại
www.tapchiphiatruoc.net hoặc www.phiatruoc.info. Để tránh tình trạng trên tái diễn, Phía Trước số 26 đặc biệt gởi đến bạn đọc chương trình bảo mật E-mail và những kỹ thuật an toàn khác.

Từ xưa nay, tuổi trẻ luôn là thành phần nồng cốt của sự tiến hóa xã hội. Tuổi trẻ là tương lai và hy vọng duy nhất của đất nước, bất kỳ ở thể chế chính trị nào. Nhưng trước hiện trạng giáo dục tại Việt Nam ngày nay, nhiều bạn trẻ trong nước không khỏi lo lắng và thất vọng khi nghĩ đến tương lai trước mặt. Tình trạng giáo dục Việt Nam nhiều năm qua đã không được cập nhật với xu hướng thời đại, học không đi đôi với hành, đã khiến nhiều học sinh sinh viên tìm đến những lựa chọn khác. Đến với các trường đại học quốc tế, hay ra hẳn nước ngoài để học tập, mục đích cuối cùng của các bạn sinh viên cũng không ngoài việc muốn nhận được tấm bằng đại học giá trị được quốc tế công nhận, để tiến thân trong thời đại dân chủ văn minh. Tạp chí Thanh niên Phía Trước giới thiệu đến bạn đọc chủ đề Du Học, với hy vọng sẽ giải đáp nhiều thắc mắc từ chọn trường đến cách thức xin visa du học. Ngoài ra, bạn có biết "10 trường đại học nổi tiếng nhất" là trường nào, ở đâu?

Tạp chí Thanh niên Phía Trước hy vọng sẽ tiếp tục đón nhận nhiều sự ủng hộ và bài viết từ các bạn trong và ngoài nước. Sự đóng góp nhiệt tình của các bạn sẽ là động lực và sức mạnh để Tạp chí Thanh niên Phía Trước phát triển, góp phần xây dựng tự do thông tin tại Việt Nam.
Xã hội chỉ thật sự công bằng khi bạn dám nói lên Sự Thật. Vì vậy, BẠN hãy bắt đầu ngay hôm nay!


Võ Thụy Nhu - Phó Tổng Ban Biên Tập Tạp chí Phía Trước
Tháng 9/2009

------------------------------------

Lời Kêu Gọi

Quyền tự do tín ngưỡng được viết trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền như sau: "Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tín ngưỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập." (theo
vn.wikipedia.org)

Tại Việt Nam vào những ngày rằm đạo Phật, những buổi lễ trọng Công Giáo, đã thu hút rất đông thiện nam tín nữ đi thăm viếng chùa, nhà thờ, đọc kinh. Xã hội ngày nay, việc thanh niên ăn chay, cúng rằm, đi nhà thờ, lễ lạc…không còn bị đánh giá mê tín hay dị đoan như cách đây vài thập niên trước, thậm chí còn được khen là người biết trọng lễ giáo.

Nếu như chỉ nhìn thấy những hoạt động đơn giản như thế mà cho rằng Việt Nam có Tự Do Tín Ngưỡng thì quả thật đáng buồn! Báo chí tại Việt Nam không bao giờ loan tin về việc nhiều mục sư đạo Tin Lành, các nhà sư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Thất, tín đồ đạo Hòa Hảo đã không ít lần bị đánh đập, quản thúc tại gia, sách nhiễu chỉ vì họ muốn hành đạo theo tự do đúng nghĩa. Có chăng là sự chê trách "...đã là người tu hành mà còn đi làm chính trị, hoặc ...mặc áo nhà tu, nhận tiền phản động..."

Những địa danh như Tòa Khâm Sứ Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa, Viện Hóa Đạo, những cái tên như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Cha Nguyễn Văn Lý, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, và mới nhất là Đức Cha Cao Đình Thuyên ngày càng được nhắc nhiều đến trên mạng truyền thông nhà nước. Những nhà báo tự do được xem như là những biểu tượng cho sự dấn thân của nhà thờ, chùa chiền và những người tu hành để nói lên SỰ THẬT về cuộc sống hiện thực xã hội.

Bạn nghĩ gì về những nhận định trên? Bạn nghĩ thế nào về tôn giáo của bạn? Bạn có cần nói lên những gì bạn muốn nói về Tôn Giáo tại Việt Nam?

Không chỉ bàn chung chung về giáo lý và thần học, Phía Trước muốn nhấn mạnh thêm khía cạnh “nhập thế” của các tôn giáo ở Việt Nam, những ảnh hưởng của tôn giáo đến xã hội, và cảm nhận cũng như phản ứng của thanh niên Việt Nam. Bên cạnh đó, thái độ của các chính quyền đối với tôn giáo ở Việt Nam cũng như những nước khác trên thế giới cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Gởi đến Tạp Chí Thanh Niên Phía Trước bài viết của bạn cho chủ đề Thanh Niên và Tôn Giáo số 27, phát hành vào trung tuần tháng 10/2009. TCTN Phía Trước mong nhận được sự đóng góp của các bạn, độc giả cũng như cộng tác viên trung thành với tờ báo.

Hạn chót nhận bài số này là ngày 26 tháng 9. Tạp chí Phía Trước mong nhận được sự đóng góp, cộng tác của bạn đọc xa gần, các cây bút chuyên nghiệp lẫn không chuyên tại địa chỉ
contact.phiatruoc@gmail.com

Trân trọng kính chào,

Ban Biên Tập Tạp Chí PHÍA TRƯỚC
------------------------------------------

Liên hệ với chúng tôi :
www.tapchiphiatruoc.net
www.taphopthanhniendanchu.org

Liên hệ với ban biên tập Phía Trước:
contact.phiatruoc@gmail.com

Châu Mỹ
Tap Chi Phia Truoc
c/o Phu Nguyen
PO Box 462220
Escondido, CA 92046
USA

Châu Âu, Châu Á
Tap Chi Phia Truoc
10 rue Louis Rossel
35000 Rennes
FRANCE


No comments: