Sunday, September 6, 2009

NÔNG DÂN VIỆT NAM ĐANG BỊ BẦN CÙNG HOÁ


Nhân đọc bài của Nguyễn Quang Thiều:

63 triệu nông dân tại Việt Nam đang bị bần cùng hoá
Trần Đông Phong

http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews1/bandocviet/trandongphong/Doc%20bai%20Nguyen%20Quang%20Thieu.htm
Vốn là người xuất thân từ một gia đình nông dân, ông nội của người viết ngày xưa cũng làm nghề làm ruộng, cho nên trước đây người viết vẫn thường theo dõi tình trạng của người nông dân Việt Nam với niềm hy vọng rằng bước qua thế kỷ thứ 21 này, sau 34 năm Đảng Cộng sản đã thống nhất được đất nước, đã có được độc lập và cũng có qúa đủ thời gian để mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam thì giới nông dân dĩ nhiên là sẽ phải có một nếp sống ấm no và thoải mái hơn dưới thời nước ta còn bị thực dân Pháp thống trị cách đây trên nưả thế kỷ rất nhiều.
Tình cờ lang thang trên mạng, thấy trong Đối Thoại, có đăng luôn bốn bài liên tiếp của nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói về thực trạng của nông dân tại nước Việt Nam Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã hiện nay, người viết thật vô cùng xót xa khi thấy nhà văn này mô tả cuộc sống của người nông dân tại miền Bắc hiện nay còn đói khổ, lầm than hơn cả dưới thời Pháp thuộc.

Nông dân dưới thời Pháp thuộc
Dưới thời Pháp thuộc, ngoại trừ một thiểu số điạ chủ hay phú nông tức là những người có từ ba bốn mẫu ruộng trở lên và dĩ nhiên là có một cuộc sống tương đối sung túc, đa số nông dân là những người không có ruộng đất cho nên phải đi thuê ruộng từ các điạ chủ gọi là “làm rẽ” hay là “tá canh”, rồi sau mùa gặt thì phải trả cho chủ điền một tỷ số hoa lợi nào đó gọi là địa tô. Điạ tô cao hay là thấp, cái đó tùy thuộc vào người điạ chủ, nếu gặp người điạ chủ có lòng nhân hậu chỉ đòi hỏi một số tô vưà phải thì sau khi trả tô, người nông dân may mắn còn đủ hoa lợi để sống cho đến vụ mùa sau, còn nếu chẳng may gặp người điạ chủ bóc lột thì gia đình người nông dân phải chịu lâm vào cảnh đói vào vụ mùa sau đó. Ngoài ra, còn có một số người không phải là điạ chủ nhưng họ có được năm ba sào ruộng do cha ông để lại gọi là ruộng hương hoả, họ không giàu có gì nhưng nhờ có một thưả ruộng hương hoả làm căn bản, họ cũng còn tìm cách thuê ruộng công điền hay làm rẽ ruộng của điạ chủ để kiếm thêm hoa lợi. Giới này có thể được xếp vào loại “trung nông” hay “tiểu nông” và được xem như là những thành phần “trung lưu” trong xã hội nông thôn tại Việt Nam ngày xưa.
Dưới thời thực dân phong kiến thì tại Trung và Bắc Kỳ, có một số ruộng đất được xếp vào loại công điền tức là thuộc quyền cuả làng xã và mỗi năm, làng xã cho đấu giá những thưả ruộng đó để lấy tiền sung vào công qũy của làng. Khi đấu giá, nếu ai bỏ giá thầu cao nhất thì sẽ được quyền canh tác thưả ruộng đó rồi thì sang năm sau lại tiếp tục đấu giá cho mùa lúa mới. Đa số những người đi đấu giá để canh tác công điền là những người trung nông vì họ có chút đỉnh vốn liếng, có nhân lực tức là gia đình có thể cày cấy lấy hay nếu không đủ người thì họ có vốn để thuê người cày cấy cho họ. Trong một bản nghiên cứu vào năm 1932, kinh tế gia người Pháp Yves Henry cho biết rằng tại Bắc Kỳ có 20 phần trăm diện tích ruộng đất thuộc loại công điền, ở Trung Kỳ có 25 phần trăm và tại Nam Kỳ chỉ có 3 phần trăm mà thôi. Ông Y. Henry cũng cho biết con số bần cố nông ở Trung Kỳ, 93.80 phần trăm, là cao nhất, kế đó là tại Bắc Kỳ là 90.88 phần trăm và Nam Kỳ thì ít nhất với 71.73 phần trăm.
[1] Một tài liệu nghiên cứu khác xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 1969 cũng có đưa ra một con số tương tự: “công điền công thổà tại Bắc Việt chiếm 986,437.89 sào tây, điạ chủ chiếm 965,729.12 tức là 24.5 phần trăm, phú nông chiếm 297,729.39 tức là 7.1 phần trăm, trung nông chiếm 1,143,107.90 sào tức là 29 phần trăm, bần nông chiếm 418,885.16 sào tức là 10 phần trăm và cố nông thì chỉ chiếm có 43,529.25 phần trăm tức là chỉ có 1.1 phần trăm mà thôi. Số còn lại độ chừng 3.3 phần trăm thì do những người khác khai thác.”[2]
Những người làm thuê vưà là cố nông và bần nông là những người chỉ làm chủ được vài sào đất hoặc chẳng có một “mảnh đất để cắm dùi,” cũng chẳng có vốn liếng để đi làm rẽ, họ là những người thuộc thành phần nông dân lao động hay tá điền và họ phải bán sức lao động để kiếm ăn hàng ngày. Vào lúc đó, số tiền họ kiếm được nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa màng, vào thời tiết, vào con số nhân công trên thị trường lao động v.v. Dĩ nhiên là dưới thời phong kiến thì cũng có nhiều bất công xã hội và giới nông dân lao động, về sau được gọi là “bần cố nông”, là những thành phần phải chịu nhiều thiệt thòi nhất, tuy nhiên họ lại không phải lo về việc phải đóng địa tô cho chủ ruộng nếu đi “làm rẽ” hay đóng tiền cho làng xã để trả tiền đấu giá ruộng công điền và trong trường hợp bị mất mùa thì họ cũng không phải lâm vào cảnh mang công mắc nợ. Trong thời gian từ mùa xuân đến mùa thu thì họ được các chủ điền thuê làm việc ở ngoài đồng như cày cấy, làm cỏ, đạp nước v.v. từ sáng cho đến tối, mỗi ngày họ được lo cơm nước đủ ba bưã, có khi lại được thêm bưã “ăn khuya” nếu phải ở lại “đập lúa” trong mùa gặt và mỗi ngày họ được trả công bằng lúa gạo. Theo trí nhớ của người viết thì trước năm 1945, tại miền Trung, tiền công của mỗi người nông dân lao động mỗi ngày khoảng chừng 10 lon sưã bò gạo (mỗi lon sưã bò đựng khoảng 390g) và hàng ngày khi họ đang làm việc ở ngoài đồng thì vợ hay con cái của họ mang thúng đến nhà người thuê để lấy gạo mang về lo việc ăn uống cho cả gia đình. Với số tiền công bằng gạo khoảng chừng gần 4kg này, tuy không đầy đủ dư dả gì cho lắm nhưng người nông dân lao động cũng tạm đủ nuôi sống cho gia đình của họ trong một vài ngàyï, nếu may mắn hơn vì có ít con thì họ cũng có thể dành dụm để dành cho những ngày không được ai thuê làm việc.
Giới bần cố nông tuy nghèo khổ nhưng họ cũng có được một mái nhà để đụt nắng che mưa, mái nhà đó thường chỉ là một gian nhà tranh vách đất, có thể họ được thưà hưởng của ông bà cha mẹ để lại và cũng có thể tự tay cất lên trên một thưả đất nhỏ do làng cấp cho hoặc trên những mảnh đất không có ai làm chủ, chẳng hạn như ở vùng gần nghiã điạ. Nói chung thì những người bị gọi là “bần cố nông” tuy phải lao động vất vả nhưng không phải lo gì về chuyện nhà cưả, chẳng phải lo chuyện đóng điạ tô cho điạ chủ mà chỉ lo sao cho ngày nào cũng được gọi đi làm thuê làm mướn vì chỉ một ngày không có việc là cả nhà sẽ bị đói. Thường thường thì vào những ngày mùa đông lạnh rét, các nông dân lao động này phải lâm vào cảnh đói rét vì không có ai thuê mướn họ làm lụng việc gì.
Con cái của họ cũng không được học hành gì vì không phải ở làng nào cũng đều có trường sơ học hay tiểu học và khi mới được chừng mười hay mười một tuổi thì thường thường chúng được cha mẹ cho đi chăn trâu hay chăn bò cho các gia đình điạ chủ, phú nông hay trung nông để lãnh một số tiền giúp đỡ cho gia đình và quan trọng hơn cả là cả gia đình sẽ bớt đi được một miệng ăn. Những đưá trẻ chăn trâu sau này lớn lên, nếu không được đi học một nghề tay chân để làm thợ thì lại theo nghề của cha tức là lại đi làm công nhân lao động cho các địa chủ, phú nông v.v. Về phần con gái thì cũng vào trạc tuổi đó, chúng nó đã bị cha mẹ cho đi giúp việc tại các nhà giàu ở nông thôn hay các gia đình trung lưu ở thành phố để giữ em hay làm việc sai vặt trong nhà. Có nhiều thanh niên trai tráng thời đó đã nhìn thấy tương lai của họ ở trong làng không có gì sáng sủa và họ đã nhắm mắt liều mình đi vào Nam Kỳ làm phu đồn điền cao su hay liều hơn nưã là tình nguyện đi sang làm việc tận bên xứ Nouvelle Calédonie mà người Việt hồi đó gọi là “Tân Thế giới.”
Người viết có cơ hội được gặp gỡ một số người từ Tân Calédonie về thăm lại quê hương lần đầu vào khoảng đầu thập niên 1970 và được họ cho biết là khi ra đi thì họ chỉ muốn giúp cho gia đình bớt đi một miệng ăn, để thoát ra khỏi cuộc đời qúa cơ cực ở Bắc Kỳ và hy vọng rằng sẽ để dành dụm được một số tiền rồi trở về quê hương sống cuộc đời còn lại. Họ cho biết rằng lúc mới đầu thì cuộc sống của họ tại Tân Thế Giới cũng rất cơ cực, tuy nhiên về sau thì họ quay sang việc buôn bán hoặc làm những nghề mà người điạ phương không biết cho nên trở thành khá giả và cho đến sau Đệ Nhị Thế Chiến thì con cái của đa số người Việt Nam ở Tân Calédonie đều có được một cuộc sống còn cao hơn cả người điạ phương. Họ cho người viết biết rằng điều duy nhất mà họ ân hận là họ muốn hồi hương về sinh sống với gia đình, bà con họ hàng tại miền Bắc nhưng họ cũng nói rằng qua mấy chục năm sốâng tự do ở hòn đảo đuợc gọi là “thiên đuờng cuả vùng Océanie” này, họ không thể nào sống được dưới chế độ độc tài của Cộng sản ở Bắc Việt. Sau này người viết có dịp sang viếng thăm Nouméa và có gặp rất nhiều gia đình hậu duệ của họ và qủa thực thấy họ sống rất phong lưu, tuy nhiên đa số con cháu của họ không còn nói được tiếng Việt nưã.
Vào thời đó, dân gian thường dùng hai câu vè sau đây để nói về số phận của những người con nhà nghèo thì lại chỉ làm lao động mà thôi:
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa lại quét lá đa…


Nói chung thì dưới thời Pháp thuộc người dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đều bị thực dân Pháp bóc lột, áp bức tuy nhiên giới nông dân lao động, hồi đó được gọi là “dân ngu khu đen,” là những người bị bóc lột nhiều nhất, do đó mà vào năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền thì giới nông dân lao động là thành phần tham gia và ủng hộ Việt Minh tích cực nhất vì họ tin theo lời tuyên truyền của cán bộ nói rằng “cách mạng” sẽ tận diệt bọn “trí phú điạ hào”, sẽ cướp ruộng đất của bọn chúng để phát cho nông dân lao động và sẽ đem lại một đời sống ấm no hạnh phúc cho nông dân.
Người viết vẫn còn nhớ những đêm vào cuối tháng 8 và tháng 9 năm 1945, tại nhiều làng có khoảng một hay vài trăm nông dân lao động đánh trống, đánh phèng-la dưới sự điều động của một vài cán bộ Việt Minh đến bao vây nhà của những người có máu mặt trong làng để đả đảo, để kết tội họ là … “Việt gian!” Có một số người đã bị giết ngay tại chỗ để làm gương và từ đó thì ai cũng phải sợ “cách mạng” và sợ giai cấp mới, đó là những người được phong làm “bần cố nông” và những cán bộ của Việt Minh đứng đằng sau họ trong những chức vụ trọng yếu của Ủy Ban Hành Chánh từ Xã cho đến tỉnh. Trong vòng hai tháng sau “Cách Mạng Tháng Tám”, có rất nhiều “Việt Gian” bị giết chết trên toàn quốc vì bị liệt vào bốn thành phần “Việt gian” này. Không rõ tổng số “Việt gian” bị giết tất cả là bao nhiêu, tuy nhiên riêng tại Nam Bộ và Nam Trung Bộ thì sau này người ta ước lượng con số người bị thủ tiêu, bị thanh toán lên tới bốn năm vạn người, đa số thuộc phần có ruộng đất, các đảng phái như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, các tôn giáo ở miền Nam như Phật giáo Hoà Hảo, Cao Đài và thuộc thành phần trí thức như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Diệp Văn Kỳ, Bùi Quang Chiêu v.v. và nhà văn Khái Hưng tại miền Bắc.
Chính vì chính sách “Trí, phú, điạ, hào: đào cho tận gốc, trốc cho tận rễ” này mà sau khi cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, một số lớn người có học thức, người hồi trước có làm việc cho triều đình nhà Nguyễn, người có làm việc cho các công ty tư nhân thường được gọi là “Công-tư chức,” những người làm nghề buôn bán và những người có vài ba sào ruộng… đãphải bỏ vùng do Việt Minh kiểm soát để “dinh tê”, do chữ “rentrer” tiếng Pháp có nghiã là trở về vùng do người Pháp kiểm soát vì họ biết rằng nếu ở lại vùng kháng chiến thì không sớm thì muộn họ cũng sẽ bị Việt Minh thủ tiêu, còn về thành với người Pháp thì ít ra cũng còn có cơ hội sống sót .

Chính sách Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc
Trong suốt thời gian chiến tranh 1946-1954, sau chiến dịch “phản đế”, Đảng Lao Động cho thi hành chiến dịch “phản phong” với mục đích tiêu diệt các tư tưởng và hệ thống giá trị đạo lý cổ truyền nặng về quyền tư hữu và ruộng đất và sau chuyến viếng thăm Liên Xô vào năm 1950, Hồ Chí Minh đã ra lệnh “phóng tay phát động” chính sách “Cải Cách Ruộng Đất” theo mô thức của Trung Cộng. Một số cán bộ đã được bí mật gửi sang Trung Cộng để được huấn luyện về việc thi hành chính sách này vàchỉ có những cán bộ này mới được biết rõ mục tiêu của cải cách ruộng đất là tiêu diệt thành phần điạ chủ, tịch thu toàn bộ tài sản của điạ chủ để phát cho giới bần cố nông. Chiến dịch cải cách ruộng đất được phát động vào năm 1953 ở những vùng do Việt Minh kiểm soát, chẳng hạn như tại Thái Nguyên và vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, một số điạ chủ bị đấu tố rồi bị xử tử ngay tại chỗ khiến cho nhân dân kinh sợ. Tại miền Bắc, vụ bà Nguyễn Thị Năm tức là bà Cát Hanh Long, một người đã từng che chở, đùm bọc cho những đảng viên cộng sản cao cấp như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn v.v. và đã cúng dường hàng trăm lạng vàng trong Tuần Lễ Vàng do Việt Minh tổ chức, thế mà cũng bị xử tử…
Trong một buổi họp với các cán bộ, Hồ Chí Minh đã dạy cán bộ đảng viên: “Đế quốc là con hổ, điạ chủ là bụi rậm cho hổ ẩn núp. Muốn đánh hổ thì phải tiêu diệt bụi rậm.” Đảng Lao Động đã cử Hồ Viết Thắng bí mật sang Trung Hoa để học hỏi các kỹ thuật về đấu tố trong việc thi hành Cải Cách Ruộng Đất của người Tàu. Sau khi Hồ Viết Thắng về nước cùng với một số “cố vấn” Trung Cộng thì Hồ Chí Minh đã cho thành lập một cơ quan gọi là Ủy Ban Cải Cách Ruộng Đất Trung Ương do Trường Chinh, Tổng Bí Thư Đảng Lao Động làm Chủ Nhiệm, hai Phó Chủ Nhiệm là Lê Văn Lương và Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Bộ Chính Trị và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung Ương Đảng làm ủy viên thường trực vàtrực tiếp điều khiển mọi công tác đấu tố tại các điạ phương. Ngoài ra, Tố Hữu cũng được cử phụ trách về tuyên truyền cho chiến dịch CCRĐ. Ủy Ban Cải Cách Ruộng Đất Trung Ương này đã cùng với các cố vấn Trung Cộng soạn thảo một kế hoạch chi tiết để thi hành chính sách cải cách ruộng đất tại những vùng do Việt Minh kiểm soát và kế hoạch này đã được Hồ Chí Minh chấp thuận.

Hồ Chí Minh xin chỉ thị của Staline

Ngày 31 tháng 10 năm 1952, Hồ Chí Minh đã gửi hai bức thư cho Staline như sau:
Tài liệu số 88:
Đồng chí Staline kính mến,
Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.
Gửi đồng chí lời chào Cộng sản.
Hồ Chí Minh
(ký tên)
31-10-1952

Cũng trong cùng ngày, Hồ Chí Minh còn gửi cho Staline thêm một lá thư thứ hai nói về đề án Cải Cách Ruộng Đất như câu chuyện làm qùa rồi xin thuốc men, gửi sinh viên du học và xin thêm nhiều loại vũ khí phòng không:

“Đồng chí Staline kính mến,
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án Cải Cách Ruộng Đất của Đảng Lao Động Việt Nam và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu và hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1/ Cử một hoặc hai đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đây. Nếu các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao thiệp với nhiều người. Từ Bắc Kinh đến chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2/ Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hoá lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ sẽ có người là đảng viên và cũng có người chưa phải là đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ?
3/ Chúng tôi muốn nhận từ phiá các đồng chí 10 tấn thuốc ký ninh cho quân đội và thường dân, có nghiã là 5 tấn trong nưả năm.
4/ Chúng tôi cần những loại vũ khí sau đây:
a- Pháo cao xạ 37 ly cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cấp số đạn dược cho mỗi khẩu pháo.
b- Pháo dã chiến 76.2 cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cấp số đạn cho mỗi khẩu pháo.
c- 200 khẩu súng phòng không 12.7 ly và 10 cấp số đạn cho mỗi khẩu.
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày 8 hoặc 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gưỉ tới đồng chí lời chào Cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất.
Hồ Chí Minh
(ký tên)
30-12-1952
[3]

Sở dĩ có hai lá thư được gửi cùng ngày như trên là tại vì Hồ Chí Minh đã gửi cả hai lá thư này cho Staline khi ông ta đang tham dự Đại Hội lần thứ 19 của Đảng Cộng Sản Liên Xô tại Mạc-tư-khoa. Vào tháng 9 năm 1952, Hồ Chí Minh đã bí mật đi sang Bắc Kinh để thảo luận với Mao Trạch Đông về các kế hoạch tấn công quân đội Pháp ở Nghiã Lộ và vùng phiá bắc nước Lào. Sau đó ông sang Liên Xô và trình cho Staline đề án về cải cách ruộng đất và đồng thời xin viện trợ vũ khí phòng không.
Trước đó, vào năm 1950, khi Hồ Chí Minh được Staline chấp thuận mời sang Mạc-tư-khoa theo đề nghị của Roshin, đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh, thì Hồ cùng Trần Đăng Ninh tháp tùng Chu Ân Lai sang Nga và đến Mạc-tư-khoa ngày 6 tháng 2 năm 1950. Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Liên Bang Xô Viết có thiết tiệc khoản đãi Hồ Chí Minh, tuy nhiên Staline không đến dự. Nhân dịp Staline cùng Mao Trạch Đông ký kết Hiệp Ước Tương Trợ Đồng Minh Hữu Nghị Trung-Xô vào ngày 14-2-1950, Hồ Chí Minh đề nghị với Staline xin ký kết với ông một thoả ước tương tự nhưng Staline từ chối.
Theo Trương Qủang Hoa, thư ký của “Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp” từ năm 1950 kể lại thì nguyên văn cuộc đối thoại giũa Staline và Hồ Chí Minh về đề nghị ký kết hiệp ước như sau:
“Stalin rất vui, trong bưã tiệc luôn luôn trò chuyện với khách. Hồ Chí Minh nắm lấy thời cơ này cười hỏi Stalin: “Đồng chí còn có chỉ thị gì nưã đối với công tác của Việt Nam chúng tôi không?” Stalin cười: “Tôi làm sao có thể chỉ thị cho đồng chí, đồng chí là Chủ Tịch Nước, quan còn to hơn tôi mà!”
Hồ Chí Minh lại nói: “Các đồng chí đã ký kết hiệp ước với Trung Quốc, nhân tôi ở đây, chúng tôi cũng muốn ký một hiệp ước như vậy.” Stalin nói: “Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra? Chúng tôi giải thích như thế nào?” Hồ Chí Minh nói: “Điều đó rất dễ, đồng chí cho chiếc máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một bản tin trên báo, không được sao?” Stalin cười lớn nói: “Ồ, các anh người Á Đông này. Các anh qủa thật là có qúa nhiều tưởng tượng như vậy!”
“Trương Qủang Hoa ghi tiếp: Rất nhiều người dự tiệc đều cười vang lên.”
[4]

Theo sự tiết lộ của Khrushchev trong hồi ký của ông thì Staline không có mấy cảm tình với Hồ Chí Minh vì Staline nghi ngờ Hồ Chí Minh khi ông gửi nhiều bức thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman vào năm 1945 và sau đó đã cho giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 11 năm 1945. Vì lý do đó mà Staline đã thưà nhận chính phủ Nam Dương của Tổng Thống Sukarno vào năm 1947 nhưng không thưà nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà của Hồ Chí Minh dù rằng ông Hồ là một cán bộ của Quốc Tế Cộng sản. Khushchev cũng cho biết thêm rằng Hồ Chí Minh đã tìm đủ mọi “mánh khoé” (ruses) để mua chuộc cảm tình của Staline nhưng cũng không làm lay chuyển được Staline. Khushchev kể lại chuyện Hồ Chí Minh lấy một đặc san tên là “Liên Xô Trên Đường Xây Dựng” và xin Staline ký tên để làm kỷ niệm. Staline miễn cưỡng ký tên nhưng sau đó đã ra lệnh cho toán mật vụ bảo vệ ông tìm cách lấy lại tờ đặc san đó. Khi lấy lại được tờ đặc san này từ trong phòng của Hồ Chí Minh, Staline đã nói đùa với bạn bè của ông: “Hồ Chí Minh còn đang đi tìm cuốn đặc san đó nhưng mà anh ta sẽ không bao giờ thấy được.”
[5]
Như vậy thì hai bức thư nói trên đã được Hồ Chí Minh gửi cho Staline trong khi ông Hồ đang lưu lại Liên Xô vì ông ta đến Mạc-tư-khoa từ khoảng cuối tháng 9-1952 cho đến khi trở về Việt Nam vào tháng 12 năm đó. Qua hai lá thư nói trên, người ta thấy là chính Hồ Chí Minh đã cho biết đề án về chính sách Cải cách Ruộng Đất là do Hồ Chí Minh soạn thảo với sự giúp đỡ và cố vấn của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van Szia-Sian. Người viết không rõ Van Szia-Sian dịch âm sang tiếng Việt là gì nhưng Liu Shaoshi thì chính là Lưu Thiếu Kỳ, lúc bấy giờ là Chủ tịch Nhà Nước Trung Hoa Cộng Sản, đứng hàng thứ nhì chỉ sau Mao Trạch Đông mà thôi. Sau khi được Trung Cộng giúp đỡ và cố vấn, Hồ Chí Minh đã sang Nga-Xô và gửi thư lên Staline để tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này và dĩ nhiên là Staline chấp thuận.

Khi trở về nước, vào tháng Giêng năm 1953, Đại Hội Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam đã quyết định phát động cuộc Cải Cách Ruộng Đất với sự cộng tác của một đoàn cố vấn Trung Cộng trong Ban Cải Cách Ruộng Đất của Đoàn Cố Vấn Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam do Kiều Hiểu Quang, Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Qủang Tây lãnh đạo. Cuối năm 1953, tại kỳ họp lần thứ Ba của Quốc Hội khoá 1, Hồ Chí Minh đọc báo cáo “Tình hình trước mắt và nhiệm vụ Cải Cách Ruộng Đất” và ngày 4 tháng 12 năm 1953, quốc hội Việt Minh nhất trí thông qua Luật Cải cách Ruộng Đất. Ngay sau đó Hồ Chí Minh đã ban hành Luật Cải Cách Ruộng Đất và cho áp dụng đợt đầu tiên ở 47 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, rồi sau đó tràn ra khắp các xã ở miền Bắc do Việt Minh kiểm soát.
Cũng trong lần viếng thăm Trung Cộng và Liên Xô lần đầu tiên với cương vị Chủ Tịch nước VNDCCH vào năm 1950, khi trở về Việt Nam, ngoài chính sách Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh còn mang về những loại thuế mà Đảng Cộng sản Trung Hoa đã mang ra áp dụng từ hai năm trước. Trung Cộng khoe rằng các luật lệ về thuế má của họ vưà giản dị vưà hợp lý nhất tại Trung Quốc từ xưa đến nay và Việt Minh đã áp dụng ngay luật Thuế Nông Nghiệp tại những vùng do họ kiểm soát. Thuế nông nghiệp là một cơn ác mộng đối với nhân dân miền Bắc vì đánh theo lũy tiến, người nông dân càng làm được nhiều thì lại phải đóng thuế cao hơn gấp bội, do đó thuế xuất qúa nặng, nhất là đối với giới tiểu nông và trung nông. Nếu không nộp đủ số thuế và nếu không muốn bị ở tù thì họ đành phải mang trâu bò ra bán, hết trâu bò thì phải bán đến nữ trang và ngay cả những vật thờ cúng trên bàn thờ như lư đồng, đèn đồng v.v. để nộp thuế.

Nhà văn Võ Văn Trực, một đảng viên Cộng sản, Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ Trung Ương, công tác lâu năm tại cơ quan Hội Nhà Văn, đã cho biết về việc nông dân bị cưỡng bách đóng thuế trong tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy xuất bản vào năm 2006 như sau:
“Chú Văn (cán bộ Xã) thở rất to, rồi nói tiếp: “Những người có tên sau đây phải đóng thuế khả năng mà bà con đã phát giác mấy đêm trước. Vấn đê là phải nộp thuế mau mau, không thì thế này, này…-Chú nắm chặt hai nắm tay, nắm này đánh vào nắm kia- cứ cầm vồ mà nện từ trên đầu nện xuống, nện cho đến khi nào mồm ợ ra mới thôi…”
Đến phiên Bà Đoan, mẹ của tác giả đã tham gia cách mạng từ tháng 8 năm 1945, bị đánh thuế 3 tạ luá thì bà nói rằng:
“Từ khi cách mạng giành được chính quyền đến nay, tôi chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách của nhà nước, của Nông Hội. Nhưng bây giờ thì qủa là tôi không còn một chút khả năng để nộp thuế nưã. Không tin, mời Nông Hội vào nhà tôi khám xét. Sợ tôi cất giấu của cải thì xin Nông Hội khám ngay bây giờ.” Nói xong mẹ tôi ngồi thụp xuống, ôm mặt khóc.
Chú Văn mắt toét cười gằn: “Không còn thóc thì bà gỡ sân gạch bán mà nộp thuế…”
Tác giả cho biết thêm tối hôm đó ông thấy mẹ ông cầm đèn soi cho bố ông trèo lên gác mang một cái rương gỗ xuống. Chiếc rương gỗ đó là chỗ cất giữ những đồ tế tự trên bàn thờ. Ông không rõ những đồ tế tự đó đi đâu nhưng về sau, ông về thăm mẹ lúc bà hấp hối, ông ngỏ ý muốn xin một vài vật tế tự để thiết lập bàn thờ tổ tiên tại Hà Nội thì lúc đó bà mẹ mới cho biết là những đồ tê tự đó đã bán hết hồi đó để nộp thuế rồi.
[6]

Về cải cách ruộng đất thì việc đấu tố được tổ chức kỹ lưỡng hơn do những “đội CCRĐ” cầm đầu. Cụ Hoàng Văn Chí cho biết rằng giới điạ chủ bị chia làm ba hạng A, B và C.
“Điạ chủ hạng A bị đấu trong ba ngày liền trước một đám đông từ một đến hai chục ngàn người tức là dân của một liên xã; điạ chủ hạng B bị đấu trước một đám đông một haingàn người liên tiếp trong hai ngày và điạ chủ hạng C thì tội nhẹ hơn cho nên chỉ bị “đấu lưng” nghiã là đấu vắng mặt.
“Địa chủ hạng A bị đấu trong ba đêm liền. Đêm đầu họ bị đấu về các món “nợ mồ hôi” tức là những tội bóc lột nông dân, cướp trâu cướp bò, cho vay nặng lãi v.v. Đêm thứ hai dành cho những “món nợ hạnh phúc” nghiã là kể tội điạ chủ đã hiếp vợ mình hay là hiếp mình nếu là đàn bà. Đêm thứ ba là những “món nợ máu” như giết vợ, giết con nông dân, ra hiệu cho máy bay Pháp bắn chết dân làng, thông đồng với các bọn phản động như Quốc Dân Đảng, móc nối dụ dỗ người dân đi theo thực dân Pháp v.v. Nếu người nào cứ khăng khăng chối tội thì sẽ bị đưa ra đấu liên tiếp trước các “toà án nhân dân” cho đến chừng nào phải nhận tội rồi bị xử bắn, còn những người nhận tội thì cũng bị bắn.
Những người bị kêu án tử hình bị bắn ngay sau khi tuyên án và hố chôn đã đào sẵn trước khi toà nhóm họp. Hồi đầu, những người bị bắn còn được cho tuyên bố đôi lời nhưng từ khi có người trước khi chết còn hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Đảng Lao Động muôn năm!” thì sau đó hễ toà tuyên xử xong là một cán bộ đứng sau nạn nhân nhanh tay nhét giẻ vào miệng và lôi đi. Một điều đáng thuơng cho những người bị hành quyết là những tự vệ xã cầm súng bắn phần nhiều mới cầm súng lần đầu nên bắn trật bậy trật bạ. Nhiều nạn nhân bị lôi đi chôn mà chưa chết hẳn. Mộ chôn điạ chủ bao giờ cũng san phẳng và cấy cỏ lên trên. Những cuộc xử bắn điạ chủ bao giờ cũng có tổ chức thành biểu tình. Công chúng vỗ tay hoan hô khi nạn nhân ngã gục dưới lằn đạn…”
[7]

Một điều không ai có thể chối cải được là chính sách Cải Cách Ruộng Đất cũng như là chính sách Thuế Nông Nghiệp và Thương Nghiệp được áp dụng trong thời gian này là một sản phẩm của Cộng sản Trung Hoa và Việt Minh đã bắt chước thi hành những biện pháp này sau khi được sự chỉ đạo của Trung Cộng và đã được Staline “tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.”
Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất chỉ ít lâu sau thì tạm đình hoãn vì sau khi Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 thì Việt Minh e ngại rằng đa số nông dân vì sợ đấu tố cho nên họ sẽ tìm cách di cư vào Nam. Tuy vậy, con số người nông dân di cư vào Nam trong hai năm 1954-1955 chiếm khoảng ba phần tư con số người di cư tỵ nạn và những người này sau đó đã được định cư tại các khu dinh điền tại vùng Cao Nguyên Trung Phần cũng như là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Sau khi bức màn tre hoàn toàn phủ xuống miền Bắc vào năm 1955, Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động Việt Nam lại tiếp tục thi hành chính sách Cải Cách Ruộng Đất đã được các cố vấn Trung Cộng soạn thảo và được Staline chấp thuận trước đây trên khắp toàn lãnh thổ miền Bắc và đã đưa đến một hậu qủa mà tác giả Hoàng Văn Chí gọi là “long trời lỡ đất” gây ra cái chết của hàng trăm ngàn nông dân vô tội. Về con số nạn nhân chính xác của chính sách Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc thì không ai biết rõ là bao nhiêu, có người nói vài ba chục ngàn, có người nói là vài trăm ngàn và cũng có người, chẳng hạn như nhà báo người Liên Xô Dmitri Baltermants ước tính rằng con số nạn nhân lên đến nưả triệu người dưới bàn tay chủ động của những Đội Cải Cách Ruộng Đất”. Đội CCRĐ có quyền tối thượng, quyền cao hơn cả chi bộ đảng ở điạ phương, bọn chúng muốn đấu tố ai, muốn bắt ai thì bắt, muốn giết ai là người đó phải chết. Nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ có câu vè về những độâi Cải Cách Ruộng Đất như sau: “Nhất Đội, Nhì Trời!”

Giáo sư Nguyễn Văn Canh cho biết có ba trường hợp mà các “đội” cải cách ruộng đất ở điạ phương tức là cấp xã mà dám đòi đưa những cán bộ cao cấp tại trung ương như bộ trưởng, tướng lãnh về quê để đấu tố. Đó là trường hợp cụ Phan Kế Toại, Khâm Sai Bắc Bộ dưới thời Bảo Đại và giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ trong chính phủ Hồ Chí Minh đã bị đội cài cách ruộng đất xã Mông Phụ, huyện Tùng Thiện tỉnh Sơn Tây đòi đưa ông về xã để đấu tố tuy nhiên chính phủ Hà Nội lờ đi, không chấp thuận; đó là trường hợp ông Khuất Duy Tiến, Ủy viên Trung Ương đảng Lao Động, có thời làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Hà Nội, khi về thăm nhà ở xã Tùng Thiện Sơn Tây cũng bị đội CCRĐ bao vây nhà đòi đưa đi đấu tố. Nhờ có một toán cận vệ chống cự rồi cho người báo với công an tỉnh Sơn Tây nên công an đã đến giải vây rồi hộ tống ra khỏi làng để ông về Hà Nội. Một trường hợp nưã là Thiếu Tướng Vương Thưà Vũ, trước đây là Đại Đoàn Trưởng kiêm Chính Ủy Đại Đoàn 308 của Quân Đội Nhân Dân, ghé về thăm nhà ở Thanh Hoá cùng với một đại đội đi theo bảo vệ. Thiếu Tướng Vương Thưà Vũ đã bị du kích xã theo lệnh của đội CCRĐ điạphương chận bắt để đưa đi đấu tố nhưng nhờ đại đội bảo vệ của ông quyết liệt chống cự và đòi sẽ nổ súng bắn bọn du kích cho nên ông được đi thoát vềø Hà Nội mà không dám ghé thăm làng nưã.
[8]
Như vậy, qua các tài liệu lịch sử, người ta thấy rằng chính sách Cải Cách Ruộng Đất được thi hành tại miền Bắc từ năm 1953 và sau đó tiếp tục trên toàn thể lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà sau năm 1955 là do sự “giúp đỡ và cố vấn” của Liu Shaoshi và Van Szia-Sian rồi được Hồ Chí Minh hoàn thành và trình cho Staline để “tìm hiểu và đưa ra chỉ thị”.
Để minh chứng cho sự trung thành của đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thi hành chính sách Cải Cách Ruộng Đất dã man tàn bạo chưa hề xảy ra trong lịch sử Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu, người được chỉ định giữ chức vụ phụ tá về tuyên truyền cho chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất lại nghĩ rằng con số người bị giết như vậy cũng chưa đu,û cho nên ông đã “sáng tác” một bài thơ có những câu “bất hủ” sau đây:
“Giết, giết nưã, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng luá tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt.”
Trong câu thơ cuối cùng có lẽ Tố Hữu đã phản ảnh lời tuyên bố của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong Đại Hội 2 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1951 tại Tuyên Quang: “Ai đó thì có thể sai chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được!”
[9]
Một khi ông Hồ tuyên bố rằng đồng chí Xít-ta-lin và đồng chí Mao Trạch Đông không có thể sai được, điều đó có nghiã là chính sách Cải Cách Ruộng Đất của cả hai ông đều không sai, tuy nhiên đến năm 1956 thì Đảng Lao Động Việt Nam lại công khai tuyên bố rằng:
“Đảng đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Đảng hưá hẹn sẽ sưả chưã những sai lầm mà theo lời Đảng đã làm cho “uy tín của Đẳng và đời sống của nhân dân bị tổn thương rất nặng nề.” Vì vậy nên Đảng phát động ngay một chiến dịch “Sưả Sai”, bắt đầu bằng việc “tự ý rút lui” của ông Trường Chinh, Tổng Bí Thư Đảng và ông Hồ Viết Thắng, Thứ Trưởng phụ trách Cải Cách Ruộng Đất và trước Đại Hội thứ 10 của Trung Ương Đảng Lao Động, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc một bài diễn văn thú nhận sự sai lầm của Đảng và kê khai ra 7 sự sai lầm quan trọng.”
[10]
Trường Chinh bị mất chức Tổng Bí Thư tuy nhiên vẫn còn giữ chức vụ ủy viên Bộ Chính Trị, Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương bị mất chức ủy viên Bộ Chính Trị còn Hồ Viết Thắng thì bị đưa ra khỏi Ủy Ban Trung Ương Đảng nhưng sau đó lại được cho giữ chức vụ Ủy viên Thường Trực của Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước. Ngày 29-10-1956, Đảng Lao Động triệu tập một cuộc mít tinh lớn trước Nhà Hát Nhân Dân Hà Nội và Võ Nguyên Giáp đã thay mặt cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng của Đảng trong Cải Cách Ruộng Đất. Có nhiều tin đồn hồi đó nói rằng Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã “khóc” trong vụ này, tuy nhiên nhiều nhân vật tại miền Bắc đã cả quyết phủ nhận là không hề có chuyện đó. Ông Hồ Chí Minh sau đó kiêm nhiệm chức vụ Chủ Tịch Nước VNDCCH, Tổng Bí Thư Đảng Lao Động Việt Nam và Chủ Tịch Quân Ủy Hội, đồng thời ông triệu tập Lê Duẫn từ trong miền Nam về giữ chức Bí Thư Thứ Nhất của đảng Lao Động.
Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất được tạm đình chỉ từ đầu năm 1954 nhưng tới giũa năm 1955, sau khi thời hạn di cư đã kết thúc thì Cộng sản Bắc Việt lại tiếp tục áp dụng chính sách Cải Cách Ruộng Đất trên toàn lãnh thổ miền Bắc với một mức độ dã man và tàn bạo hơn bao giờ hết với những khẩu hiệu: dưạ vào bần cố nông, đoàn kết trung nông, liên hiệp phú nông, đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ. Chính sách này tàn bạo cho đến nỗi nhân dân huyện Qùynh Lưu, quê hương của ông Hồ Chí Minh, đã nổi dậy chống lại chính sách CCRĐ của Đảng Lao Động và Hà Nội đã phải huy động mấy sư đoàn bộ đội miền Nam tập kết dưới quyền chỉ huy của Tô Ký về Nghệ An dẹp loạn. Mặc dù chính quyền Bắc Việt cố tình giấu giếm vụ nổi loạn này nhưng ở miền Nam và các nước ngoài, người ta đều biết rõ biến cố này và con số nạn nhân huyện Qùynh Lưu bị tàn sát nghe nói lên tới 6,000 người.

Nông dân tại Miền Nam sau năm 1955
Trong bài này, người viết không có ý đi sâu vào những sự sai lầm của chính sách Cải Cách Ruộng Đất nhưng chỉ nhắc lại để người đọc có thể hiểu tại sao cho đến năm 2009 tức là đã qua đến thế kỷ thứ 21 rồi mà đời sống của nông dân miền Bắc lại quay về con đường vòng tròn hơn nưả thế kỷ về trước. Tất cả những chính sách, đường lối sai lầm về Cải Cách Ruộng Đất, về hợp tác xã, về các loại thuế nông nghiệp vô cùng bất công với 45 bậc thuế, thuế công thương nghiệp và những chính sách bần cùng hoá nhân dân, chiến dịch “tố khổ” v.v. do đảng Cộng sản Việt Nam “đón rước” từ Liên Xô, Trung Quốc về Việt Nam từ thế kỷ trước đều là những nguyên nhân khiến cho giới nông dân Việt Nam, chiếm một tỷ lệ khoảng 80 phần trăm dân số tại miền Bắc, đã phải sống một cuộc đời cơ cực như cách đây hơn năm mươi năm.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói rằng
“Hồi những năm 1950, người nông dân được tuyên truyền về tương lai của những cánh đồng. Tương lai này có thề gọi là thời đại cơ giới hoá. Máy móc và kỹ thuật sẽ trợ giúp cho việc canh tác của họ. Nhưng cho đến bây giờ, sau mấy chục năm, giấc mơ cơ giới hoá nông nghiệp như tan biến…Tôi mang cảm giác người nông dân bị bỏ mặc và trở nên bơ vơ trên cánh đống đầy nắng mưa, bão gió. Thay vào giấc mơ cơ giới hoá là sự trở về với hiện thực. Đó là một hiện thực buồn với hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau. Hình ảnh này trước kia được dùng để nói về nỗi thống khổ và lạc hậu của người nông dân thì bây giờ lại là hình ảnh quen thuộc trên những cánh đồng. Nhưng ngay cả trâu bò cũng không đủ cho nông dân cày ruộng. Bởi thế, hình ảnh cha mẹ, con cái, cháu chắt những người nông dân còng lưng cuốc đất trên đồng mỗi ngày lại càng trở nên phổ biến. Đây không phải là một hình ảnh thơ mộng mà là một hình ảnh cay đắng…
Họ đã lao động không hề than thở, họ đã hy sinh không hề than thở. Nhưng sau 54 năm, họ ngẩng đầu lên nhìn lại con đường của họ đã đi. Và họ kinh hãi nhận ra họ đã đang đi theo một vòng tròn. Họ có nguy cơ trở lại điểm xuất phát.
[11]

Nếu nhà văn Nguyễn Quang Thiều “lấy năm 1954 làm điểm xuất phát đường đi của người nông dân cho đến năm 1975 khi hoà bình trở lại” thì xin mời ông Nguyễn Quang Thiều thử nhìn lại đời sống của những người nông dân tại miền Nam Vỹ tuyến 17 cũng cùng trong khoảng thời gian đó. Ở đây người viết không muốn làm công việc tuyên truyền nhưng chỉ muốn đưa ra hình ảnh của người nông dân tại hai miền Nam và Bắc Việt Nam trước đây để may ra có những người nào đó cũng có mối quan tâm đến cuộc sống của người nông dân hiện nay tại Việt Nam, như nhà văn Nguyễn Quang Thiều chẳng hạn, có thể có một khái niệm nào đó ngõ hầu đưa cuộc sống của người nông dân ngày nay … lùi trờ lại 34 năm để được sống một cuyộc đời tương đối đầy đủ và thoải mái của người nông dân Nam Bộ trước năm 1975.

Người viết xin đan cử đến người nông dân Việt Nam từ sau năm 1955, tức là sau khi người Pháp đã ra đi và khoảng gần một triệu người đã di cư từ miền Bắc vào Nam và cũng là năm mà cả hai miền Nam và Bắc đều bắt đầu chính sách cải cách về điền điạ để phát triển kinh tế nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho giới nông dân.

Như trên đã nói, vì qúa sợ hãi chính sách Cải Cách Ruộng Đất, sợ hãi thuế nông nghiệp và thương nghiệp và nhất là qúa hãi hùng về những chuyện đấu tố giết người trong vùng do Việt Minh kiểm soát, một số rất đông người dân quê miền Bắc đã không qủan gian truân nguy hiểm để vượt qua những trạm kiểm soát của công an Việt Minh chạy về Hải Phòng để được di cư vào Nam. Con số người di cư từ Bắc vào Nam lên đến gần một triệu người, trong số đó số dân thành thị như công tư chức, trí thức, thợ thuyền chỉ có khoảng trên 1 trăm ngàn người, số còn lại có thể nói khoảng ba phần tư là nông dân từ các làng mạc các vùng Nam Định, Thái Bình, Bùi Chu Phát Diệm và cả một số người từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Qủang Bình nưã.

Chính phủ Ngô Đình Diệm vưà mới được thành lập chỉ có hai tuần lễ trước khi Hiệp Định Genève được ký kết, ngân sách gần như là một con số không, vậy mà phải tìm đủ mọi cách để đón tiếp cả một triệu người di cư tỵ nạn và cái gánh nặng phải lo việc định cư cho số người đó. Chính phủ Miền Nam vưà được Hoa Kỳ bắt đầu trực tiếp viện trợ từ đầu năm 1955 và đã thành lập những “khu dinh điền” từ miền Cao nguyên Trung Phần cho đến vùng Đồng Tháp Mười và U Minh tại Nam Phần để cho những người di cư định cư lập nghiệp. Chính phủ đã chọn những vùng đất phì nhiêu nhưng chưa có người canh tác, những đất đai đang bị chủ bỏ hoang vì chiến tranh và dùng máy cày, máy ủi đất khai quang cho họ rồi cấp hạt giống, phân bón cũng như là yểm trợ thực phẩm cho họ trong vòng 9 tháng đến một năm, tiền mặt trong vòng 6 tháng v.v. nhờ vậy chỉ trong vòng một hai năm sau đời sống của người nông dân di cư đã được ổn định.

Sự thành công của chương trình Dinh Điền là những nhà nông được quyền tự do canh tác theo ý của họ và cũng tùy thuộc vào đất đai thích hợp với loại hoa màu nào, chẳng hạn như ở vùng cao nguyên thì trồng ngô, khoai, các loại đậu v.v. và ở vùng hậu giang thì trồng lúa. Chính phủ không ra lệnh hay cưỡng bách họ phải trồng trọt theo một kế hoạch nào do chính phủ ấn định, người nông dân chỉ trồng những loại hoa màu hay cây ăn trái đang có nhiều nhu cầu và bán được giá trên thị trường trong nước cũng như là ngoại quốc thì họ trồng loại cây đó để xuất cảng. Chẳng hạn như hồi đó trên thị trường quốc tế, thế giới đang rất cần vật liệu để làm bao cho các loại ngũ cốc nhưng cây cói (jute) trước đây vẫn được dùng để làm bao trở nên hiếm hoi, do đó chính phủ đã khuyến khích nông dân nên trồng một loại cây được nhập cảng vào Việt Nam là “kenaf” (hibiscus cannabinus) để xuất cảng. Trong năm 1960, nông dân di cư đã trồng được 3,500 mẫu kenaf và sang năm 1961 đã tăng lên đến 5,000 mẫu. Những nông dân di cư đã nhiệt liệt tham gia vào chương trình trồng kenaf dù họ không biết cây này lá loại cây gì và chỉ trong một thời gian ngắn họ đã thành công vì sản phẩm này dễ trồng và ít tốn kém cho nên có lãi nhiều. Chính vì vậy mà chỉ trong vòng một vài năm sau thì những người nông dân miền Bắc di cư vào Nam đã được hưởng một cuộc sống tương đối đầy đủ và ấm no hơn cuộc sống trước đây tại quê hương của họ ởø miền Bắc.

Chính sách Cải Cách Điền Điạ tại Miền Nam
Một trong những yếu tố khác trong sự thành công về nông nghiệp ở miền Nam là chính sách Cải Cách Điền Điạ.
Vào năm 1949-1950, khi chính quyền quốc gia mới được thành lập, Quốc Trưởng Bảo Đại đã ban hành một chính sách đối với những ruộng đất trong vùng thiếu an ninh mà người chủ đang sống tại các đô thị nên không thể trực tiếp cày cấy. Chính sách này là chính phủ cho phép những nông dân đó tuy là “tiếm canh” tức là canh tác ruộng đất không có sự cho phép của chủ đất nhưng họ vẫn được hưởng trọn vẹn số hoa lợi do họ làm ra mà chẳng cần phải trả điạ tô cho người chủ ruộng. Tuy nhiên kế hoạch này lại quy định thêm rằng người nông dân không thể làm chủ những thuở ruộng đó vì những ruộng đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của các điền chủ và sẽ phải trả lại cho họ nếu sau này họ trở về. Chính sách này rất có lợi cho các giới trung nông, tiểu nông và bần cố nông trong thời chiến tranh, tuy nhiên cũng không mấy thành công vì trong những vùng “xôi đậu” thì Việt Minh đã bắt những nông dân đó phải đóng thuế nông nghiệp hoặc là đe doạ sẽ bị trừng phạt nếu họ nhận những ruộng đất do chính quyền Bảo Đại cấp cho.

Cải Cách Điền Địa Dưới Thời Đệ Nhất Cộng Hoà
Đến thời Đệ Nhất Cộng Hoà, vào ngày 24 tháng 9 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cải tổ lại nội các để đối phó với những vấn đề khó khăn do Hiệp Định Genève gây ra và ông Diệm đã thành lập một bộ mới là Bộ Cải Cách Điền Điạ do ông Nguyễn Đức Thuận làm tổng trưởng để phụ trách về những vấn đề liên quan đến việc sở hữu đất đai trước đây vẫn thuộc quyền trách nhiệm của Bộ Canh Nông.

Trong khi miền Bắc chủ trương theo gương của nước đàn anh Trung Cộng trong chính sách “thổ cải”, tiến hành cuộc CCRĐ song song với những cuộc tố khổ nhằm mục đích tiêu diệt các giai cấp trí, phú, điạ, hào tức là những giai cấp mà qua mấy ngàn năm văn hiến đã đóng góp rất nhiều cho sự vững mạnh của xã hội Việt Nam, một hệ thống xã hội tuy vẫn còn có nhiều bất công nhưng cũng đã mang lại một phần nào phúc lợi cho tất cả mọi người. Cuộc CCRĐ của Hồ Chí Minh thực chất chỉ là một biện pháp nhằm xoá bỏ quyền tư hữu của người dân nông thôn Việt Nam, nhằm bần cùng hoá toàn bộ xã hội nông thôn cũng như là thay đổi hệ thống xã hội: trước kia thì các giới trí phú điạ hào nắm quyền sở hữu đất đai, các giới trí thức chia xẻ quyền lãnh đạo về chính trị và văn hoá, giới tôn giáo lãnh đạo về tinh thần v.v. thì sau CCRĐ, tất cả những giới đó đều bị tiêu diệt và chỉ còn có một cơ cấu duy nhất nắm trọn quyền lãnh đạo cũng như là làm chủ nhân ông tất cả mọi đất đai trong toàn quốc: đó là Đảng và Nhà Nước. Giống như tại Liên Xô và Trung Cộng trước đây, chính sách Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc Việt Nam đã biến người nông dân thành những công cụ sản xuất cho Đảng Cộng sản chẳng khác gì những nông nô làm nô lệ cho các lãnh chúa dưới chế độ phong kiến thời Trung Cổ tại Âu châu.

Trái lại, chính sách Cải Cách Điền Địa tại miền Nam chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của một triết gia người Pháp thời đầu thế kỷ thứ 18 mà ngày xưa người Việt Nam diễn âm thành “Mạnh-đức-tư-cưu” (Montesquieu) khi ông ta nói rằng “trong một nền dân chủ thật sự thì việc chia đều đất đai cho dân vẫn còn chưa đủ mà cần phải chia đất đai thành từng mảnh nhỏ để cho mọi người đều có thể sở hữu được một miếng đất riêng để canh tác và có cơ hội phát triển khả năng của họ.”
Chính Lê-nin cũng nhìn thấy điều đó và hồi đầu thập niên 1920, sau mấy năm theo đuổi chính sách nông trường tập thể của Cộng sản, nền kinh tế nông nghiệp nước Nga-Xô trở nên lụn bại và dân Nga bị nạn đói trầm trọng, Lê-nin đã phải thay đổi chính sách nông nghiệp bằng Tân Kinh Tế (NEP) tức là ngoài việc phải tham gia vào hợp tác xã do nhà nước lãnh đạo, người nông dân còn được phép trồng trọt trong một miếng đất nhỏ dành riêng cho gia đình của họ, nhờ đó mà nền nông nghiệp nước Nga đã hồi phục được phần nào.
Bộ Cải Cách Điền Điạ của thời Đệ Nhất Cộng Hoà đã đi theo một chính sách gần như hoàn toàn đi ngược với chủ trương CCRĐ của Bắc Việt, của Trung Hoa Cộng sản và Liên-Xô: hữu sản hoá cho nhân dân vô sản nhằm thực hiện công bằng xã hội và phát triển kinh tế. Chính sách này đã được chính phủ xem như là một quốc sách và thực hiện qua hai giai đoạn: thứ nhất là cải thiện mối giao dịch giưã chủ điền và tá điền, khuyến khích việc khai thác các ruộng đất bỏ hoang; thứ hai là tái phân ruộng đất cho công bằng hợp lý, giúp cho các tá điền trở thành tiểu điền chủ, phát triển sản xuất nông nghiệp và hướng dẫn các đại điền chủ xoay qua hoạt động kỹ nghệ.
Trong giai đoạn đầu, chính phủ khuyến khích việc khai thác lại những ruộng đất bỏ hoang trong thời chiến tranh và đồng thời cải thiện sự giao dịch tức là mối tương quan giưã tá điền và chủ điền. Sau đó, trong giai đoạn hai, chính phủ tái phân ruộng đất cho công bằng và hợp lý để giúp cho các tá điền trở thành tiểu điền chủ, giúp đỡ cho họ trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp và đồng thời hướng dẫn các đại điền chủ có ruộng bị trưng thu nhưng có được bồi thường.

Một trong những việc đầu tiên của Bộ Cải Cách Điền Điạ là ban hành đạo Dụ Số 2 ngày 8-1-1955 và sang năm sau, đạo Dụ Số 28 ngày 30-4-1956 ấn định quy chế tá điền. Hai đạo dụ này đã quy định một cách rõ ràng quyền lợi và nghiã vụ của cả hai phe điền chủ và tá điền. Điều này trước kia không hề có và do đó mà giới điền chủ nhiều khi đã bóc lột tá điền một cách qúa đáng, chẳng hạn như có nhiều điền chủ đã bắt tá điền đóng địa tô qúa cao, từ 50 và có khi lên đến 70 phần trăm. Theo quy chế này, điạ tô giảm xuống chỉ còn từ 10 đến 15 phần trăm số thu hoạch cho những khế ước chỉ làm một mùa trong một năm và từ 15 đến 25 phần trăm cho những khế ước làm 2 mùa trong một năm. Ngoài ra, giới điền chủ còn phải ký kết một khế ước với giới tá điền: khế ước loại A dành cho những điền chủ đang hiện diện và đồng ý cho tá điền canh tác, khế ước loại B và C áp dụng trong việc cho mướn những ruộng bị bỏ hoang thời chiến tranh và nếu chủ điền không có mặt thì tá điền có thể ký với Hội Đồng Xã.
Cho đến tháng 7 năm 1960 thì tổng số khế ước cả ba loại A, B và C tại Trung Phần và Nam Phần đã lên tới 812,473 khế ước bao gồm một diện tích trồng trọt lên đến 1,469,197 mẫu tây.
Ngoài ra, chính phủ còn điều đình mua lại những ruộng đất do ngoại kiều, nhất là người Pháp làm chủ trước đây. Nhờ một số tiền do chính phủ Pháp viện trợ, chính phủ đã mua lại của các chủ điền người Pháp một số ruộng lên đến 190,775 mẫu tây với số tiền là 1,192,258,464 đồng Francs và số ruộng đất này đã được sung vào ruộng công điền để cấp phát cho nông dân.
Đến ngày 27-10-1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 ấn định lại quyền sở hữu đất đai tại Miền Nam: các điền chủ chỉ còn giữ được một số ruộng đất tối đa là 100 mẫu tây và trong số này, ít nhất họ phải canh tác 30 phần trăm, số 70 phần trăm còn lại có thể cho tá điền thuê muớn nhưng phải theo những điều kiện đã được ấn định năm 1955: điạ tô chỉ được tính từ 10 đến 25 phần trăm tùy loại ruộng và đặc biệt là có thêm vào khế ước những điều khoản bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên: thời hạn của hợp đồng có giá trị 5 năm và có thể ký kết lại, tuy nhiên trong trường hợp tá điền muốn trả lại ruộng thì phải báo trước cho chủ điền biết trước trong vòng 6 tháng, còn ngược lại, nếu chủ điền muốn lấy lại ruộng thì phải báo trước cho tá điền 3 năm. Đồng thời, các tá điền này cũng có quyền được mua lại những thuở ruộng đất họ đang canh tác bằng cách trả góp trong vòng 12 năm với lãi suất là 3 phần trăm mỗi năm.

Về phiá điền chủ, nếu ruộng đất của họ bị truất hữu thì sẽ được trả 10 phần trăm bằng tiền mặt còn 90 phần trăm còn lại sẽ được trả bằng trái phiếu của các công ty quốc doanh với lãi suất là 3% mỗi năm và họ có quyền dùng những trái phiếu này để trao đổi, mua bán như những loại trái phiếu khác. Cho đến năm 1960, có một số ruộng đất khoảng 254,299 mẫu tây ruộng đất của 1,133 điền chủ bị truất hữu và họ đã được bồi thường bằng tiền mặt và trái phiếu như đã nói ở trên.
Như vậy, người ta thấy chính phủ đã ấn định nhiều điều kiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho giới nông dân, đảm bảo cho họ không còn bị giới điền chủ bóc lột như dưới thời thực dân Pháp nưã và ngược lại giới điền chủ cũng không bị thiệt thòi qúa nhiều.
Nếu có sự tranh chấp giưã hai giới điền chủ và tá điền, trong khi tại miền Bắc Đảng Cộng sản lập ra những “toà án Nhân Dân,” thì tại miền Nam chính phủ đã cho thành lập những Toà Án Điền Địa để giải quyết những sự tranh tụng liên quan đến điền địa và tại những nơi chưa có Toà án Điền Điạ thì các toà án Sơ Thẩm hoặc Hoà Giải Rộng Quyền sẽ xét xử.
Về phần các nông dân di cư đang canh tác những ruộng đất không có chủ hay khai khẩn những vùng đất hoang trong những khu dinh điền, chính phủ cũng có dự án cấp cho họ được quyền sở hữu những khu đất đó và nhờ vậy họ cũng đã trở thành điền chủ và họ đã tận tâm nhiệt thành trong việc gia tăng sản xuất để đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước.
Dụ số 57 về cải cách điền điạ là một cuộc cách mạng về ruộng đất vì các tá điền không bị trả điạ tô qúa cao, không bị điền chủ tự ý lấy lại ruộng đất bất cứ lúc nào và nhất là giới tá điền có được mối hy vọng sẽ được làm chủ đất đai đang canh tác nếu được mua trả góp các ruộng đất này với một lãi suất thấp chưa từng thấy trong đời của họ. Ngược lại giới điạ chủ tuy mất đi một số quyền lợi từ thời cha ông để lại nhưng họ cũng được chính phủ trả cho một số tiền và trái phiếu cho nên cũng không qúa bị thiệt thòi nhiều.
[12]
Tính cho đến năm 1963 khi chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, có khoảng hơn một ngàn đại điạ chủ có trên 100 mẫu ruộng bị truất hữu và diện tích ruộng bị truất hữu lên tới 651,132 mẫu tây và con số tá điền được trở thành tiểu điền chủ lên đến 123,193 người.
Theo thống kê của Bộ Canh Nông VNCH thì vào năm 1954, miền Nam chỉ sản xuất được 2,565,540 tấn luá trên một diện tích canh tác là 2,085,200 mẫu ruộng nhưng chỉ 5 năm sau, vào năm 1959 thì diện tích canh tác tăng lên đến 2,503,460 mẫu và sản xuất được 5,311,250 tấn luá. Những con số này cho thấy rằng nền nông nghiệp tại miền Nam sau Hiệp Định Genève đã đạt được thành qủa vô cùng tốt đẹp và nhờ ở chính sách cải cách điền điạ “lao tư lưỡng lợi”, một chính sách đầy nhân bản, hợp với tình người của chính phủ VNCH mà con số sản xuất luágạo đã tăng lên gấp đôi vào năm 1960 so với năm 1954.

Luật Người Cày Có Ruộng thời Đệ Nhị Cộng Hoà
Sau cuộc đảo chánh chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà vào năm 1963, Dụ số 57 thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn được tiếp tục áp dụng và cho đến năm 1969 thì có thêm một số tá điền được cấp phát ruộng bị bỏ hoang và con số nông dân trở thành điền chủ lên đến 438,004 người, đó là chưa kể 176,130 người miền Bắc di cư được trở thành sở hữu chủ một số ruộng đất từ một mẫu trở lên tại các khu dinh điền.

Đến năm 1970 thì chính quyền Đệ Nhị Cộng Hoà lại ban hành một chính sách Cải Cách Điền Điạ mới và đây chính là một chính sách tiến bộ nhất mang lại nhiều quyền lợi nhất cho giới nông dân chiếm đại đa số trên 70 phần trăm dân số tại miền Nam.
“Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký ban hành Luật Người Cày Có Ruộng tại Cần Thơ, luật này đi xa hơn Dụ số 57 thời Đệ Nhất Cộng Hoà, chỉ cho phép điền chủ giữ lại 15 mẫu ruộng để tự canh tác mà thôi, tất cả số ruộng còn lại đều bị truất hữu để phát cho nông dân tá điền. Trong vòng 3 năm, 1970-1973, có 51,695 điền chủ bị truất hữu, tổng số ruộng bị truất hữu tổng số là 770,145 mẫu tây, được chia ra như sau:
-22,560 điền chủ nhỏ với 61,634 mẫu
-16,449 trung điền chủ với 158,110 mẫu
-12,695 đại điền chủ với 550,401 mẫu.
Luật Người Cày Có Ruộng chi phối những điền chủ có từ 15 mẫu trở lên. Thành phần điền chủ này chiếm 56% tổng số điền chủ nhưng lại chiếm đến 91.9% của tổng số diện tích bị truất hữu. Luật này cũng quy định những điền chủ bị truất hữu được bồi thường 20% bằng tiền mặt và 80% còn lại được trả bằng trái phiếu với lãi suất 8% trong 8 năm.
Tiêu chuẩn cấp phát ruộng cho nông dân là 3 mẫu cho miền Nam, 1 mẫu cho miền Cao Nguyên và Miền Trung. Ruộng hương hoả và ruộng của các tôn giáo không bị chi phối bởi Luật Người Cày Có Ruộng.”
[13]

Người viết bài này có dịp tham dự ngày lễ ban hành Luật Người Cày Có Ruộng tại Cần Thơ. Trong dịp này người viết có nói chuyện với một số tá điền vưà được cấp bằng khoán và đã chứng kiến cảnh họ khóc vì qúa cảm động. Họ cho biết rằng từ bao nhiêu thế hệ trước, ông cha của họ nối tiếp nhau làm tá điền và bị điền chủ bóc lột đến tận xương tủy nhưng cũng không bao giờ dám có cái mơ ước là một ngày nào đó con cháu của họ sẽ được làm chủ ruộng đất. Giờ đây, chính họ đang được cầm cái bằng khoán sở hữu 3 công ruộng -người Nam gọi một mẫu tây là một “công” tức là 3 mẫu ta ở miền Bắc-đó là một ước mơ mà họ nghĩ rằng suốt đời sẽ không bao giờ họ có thể đạt được nhưng bây giờ lại đã được nắm trong bàn tay.
Sau khi được làm chủ những mảnh ruộng đang canh tác, người nông dân miền Nam không còn phải bị trả địa tô, do đó họ đã dồn mọi nỗ lực để cải thiện phương tiên canh tác, chẳng hạn như gia nhập vào những hợp tác xả máy cày để cày ruộng bằng máy, gia nhập vào những hợp tác xã phân bón để mua được phân bón theo giá sỉ rẻ hơn giá lẻ rất nhiều. Về phương diện giao thông đi lại, đa số nông dân miền Nam đã có tiền để mua “máy đuôi tôm” gắn vào những chiếc “xuồng ba lá” để khỏi phải lội bộ từ nhà đến ruộng, họ có tiền để mua xe gắn máy như Honda, Suzuki, Kawasaki v.v. để di chuyển trên đường lộ hoặc mua máy phát điện nhỏ để gia đình có thể xem được những vở tuồng cải lương hay nghe ca vọng cổ từ các đài địa phương.
Vào cuối thập niên 1960, người viết có quen biết với một cán bộ Cộng sản khá cao cấp về hồi chánh. Anh này tên là Lê Huyến, người Liên khu Tư tập kết ra Bắc năm 1954 và giưã thập niên 1960 thì “đi B” rồi được đưa về phục vụ cho tỉnh ủy Bến Tre. Một hôm người viết có hỏi anh Huyến lý do tại sao anh lại bỏ hàng ngũ Cộng sản sau khi đã đi theo “cách mạng” từ năm 1945 thì anh cho người viết biết rằng anh về hồi chánh vì …“cái máy cày!”
Anh Huyến thấy người viết trố mắt ngạc nhiên thì giải thích thêm:
“Một hôm tôi được lệnh dẫn một số cán bộ võ trang đến phá hủy nhà máy phát điện ở một xã trong quận Ba Tri thì bị nhân dân trong xã kéo đến đứng chung quanh nhà máy điện để phản đối. Chúng tôi nói với dân chúng rằng chúng tôi được lệnh của Mặt Trận đến phá hủy máy điện của bọn “Mỹ-Ngụy” thì họ trả lời rằng nhà máy điện đó là của “hợp tác xả máy điện”. Chúng tôi nói với dân rằng Hợp tác xã là của nhà nước tức là tài sản của bọn Mỹ-Ngụy thì đồng bào cãi lại và la lớn lên rằng hợp tác xã là do nhân dân đóng góp tiền bạc để thành lập rồi nạp hồ sơ lên Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp để vay tiền mua máy. Khi nhà máy hoạt động thì dân chúng phải trả tiền hàng tháng và hợp tác xã lấy tiền đó để trả góp cho ngân hàng cho đến khi hết nợ thì nhà máy đó sẽ trở thành sở hữu của hợp tác xã tức là của dân chúng trong xã.
Ít lâu sau đó, chúng tôi lại được lệnh đi phá hủy mấùy cái máy cày của “Mỹ-Ngụy” thì cũng bị nhân dân kéo đến bảo vệ cho máy cày và giải thích rằng những cái máy cày đó cũng là của “Hợp tác xả máy cày” của nhân dân đứng ra vay tiền của Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp để mua chứ không phải là của Mỹ-Ngụy, do đó chúng tôi phải rút đi không dám phá máy cày vì sợ bị mất cảm tình của đồng bào.
Sau đó tôi đi tìm hiểu thêm với những anh chị em ở điạ phương thì được biết những hợp tác xã ở miền Nam là những tổ chức có tư cách pháp nhân của tư nhân chứ không thuộc nông hội do Đảng lãnh đạo như ở miền Bắc và từ đó tôi ý thức được rằng những cái máy điện, máy cày là của nhân dân chứ không phải của chính quyền. Ở miền Bắc thì đảng Cộng sản luôn luôn tuyên truyền rằng Đảng sẽ lãnh đạo đất nước và nhân dân “tiến mạnh, tiến nhanh trên con đường xây dựng Xã Hội Chủ Nghiã” nhưng có một thời kỳ tôi đi “sơ tán” lên vùng thượng du Bắc Bộ và đã từng chứng kiến cảnh những người đàn bà phải kéo cày thay trâu bò, tại nhiều nơi người dân thành thị còn chưa có điện lực huống hồ gì là nông dân.
Đảng vẫn thường tuyên truyền trong hàng ngũ cán bộ rằng chính phủ Thiệu-Kỳ là tay sai, là bù nhìn của Đế quốc Mỹ đang bóc lột đồng bào ruột thịt của Tổ Quốc ở miền Nam nhưng khi được nhìn thấy tận mắt đồng bào miền Nam có máy điện, có máy cày, có xuồng máy do họ làm chủ thì tôi sực nhận thức được rằng Đảng đã nói láo với chúng tôi, với nhân dân miền Bắc. Chúng tôi đi kháng chiến chống Pháp cũng như bây giờ đi kháng chiến chống Mỹ với mục đích là giành độc lập cho đất nước và xây dựng Xã Hội Chủ Nghiã để đem lại một đời sống tốt đẹp hơn cho nhân dân nhưng mà giờ đây thì ở miền Nam, người nông dân nghèo mà có được những khí cụ tối tân như máy điện, máy cày, máy đuôi tôm v.v. và nhất là được làm chủ ruộng đất mà họ đang canh tác thì chẳng phải đây là cứu cánh của Xã Hội Chủ Nghiã hay sao?
Anh Lê Huyến kết luận:
“Tôi bỏ hàng ngũ Cộng sản vì tôi nhận thấy rằng miền Nam đã đạt đến xã hội chủ nghiã và người dân miền Nam được sống trong hạnh phúc chứ không sống như trâu ngưạ giống như nông dân miền Bắc!”
[14]

Nói tóm lại, tuy đất nước đang còn ở trong thời chiến tranh nhưng người nông dân miền Nam đã được hưởng một cuộc sống tương đối ấm no và hạnh phúc hơn cha ông của họ dưới thời Pháp thuộc rất nhiều. Bất hạnh thay, khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975 thì những ruộng đất của họ được cấp dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, dù rằng đã có bằng khoán chính thức của chính phủ, tất cả đều bị chính quyền gọi là “cách mạng” tịch thu vì trong chế độ Cộng sản “ruộng đất là của nhân dân nhưng do nhà nước qủan lý và Đảng …lãnh đạo!”
Người nông dân miền Nam đã bị đi theo một “con đường vòng tròn”: từ thân phận tá điền bần cố nông làm tôi mọi cho điền chủ dưới thời Pháp thuộc thì sau năm 1975, dưới thời “Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” họ lại trở thành bần cố nông làm mọi cho Đảng và Nhà nước.

770,000 phụ nữ Miền Tây phải đi lấy chồng ngoại quốc vì qúa nghèo túng
Người viết không rõ hiện nay tình cảnh của những người nông dân tại miền Nam như thế nào nhưng gần đây có được đọc một bài báo trong nước với tưạ đề “Khi đi lành lặn, khi về tanh banh” của nhà báo Nguyễn Hoàng Huy Đức. Tác giả này cho biết rằng: “Theo tài liệu từ Văn Phòng Kinh Tế Văn Hoá Đài Bắc, tại VN, có khoảng 770,000 cô gái Việt Nam sang Đài Loan làm …dâu.” Dự tính trong hai năm nưã, số cô dâu VN tại Đài Loan sẽ lên đến một triệu người, trong đó phụ nữ miền Tây bán qua Đài Loan chiếm tỷ lệ rất cao so với các tỉnh thành trong nước. Minh chứng là chỉ riêng xã Tân Lập-một cù lao huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ- có tổng cộng 5,670 hộ dân thì có 535 trong số này gả con gái cho người Đài Loan…
Chúng tôi cũng không hiểu sao nhà cầm quyền Việt Nam lại bán người qua Đài Loan hàng loạt như vậy? Tôi rùng mình không hiểu vì sao các cô thôn nữ miền Tây cứ tiếp tục lao vào nẻo đường tăm tối? Phải chăng vì hoàn cảnh nghèo túng, vì cuộc sống khó khăn mà phải hy sinh nhắm mắt đưa chân để cứu cả gia đình?”

Trong bài báo này, tác giả đã kể lại không biết bao nhiêu là thảm cảnh mà các cô gái Việt Nam phải chịu đựng như những nô lệ tình dục nơi xứ người, tuy nhiên người viết chỉ chú trọng đến con số mà nhà báo Nguyễn Hoàng Huy Đức đã đưa ra và nói rõ thêm đa số là phụ nữ miền Tây đã bị bán sang Đài Loan.

Dưới thời Pháp thuộc, Cần Thơ được xem là thủ đô của miền Tây nên được gọi là Tây Đô và tỉnh này là một trong những tỉnh trù phú nhất ở miền Hậu Giang. Người viết đã có một thời làm việc tại Cần Thơ cho nên cũng biết rất rõ là miền Tây ruộng đất cò bay thẳng cánh, tôm cá lội đầy sông rạch cho nên ngay cả dưới thời Pháp thuộc người dân cũng sống một cuộc đời rất thoải mái so với những nông dân tại miền Trung và miền Bắc. Ngay cả trong thời chiến tranh 1960-1975, người dân quê miền Tây tuy bị một cổ hai ba tròng nhưng vẫn không bao giờ bị thiếu thốn, đói khổ đến độ phải bán con đi làm nô lệ nơi xứ người.
Trong qúa khứ người dân miền Nam thường xem việc gả con gái cho người ở xa là một điều bất lợi:
Gả con thì gả chồng gần,
Có bát canh cần nó cũng mang cho!
Hoặc:
Mẹ ơi đừng gả con xa,
Một mai cha yếu mẹ già ai trông?

Người dân miền Tây xem việc gả con gái đi lấy chồng xa tức là ở quận khác, ở tỉnh khác nhưng mà cũng chỉ loanh quanh trong xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh mà thôi. Hồi trước năm 1975, không có ai lại nghĩ đến chuyện gả con gái cho người ngoại quốc, dù là những người thuộc các nước văn minh tiên tiến như là Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Pháp, Đức, Anh quốc v.v. chứ đừng nói chi đến việc gả con gái cho “ba Tàu Đài Loan” hay là các chú “củ sâm Đại Hàn!”
Người ta xem việc gả con gái cho người ở phương xa hay người ngoại quốc là vì ham tiền ham bạc và đó là một điều sỉ nhục:
“Mẹ cha ơi hỡi mẹ cha,
Nghèo gần không gả, giàu xa đem đày!
Mẹ em thấy của thì ham
Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con.
Nói ra thẹn với nước non
Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày!”
[15]

Gần 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ, con số người Việt Nam lấy chồng Tây giỏi lắm thì cũng chỉ có vài ngàn người, mười mấy năm người Mỹ đưa quân sang Việt Nam tham chiến, có khi lên tới nưả triệu người, vậy mà con số đàn bà Việt Nam lấy chồâng Mỹ hồi đó cũng chẳng có bao nhiêu, nhiều lắm cũng chưa tới vài ngàn người. Tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ vì cũng có một thiểu số phụ nữ Việt Nam đi du học ngoại quốc rồi lấy chồng vì tình yêu chứ không phải vì tiền bạc, chẳng hạn như bà Bùi Tuyết Hồng, giáo sư trường Nữ Trung học Gia Long ở Sài Gòn đã lấy chồng là ông Đại sứ Hoà Lan tại Thái Lan vì hai ông bà đã yêu nhau từ ngày còn là sinh viên ở Pháp. Nhiều người tỵ nạn vào thập niên 1980 vẫn còn nhớ ơn bà Đại sứ Hoà Lan này đã giúp đỡ rất nhiều cho các đồng bào thuyền nhân tỵ nạn trong thời gian họ đang sống trong những trại tỵ nạn ở Thái Lan để chờ đợi được đi định cư tại một đệ tam quốc gia.

Ngày nay, sau khi nước nhà đã được độc lập, đã được thống nhất và đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường xây dựng Xã Hội Chủ Nghiã, vậy mà con số đàn bà “lấy chồng” Đài Loan đã lên đến hơn ba phần tư triệu người, đa số lại là dân các tỉnh miền Tây, như vậy điều này cho thấy rằng đời sống của người nông dân miền Tây hiện nay không có gì sáng sủa và lý do duy nhất mà người nông dân miền Tây phải cho con gái “đi lấy chồng xa” có lẽ đúng như lời của tác giả Nguyễn Hoàng Huy Đức: “vì hoàn cảnh nghèo túng, vì cuộc sống khó khăn mà phải hy sinh nhắm mắt đưa chân để cứu cả gia đình!”
Tác giả Nguyễn Hoàng Huy Đức cũng đặt ra câu hỏi: “Chúng tôi cũng không hiểu sao nhà cầm quyền Việt Nam lại bán người qua Đài Loan hàng loạt như vậy?”

Chúng tôi đây không những chỉ là người dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước mà cả ở hải ngoại cũng có nhiều người thắc mắc về vấn đề “nhà cầm quyền Việt Nam lại đem bán người qua Đài Loan hàng loạt”, không những thế mà còn bán người qua những nước Á Châu khác như Hàn Quốc, Trung Hoa lục địa, Mã Lai, Tân Gia Ba v.v. nưã. Con số phụ nữ bị bán ra nước ngoài có thể lên đến cả triệu người và điều này cho thấy đây không phải là một sự tình cờ mà đó là một chính sách của nhà nước.
Phải chăng cho phép người dân mang con gái gả cho người ngoại quốc là một giải pháp để giải quyết những khó khăn mà các gia đình nông dân tại Việt Nam đang gặp phải hay tệ hơn nưã là Đảng chủ trương chính sách bán đàn bà con gái ra ngoại quốc như là những món hàng để kiếm ngoại tệ cho đảng và nhà nước?

Chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị
Trong khi hơn một triệu đàn bà con gái Việt Nam bị bán ra ngoại quốc vì gia đình nghèo túng, trong khi người nông dân miền Bắc chỉ sống với một số lợi tức là 40,000 đồng Việt Nam mỗi tháng - theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều- thì một nhà báo khác lại cho biết ngay tại thủ đô Hà Nội, các cậu sinh viên đã tiêu đến 250,000 để ăn chơi trong một đêm.

Trong một bài báo mang tưạ là “Sinh viên và cuộc ăn chơi ca ba “Sung Sướng” hai tác giả Nguyễn Yến và Xuân Trung cho biết như sau:
Nhậu xong, hát xong mà không có món ấy thì cứ thấy thiếu thiếu,” Hoàng (sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội) vưà thanh toán tiền hát Karaoke vưà nói với tôi. Hoàng nói “hôm nay sinh nhật của tao, cả bọn chuẩn bị đi ca 3, tao trả tiền.” Thế là cả bọn lên xe phóng đi đến một qúan tẩm quất ở Phố Vọng…
Sành điệu hơn, Quang (Đại học Xây Dựng), sau khi đã say men rượu thường tìm đến các qúan tẩm quất để tìm “em” đi từ A đến Z. Theo Quang, cậu muốn có cảm giác thật như thế mới giải đen được. Mỗi lần đi như vậy, tính cả tiền nhà nghỉ, tiền trả cho chủ qúan tẩm quất và tiền bo cho mỗi em tiếp viên thường khoảng 250 ngàn đồng.”
“Kết qủa của những cuộc chơi là Hoàng và Quang thường phải nói dối, xin thêm tiền bố mẹ. Có tháng đi nhiều phải xin thêm vài triệu mới đủ…”

Những sinh viên này là con cái nhà ai, bố mẹ của họ thuộc thành phần nào trong xã hội mà lại có dư thưà tiền bạc để cho con cái mỗi ngày đi nhậu nhẹt, tẩm quất mỗi ngày cả 250,000 đồng, mỗi tháng phải cung cấp cho các cậu công tử Hà Thành hàng triệu đồng, trong khi người nông dân chỉ sống với một số tiền nhỏ nhoi là 40,000 đồng mà thôi?
Không cần có câu trả lời nhưng mọi người đều hiểu họ là ai, họ thuộc thành phần nào, tuy nhiên người viết cũng như đa số những người Việt Nam đang sống tại hải ngoại có một câu hỏi thật lớn: hơn nưả thế kỷ xây dựng xã hội chủ nghiã tại miền Bắc, hơn 34 năm “giải phóng miền Nam,” bọn trí phú điạ hào đã bị “đào đến tận gốc, trốc đến tận rễ” rồi, tại sao lại vẫn còn có những bất công xã hội, còn có sự cách biệt qúa lớn, qúa sâu giữa giai cấp đang cầm quyền tức là giới quan chức tại các đô thị và giai cấp nông dân ở nông thôn như vậy? Tại sao các cô gái bị đem đi lấy chồng Đài Loan phần lớn là người miền Tây, một vùng được xem như là trù phú nhất của nước Việt Nam từ thời Pháp thuộc cho đến thời mà Cộng sản gọi là “Mỹ-Ngụy”?

Nông thôn miền Tây bị bỏ quên?
Câu hỏi này gần đây đã được một số chuyên gia tại Việt Nam đưa ra câu trả lời: “nông thôn cả nước và nhất là miền Tây Nam Bộ đã bị bỏ quên!”
Trong một bài phỏng vấn dành cho phóng viên Phương Anh của Đài Radio Free Asia ngày 30 tháng 1 năm 2008, Tiến Sĩ Trần Ngọc Thêm, giáo sư trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thành phố Sài Gòn cho biết rằng:
“Cũng là đồng bằng cả, mà miền Tây trước thì giàu có như thế mà nay lại tụt lùi thì không chấp nhận được. Trước mắt là phải làm thay đổi cơ bản về kinh tế để cho miền Tây Nam Bộ không qúa thua kém các vùng miền đồng bằng khác trong cả nước.”
Sau khi thăm hỏi các “cô dâu Việt Nam” để kiểm chứng với những nguồn tin khả tín-trên mạng lưới điện toán-thì ai cũng thấy đại đa số thiếu nữ đi lấy chồng ngoại quốc đều xuất phát từ miền Tây Nam Phần. Lý do chính yếu là cuộc sống qúa nghèo khổ đến độ khắc nghiệt.
Trong cuộc phỏng vấn nêu trên, giáo sư Thêm nêu lên ba lý do thúc đẩy các thiếu nữ miền Tây phải lấy chồng nước ngoài là Nghèo khổ, Dân trí thấp kém (ít học hay thất học) và Văn hoá (ở miền Tây khác biệt.):
“Vì qúa nghèo khổ, cộng thêm với văn hoá miền Tây, nên các gia đình dễ dàng cho con gái lấy chồng ngoại quốc, nhất là Hàn Quốc và Đài Loan, bất chấp những khuyến cáo từ bên ngoài.”
Nhà báo Phương Anh cho biết thêm rằng: “Đồng thời, dân cư miền Tây còn cho biết ruộng đất ở điạ phương hiện thời đều nằm trong tay bọn “cường hào ác bá Đỏ” cai qủan. Chúng thu tô qúa nặng khiến đời sống nông dân cơ cực, hầu như gia đình nào cũng sa vào cảnh nghèo khổ khắc nghiệt. Hệ qủa trực tiếp là trẻ em miền Tây bỏ học--nhiều nhất nước. Thiếu nữ miền Tây phải bán thận gởi phận ở các nơi xứ lạ quê người—đứng hàng đầu. Thậm chí nhiều nạn nhân qúa nghèo thì bọn con buôn bất chính dụ dỗ sang Trung Cộng bán thân hay bộ phận khác—trong cơ thể—cho nhà thương.”

Như vậy thì từ đầu năm 2008, Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm đã thưà nhận rằng Miền Tây tức là Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thì giàu có mà nay thì qúa nghèo khổ do đó mà phải cho con gái đi “lấy chồng ngoại quốc” nhiều nhất nước.
Sang đến năm 2009, một “chuyên gia tài chánh cao cấp” của Hà Nội là ông Bùi Kiến Thành đã cho biết rằng nông dân và cư dân nông thôn đã bị …bỏ quên.

Theo một bản tin của Đài Radio Free Asia, trong một cuộc hội thảo mệnh danh “Tìm kiếm cơ hội và giải pháp trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế” hôm 4 tháng 7 năm 2009 vưà qua tại Hà Nội:
“Chuyên gia tài chánh cao cấp Bùi Kiến Thành đã ví von khu vực nông thôn như một hậu phương lớn và cũng là một chiến trường lớn. Các chuyên gia phân tích rạch ròi về sự kiện nông dân và cư dân nông thôn bị đối xử bất bình đẳng trong suốt qúa trình đổi mới từ năn 1986 cho tới nay. Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng dân số Việt Nam hơn 80 triệu người với 70% sinh sống ở nông thôn thì đây vưà là lợi thế vưà là trách nhiệm lớn của nhà nước. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh rằng nếu chính phủ Việt Nam không có chính sách và quyết tâm xây dựng nông thôn để làm hậu thuẫn và căn bản cho phát triển thì Việt Nam có cơ nguy bị tụt hậu, thậm chí bị thôn tính.”
Các chuyên gia như ông Bùi Kiến Thành ở Hà Nội cũng kêu gọi chính phủ đáp ứng tới nơi tới chốn những gì nông nghiệp cần, nông thôn cần. Ông nhấn mạnh tới “việc phải tạo điều kiện để 70% dân số là nông dân nông thôn có cuộc sống tốt đẹp hơn, bằng cách tạo cho nông dân có được lợi thế phát triển, qua những chính sách tín dụng, tài chánh thích hợp, người nông dân phải được hỗ trợ giống tốt, thủy lợi tốt và hạ tầng cơ sở tốt…”
Ông Thành nói thêm:
“Làm tới nơi tới chốn cho nông nghiệp nông thôn qủa là một nhu cầu cấp bách. Chẳng hạn hơn 20 năm sau đổi mới, máy móc phục vụ cho nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ đáp ứng 15% nhu cầu, công nghệ sau thu hoạch còn yếu kém gay thất thoát lớn sau mỗi vụ thu hoạch. Đầu vụ thì luá giống đạt tiêu chuẩn chỉ đủ cung cấp cho 30% nhu cầu.”
Ngoài nông cơ, luá giống, thủy lợi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng cho nông nghiệp trong vùng Hậu Giang nhưng hiện nay thì thủy lợi còn có …vấn đề.
Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục Phó Cục Trồng Trọt nhận định:
“Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Nam nói chung còn vấn đề đặc biệt là thủy lợi, đây là sự giới hạn nước trong sản xuất. Để bà con nông dân có thể gieo xạ đúng thời hạn thì can đặc biệt chú trọng thủy lợi.”
Cũng trong bài tường thuật này, một nhà nghiên cứu chính sách của chính phủ Việt Nam là Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát triển Nông nghiệp nói rằng:
“Sự nghèo khó khó của nông thôn thể hiện rất rõ, nhiều hộ nông dân trồng luá mà không đủ gạo ăn cho cả nhà, trong khi mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 5 triệu tấn gạo, năm 2008 chỉ riêng xuất khẩu gạo đã thu về 2 tỷ 800 triệu đô-la. Sự nghèo khó ở thôn quê thể hiện qua việc cả triệu thanh niên con em nông dân bỏ đồng ruộng ra đô thị làm công nhân, để có thể tự túc cho bản thân hoặc giúp đỡ chút ít cho gia đình.”

Nông Dân Việt Nam đang bị bần cùng hoá
Các chuyên gia cao cấp nói trên đã đưa ra ý kiến của họ về những vấn đề khó khăn mà giới nông gia đang gặp phải tại Việt Nam, nhưng gần đây một chuyên gia siêu đẳng, một giáo sư viện sĩ rất nổi tiếng không những ỏ trong nước mà ngay cả tại ngoại quốc đã can đảm làm một việc “chưa từng có” khi ông đưa ra nhận định nói rằng nông dân Việt Nam “đang bị … bần cùng hoá.”

Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho nhà báo Đoan Trang của báo điện tử Vietnam Net ngày 2 tháng 7 và được đài Phát thanh Radio Free Asia trích đọc lại ngày 4 tháng 7 năm 2009 có đoạn như sau:
“Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn, năm nay 78 tuổi, từng là Viện trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông nghiệp Việt Nam, ông xuất thân từ một gia đình khoa bảng, thân phụ là học giả Đào Duy Anh. Ngày 25 tháng 6 năm 2009, Đại sứ qúan Pháp tại Hà Nội đã thay mặt Chính phủ Pháp trao tặng GSVS Đào Thế Tuấn Huân chương Nông Nghiệp Đệ Nhất Hạng, là huy chương vinh danh những cá nhân có cống hiến lớn lao cho nông nghiệp.”
Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã không ngần ngại nói thẳng rằng nông dân Việt Nam bị bần cùng hoá. Chúng tôi trích đọc nguyên văn lời ông nói:
“Nhìn từ góc độ chính trị, xã hội nông dân Việt Nam là những người ít được hưởng lợi từ đổi mới nhất. Nông dân còn qúa nghèo, ít được hưởng phúc lợi xã hội như như giáo dục, y tế…, thiếu việc làm ở nông thôn và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ mạt.
Nông dân đang bị bần cùng hoá, và đó là nguy cơ gây bất ổn xã hội. Như ở Trung Quốc bây giờ, bạo loạn ở nông thôn xảy ra nhiều lắm, ấy là hậu qủa của sự bần cùng hoá nhân dân.

Giáo sư Viện Sĩ Đào Thế Tuấn cho rằng nước Việt Nam đang diễn lại kịch bản ở Trung Quốc và Liên Xô trước kia. Theo lời ông, thế kỷ 20, Liên Xô sau khi tiến hành Cách Mạng Tháng Mười, không có nguồn lực để công nghiệp hoá nên buộc phải dùng nông nghiệp để làm công nghiệp. Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông cũng vậy, bóc lột nhân dân, vắt kiệt nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp. Và Việt Nam bây giờ đang diễn lại đúng kịch bản đó.
Giáo sư Đào Thế Tuấn nhấn mạnh trên thực tế nông nghiệp đang bị lép vế, nông dân thua thiệt đủ bề. Đó là hậu qủa của việc bóc lột nông dân để dồn lực cho công nghiệp hoá. Nói cách khác, việc nông thôn, nông nghiệp Việt Nam bây giờ kém phát triển hoàn toàn do cơ chế, do đường lối, quyết định của lãnh đạo mà thôi…
Giáo sư Tuấn cho rằng “mất đất nông nghiệp là do qủan lý tồi, tăng hạn điền chỉ tạo điều kiện cho đầu cơ phát triển thêm, trong khi nhiều chuyên gia kinh tế cũng như nông nghiệp kêu gọi phải có cải cách về sở hữu ruộng đất. Ông cho rằng vấn đề lớn của nông dân Việt Nam hiện nay là thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập chênh lệch mức sống giưã nông thôn và thành thị rất lớn. Nông dân ở nông thôn không được tiếp cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có tích lũy. Nhà có người ốm đi viện một lần là của cải mất hết, trắng tay. Thêm một đưá con đi học xa, học lên cao là cả nhà lao đao.
Giáo sư Đào Thế Tuấn nói rằng “không có nước nào người nông dân bị bạc đãi, bóc lột, hiếp đáp bởi bọn cường hào mới, đa số là đảng viên trong các đảng ủy điạ phương được cấp trên thông đồng che chở. Không ở đâu, chưa bao giờ nông dân bị tước đoạt đất ruộng qua “thu hồi” kiểu cưỡng bức và tùy tiện, với chính sách “đền bù” nhảm nhí, “bèo bọt” chỉ bằng một phần 10, có khi chỉ một phần 20 của giá trị thực! Nạn dân oan, nạn ly nông, nông thôn thành bãi rác…đang là quốc nạn trong sự thờ ơ, trong cả sự đồng loã của đảng cầm quyền.

Trong phần cuối của cuộc phỏng vấn, Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn kết luận rằng: “Điều quan trọng phải làm ngay ở nông thôn bây giờ là xã hội dân sự. Theo ông, ngày xưa ở Việt Nam đã có cộng đồng làng xã, thôn xóm, đại diện là những lý trưởng, xã trưởng. Bây giờ thì chỉ còn mấy ông bà cán bộ, ông bí thư, chủ tịch xã, bà tổ trưởng phụ nữ v.v. Người dân chẳng được tham gia gì cả. Theo GSVS Đào Thế Tuấn thì cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ chế để giúp nông dân tổ chức lại được với nhau, xây dựng các doanh nghiệp xã hội. Nhà nước không thu thuế đối với họ, dĩ nhiên họ cũng có một mức lãi nào đó. Nhưng về bản chất, họ là một hệ thống các tổ chức chăm lo phát triển xã hội.
Hệ thống đó là một phần của Xã hội Dân sự…”
[16]

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển ở Hà Nội còn đi xa hơn nưã khi ông kêu gọi cần phải có cải tổ cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhất là giao quyền sở hữu đất đai cho người dân để giải quyết mọi bế tắc:
“Chừng nào chưa có sự thay đổi tư duy liên quan đến đất đai, chừng nào chưa sưả được luật đất đai một cách triệt để, giao quyền sở hữu cho người dân, bớt hay loại bỏ hạn điền, quan trọng nhất là có chính sách khuyến khích người dân tụ tập họp lại…”ï

“Cái Gốc Phản Động của Luật Đất Đai”
Những vị chuyên gia cao cấp, những vị khoa bảng, giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ v.v. đã đưa ra những nhận định rất tiêu cực về chính sách của đảng Cộng sản cầm quyền đối với nông dân Việt Nam ngày nay nhưng họ lại không chỉ trích thẳng và cái gốc đã gây ra những vấn đề này, đó là Luật Đất Đai.
Vào tháng 7 năm 2009, một số sinh viên trẻ tại Hà Nội đã cho phổ biến một bài viết mang tên là “Tôi tìm hiểu Luật Đất Đai” của một sinh viên trẻ đang theo học Trường Luật thuộc Viện Đại Học Quốc Gia ở Hà Nội. Người viết tên là Đỗ Thúy Hường, dường như chỉ chừng 21 hay 22 tuổi, nhưng đã viết một bài dưới hình thức luận văn chỉ trích thẳng vào Hiến Pháp 1980 và Luật Đất Đai, đó là cái gốc của vấn đề nông dân Việt Nam bị nghèo đói và cô sinh viên này đã dám nói rằng cái quan điểm đất đai thuộc về Đảng và Nhà Nước là… phản động.
Trong câu mở đầu bài Tôi Tìm Hiểu Luật Đất Đai, sinh viên Đỗ Thúy Hường đã nói ngay rằng bộ luật đó đã làm mất lòng dân:
“Tôi xin chia sẻ những gì tự tìm hiều về cái bộ luật mất lòng dân này.”
Cô cho biết rằng:
“Ngoài việc đọc lại Luật (té ra có tới 4-5 cái và nhiều nghị định, pháp lệnh đi kèm), tôi còn hỏi han những người cao tuổi, nhất là các nạn nhân.
“Chúng ta quan tâm chuyện đồng bào khiếu kiện triền miên do đất đai bị “thu hồi” nhưng được bồi thường qúa rẻ mạt. Nhiều bạn nghĩ là do tổ chức Đảng ở điạ phương lộng hành. Nghĩ vậy không sai, nhưng chưa đủ. Cái gốc là do Luật Đất Đai (LĐĐ) đã truất quyền sở hữu đất của dân, từ đó cán bộ mới có thể hà hiếp dân.
Luật Đất Đai đã gây đau khổ, oan khiên cho hàng chục triệu người, nhất là nông dân kể từ khi nó ra đời (1987). Chính nó giúp tham nhũng tăng lên gấp 4 lần và mỗi năm róùt 10% GDP vào túi bọn tham nhũng hoặc lãng phí. Hoàn toàn có cơ sở để đạo luật này bị gọi là “sản phẩm của tư duy phản động.”
Suốt 20 năm vận hành, nó bị cuộc sống chống lại quyết liệt đến mức Đang Cộng sản Việt Nam phải sưả đổi, bổ sung, thay thế ... tới 4 lần, và nay (2008) lại sắp thay luật lần thứ 5. Vậy mà luật 2008 vẫn chỉ là tạm thời, còn theo thông báo chính thức thì tới năm 2011 mới hy vọng có luật “hoàn chỉnh.” Nhưng ngay hôm nay, tôi có thể nói: “Không bao giờ có LĐĐ hoàn chỉnh, nếu không sưả tận gốc.”
Vậy cái “gốc” đó là gì?

Cái gốc “phản động” của LĐĐ
“Không có nước nào dám coi tài nguyên đất đai là không quan trọng bậc nhất. Ở Việt Nam lại càng như vậy khi bình quân diện tích trên đầu người (vốn đã thấp) cứ ngày càng thu hẹp do dân số tăng nhanh. Đảng CSVN ý thức đầy đủ rằng độc quyền kiểm soát đất đai ở một nước mà nông dân chiếm trên 70% dân số sẽ tạo ra quyền lực tối thượng về kinh tế, qua đó là quyền lực độc tôn về xã hội và chính trị. Do vậy hiến pháp 1980 được một quốc hội gồm 90% đảng viên thông qua có ghi một ý mà ngay khi đó người dân chưa thể nhận ra sự nguy hiểm cho mình, thậm chí còn hả hê vì thấy “toàn dân” (chung chung) được Đảng đề cao: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ … mà pháp luật quy định là của Nhà Nước đều thuộc sở hữu của toàn dân.”
Dưạ vào hiến pháp. LĐĐ 1987 (và các năm sau) khẳng định: “Đất đai là “tài nguyên quốc gia vô cùng qúy giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là điạ bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở khác nhau và trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay.”
Khi đó mọi người chưa thể nhận ra đây là lời mào đầu để ngay sau này, Đảng CSVN có lý do biến sở hữu đất đai của người dân (dù đó là tự mua một cách chính đáng, tự khai hoang hay do tổ tiên để lại…) trong nháy mắt biến thành sở hữu của Đảng. Kinh chưa? Chỉ bằng mấy tờ giấy mà đảng làm điên đảo cả xã hội!
Đảng ta giải thích sự tước bỏ quyền sở hữu đất đai của dân bằng lý sự như sau:
“Đất đai là kết qủa của một qúa trình chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc chứ không của riêng ai. Tách khỏi những diều kiện của nhà nước, của cộng đồng thì không một cá nhân nào có thể khai phá và giữ gìn bất cứ mảnh đất nào để rồi sau đó nó hoàn toàn là của mình. Có chăng, ở đây họ chỉ có công khai phá và sử dụng nó.”
Ai có công chống ngoại xâm? Đương nhiên, chúng ta phải học lịch sử Đảng để hiểu rằng đảng ta có công chống Pháp và Mỹ. Nhưng đảng cấm chúng ta nghĩ rằng sự nghiệp chống ngoại xâm là của toàn dân và có từ thời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung … và sau khi đuổi được giặc thì người dân thời xưa vẫn được có quyền sở hữu đất đai. Quyền này vẫn được thưà nhận trong 80 năm thực dân Pháp chiếm nước ta. Ấy vậy mà sau khi đưổi được thực dân Pháp thì đảng ta lại lý sự rằng không cá nhân nào có quyền sở hữu đất đai. Đang là chủ sở hữu, người dân trong nháy mắt chỉ còn có “quyền sử dụng,” trong khi đó, Đảng vô sản vốn chẳng có tý đất nào ban phát cho dân bỗng nhiên trở thành người có quyền ra lệnh “thu hồi” ! Dùng từ “thu hồi” trong LĐĐ chẳng lẽ không nói lên điều gì về não trạng của đảng ta?

Tác giả Đỗ Thúy Hường cho biết rằng LĐĐ năm 1987 bị chống đối quyết liệt khiến cho “Đảng ta” phải thay thế bằng Luật 1993, đến 1898 phải bổ sung nhiều điều nhưng vẫn không ổn nên đến 2003 lại phải có luật mới. Cô sinh viên này cho biết:
“Tuy nhiên chính cái luật 2003 này đã tạo ra nhiều triệu dân oan, hàng chục ngàn cuộc khiếu kiện đông người và dài ngày, kể cả biến thành biểu tình đến mức công an phải lộ diện đàn áp. Luật 2003 có công đầu đưa tham nhũng lên thành quốc nạn. Chính nó có vai trò hàng đầu khiến cho Đảng phải ban hành và thực thi các quy định pháp luật về “cưỡng chế”, về tội “chống người thi hành công vụ,” “cấm tụ tập khiếu kiện qúa 5 người”… Nay lại sắp có Luật 2008.
Đối tượng thi hành luật chỉ có 2: dân (ông chủ theo học thuyết “làm chủ tập thể” của cụ Lê Duẫn) và nhà nước (đầy tớ, có nhiệm vụ … qủan lý ông chủ). Luật 1987 khá đơn giản, vì nội dung chủ yếu của nó chỉ là quy định quan hệ đất đai giữa chủ và đầy tớ. Ông chủ tuy mất hẳn quyền sở hữu đất đai, nhưng vẫn được đầy tớ cho phép sử dụng nó, khi cần thì “thu hồi”. Không có đối tượng thứ ba nào khác.”
“Chính khi LĐĐ 1987 cò hiệu lực, mọi người nhận ra một điều: ý đồ tiêu diệt tôn giáo, tiêu diệt sở hữu và tiêu diệt thị trường là ngu xuẩn, là việc chống trời.”

Tác giả Đỗ Thúy Hường cho biết rằng trong hội nghị ngày 7-3-2008 về sưả LĐĐ 2003 với Bộ Trưởng Tài Nguyên-Môi Trường, có “nhiều người đã khen ngợi tính hiệu dụng và tiện lợi rất cao của bằng khoán điền thổ (giấy công nhận sở hữu đất đai thực hiện từ năm 1927) và đề nghị Đảng ta nên học theo cách đó (của thực dân, phong kiến.)”

Trong phần kết luận, sinh viên Đỗ Thúy Hường nói rằng hiện nay:

1/ Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước (của Đảng, do Đảng, vì Đảng) thống nhất qủan lý. Hậu qủa là a/ Đất công bị chiếm dụng vô tội va; b/ tham nhũng tràn lan; c/ khi trưng dụng đất tư nhân cho việc công ích lẽ ra phải coi người mất đất là những người có công, hy sinh, phải bồi thường cao hơn giá thị trường thì làm ngược lại.
2/ Quốc doanh là chủ đạo (mặc dù quốc doanh chiếm dụng 70% vốn nhà nước nhưng chỉ đưa lại 30% lãi, nhưng nếu không thế thì mất Chủ nghiã Xã Hội.)
3/Cái đưôi “định hướng Xã Hội Chủ Nghiã” gắn vào cơ chế thị trường khiến thị trường không phát huy hết tác dụng tích cực, mà còn ngược lại.


Và để kết luận, Đỗ Thúy Hường nói rằng:
Tất cả những gì ở trên chỉ để tạo cớ cho đảng ta cai trị dân vĩnh viễn.”

Bài viết của cô sinh viên Đỗ Thúy Hường là một hành động vô cùng can đảm vì cô đã dám nói rõ sự thật về những đạo Luật Đất Đai hiện nay tại Việt Nam, đó chỉ là những phương tiện cho các đảng viên Cộng sản tham ô khi họ sử dụng quyền “thu hồi” đất đai và về bản chất, tất cả những đạo luật về đất đai hiện này đều mang cái gốc …phản động!

* * *

Nhân đọc bốn bài của nhà văn Nguyễn Quang Triều viết về đời sống của người nông dân Việt Nam ngày nay, người viết cảm thấy chua xót cho số phận của họ, đã phải đi theo một con đường vòng tròn để trở về với cuộc sống tối tăm như thế hệ của cha ông họ ngày xưa khi đất nước còn bị thực dân Pháp đô hộ. Tệ hại hơn nưã người dân còn phải đóng cả mọi thứ thuế vô cùng phi lý mà bọn quan chức điạ phương “sáng tác” ra.

“Báo Tiền Phong số ra ngày 18 tháng 7 năm 2009 có đăng một phóng sự không may người chú ý, có lẽ vì chuyện nhỏ qúa không thấm tháp vào đâu so với những chuyện động trời khác. Đó là chuyện lãnh đạo xã Thạch Sơn, huyện Thanh Hà tỉnh Hà Tĩnh đè đầu dân để thu tiền nuôi cán bộ để “duy trì bộ máy!” Từ trẻ lên một trở lên không ai tha.
Lý do là tiền “trên” rót về cho 124 quan chức cán bộ mỗi tháng chỉ có 60 triệu, mà lẽ ra thì phải 87 triệu mới đủ. “Bấù trên” không được nên cấu “ dưới”, chứ chẳng nhẽ làm cán bộ mà chịu khoanh tay à? Khoản thiếu 27 triệu mỗi tháng lấy bằng cách nào?
Bằng cách bổ mỗi đầu dân đóng 30,000 đồng, nhân với số khẩu 5,400, được 162,000,000 (162 triệu) một năm. Chia cho 12 tháng, mới được 13 triệu rưỡi, vẫn còn thiếu 132 triệu rưỡi nưã. Thế là lãnh đạo xã Thanh Sơn biết thương dân, chịu thiếu thốn để dân bớt khổ. Hoặc lãnh đạo xã này phép cộng trừ nhân chia còn kém, tính sai kết qủa khiến mình chịu thiệt.
Thu nhập bình quân của dân Thạch Sơn là 4 triệu đồng một năm, vậy mỗi tháng là 333,333 đồng. 124 chức danh cán bộ hưởng lương “trên” rót về 60 triệu/tháng, vậy trung bình lương cán bộ xã này là 483,870 mỗi tháng, so với dân là đã hơn đứt 150,000 đồng, nhưng tất nhiên là không đủ. Nếu xoay được cả khoản thiếu là 27 triệu đồng thì lương cán bộ xã trung bình sẽ là 701,612 đồng mỗi tháng, gấp đôi còn dư so với nhân dân. Tước của người nghèo hơn chia cho người giàu hơn là sáng tạo của chính quyền nhân dân. Sẵn chuyên chính trong tay, chỉ cần “đến mùa thu phí, thôn trưởng bắc loa lên thông báo ai không thanh toán đầy đủ rồi đây các thủ tục giấy tờ gì cho con cái học hành ở điạ phương hoặc đi làm ăn xa, khi lên Ủy ban Xã gặp trắc trở thì đừng có trách.”
Như thế thì sinh ra ai chẳng muốn đầu thai làm cán bộ, lớn lên ai chẳng thích được vào bộ máy!”
[17]

Cách đây gần một trăm năm, khi đề cập đến số phận của những người nông dân thời Pháp thuộc, một nhà “cách mệnh” Việt Nam đã nói:
“Người An Nam nói chung phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của nước Pháp, người nông dân nói riêng lại càng phải è cổ ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách thảm hại hơn: “Là người An Nam, họ bị áp bức, là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản. Chính họ là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, một thứ lao dịch. Chính họ làm ra cho lũ người ăn bám, lũ người lười biếng và những bọn khác hưởng mà chính họ thì phải sống trong cùng khổ trong khi những tên đao phủ của họ sống rất thưà thải, hễ mất mùa thì họ chết đói. Dưới chế độ thuộc điạ hiện nay, khi cần kiếm tiền, các quan cai trị người Pháp chỉ việc ký một nét bút thần kỳ là người dân cày An-Nam buộc phải nộp thuế…”

Nếu người ta chỉ thay thế mấy chữ “thực dân Pháp” trong đoạn trên bằng danh từ “đảng Cộng sản Việt Nam” thì dù thời gian đã cách đến gần một thế kỷ rồi nhưng hoàn cảnh người nông dân Việt Nam bị áp bức, bị bóc lột vẫn không có chỗ nào thay đổi cả.
Nhà “cách mệnh” đã viết đoạn trên không ai khác hơn là Chủ Tịch Hồ Chí Minh khi ông viết dưới tên Nguyễn Ái Quốc về “Tình cảnh nông dân An-Nam” được đăng tãi trên báo La Vie Ouvrière (Đời Sống Thợ Thuyền) tại Pháp ngày 4 tháng Giêng năm 1924 và được trích lại trong Hồ Chí Minh Toàn Tập, cuốn I, do quyết định của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam số 93-QĐ/TW ngày 22 tháng 12 năm 1994.
Ông Hồ Chí Minh viết bài này vào năm 1924, khi đó cả nước Việt Nam đang bị thực dân Pháp cai trị, nhưng khi đó tại xã Thạch Sơn và ngay cả tại các phủ, huyện trong tỉnh Hà Tĩnh, không hề có một thằng Tây nào đóng đô tại đó để bóc lột người nông dân Việt Nam, bọn thực dân Pháp chỉ sống tại các thành thị mà thôi. Ngày nay, tại nước Việt Nam Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã đã được độc lập do đảng Cộng sàn Việt Nam quang vinh muôn năm lãnh đạo, thế mà tại một xã Thạch Sơn, huyện Thanh Hà tỉnh Hà Tĩnh, nơi quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lại có đến 124 quan chức, cán bộ của Đảng đang cai trị dân và khi Đảng và Nhà Nước không chi đủ tiền lương cho họ thì họ lại bắt nhân dân từ đưá trẻ lên một phải đóng thêm thuế là 30,000 đồng mỗi tháng cho cái bọn 124 người mà ông Hồ Chí Minh gọi là “lũ người ăn bám, lũ người lười biếng”hưởng thụ trong khi người nông dân tại miền Bắc chỉ sống với một số tiền là 40,000 đồng mỗi tháng, theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

Theo thống kê chính thức của Nhà Nước, dân số Việt Nam ngày nay có vào khoảng trên 80 triệu người và như nhiều nhà chuyên môn đã nói trong những phần trên thì nông dân chiếm đến 70% dân số, như vậy thì tổng số nông dân trên toàn quốc có vào khoảng 63 triệu người.

Hiện nay, 63 triệu nông dânViệt Nam đó đang bị bỏ quên, đang bị đối xử bất bình đẵng như lời chuyên gia cao cấp Bùi Kiến Thành, đang bị bần cùng hoá, bị bạc đãi, bóc lột, hiếp đáp bởi bọn cường hào mới, đa số là đảng viên trong các đảng ủy điạ phương được cấp trên thông đồng che chở như lời Giáo Sư Viện Sĩ Đào Thế Tuấn, đang là nạn nhân của những đạo luật đã gây đau khổ, oan khiên cho hàng chục triệu người, nhất là nông dân kể từ khi nó ra đời, tạo ra nhiều triệu dân oan, hàng chục ngàn cuộc khiếu kiện đông người và dài ngày… như lời sinh viên Đỗ Thúy Hường…

Thêm vào đó, sự chênh lệch và cách biệt qúa đáng giưã giai cấp cầm quyền thiểu số tại các đô thị và giai cấp nông dân đa số đang bị bỏ quên tại nông thôn đang tạo ra những sự bất mãn trong giới nông dân và cho đến một lúc nào đó thì sẽ biến thành những mối nguy cơ bất ổn như bài báo “Nông Thôn Bị Bỏ Quên: Nguy cơ Bất ổn” được trích đọc trên đài phát thanh Á Châu Tự Do ngày 21 tháng 7 năm 2009.
Trong phần kết luận bài này, nhà báo nói rằng:
“Những năm mới thống nhất đất nước, bộ máy tuyên truyền của chính phủ đã phổ biến rộng rãi ở Sài Gòn một bộ phim Pháp mang tưạ “Người Nông Dân Nổi Giận” mô tả sự bất công đối với nông dân thời xa xưa…Bây giờ hơn 30 năm sau, nhiều nông dân nông thôn cũng đầy ắp bất bình về sự chênh lệch đời sống giưã nông thôn và đô thị…”
Bài báo không nói rõ trong phim Người Nông Dân Nổi Dậy được chiếu tại Sài Gòn sau năm 1975, người nông dân đã có hành động như thế nào, nhưng những người Sài Gòn được xem cuốn phim này và vẫn còn nhớ thì họ đã kể lại rằng trong phần kết cuộc, nông dân Pháp đã nổi dậy làm cách mạng và lật đổ chế độ cầm quyền phong kiến đó. Họ cũng cho biết rằng khi xem cảnh nông dân Pháp nổi dậy, khán giả Sài Gòn đã vỗ tay vang rền trong rạp chiếu bóng và sau đó cuốn phim này không còn được chiếu nưã.

Trong một đoạn trước đó trong bài báo “Nông Thôn Bị Bỏ Quên: Nguy cơ Bất ổn”, chuyên gia kinh tế tài chánh cao cấp Bùi Kiến Thành đã nhấn mạnh rằng: “nếu chính phủ Việt Nam không có chính sách và quyết tâm xây dựng nông thôn để làm hậu thuẫn và căn bản cho phát triển thì Việt Nam có cơ nguy bị tụt hậu, thậm chí bị thôn tính.”
[18]

--------------------------------------------------------

[1] Yves Henry: “Économie Agricole de l’Indochine” Hà Nội 1932. Trích lại trong cuốn sách Xã Thôn Việt Nam do nhà xuất bản Văn Sử Điạ của Đảng Lao Động ấn hành năm 1959 tại Hà Nội, trang 62.
[2] Gerard Charlan: “The Peasants of North Vietnam,” nxb Penguin, Baltimore, Maryland 1969, trang 39.
[3] Nguồn: Cục lưu trữ Quốc gia Liên Bang Nga: http://www.rusarchi/ves.ru/evants/exh...

4 “Ghi Chép Thực về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp” (Hồi Ký của Những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghiã và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đính.

[5] William Duiker: “Ho Chi Minh: a Life”, Hyperion, New York 2000, trang 421
[6] Võ Văn Trực: “Chuyện Làng Ngày Ấy,”Tạp chí Văn Học Hà Nội, 2006, trang 100, 102, 104, 153
[7] Hoàng Văn Chí: “Từ Thực Dân đến Cộng Sản”, bản dịch của Mặc Địch, nxb Chân Trời Mới, Sài Gòn 1962, trang 114-154.
[8] G.S. Nguyễn Văn Canh: “Nông dân Bắc Việt những năm 1945-1970”, Center for Vietnamese Studies, San Jose, California, 1987, trang 31-32.
[9] Nguyễn Minh Cần: “Đảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng sản quốc tế,” nhà xuất bản Tuổi Xanh, California 2001, trang 63.
[10] Hoàng Văn Chí: “Từ Thực Dân đến Cộng Sản”, bản dịch của Mặc Địch, nxb Chân Trời Mới, Sài Gòn 1962, trang 281.
[11] Nguyễn Quang Thiều: “Bức thư thứ Nhất: Họ đang đi theo một vòng tròn,” ,
[12] Những con số trên đây được trích dẫn trong cuốn “Thành Tích Sáu Năm Hoạt Động của Chính Phủ VNCH: 1954-1960” do Hồ Đắc Huân tái xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2007.
[13] Nguyễn Văn Trần: “Nhìn lại Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc và Cải Cách Điền Điạ Miền Nam, internet.”
[14] Người viết nghĩ rằng nếu còn sống, anh Lê Huyến ngày nay cũng đã ngoài 80 tuổi và hy vọng rằng anh sẽ không bị gặp phải nhiều “khó khăn” ở trong nước.
[15] Ca dao trích lại trong “Đi Lấy Chồng Xa” của Huy Phương, nxb Nam Việt, California 2006.
[16] “Nông dân đang bị bần cùng hoá,” Radio RFA ngày 4 tháng 7 năm 2009.
[17] Báo Tiền Phong, Hà Nội ngày 18-7-2009, tác giả Thùy Yên, trích lại trên trang web Z-cafe. Bài này được đăng trên trang web ngày 6-8-09 nhưng hai ngày sau thì bị lấy xuống, không rõ vì lý do gì.
[18] “Nông Thôn Bị Bỏ Quên: Nguy cơ Bất ổn”: Đài phát thanh RFA , Washington D.C. ngày 21 tháng 7 năm 2009.




No comments: