Sunday, September 6, 2009

HÃY HỎI Ý DÂN (TRƯNG CẦU DÂN Ý)


Hãy Hỏi Ý Dân
TRẦN KHẢI
Việt Báo Chủ Nhật, 9/6/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=149185
Nếu chúng ta muốn về quê nhà khi đất nước đã có phần nào cởi mở chính trị, nói cụ thể, như là một hình thức nào đó của dân chủ đa đảng, thì có vẻ như chưa thấy được trong một tương lai gần. Bởi vì, tuy các nhà nước Trung Quốc và CS Việt Nam không lộ vẻ sắt máu như Bắc Hàn và Cuba, nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu nhà cầm quyền sẵn sàng nghe các tiếng nói dị biệt. Trừ phi chúng ta có cách nào thúc đẩy Đảng CSVN vào ngõ hẹp, đường cùng để phải chấp nhận các khuynh hướng dị biệt.

Trong nhiều thời gian qua, nhà cầm quyền CSVN không sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói dị biệt trong nhiều vấn đề – như trường hợp tiếng nói từ những người gắn bó với chế độ, như Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt, hay gần đây như Võ Nguyên Giáp và nhóm trí thức Bauxite Tây Nguyên
http://www.bauxitevietnam.info – thì chúng ta phải chờ đợi tới bao giờ để cho Đảng CSVN chịu cải tổ chính trị, hay là phải tạo ra các sức ép mới nào để được như thế?

Thấy được tình hình Việt Nam mình như thế, giữa những người suốt đời giữ vai đảng viên Đảng CSVN còn bao vây ngờ vực nhau như thế, mới thấy được các gian nan thập phần nhiều hơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người mà nhà nước Bắc Kinh hiển nhiên là sẽ không bao giờ tin cậy bất kể tâm lượng ngài có từ bi thế nào.
Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm Thứ Sáu nói rằng ngài “luôn luôn sẵn sàng trở về Tây Tạng,” khi kết thúc chuyến thăm Đài Loan dài 5 ngày, mà chuyến đi này đã làm Trung Quốc giận dữ. Khi tới phi trường Taoyuan International Airport ở ngoại ô Đài Bắc, sửa soạn rời Đài Loan, vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng 74 tuổi trả lời câu hỏi của thông tấn AFP, “Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng trở về Tây Tạng. Dĩ nhiên, tất cả mọi người Tây Tạng luôn luôn suy nghĩ như thế.”
Ngài nhiều lần nói rằng ngài chỉ muốn “tự trị có ý nghĩa” cho dân tộc Tây Tạng, nhưng Trung Quốc nói rằng ngài chỉ muốn đòi độc lập hoàn toàn và đang tiến hành các hoạt động “ly khai” trong khu vực, điều mà Đức Đạt Lai Lạt Ma liên tục bác bỏ.

Hoàn cảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma tất nhiên là phức tạp hơn hoàn cảnh của những người hoạt động dân chủ tại Việt Nam. Nhưng nếu bạn thử nheo mắt lại, nhìn nghiêng một tí, sẽ thấy có một số điểm tương đồng. Và chính các điểm tương đồng này cho thấy tâm lượng của cả hai chính phủ Bắc Kinh và Hà Nội.Bắc Kinh nhìn ngài như “âm mưu ly khai,” còn Hà Nội nhìn các nhà hoạt động dân chủ tại VN như những người có “âm mưu lật đổ chính phủ.”

Bắc Kinh nhìn ngài, các sắc tộc vùng Tây Tạng và Tân Cương như cánh tay nối dài của CIA muốn Trung Quốc tan vỡ thành nhiều mảnh để mất hẳn thế siêu cường Châu Á, còn Hà Nội nhìn các nhà dân chủ VN như những người bị các đảng phái hải ngoại bơm tiền trợ giúp để xóa sổ thể chế độc đảng toàn trị.

Như thế, Bắc Kinh nhìn thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma như kẻ tử thù của thế bá quyền Đại Hán, còn Hà Nội nhìn các nhà dân chủ như kẻ tử thù của chế độ. Đã nhìn như thế, thì làm sao còn đối thoại được?

Nhà nước Hà Nội không hề giấu giếm rằng tất cả những người tư tưởng dị biệt, cho dù là vị trí phản biện hay vị trí khác đảng pháí, kể cả người thuộc phe đệ tứ quốc tế, đều là “phản động... cách mạng đầu lưỡi, chẳng có đóng góp gì...”
Chính xác, các nhận xét đó chính là lời của “Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, từ Hà Nội, khẳng định với BBC Việt ngữ hôm 01/9/2009 rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam dứt khoát, trước sau như một, không chấp nhận có đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam"...” (nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090710_nguyentrongphuc.shtml)
Tuy nhiên, GS Nguyễn Trọng Phúc cũng biết sợ trưng câù dân ý, cho nên còn nói:
"Người ta có nhiều con đường để đi đến khẳng định chế độ chính trị nào được toàn dân ủng hộ, chứ không phải chỉ trưng cầu dân ý. Nước Anh, nước Mỹ có trưng cầu dân ý không?"

Hiển nhiên, câu nói đó là sai. Chuyện nước Anh thì người viết không rõ, nhưng chuyện Hoa Kỳ trưng cầu dân ý vẫn là thường trực vài năm, đủ thứ chuyện cứ đưa ra trưng cầu dân ý. Gần nhất, sôi nổi nhất tại tiểu bang California là Đề Luật 8, tên gọi là Proposition 8, trong đó hỏi ý cử tri California trong cuộc bầu cử hồi tháng 11-2008 về hôn nhân đồng tính luyến ái, nội dung đòi sửa Hiến Pháp California để thêm một đoạn mới (7.5) vào Điều I (Article I), đòi viết: “Chỉ có hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là giá trị hay là được công nhận tại California.”
Chúng ta nơi đây không bàn sâu về Đề Luật 8, mà chỉ muốn nói với giáo sư Phúc rằng trưng cầu dân ý là chuyện thường trực tại Hoa Kỳ. Cụ thể, giáo sư có thể vào trang Smart Voter (
http://www.smartvoter.org/2008/11/04/ca/state/prop/) còn lưu các thông tin về các đề luật trong cuộc bầu cử ngày 4-11-2008, trong đó (không kể chuyện bầu các quan chức dân cử) thì trưng cầu dân ý tại California có tới 12 Đề Luật, tức là chỉ trong một ngày có tới 12 cuộc trưng cầu dân ý, mà bắt đầu bằng Đề Luật 1A (Proposition 1A) hỏi rằng dân chúng có muốn xây tuyến xe điện cao tốc xuyên Nam-Bắc California hay không, và vân vân. Để dẫn ra vài đề luật nơi đây. Như Đề Luật 6 hỏi ý dân về tiền quỹ cho ngành cảnh sát California. Hay Đề Luật 8 là chuyện đồng tính vừa nói. Hay Đề Luật 11 là hỏi ý dân về chuyện vẽ lại biên giới các khu bầu cử của các chức dân cử như nghị sĩ và dân biểu. Hay Đề Luật 12 là hỏi ý dân rằng có nên phát hành 900 triệu đô la trái phiếu để giúp cựu chiến binh hay không.
Có thực giáo sư Phúc tin rằng đa đảng không dân chủ? Có thực giaó sư Phúc tin là Mỹ không có trưng cầu dân ý?

Nơi đây, chúng ta tránh bàn về Đề Luật 8, bởi vì Việt Nam thực khó có chuyện trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng tính. Nhưng thử hỏi, như Đề Luật 1A tại California năm 2008, Đảng CSVN có dám trưng cầu dân ý về việc xây tuyến xe lửa cao tốc xuyên Việt hay không? Hay như Đề Luật 6, Đảng CSVN có dám hỏi ý dân về tiền quỹ nuôi công an hay không? Hay có dám hỏi ý dân về chuyện vẽ lại biên giới các tỉnh, thành, hay khu bầu cử? Hay có dám hỏi ý dân về tiền bán trái phiếu giúp cựu chiến binh?
Hay chỉ đơn giản thôi: thử trưng cầu dân ý một câu hỏi thôi, rằng dân Việt Nam có muốn có chế độ đa đảng hay không? Một câu thôi, không cần nhiều. Không hỏi ý dân, thì làm sao giáo sư Phúc dám nói là toàn dân ủng hộ thể chế độc đảng CSVN?

Thực tế, không cần tới một câu, có vẻ như hở ra một chữ là bị công an bắt liền, như trường hợp các người viết blog gần đây. Mới biết, dân chủ là chuyện có vẻ như còn rất xa tại quê nhà.



No comments: