Monday, September 21, 2009

NGOẠI VIỆN và CHÍNH QUYỀN TỒI


Ngoại viện và chính quyền tồi
Iqbal Z. Quadir - mythanh lược dịch
21-09-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6727

Giúp doanh nhân là chính sách đúng


Barack Obama đã nói rất nhiều về phương hướng thay đổi mối quan hệ giữa Mỹ với thế giới, và một trong vài lãnh vực đến lúc phải cải tổ là các chính sách viện trợ của chúng ta. Chúng góp phần vào sự trì trệ kinh tế tại các quốc gia nghèo và tước đi những thị trường xuất cảng lớn của Mỹ. Khả năng làm chủ doanh nghiệp, không phải viện trợ, là điều cần thiết để trẻ trung hoá thị trường tại các quốc gia đang phát triển, và nhờ đó, giúp Mỹ phát đạt.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã đưa ra chính sách tài trợ cho các chính phủ tại các nước nghèo để đổi lấy sự trung thành (chính trị) của họ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy dù viện trợ cho các chính quyền ngoại quốc tạo được đồng minh nhưng đã không đưa tới tiến triển về kinh tế. Thay vào đó, nó làm cho chính phủ của các nước nghèo lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn là vào tiền thuế của công dân họ.

Pakistan là một trong những quốc gia nhận viện trợ từ Mỹ suốt sáu mươi năm nay, nhưng chưa hề có một kết quả tiến bộ thực sự. Pakistan trăn trở với các vấn nạn bám rễ từ quyền lực bất cân xứng của nhà nước. Viện trợ chỉ khuếch đại quyền lực đó.

Ngược lại, trong cùng thời gian đó, kinh tế Malaysia đã gia tăng gấp hai lần kinh tế tại Pakistan. Tiếp liệu bằng giao thương thay vì viện trợ, nền kinh tế của Malaysia thịnh vượng đồng bộ khắp nước, và trở nên một đồng minh đáng tin cậy hơn nhiều.

Điều bi thảm là những nỗ lực viện trợ trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã nuôi giữ tệ nạn tại các nước nghèo. Viện trợ giúp sức cho nạn quan liêu, khuyến khích độc tài, và không khích lệ chính phủ trong việc thu thêm thuế từ phát triển. Tài sản kinh tế thường tập trung trong tay nhà nước, đưa tới tư bản độc quyền, trì trệ và những tệ nạn khác. Tất cả những điều này gây tổn hại cho doanh nhân, những người có khả năng tạo ra sự thịnh vượng và thúc đẩy chính quyền phải có trách nhiệm.

Lịch sử kinh tế và tiến bộ chính trị phương Tây chứng minh rằng sức mạnh kính tế của công dân –không phải của giai cấp lãnh đạo – góp phần cho kiểm soát và cân bằng cán cân quyền lực. (checks and balances)

Trường hợp điển hình là Anh Quốc, không có ngoại viện đã tạo ra những trách nhiệm thật sự. Vào thế kỷ 13, sau sự ra đời của quyền tư hữu, vua Anh bắt buộc triệu tập một nhóm các công dân để giữ một vai trò chính thống hoá thuế khoá. Nhóm này, gọi là nghị viện, tư bản hóa các nhu cầu về tiền bạc của hoàng gia và bảo đảm hoàng gia không thể độc lập về mặt tài chánh. Mỗi lần nhà vua muốn thông qua một dự luật thuế mới, nghị viện chỉ đóng góp sau khi đòi hỏi nhiều tự do hơn từ triều đình. Theo thời gian, nghị viện trở thành một nhánh có quyền lực hơn trong chính quyền. Sự thiếu hụt tài chánh của vua, và không có trợ giúp từ bên ngoài là chìa khóa dẫn tới sự thành công cho nền dân chủ Anh Quốc.

Tổng thống Obama hiện đang có cơ hội để gầy dựng một đường lối viện trợ mới, thật sự giúp ích cho người dân. Đường lối này sẽ thể hiện lòng tin của chúng ta với nền dân chủ và phục vụ lâu dài cho lợi ích của Mỹ.

Kế hoạch này sẽ như thế nào?

Trước hết, Mỹ cần tháo bỏ các cấm vận với xuất khẩu từ các nước nghèo, bất kể các luật lệ thương mại tại các quốc gia này. Trước ngưỡng cửa thị trường toàn cầu, các quốc gia nghèo, dù là có yếu kém trong mặt tổ chức, sẽ tự động thu hút giới đầu tư tư nhân. Những tổ chức này sẽ trở nên mạnh hơn theo thời gian khi doanh thương thành đạt. Đầu tư của tư nhân dựa vào nền kinh tế toàn cầu tất nhiên cần tìm lao động rẻ và như thế sẽ tạo công ăn việc làm.

Kế đến, các tiểu thương có thể được nâng đỡ với khoảng 25.000 USD, tiền giúp vốn. Những doanh nhân nhỏ tạo được cộng việc, sản phẩm, và dịch vụ, hình thành nền tảng của dân chủ phát triển. Với một vài thay đổi thực tiễn trong hoạt động, Liên đoàn Tài chánh Quốc tế (the International Finance Corporation IFC) thuộc Ngân Hàng Thế Giới có thể thúc đẩy sự phát triển qua các doanh nhân. Ngân hàng Thế giới nên ngừng cho các chính phủ mượn tiền để chú trọng vào việc sửa đổi IFC.

Thứ ba, Mỹ có thể phụ giúp tương ứng 1 triệu dollars cho bất cứ nhóm dân thường nào có khả năng quyên được $1 triệu dollars để thành lập một trung tâm sức khỏe. Những y viện này – với 1 tỉ dollars có thể xây dựng một ngàn cái ‒ có thể cung cấp những dịch vụ cần thiết cho người dân nghèo và gây được thiện cảm với Mỹ.

Vắn tắt, Mỹ nên chấm dứt đổ hàng tỉ đô-la vào bộ máy quan liêu của các nước nhỏ để mua đồng minh ngắn hạn mà nên đi từ dưới lên nghĩa là tập trung nỗ lực giúp những doanh nhân nhỏ. Điều này sẽ làm Mỹ được yêuchuộng hơn, xoá bớt đói, giảm bớt nghèo, và cổ suý thay đổi dân chủ thật sự tại các quốc gia đang phát triển này.

Chúng ta nên ủng hộ các nhà nước bền vững được bằng tiền thuế của người dân – đó là, dân chủ. Các thể chế dân chủ sẽ là đồng minh dài lâu của Mỹ.

Tác giả là người sáng lập và điều hành Massachusetts Institute of Technology's (MIT’s) Legatum Center for Development and Entrepreneurship, đồng thời cũng là sáng lập viên Grameenphone, hãng cellphone lớn nhất tại Bangladesh.

© DCVOnline

Nguồn:
Foreign Aid and Bad Government, By IQBAL Z. QUADIR


No comments: