Wednesday, September 2, 2009

CSVN BẮT DẦU CHIẾN DỊCH DIỆT PHONG TRÀO CẦU NGUYỆN ĐÒI CÔNG LÝ


CSVN bắt đầu chiến dịch diệt gọn phong trào cầu nguyện đòi công lý
Hồng Lĩnh
http://www.doi-thoai.com/baimoi0909_012.html

CSVN đã làm gì tại Vatican?
và chơi đòn phép nào tại Việt Nam?
Bộ ngoại giao CSVN ra thông cáo và chỉ có Tổng Tấn Xã Việt Nam loan tin nầy : Vào ngày 22/08/2009, đại diện ngoại giao của CSVN tại Ý là ông Đặng Khánh Thoại đã đi đêm gặp Tổng Giám Mục Ettore Balestrero, vừa được bổ nhiệm năm ngày truớc vào chức thứ trưởng của phân bộ đảm nhiện các giao dịch với các nhà nước. Ông Khánh đã thảo luận với thứ trưởng Balestrero sự biến chuyển vừa qua của tình trạng tôn giáo tại Việt Nam. Thông tin về gặp gở nầy hiện giờ chưa được La Mã xác nhận.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao CSVN, đại diện của bọn nầy đã dằn giọng là chính quyền Viet Nam ủng hộ cuộc thăm viếng ad limina vừa qua tại La Mã của các Giám mục cũng như việc tổ chức năm thánh vào năm tới. Đặc biệt, ông ta đã tuyên bố với Thứ Trưởng Balestrero là chính quyền Viẹt Nam hoàn toàn đồng ý vời các lời căn dặn mà Giáo Hoàng Benoît XVI đã gửi gắm cho các Giám mục Việt Nam vào dịp gặp gở vào tháng 6 vừa qua tại La Mã. Như đáp lễ, người đối thoại La Mã gợi ý muốn của Vatican là đào sâu mối quan hệ giữa Vatican và nhà nước CSVN.
Sự công bố ấy xem ra hơi muộn màng tại Việt Nam. Nó nằm trong khuôn khổ rất đặc biệt. Vì trước đó mấy ngày, chính phủ CSVN có mưu đồ tạo đối nghịch các linh mục và các giáo dân có liên quan tới các vấn đề TKS, Thái Hà tại Hà Nội và gần đây là Tam Tòa thuộc địa phận Vinh với các huấn lệnh của Giáo Hoàng Benoît XVI cũng như của HĐGMVN.

CSVN đã làm gì tại Đà Lạt?
và chơi đòn phép nào tại nội địa Việt Nam?

Bốn ngày trước khi có cuộc thăm viếng đi đêm tại Vatican vào ngày 22/08/2009 vừa nêu trên, tức là vào ngày 18/08/2009, Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng đi kinh lý Tây Nguyên. Ông ta tới tham quan tình trạng khai thác Bauxite do các hãng duy nhất của Trung Cộng đã bắt đầu. Công trình đang tiếp tục gây ra một chống đối dữ dằn từ các trí thức, các khoa học gia và các tu sĩ của quần chúng nhân dân. Sau cuộc tham quan ấy, qua một thông cáo ông Dũng tuyên bố là lấy làm hài lòng về việc bảo vệ môi truờng trong vấn để khai thác Bauxite.
Cùng dịp, Ông Dũng không che dấu việc ông ta tới thăm Giám Mục Đà Lạt là Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, nguyên chủ tịch của HĐGMVN. Tuy không có một thông tin nào nói tới nội dung của cuộc đàm thoại. Nhưng vào tồi ngày 18/08/2009, các hình ảnh của ông Dũng, Giám Mục và các em bé Thượng vui vẻ bao quanh đã được đài truyền hình VTV1 của VC quảng bá rầm rộ.
Nhưng vài ngày sau đó, truyền thông thể chế khơi động một chiến dịch bạo trợn chống các linh mục và các chân tu dấn thân vào các phong trào cầu nguyện phản kháng của năm qua và năm nay.
Hơn thế nữa, ngày 24/08/2009, truyền thông của thể chế tung ra những tố cáo ở mức độ khủng khiếp các Giáo dân và đặc biệt là các linh mục và tu sĩ đã bày tỏ công khai quan điểm về các đột biến tại Thái Hà và Tam Tòa. Một bài báo do Vietnam Net quảng bá, bắt đầu trích dẫn dài dòng và lộn xộn, diễn văn của Giáo Hoàng Benoît XVI trước các Giám mục Việt Nam vào dịp thăm viếng La Mã vừa qua. Bài báo dằn giọng rằng giáo huấn của Giáo Hoàng tuyệt đối đúng đắn với đường lối chính trị của chính phủ đối với các tôn giáo. Trái lại theo bài báo, các đột biến vừa qua đã tạo ra tại các linh mục và con chiên những hành động trái ngược vời các giáo huấn giáo hoàng và các tôn chỉ của các Giám mục. Những tố cáo qua báo chí rất nặng nề. Họ tố cáo các linh mục xúi giục con chiên lật đổ chính phủ và đòi hỏi một xử lý nghiêm khắc các linh mục. Người ta ghi nhận báo chí của thể chế tuy rất đồng ý với giáo huấn của Giáo Hoàng và các tôn chỉ của các Giám mục, nhưng không đá động gì tới hai tuyên cáo căn bản của HĐGMVN liên quan với hai biến cố vừa qua, tức là: « Quan điểm của HĐGMVN về một số vấn đề do hoàn cảnh hiện tại đặt ra vào tháng 09/2008 » và « Suy nghĩ về cách giải quyết các xung đột » (vừa phỏ biến). Hai văn kiện ấy kêu gọi các phản kháng không được xem như các hình phạm, trái lại phải đuợc xem như bước đầu của một đối thoại (phỏng theo ý chính của Eglises d’Asie).

Nguyễn Tấn Dũng là ai?
(Hoàng Dũng, Cán Bộ VPTƯ biên soạn, 09/10/2006)
«Ông ta (Nguyễn Tấn Dũng) chỉ là một cán bộ tầm trung bình, không có chuyên môn nghiệp vụ (thật ra được đào tạo làm y tá quân đội), trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo cơ bản chính quy, không có thành tích đặc biệt, không có năng khiếu gì xuất chúng, thế nhưng lại có quá trình thăng tiến nhanh vượt bậc .
Sau này, trong những lần làm việc với Nguyễn Tấn Dũng tôi lại càng thấy rõ những điều đó hơn và càng thất vọng rất nhiều. Quả là ông ta là một người năng lực rất kém. Về hình thức bề ngoài, từ trước đến nay ít có lãnh đạo Việt nam nào có được dáng dấp và khuôn mặt sáng láng như Ba Dũng, cái hình thức đó rất dễ làm cho những ai không biết tưởng rằng đó là một người rất thông minh, nhanh nhẹn.
Thật ra tương phản với hình thức sáng láng đó là một não trạng rất tối tăm, dốt nát. Hồi mới về Trung ương có những lần nghe ông phát biểu mà mọi người đều không hiểu ông định diễn đạt điều gì, rất lủng củng, tối nghĩa, lại lúng túng, cụt lủn. Nhiều lần tham dự những cuộc họp do Ba Dũng chủ trì, tôi thấy ông ta không dám phát biểu gì, chỉ ngồi nghe các cơ quan cấp dưới phát biểu sau đó ông ta cũng chẳng dám có ý kiến kết luận gì cả.
Phải trải qua năm, sáu năm “thực tập” ở cái ghế Phó thủ tướng thì ông ta mới tỏ ra là tự tin, biết chủ trì những cuộc họp lớn của cơ quan Đảng, Chính phủ, nhưng vẫn chỉ là cái kiểu nói lúng túng, nước đôi, nói hùa theo các ý kiến khác chứ không thấy tự tư duy được điều mới mẻ cả. Mặc dù có cả một cơ quan tham mưu giúp việc rất đồ sộ “mớm” cho từng văn bản, từng câu chữ nhưng mỗi lần phải “nói vo” anh ta đều phát biểu rất khó khăn, không có đầu đuôi gì cả. Suốt cả quá trình dài là người đứng đầu Chính phủ và phụ trách tất cả những mảng quan trọng nhất nhưng ông ta chưa làm được một việc gì đáng kể. Đặc biệt, Ba Dũng rất dốt ngoại ngữ, trong cuộc họp mà phát biểu những từ gì tiếng Anh thì toàn nói sai hoặc nói lung tung cho qua. Một con người năng lực yếu kém như vậy mà lại lên đến chức Phó thủ tướng, và nay là Thủ tướng Chính phủ thì quả là không hiểu nổi ? Quả là có một bí ẩn khủng khiếp !
Như vậy, đường đi và vị thế của ông tân thủ tướng Việt nam quả là có một quá trình đầy bí ẩn, đầy những bàn tay sắp đặt, chắc chắn đứng đằng sau ông ít nhất còn có hai người em là Nguyễn Tiến Thắng và Nguyễn Chí Vịnh (tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội, con trai chính thức được thừa nhận của tướng Nguyễn Chí Thanh». Nhưng có người bào rằng Nguyễn Tấn Dũng là con rơi của Tuớng Nguyễn Tấn Minh ?

Con người của Nguyễn Tấn Dũng

(Âu Dương Thệ bình luận)
« Vào mùa Giáng sinh 2007 khi Tổng giám mục (TGM) Hà nội Ngô Quang Kiệt công khai đưa yêu cầu với chính phủ trả lại khu đất tại tòa Khâm sứ để tòa TGM Hà nội có đủ phương tiện hoạt động, sáng ngày 30.12.07 Thủ tướng (TT) Nguyễn Tấn Dũng đã vội vã thân hành tới gặp riêng TGM Ngô Quang Kiệt, thăm khu đất tòa Khâm sứ và trò chuyện thân mật với giáo dân đang tụ tập cầu nguyện tại đây….
Như vậy nếu có thực tâm và có thẩm quyền thì trong tư cách Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã có thể giải quyết vụ này trong một thời gian ngắn sau chuyến thăm Tòa TGM Hà nội, hoặc để cho cơ quan tư pháp giải quyết. Nhưng sự việc từ đó đến nay đã diễn tiến hoàn toàn ngược lại.
Trong khi ông Dũng bề ngoài lờ việc này đi thì Ủy viên Bộ chính trị (BCT) kiêm Bí thư thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Trung ương đảng (TUĐ) kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) Hà nội Nguyễn Thế Thảo đã tìm nhiều cách khác nhau theo tiêu chí dọa dẫm, đàn áp và mạ lị tòa TGM.
Đã có lúc họ còn lôi kéo cả Giáo hội Phật giáo VN (một tổ chức tôn giáo quốc doanh) nhập cuộc để tìm cách chia rẽ các tôn giáo.
Không những thế họ còn cho rằng, những đòi hỏi của tòa TGM là không có cơ sở pháp lí. Ở đây họ đã chứng tỏ thái độ của những kẻ cầm quyền của chế độ toàn trị, hành xử không cần để ý tới luật pháp và cũng chẳng coi trọng lời hứa của TT Nguyễn Tấn Dũng với TGM Ngô Quang Kiệt là hai bên nên giữ thái độ đối thoại chứ không đối đầu!
Trong những ngày vừa qua hàng chục ngàn giáo dân từ nhiều nơi đã tụ tập trước nhà thờ Thái Hà ở Hà nội để cầu nguyện ủng hộ các đòi hỏi của nhà thờ Thái Hà đòi trả lại đất đã bị trưng dụng trái phép trước đây. Trước sức mạnh của phong trào đòi lại đất của giáo dân ngày càng lớn mạnh, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã luống cuống, thay vì sáng suốt và can đảm trả lại khu đất cho Giáo hội, đã lại thi hành chỉ thị của những phần tử bảo thủ trong BCT.
Nên cuối cùng ông Dũng đã để cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội quyết định vội vã và độc đoán cho san bằng khu đất tòa Khâm sứ và biến nó thành khu công viên và thư viện!Trước thái độ không minh bạch và bất nhất của Nguyễn Tấn Dũng, TGM Ngô Quang Kiệt đã viết văn thư "Đơn Khiếu nại khẩn cấp“ ngày 19.9 gởi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và TT Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ:" Khu đất này sau thời gian tòa TGM Hà nội đã nhiều lần có đơn yêu cầu trả lại nhưng chưa được giải quyết, thì tối 18.9 và sáng 19.9.08 đài truyền hình đã đưa tin về dự án, trong đó đã xuyên tạc nội dung và hình ảnh để dọn đường dư luận cho việc làm bất chấp luật pháp này.Vụ việc này đi ngược lại đường lối đối thoại mà Nhà nước và tòa TGM Hà nội đang tiến hành….“ Thực vậy, theo qui chế tổ chức của chính quyền trung ương và địa phương hiện nay của chế độ toàn trị ở VN thì các Hội đồng Nhân dân (HĐND) và Ủy ban Nhân dân các tỉnh và thành phố đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chính phủ, đứng đầu là thủ tướng.
Chính vì thế, trong cuộc họp của UBND thành phố Hà nội với phái đoàn của tòa TGM Hà nội do TGM Ngô Quang Kiệt hướng dẫn thì Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo đã nói rõ, việc đòi hỏi trả lại đất của Tòa TGM là "không có cơ sở giải quyết“ và họ đã làm như thế theo "chỉ đạo của Thủ tướng“:"Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội đã giao UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư dự án xây dựng công viên cây xanh-thư viện phòng đọc phục vụ nhân dân tại khu đất 42 Nhà Chung.“ Vì thế, trong cuộc họp ngày 20.9 với phái đoàn tòa TGM Hà nội, Nguyễn Thế Thảo đã ngang ngược không chịu bàn về những phản kháng và đòi hỏi của Tòa TGM Hà nội mà chỉ để thông báo quyết định mà ông ta nói là theo "chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ“ Nguyễn Tấn Dũng.

Ai phao tin đánh phủ đầu ?
(Đinh Thái Bình Hà Nội biên soạn như sau)
XUNG QUANH TIN TỨC VỀ VIỆC ĐỨC TGM NGÔ QUANG KIỆT LÀM ĐƠN “XIN” TỪ CHỨC

Sự xuất hiện và lan truyền

Một số người đáng tin cậy cho biết tin này đã được râm ran trong giới linh mục ở Miền Nam từ cuối năm 2008 và nó xuất phát từ một số giám mục uy tín của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ từ khi các giám mục Việt Nam đi hành hương Rôma trở về, tin này mới được phổ biến rộng rãi. Nhất là khi thấy Đức TGM Ngô Quang Kiệt ngay khi từ châu Âu trở về Hà Nội đã đến nghỉ ngơi ở Dòng Xitô Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình, thuộc giáo phận Phát Diệm.
Qua email và điện thoại di động, tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt từ chức được phổ biến một cách nhanh chóng và rộng rãi, làm xao xuyến những người yêu mến TGM Ngô Quang Kiệt, tha thiết với việc đấu tranh cho công lý, đồng thời làm hả hê nhà cầm quyền những người không đồng quan điểm và đường lối của vị TGM này.
Thực ra không phải Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã từ chức mà mới chỉ có sự kiện ngài làm đơn từ chức.

Nguồn tin xuất phát từ đâu?
Điều đáng ngạc nhiên là các linh mục, tu sĩ, giáo dân ở Hà Nội hoàn toàn không hề biết tin này. Một vị rất nhạy tin còn khẳng định rằng “không có chuyện đó” và rằng “Đức TGM Ngô Quang Kiệt đang đảm nhiệm chức vụ của ngài ở TGM Hà Nội một cách bình thường”. Rằng “Tất cả những gì quý vị nghe chỉ là tin vịt!”.
Tuy nhiên, ở Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Xuân Lộc, Mỹ Tho tin Đức TGM Kiệt làm đơn từ chức được coi là chuyện đã xảy ra.
Có linh mục cho biết giám mục Bùi Văn Đọc ở Mỹ Tho đã xác nhận rằng: Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã viết đơn từ chức gửi lên các giới chức thẩm quyền ở Vatican.
Một số linh mục ở Đà Lạt lại cho biết từ năm ngoái (2008) tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt từ chức đã ram ran trong giới linh mục xung quanh Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Một số linh mục gặp gỡ Đức cha Nguyễn Văn Nhơn hồi năm 2008 còn cho biết, ngài Chủ tịch HĐGM Việt Nam, có vẻ đã sẵn sàng cho nhiệm vụ tổng giám mục Hà Nội, một khi được bổ nhiệm.
Trong khi đó, tại Miền Trung, tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt được biết nhiều ở Nhà Trang và Huế.
Linh mục Phan Xuân Thanh, Huế, đã nói với một số linh mục rằng: Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ “đi” khỏi Hà Nội và Ngài tổng giám mục Nguyễn Như Thể sẽ ra làm tổng giám mục Hà Nội và sẽ được vinh thăng Hồng y.
Lời nói của linh mục Phan Xuân Thanh có thể tin được, vì linh mục này là Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, phụ trách giáo tỉnh Huế. Hơn nữa, kèm theo lời nói là những hoạt động có tính cách dọn đường cho việc “tiếp quản” tổng giáo phận Hà Nội được diễn ra “hài hoà”.
Trong khi đó, lại có những linh mục khác nói rằng: Nhà nước Việt Nam đã đề nghị giám mục Hoàng Văn Tiệm, hiện đang làm giám mục Bùi Chu, hoặc giám mục Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Đà Lạt làm tổng giám mục Hà Nội thay ngài Ngô Quang Kiệt, nhưng Giáo hội lại sắp xếp cho Giám mục Nguyễn Chí Linh, giáo phận Thanh Hoá, vào chức vụ này.

Nguyên nhân làm đơn từ chức: Áp lực từ phía HĐGM VN và Vatican?
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến việc đệ đơn từ chức của ngài chỉ có thể bắt nguồn từ sự bất đồng quan điểm với các giám mục trong HĐGM Việt Nam, hoặc có sự đánh đổi nào đó đối với HĐGM Việt Nam và/ hoặc đối với Toà Thánh Vatican.
Sự đánh đổi này có thể xuất phát từ nhận thức của đa số các giám mục Việt Nam về mối quan hệ giữa
Giáo hội Công giáo và chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Nhiều giám mục trong HĐGM Việt Nam hiện nay theo xu hướng thoả hiệp với chính quyền cộng sản. Trước các vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh quốc gia và Giáo Hội, HĐGM VN sẽ không lên tiếng, hoặc nếu có thì cũng lên tiếng cách kín đáo bằng cách chỉ gửi thư riêng cho các nhà lãnh đạo cộng sản mà không công bố ra bên ngoài.
Liên quan đến vấn đề đất đai tài sản của Giáo Hội đã bị nhà cầm quyền tước đoạt của Giáo Hội, giám mục giáo phận sẽ đi theo đường lối “đối thoại hài hoà” với chính quyền các địa phương và chấp nhận giải pháp xử lý của chính quyền địa phương hoặc trung ương.
Đổi lại nhà cầm quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giám mục xây dựng cơ sở vật chất, đi ngoại quốc, mở chủng viện, thu nhận, đào tạo và phong chức các tu sĩ, chủng sinh, phong chức giám mục, trả lại một số cơ sở cho một số giáo phận, đồng thời cấp đất mới cho một số giáo phận xây dựng cơ sở tôn giáo theo “con đường” thủ tục mà nhà cầm quyền đề nghị với Giáo Hội.
Liên quan đến vấn đề đất đai, tài sản, thì thấy trên thực tế, một số giáo phận đã nhận được một số cơ sở hoặc đất đai cũ mới bằng con đường này. Đặc biệt là từ khi vụ Toà Khâm Sứ-Thái Hà nổ ra, thì số cơ sở ở các giáo phận được trả lại nhiều hơn chẳng hạn vụ trả đất ở La Vang, thuộc giáo phận Huế; vụ trả nhà thờ Khoái Đồng ở Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu, vụ cấp đất thêm ở Đà Lạt để xây dựng trung tâm mục vụ của giáo phận, vụ trả lại Dòng Đa Minh ở đường Tú Xương, vụ trả lại cơ sở của Dòng Tên ở đường Lý Chính Thắng, v.v.
Thực ra, nếu không có áp lực từ vụ Thái Hà-Toà Khâm Sứ, khó có thể có chuyện chính quyền trả lại đất La Vang và nhà thờ Khoái Đồng, Bùi Chu sớm như vậy. Hơn nữa, tất nhiên ở đây cũng phải tính đến việc nhà cầm quyền cộng sản cố ý “dằn mặt” những nơi đòi như giáo phận Hà Nội của: ĐÒI thì không trả mà còn đánh, còn cướp, nhưng XIN thì CHO.
Một số yếu tố khác có lẽ đã được các giám mục tính đến để chọn giải pháp ‘đánh đổi” Có thể là vì bản thân các giám mục muốn yên thân, có thể là vì có vị sợ rằng khi Công giáo đứng lên đòi công lý và sự thật, thì nhà cầm quyền sẽ tạo nên cuộc xung đột tôn giáo ở mức độ nào đó mà hậu quả thiệt hại sẽ khôn lường cho Công giáo.
Ở đây còn có yếu tố tâm lý: Từ khi vụ Toà Khâm Sứ-Thái Hà nổ ra, uy tín của Đức TGM Ngô Quang Kiệt nổi như cồn trong giới Công giáo trong ngoài nước. Ngài đã chiếm trọn lòng mộ mến, khâm phục và thông cảm của các giáo dân Việt Nam. Giáo dân của các giáo phận ngoài Hà Nội đón tiếp và vỗ tay ngài còn trọng thể hơn cả giám mục giáo phận của chính họ.
Điều này khiến cho một số giám mục muốn chứng minh ngược lại rằng: Quan điểm và cách hành xử với chính quyền của các ngài mới là đúng đắn và khôn ngoan, có lợi cho Giáo Hội, đồng thời dễ đồng thuận trong việc chỉ trích đường lối mục vụ của Đức TGM Ngô Quang Kiệt.
Một số người cho biết, mới đây, trong cuộc lễ hội ở Dòng MTG Đà Lạt, trụ sở chính tại Bảo Lộc, giám mục Nguyễn Văn Nhơn ở Đà Lạt đã nói rằng ngài “đồng cảm” chứ không “đồng thuận” với TGM Ngô Quang Kiệt và trong cung giọng của ngài giám mục Đà Lạt, thì người ta thấy cách tốt nhất mà cho Giáo Hội Việt Nam là ngài Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt ngưng việc thi hành nhiệm vụ giám mục của mình tại Hà Nội.
Một yếu tố quan trọng trong việc từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là quan hệ Việt Nam-Vatican:
Vatican muốn giữ mối liên lạc vốn có với Việt Nam và tỏ ra nóng lòng muốn thiết lập mối quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam. Trong 10 năm qua, Vatican cũng đã hơn 1 lần tuyên bố lạc quan về tiến trình này. Thế nhưng sự việc vẫn bế tắc.
Nhà nước Việt Nam nhận ra sự nóng lòng này của Vatican và sử dụng Đức TGM Ngô Quang Kiệt như là con bài để đánh đổi cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tin lọt ra từ phía Nhà cầm quyền Hà Nội cho hay: Ngay khi xảy ra vụ Toà Khâm Sứ lần I, Thành uỷ Hà Nội đã ra nghị quyết đến năm 2010 phải bứng được TGM Ngô Quang Kiệt khỏi Hà Nội.
Nhà cầm quyền Việt Nam đặt vấn đề này ra với phái đoàn ngoại giao Toà Thánh trong 2 chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam vào giữa năm 2008 và đầu năm 2009. Tuy nhiên, tin hành lang cho biết cả hai lần Toà Thánh đã từ chối!
Nếu nay ngài Ngô Quang Kiệt làm đơn lên Toà Thánh và Toà Thánh chấp nhận sự từ chức của ngài như các tin đồn, thì có nghĩa là Toà Thánh đã thay đổi quan niệm và lập trường.
Sự thay đổi này của Vatican có thể hiểu được vì hai lý do:
Một là trong trường hợp đa số các giám mục trong HĐGMVN không đồng ý với đường lối của Đức TGM Ngô Quang Kiệt và phái đa số này “có ý kiến lên Toà Thánh” về vấn đề Đức TGM Kiệt. Khi ấy Toà Thánh buộc phải cân nhắc lại lập trường trước đây của mình, vì lý do hiệp nhất Giáo Hội Công giáo Việt Nam.
Hai là vì lý do thực tiễn để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Toà Thánh đã chấp nhận “hy sinh” Đức TGM Ngô Quang Kiệt đi khỏi Hà Nội để đánh đổi các lợi ích khác của GH trong vấn đề bổ nhiệm giám mục và vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Tóm lại, vì không đồng ý với đường lối mục vụ của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, và những gì đang diễn ra ở TGP Hà Nội, đa số giám mục trong HĐGM Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích Đức TGM Ngô Quang Kiệt và từ đó gây áp lực lên cá nhận ngài và lên Toà Thánh Vatican để Toà Thánh buộc ngài từ chức TGM Hà Nội. Trong khi đó, trước ý kiến của đa số giám mục, trước những hứa hẹn và nhượng bộ khéo léo của nhà cầm quyền Việt Nam, vì quyền lợi và danh dự của Toà Thánh hay của giới chức ngoại giao Toà Thánh, Vatican cũng đã thay đổi thái độ bằng cách áp lực Đức TGM Ngô Quang Kiệt viết đơn từ chức.
Trong khi đó, nhiều người thiện chí đấu tranh cho công lý, công bằng xã hội, đấu tranh cho dân chủ sẽ nuối tiếc một gương mặt quả cảm, hết mực thương dân là TGM Ngô Quang Kiệt và từ đó có thể có người sẽ thối chí nản lòng trong cuộc đấu tranh cho công lý và sự thật.
Trong trường hợp ấy, đa số giáo dân Việt Nam sẽ không còn tin vào tầng lớp lãnh đạo GHCG VN cũng như vào các giới chức ngoại giao của Vatican. Đối với nhiều người thì đây thực sự là một cú sốc khi dấn thân theo những đòi hỏi của đức tin.
Tiếp theo bức thư của Quốc Vụ khanh Toà Thánh Bertone gửi Đức TGM Kiệt đầu năm 2008, thì sự kiện Vatican chấp thuận đơn từ chức của TGM Ngô Quang Kiệt, sẽ là vụ gây đổ vỡ làm mất niềm tin lớn nhất trong nội bộ Công giáo Việt Nam.
Trường hợp Toà Thánh áp lực tiếp nhận sự từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, thì đây sẽ là thất bại tiếp theo của Toà Thánh trong quan hệ với Việt Nam, sau nỗ lực bất thành trong việc phục hồi chức vụ TGM cho Đức cha Nguyễn Văn Thuận, trong việc bổ nhiệm Đức cha Huỳnh Văn Nghi làm TGM Sài Gòn, trong việc nóng lòng muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Vấn đề không phải là không chịu người này thì thay người khác, không phải là một người này rút cho 10 người khác tiến, mà vẫn đề nằm ở chỗ nhà cầm quyền cộng sản đã áp đặt được ý chí của mình lên đa số các giám mục Việt Nam và lên cả Vatican trong mối quan hệ
Trước mắt, nguyên nhân khiến Đức TGM Ngô Quang Kiệt phải viết đơn xin từ chức đã gây bất lợi lớn cho vụ Tam Toà: Sau hơn 1 tháng, nổ ra vụ Tam Toà, hiện vẫn vẫn chưa có giám mục nào lên tiếng và sẽ chẳng có giám mục nào dám lên tiếng hiệp thông, trừ giám mục của chính giáo phận Vinh.
Điều ấy bắt nguồn từ sự kiện các giám mục thấy gương “đấu tranh tránh đâu” của TGM Ngô Quang Kiệt và hậu quả mà ngài phải gánh chịu, cho nên các ngài sẽ chẳng dám lên tiếng hiệp thông và cũng chẳng dám hành hương thăm viếng như trong trường hợp Thái Hà trước đây.
Phong trào đấu tranh cho công lý và sự thật có thể sẽ chỉ còn là phong trào thuần tuý của giáo dân Công giáo. Trong khi ấy, HĐGMVN-Vatican bắt tay với Nhà Nước Việt Nam thì một đối thoại khác của giáo dân với Nhà Nước Việt Nam sẽ vẫn diễn ra theo cách vận động tất yếu của lịch sử”
Về sự in lặng của các Giám Mục Việt Nam trong vụ Tam Tòa, linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh có nêu vấn đề qua câu nói: “Trong một vụ dầu sôi lửa bỏng như vụ Tam Toà, ta đã thấy biết bao nhiêu tín hữu xa gần đều lên tiếng hiệp thông, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, vậy mà ở trong nước trong số hơn 30 vị Giám Mục, không có bất cứ một vị nào lên tiếng, thì đây quả là chuyện không bình thường ».

Nối kết các sự kiện tại Vatican và Đà Lạt với phao tin
Ván bài của CSVN xem ra thật rõ. Nếu nối kết các sự kiện xẩy ra tại Vatican và Đà Lạt dưới ống kính của Đinh Thái Bình Hà Nội. Mục tiêu của CSVN là nhắm đánh vào phong trào cầu nguyện đòi công lý. Phong trào nầy gồm hai thành phần. Người chủ xuớng và kẻ thi hành. Người tiên khởi chủ xướng không ai khác là TGM Ngô Quang Kiệt và kẻ thì hành là Giáo dân. Giáo dân Thái Hà hay Giáo dân địa phận Vinh. Phát đầu của CSVN có tính cách chí tử là đánh vào TGM Ngô Quang Kiệt, sau tới đánh các linh mục và Giáo dân bằng cách đặt các thành phần nầy đối đầu với HĐGMVN và Vatican. Trong khi Vatican và Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, con người đã gặp Nguyễn Tấn Dũng, tiếp tục làm thinh và Vatican cũng làm thinh. Hai gặp gỡ với CSVN và cũng là hai làm thinh từ phía GHCG !
Qua hai thăm viếng của Đặng Khánh Thoại tại Vatican (theo tin của VC) và của Nguyễn Tấn Dũng tại Đà Lạt, và các đòn do truyền thông của thề chế tiếp theo, CSVN đã dựa vào một số thực trạng liên quan đến các Giám mục Việt Nam để đi vào chiến dịch diệt trọn phong trào cầu nguyện đòi công lý. Sau các đột biến TKS, Thai Hà và Tam Tòa, TGM Ngô Quang Kiệt là linh hồn cũng như biểu tượng của phương thức cầu nguyện đòi công lý. Nếu CSVN diệt được biểu tượng nầy với cấu kết vô tình hay hữu ý của các Giám Mục Việt Nam và sự đầu hàng của Vatican, thời phong trào đòi công lý qua phương thức cầu nguyện đã làm điêu đứng CSVN xem như chết tại chổ và GHCGVN sẽ lui về lại thế xin-cho. Nếu không có phương thức nầy. Thời làm sao động viên được Giáo dân cả khối Giáo dân như tại Vinh?
Không lẽ GHCGVN lại sợ màn nhát khỉ của CSVN? Dùng « Quần Chúng Tự Phát » cho một cuộc nội chiến giữa lương và giáo hay giữa các tôn giáo. Nhưng cuộc nội chiến nầy sẽ là mồ chôn CSVN theo phản biện của Nguyễn Gia Kiểng như sau :

Phản biện của Nguyễn Gia Kiểng
Để đánh tan sự sỡ hãi món đòn lương giáo đánh nhau do CSVN tung ra. Qua bài tham luận : «Một chế độ cộng hoà xã hội đen? » Tác gỉa Nguyễn Kiểng nêu các vấn đề như sau:
1.- “…Những vụ bạo hành của bọn đầu gấu sẽ chỉ có tác dụng đổ dầu vào lửa. ĐCSVN muốn thi hành chính sách khủng bố nhưng lại không có được một điều kiện nào trong những điều kiện cần có của một chính sách khủng bố. Nó chỉ đào huyệt tự chôn mình…”
2.- ...Họ hành xử như một tập thể riêng ở ngoài và ở trên dân tộc Việt Nam. Họ không cần người Việt Nam đoàn kết, trái lại họ muốn người Việt Nam chia rẽ và thù ghét nhau để họ dễ thống trị. Đối với họ cái trở thành của nước Việt Nam không phải là điều quan trọng, điều quan trọng là họ vẫn cầm quyền.
3.- Do di sản văn hóa và lịch sử, và có lẽ vì tâm trí đã bị chấn thương sau quá nhiều đảo lộn và thảm kịch, trí thức Việt Nam luôn luôn lượn quanh thay vì đương đầu với khó khăn. Họ cầu mong những cơ hội nhưng lại không biết rằng một cơ hội chỉ là một cơ hội với những ai đã chuẩn bị sẵn sàng để chờ đợi nó. Các Giám mục VN là những tri thức của GHCGVN !
4.- Họ (CSVN) đã kích thích sự thù ghét đối với người công giáo của một số người nông cạn, nạn nhân của sự tuyên truyền dối trá của chính họ, để dùng những người này tấn công giáo dân. Chính sách trị an của đảng cộng sản rõ ràng là dựng thành phần dân tộc này chống lại thành phần dân tộc khác.
5.-Đảng cộng sản đã cầm quyền trên cả nước gần 35 năm rồi và chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ. Để tồn tại đáng lẽ nó phải cố gắng hoá thân thành một đảng dân tộc. Các cấp lãnh đạo cộng sản chắc chắn cũng phải hiểu như vậy. Nhưng tại sao họ làm ngược lại? Phải chăng họ cho rằng đã quá trễ để hoà với giải dân tộc Việt Nam và chọn lựa thực tiễn duy nhất chỉ là kéo dài chế độ thêm được ngày nào hay ngày đó bằng mọi phương tiện? Dã tâm đến từ tâm lý tuyệt vọng. Nay CSVN, qua ván bài « Quần Chúng Tự Phát », là một tổ chức đầy tuyệt vọng.
6.-Điểm quan trọng là hiện tượng đầu gấu hoá chính quyền. Chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang hoá thân thành một chế độ cộng hoà xã hội đen. Hiện tượng này bắt đầu trong vụ xử Nguyễn Vũ Bình cuối năm 2002. Hình như đó là lần đầu tiên chính quyền cộng sản sử dụng bọn đầu gấu để hành hung gia đình và thân hữu của một người đối lập. Ngay sau đó qua điện thoại ông Hoàng Minh Chính đã bày tỏ với tôi sự ngạc nhiên và phẫn nộ, nhiều người bị đánh, chính ông dù già cả cũng đã bị xô đẩy. Kế tiếp là những vụ hành hung lẻ tẻ đối với dân oan khiếu kiện. Biện pháp sử dụng bọn xã hội đen hành hung những người chống đối trở thành thông lệ từ năm 2005. Ông Hoàng Minh Chính bị đám "quần chúng phẫn nộ" xô đẩy, xỉ vả và ném đồ bẩn vào nhà khi ông trở lại Hà Nội sau chuyến đi Mỹ. Rồi Phạm Hồng Sơn bị đánh; rồi đến lượt Nguyễn Phương Anh, Phạm Văn Trội, Phạm Đức Chính, Ngô Quỳnh khi đến Hữu Lũng, Lạng Sơn, thăm Vi Đức Hồi. Sau đó là cô Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng.
7.- Với vụ Tam Toà và chùa Bát Nhã một yếu tố mới xuất hiện: ngoài bọn đầu gấu chính quyền còn kích động một thành phần dân tộc chống lại một thành phần khác. Cần lưu ý là ngay cả báo chí nhà nước cũng được đầu gấu hoá để trắng trợn loan tin ngược hẳn với sự thực.
8.- Những lần trước nhà cầm quyền cộng sản chỉ cho bọn đầu gấu hành hung rồi báo chí không loan tin, coi như không có gì xẩy ra. Lần này họ còn ra lệnh cho báo chí nhà nước loan tin dối trá. Việc sử dụng các băng đảng xã hội đen được nâng lên thành một chính sách phối hợp an ninh và tuyên truyền.
9.- Chính quyền CSVN ngày nay đã khá lệ thuộc dư luận thế giới để có thể đem công an trắng trợn đàn áp những người dân đang cầu nguyện. Họ đã chọn giải pháp dùng bọn đầu gấu để ném đá giấu tay. Nhưng đây cũng chỉ là hành động tự sát. Nhân dân Việt Nam đã tức khắc nhìn ra bàn tay của Đảng và thế giới cũng đã nhận ra bàn tay của Đảng. Còn tệ hơn là dùng ngay công an. Thay vì bị lên án như một chính quyền hung bạo họ bị lên án như một chính quyền gian ác và đạo tặc..
10.- Quốc gia không được quan niệm như một địa bàn không có liên đới của những con người tự do tự nguyện xây dựng và không chia sẻ với nhau một tương lai chung sẽ không còn lý do để tồn tại.

Lời kết
Qua các thế kẹt mà CSVN sẽ gặp qua các phản bác của tác giả Nguyễn gia Kiểng. Nếu chúng cố tạo một cuộc nội chiến giữa lương và giáo qua ván bài «Quần Chúng Tự Phát ». Ván bài có lẽ làm các Giám mục Việt Nam lo sợ cho tương lai của GHCGVN. Sự im lặng của các Giám mục trong vụ Tam Tòa, mặc dầu các con chiên đã ào ạt liều chết lên tuyến đầu, có thể là một trong vô số giải thích.
Chúng dùng ván bài nầy như một cây kiếm Damoclès hầu tạo sỡ hãi trong mục tiêu tiêu diệt hay chấm dứt phương thức cầu nguyện của Giáo dân đòi công lý. Trang sử do Chamberlain và Daniel viết tại Münich vào ngày 30/09/1938: « Nhân nhượng Hitler trong nhục nhã để có hòa bình » còn sờ sờ ra truớc mắt. Rút cuộc Âu-Châu tuy đã mang nhục nhã rồi lại có chiến tranh khủng khiếp. CSVN là loại mưu mô tráo trở. Một nhân nhượng làm tiêu tan biểu tượng Ngô Quang Kiệt có bảo đảm công lý cho đất nước và an bình cho GHCGVN không? Hay là một Münich Viet Nam và của GHCGVN? Hơn nữa nếu Giáo dân không chịu sự nhân nhưọng ấy và sẽ có cảnh Cha Con ra tình lơ lang thì sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự kiện nầy? Nếu GM Cao Đình Thuyên là một hiện tượng. Thời Giáo dân TKS, Thái Hà và địa phận Vinh phải là một nhiệm mầu. Vì họ đi trước các GMVN. Không rõ các GM có theo kịp hay không?

----------------------------------------------

NHỮNG ĐỐN ĐOÁN CHUNG QUANH CUỘC TIÊP XÚC GIỮA THỦ TƯỚNG VC NGUYỄN TẤN DŨNG & ĐỨC CHA NGUYỄN VĂN NHƠN, CHỦ TỊCH HĐGMVN
http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&task=view&id=3646&Itemid=37

1.- Nguyên nhân có những đồn đoán:
Trong khi vấn đề Việt Cộng để cho Trung Cộng khai thác bâuxít ở Tân Rài, thuộc Cao Nguyên Trung Phần đang làm cho toàn dân lo sợ và phẫn uất. Một cuộc cách mạng của toàn dân chưa biết bùng nỗ lúc nào. Vì đây là kế hoạch xích hóa đất nước Việt Nam của Trung Cộng. Các thành phần trí thức, các cựu cán bộ, đảng viên Cộng Sản, thành phần quân đội VC mà tướng Võ Nguyên Giáp, dù bao năm qua, VC đã loại trừ ông, đã gắn cho ông những chức vụ để sỉ nhục ông, đã lấy con cháu ông làm phương tiện như con tin để ông ngậm miệng, và cũng để làm cho cái hào quang “Điện Biên Phủ” của ông bị lu mờ. Thế mà Võ Nguyên Giáp cũng đã mấy lần lên tiếng đề nghị VC dẹp bỏ, không cho Trung Cộng khai thác bâu xít ở Cao Nguyên Trung Phần, biết bao nhiêu nhà khoa học đưa ý kiến với những chứng cớ rõ ràng sự nguy hại cho môi trường sống của sinh vật cũng như thực vật, nhất là Cao Nguyên Trung Phần là cao điểm chiến thuật khống chế Đông Dương, ai chiếm được Cao Nguyên là bẻ đôi Việt Nam. Thế mà Việt Cộng đã cúi đầu để cho Trung Cộng khai thác với công nhân của chúng đem từ Hoa Lục sang. Phong trào chống đối Trung Cộng khai thác bâuxít Cao Nguyên làm cho Việt Cộng run sợ hơn bao giờ cả.
Trong khi vụ bảo vệ đất của giáo xứ Thái Hà vẫn còn âm ỉ cháy ngầm chưa biết sẽ bùng nổ lại bất cứ lúc nào. Nguy hiểm cho Việt Cộng là Thái Hà chẳng những nằm tại Thủ Đô, nơi có đầy đủ tai mắt ngoại quốc lại còn nằm sát những cơ quan đầu não Việt Cộng mà giáo dân Thái Hà có thể tập trung mấy ngàn, có thể lên đến hàng vạn khi giáo dân giáo phận Hà Nội hưởng ứng giúp Thái Hà. Trong quá khứ, các lực lượng này đã “tập dượt”. Vạn nhất cuộc diện Thái Hà bùng nổ, Việt Cộng không thể làm một Thiên An Môn tại Hà Nội khi mà giáo dân “cài răng lược” với các cơ sở đầu não VC. Vạn nhất mà cuộc diện này xảy ra, có tới 70, 80% quân đội Việt Cộng sẽ không bắn vào dân, mà giúp dân đòi hỏi VC phải thỏa mãn những đòi hỏi tối thiểu và chính đáng của người dân.
Nhưng trên hết và quan trọng hơn hết là đầu não của cuộc diện Thái Hà nói riêng và toàn quốc nói chung lại là Đức Tổng Giám Mục Giu Se Ngô Quang Kiệt, cái đinh này VC đã cố gắng nhổ cho bằng được nhưng thất bại khi HĐGMVN đã trả lời VC: Đức TGM Ngô Quang Kiệt “không làm gì sai luật Giáo Hội CGVN”.

Gần đây, điểm nóng nhất là TAM TÒA. Tam Tòa 3 năm gần đây mới trực thuộc sự dẫn dắt của giáo phận Vinh, một giáo phần có nửa triệu giáo dân, mà Đức Cha giáo phận Cao Đình Thuyên tuyên bố giáo phận Vinh có những 500 ngàn Cao Đình Thuyên. Câu tuyên bố này có nhiều ý nghĩa, những ý nghĩa sau đây khiến Việt Cộng lo ngại: nửa triệu Cao Đình Thuyên có nghĩa là tất cả Công giáo Vinh đoàn kết nửa triệu người như một. Câu tuyên bố do vấn đề Tam Tòa mà có, có nghĩa là nửa triệu người sẽ đứng lên đòi hỏi Việt Cộng trả lại những gì chúng đã cướp đoạt, đã hành hạ, đàn áp … Tam Tòa phải trả lại cho Tam Tòa. Nửa triệu người này đoàn kết một lòng, trãi dài trên 3 tình Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình. Nếu Trung Cộng chiếm Cao Nguyên, tìm được xuống biển Nha Trang; bẻ đôi Việt Nam được thì Nghệ Tỉnh Bình nếu có cuộc đấu tranh bất bạo động xảy ra, Việt Cộng phải đối diện vấn đề sinh tử với Công Giáo. Nghệ Tỉnh Bình là những địa danh chiến lược trong lịch sử, thủ cũng như công rất nguy hiểm cho đối phương.

Việt Cộng khi đàn áp dã man giáo dân Tam Tòa, đánh đập một cách có dự mưu các linh mục và giáo dân các nơi khác đến, là chúng có âm mưu biến Tam Tòa thành Điện Biên Phủ để bao nhiêu giáo dân đến đó đều bị chận đường tiêu diệt dễ dàng, làm một trận thư hùng để cho Công Giáo Việt Nam cạch đến già.
Giáo phận Vinh mạnh lắm, nhưng không thể “kéo quân” vào Tam Tòa, vì chỉ có độc đạo, dể dàng cho Việt Cộng phục kích tiêu diệt.
Việt Cộng đã lầm. Giáo phận Vinh không phải là quân Pháp, Đức cha Cao Đình Thuyên không phải là viên tướng chỉ huy Đông Dương hồi đó.
Cần gì phải kéo giáo dân vào Tam Tòa làm bia cho Việt Cộng bắn? Ở đâu đấu tranh tại đó, với chiến thuật bạo động, giáo phận Vinh cũng có thể cấm đường Việt Cộng liên lạc Bắc Nam vậy. Những địa danh Ba Làng, Quỳnh Lưu nằm trong 3 tỉnh Nghệ Tỉnh Bình, giáo dân giáo phận Vinh cũng là những kẻ bám trụ trong thời chiến và được mệnh danh là “Khu Tư”. Sự đánh đập dả man giáo sĩ và giáo dân của Việt Cộng, cô lập 100% giáo dân Tam Tòa là VC muốn dụ Công giáo vào một Điện Biên Phủ, nhưng “Điểm” của giáo phận Vinh (nếu cuộc đấu tranh xảy ra) không phải là Tam Tòa mà bất cứ đâu ở trong 3 tỉnh trực thuộc. Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên là dân Nghệ Tỉnh, hòa hoãn, nhẫn nại trong khi VC gấp rút, nóng nảy. Rất nguy hiểm cho VC.

Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, một giám mục trẻ mà được HĐGM bầu làm chủ tịch. Trách nhiệm nặng nề, mọi quyết định đều phải đắn đo suy nghĩ, nhất là cầu nguyện, vì nếu có quyết định sai lầm sẽ đưa GHCGVN vào một cuộc chiến, có nhiều tử đạo nhưng về mặt dân tộc, sẽ là cơ hội làm giảm sức chống xâm lăng Trung Cộng.
HĐGMVN lại vừa qua La Mã hội họp với Đức Giáo Hoàng, viếng mộ Thánh Phê Rô về, chắc chắn Đức Cha Chủ Tịch biết nhiều chuyện, biết kết quả những “đề nghị” của VC mà Đức Cha Chủ Tịch chuyển cho Vatican hay do các nguồn tin khác cung cấp, biết thái độ của ĐTGM Ngô Quang Kiệt ra sao v.v… “liệu HĐGMVN hay Vatican có đề cập đến vụ bức ép Đức Cha Kiệt từ chức hay không? V.v… và v.v…Nhiều chuyện lắm, nhưng những chuyện này không thể trao đổi bằng văn bản, bằng điện thoại. Hơn nữa, nếu VC có hứa gì đi nữa, mà hứa bằng miệng thì cũng dễ để cho gió bay. Do đó, mà cuộc gặp gở giữa Đức Cha Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn với Nguyễn Tấn Dũng là một nhu cầu cần thiết. Người ta hỏi Nguyễn Tấn Dũng nhân cơ hội thị sát Tân Rài mà gặp Đức Cha Nhơn hay Tân Rài chỉ là cái cớ để có cuộc gặp gở với Đức Cha Nhơn?

2) Những lời đồn đoán:
Sau cuộc họp, cả 2 phía Công giáo và VC đều không có tuyên bố nào chính thức. Do đó, mặc sức cho VC “đồn đoán” mà cũng mặc sức cho Công Giáo và dân chúng ngoài Công giáo đồn đoán. Cái đồn đoán “ưu tiên một” là sự từ chức của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Đồn đoán thứ 2 là ai sẽ thay Đức Cha Kiệt, đồn đoán thứ 3 là vụ Tam Tòa. Còn nhiều đồn đoán khác nhưng cũng chỉ phụ thuộc vào 3 ưu tiên nói trên mà thôi.

a) Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt rời Việt Nam hay phải rời Hà Nội.
VC Hà nội đã minh thị yêu cầu HĐGMVN đưa Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Điều này nếu xảy ra thì VC đã có một thắng lợi lớn nhất từ trước đến nay. Bứng Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội cũng có nghĩa là “thuận ta thì sống, nghịch ta thì … đi”. Không chết cũng bị thương, cũng bị loại khỏi vòng chiến. Đức Tổng Kiệt đi rồi thì Đức Tổng mới làm được gì, nếu không nói là mọi sự phải “hòa giải, hòa hợp với VC, nói nôm na là VC bảo sao nghe vậy, nếu không thì … “đi”. Sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt cũng ảnh hưởng rất xấu cho Giao Phận Vinh.
Trên thực tế, chuyện của Công Giáo hôm nay chỉ là chuyện PHỤ, chuyện chính và cấp bách nhất là chuyện XÂM LĂNG CỦA TRUNG CỘNG. Dù muốn, dù không, người Công Giáo phải dùng nhân, vật, lực của mình để đóng góp với toàn dân trong cuộc đấu tranh này. Đó là điều bắt buộc. Và VC phải diệt cuộc đấu tranh của Công Giáo, một trong những mui nhọn đang tấn công chúng bằng chiến thuật bất bạo động.
Nhưng nếu một TGM Quốc Doanh - dĩ nhiên, bởi vì cớ không quốc doanh của ĐTGM Kiệt, ngài mới bị VC bứng đi – thay thế Đức Cha Kiệt thì tinh thần chiến đấu chống xâm lăng Tàu Cộng của dân tộc nói chung, Hà Nội nói riêng sút giảm rất nhiều!!! Về chiến lược chắc chắn sẽ có biện pháp (sẽ bàn sau) nhưng trước mắt là một sự sút giảm to lớn, có lợi cho Trung Cộng và tôi tớ của chúng. Đó là sự thật. Vậy thì “Điểm” của cuộc gặp gở này, nói thì không nói nhưng phải hiểu là vì nạn xâm lăng của Trung Cộng chính là Điểm.
Cũng vì ĐIỂM của cuộc gặp gỡ là cuộc xâm lăng của Trung Cộng nên người ta sợ, rất sợ Đức Cha Nhơn có thể mắc mưu VC Nguyễn Tấn Dũng. Nếu sự “măc mưu” xảy ra thì trách nhiệm trước Giáo Hội là việc PHỤ, trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, trách nhiệm chống Trung Cộng xích hóa Việt Nam là việc CHÍNH. Vì sự xích hóa lần này cũng đồng nghĩa với Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới, hay chỉ là một quận, một huyện của Trung Cộng.

- Ai có lợi, ai có hại?
Cộng Sản có lợi: Việc Cộng đã công khai yêu cầu HĐGMVN đưa Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. HĐGMVN đã không chấp nhận. Trong 2 lần thăm viếng Việt Nam, Phái đoàn Tòa Thánh cũng nhận được đề nghị của VC đưa Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khiỏ Hà Nội, nhưng đã bị phái đoàn Tòa Thánh bác bỏ. Việt Cộng coi như “thua” Công Giáo. Ngày nào Đức TGM Kiệt còn hiện diện tại Hà Nội, ngày đó Thái Hà còn vững niềm tin, còn sẵn sàng hy sinh cho công lý và sự thật. Ngày đó Thái Hà còn là một niềm tin cho các giáo xứ khác trên toàn quốc. Do đó, sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là một thắng lợi lớn cho Việt Cộng. “Sát nhất nhơn, vạn nhơn cụ”. Ảnh hưởng này rất lớn đối với các giám mục còn muốn mình không phải là chủ chăn thuê. Nói cách khác, Việt Cộng coi như đã khống chế toàn bộ HĐGMVN. Lâu nay, HĐGMVN đã im lặng trước những việc làm hại dân hại nước ai cũng thấy mà HĐGMVN đả im lặng, nay qua biến cố ĐTGM Ngô Quang Kiệt Hội Đồng vẫn im lặng, hoặc tiến thêm một bước nữa: “ủng hộ triệt để các chính sách lớn của đảng và Nhà Nước”, như vụ bâuxít chẳng hạn.
Sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt làm sụp đổ niềm tin và sự kính trọng của giáo sĩ và giáo dân, đối với HĐGMVN và có thể nói đối với Vatican. Họ vào nhà thờ không khác gì Phật tử vào chùa sư quốc doanh. Khó khăn nhất là phần vụ của các linh mục, người trung gian giữa Giám mục và giáo dân. Lịch sử sẽ viết thế nào về Giáo Hội Công Giáo trong giai đoạn này/ Hỏi tức là trả lời.

- Đánh đổi được gì?
Vì xảy ra trong một cuộc tiếp xúc, dù Nguyễn Tấn Dũng có hứa hẹn gì cũng chỉ là hứa miệng. Vả chăng, “Trên Chính Phủ còn có Đảng”. Nguyễn Tấn Dũng chỉ là cái đầu con rùa, vì lợi ích cho Đảng mà cái đầu thụt vào hay lòi ra. Do đó, lời VC hứa làm sao tin? Nhưng nếu VC “giữ lời hứa” thì đổi được gì? Bang giao với Tòa Thánh? Đức Giáo Hoàng sẽ được phép viếng Việt Nam? Vatican trọn quyền phong chức giám mục, đào tạo, phong chức, thuyên chuyển linh mục không phải xin phép VC? Trả lại toàn bộ đất đai cho Giáo Hội Công Giáo?
Dù cho sự ra đi của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đánh đổi tất cả những quyền lợi này cũng không cân xứng với sự phá vỡ lòng tin của giáo dân, của dân chúng đối với HĐGM nói riêng và GHCG nói chung. Huống gì, Nguyễn Tấn Dũng chỉ hứa miệng suông.

b) Ai người thay thế?
Cũng do những lời đồn đoán thì có 2 vị hy vọng nhất được chọn thay thế chức vụ TGMHà Nội:

- Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn.
Từ khi Việt Cộng muốn Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra đi thì lời đồn đoán ở Đàlạt rằng Đức Cha Nhơn đương nhiên thay thế chỗ trống đó. Một giám mục còn trẻ mà được bầu làm Chủ Tịch HĐGM lại được Nguyễn Tấn Dũng đích thân đến thăm thì Đức Cha Nhơn được lòng cả 2 bên VC và Giáo Hội. Hơn nữa, sự ra đi của Đức Tổng Kiệt thế nào mà chẳng có ý kiến của Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN? Do vậy, Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn bị nghi là người lý tưởng để ra Hà Nội. Nhưng theo lẽ thường, kẻ viết bài này không tin Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn có can đảm nhận lãnh “thập giá” (chứ không phải Thánh Giá) này. Dù muốn dù không, dù thật hay giả, sự ra đi của Đức Tổng Kiệt cũng có ý kiến của Đức Cha Nhơn, mà nay lại thay người mình muốn đổi đi thì trong hành chánh quốc gia cũng ít ai làm chuyện đó, huống gì trong Giáo Hội, đưa đồng môn đi để mình thay thế chắc Đức Cha Nhơn sẽ nghĩ lại. Mang tiếng lắm!. Hơn nữa, làm TGM Hà Nội sau khi ĐứcTGM Kiệt ra đi là một chức vụ rất khó khăn đối với giáo dân và giáo sĩ Hà Nội. Muốn đưa Đức Tổng Kiệt về Hà Nội, Giáo Hội đã phải đưa ngài ra Lạng Sơn trước, sau đó làm Giám Quản Tổng Giáo Phận rồi mới lên chính thức. Dù cho VC có chiếu cố, Đức Cha Nhơn chắc chắn sẽ thoái thác vì quá trắng trợn. Sự trắng trợn này cũng do VC muốn, đó là hạ uy tín trước khi ban chức.

- Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể.
Ngài TGM Nguyễn Như Thể có công im lặng trong vụ Dòng Thiên An bị cướp đất, trong vụ linh mục Nguyễn Văn Lý và nhất là vụ ngài từ chức trào Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền. Tiêu chuẩn này đối với Việt Cộng như thật là lý tưởng. Hơn nữa, ở Huế người ta chuẩn bị tinh thần để đưa ngài ra Hà Nội lâu rồi, có người đã gọi ngài là Hồng Y. Nhưng cũng như trường hợp Đức Cha Nhơn, ra Hà Nội dù được nhận mủ Hồng Y cũng rất vất vả cho ngài hay bất kỳ ai vì dân gian sẽ đồn đoán rằng xũng y như Đảng, hạ đồng môn để mình được thay thế là chuyện ít người làm, Đức Tổng Thể có can đảm làm không?
Nhưng nói vậy mà không phải vậy, có khi:

- Không có ai thay.
Đây là điều khả tín, hy vọng nhất, vì các vị được đề nghị dù muốn dù không cũng thấy không ổn. Không ổn về uy tín, không ổn vì đồng môn, không ổn vì lịch sử Giáo Hội. Nhưng chắc chắn nhất là Việt Cộng chưa muốn, Việt Cộng cần thời gian để thử thách, hứa hẹn và để bất cứ Giám Mục nào cũng có thể lên TGM Hà Nội. Trống ngôi? Đã có Đức Cha Phụ Tá Laurent Chu Văn Minh đỡ tay thay việc. Tình trạng này làm kẻ viết bài này nhớ một kỷ niệm buồn: trong cuộc bầu cử Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòa có tất cả 17 liên danh. Theo dư luận thì liên danh do cụ TVL. thụ ủy yếu nhất. Bà con đã gặp cụ và khuyên cụ nên rút lui “vì Mỹ đã sắp đặt xong rồi”. Cụ cương quyết tiếp tục và khẳng định sẽ thắng lợi, vì chính người Mỹ đã đến tiếp xúc và cho biết trong 17 liên danh, họ chỉ tín nhiệm liên danh cụ, bằng cớ là họ yễm trợ cụ đến 60 ngàn dollars. Rốt cuộc cụ cầm đèn đỏ.

- Vụ Bâuxít:
Cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục thế nào cũng đề cập đến vụ Bâuxít, và vì Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố vụ bâuxit là kế hoạch lớn của Đảng thì trong cuộc tiếp xúc này Nguyễn Tấn Dũng chỉ có nước ca ngợi “thắng lợi” của bâuxịt và xin HĐGMVN ủng hộ. Ở vào vị thế của Đức Cha Nhơn lúc đó thì không ủng hộ cũng chỉ ậm à cho qua chuyện. Và thế là Nguyễn Tấn Dũng có quyền tuyên bố Đức Cha Chủ Tịch đã đồng ý!

Kết luận:
Đây là những sự đồn đoán, nghĩa là có cái trúng mà cũng có cái trật. Kẻ viết bài này muốn nhắc lại một câu của một giáo dân rằng: “Một ông già hơn 2 ngàn năm tuổi đừng để cho một đứa “con nít 70 tuổi” qua mặt. Giáo Hội Công Giáo chỉ tính từ Tân Ước đã có 2009 tuổi, không kể 60 tuổi tính nhầm. Không thể nào thua trí của một đảng Cộng Sản có 77 năm (1917-1990) hưởng thọ.
Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một đứa con lai căng cha Nga mẹ Tàu. Nay lại đổi giới tinh qua Mỹ. Xin các bậc đừng để chúng qua mặt, vì chút danh phận. Ngoài ra, Hội Đồng Giám Mục mà Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn là Chủ tịch cũng nên nghĩ tới một điều quan trọng đối với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt: Việt Cộng là vua thù dai, trả thù dai và không từ một thủ đoạn nào đối với kẻ thù cũng như với bạn. Xin các Đấng Bậc Bề Trên hãy nghĩ đến điều đó. Vì những gì xảy ra cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt sau này, quý vị chịu trách nhiệm phần lớn.
Riêng về Đức Tổng Giám Mục Giu Se Ngô Quang Kiệt, như ngài đã tâm sự với thánh Phê Rô tại La Mã “Lạy thánh Phê Rô xin cho chúng con noi gương ngài, hiểu biết những yếu đuối của chúng con, hiểu biết tình yêu thương của Chúa hiểu biết sức mạnh của Chúa để chúng con phó thác, để Chúa thắt lưng và dẫn chúng con đến nơi nào Chúa muốn”. Vâng lời cho đến chết như Đức Giê Su, phó thác và ở chức vụ cố gắng làm tròn trách nhiệm: nên Thánh.
Xin đừng đổ trách nhiệm cho Vatican. Đành rằng “những Đức Ông cố vấn Việt Nam trong triều đình Vatican rất “sùng” Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng tiếng nói của HĐGMVN Vatican không thể không quan tâm. Nói cách khác đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội như ý muốn của Việt Cộng hay không là do HĐGMVN mà Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn là Chủ tịch.
Những sự đồn đoán trên đây cũng là những gì mà một trong mấy triệu giáo dân Việt Nam trăn trở, thao thức, đau đớn phải viết ra.
Ước mong rằng những ĐỒN ĐOÁN này chỉ là ĐỒN ĐOÁN.

Ngày Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, 2009
Một giáo dân bất xứng
Micae Lê Văn Ấn



No comments: