Wednesday, September 9, 2009

ĐẢNG LÀ MAFIA : AI TRỊ ?


Đảng Là Mafia, Ai Trị?
VI ANH
iệt Báo Thứ Ba, 9/8/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=149252
Chuẩn bị dọn mình mừng 60 năm ngày thành lập Trung Cộng, CS Bắc Kinh tung ra một đợt bắt bớ lớn, gọi là chiến dịch bài trừ Mafia. Báo chí của Đảng Nhà Nước TC nhanh nhẩu và đồng loạt đưa tin kết quả của chiến dịch: bắt 1.500 người, trong đó 3 tỷ phú, 67 "ông trùm", hàng trăm cảnh sát công an, và năm sáu đảng viên, cán bộ. Công an trưng bày tội ác của băng mafia bằng những vũ giết người đã tịch thu được.

Mẻ lưới giăng ở thành phố Trùng Khánh. Con cá lớn nhứt giám đốc Sở Tư pháp Trùng Khánh, phó giám đốc cơ quan an ninh tên là Văn Cường, đã ngồi hai cái ghế này suốt 16 năm. Tư bản đỏ ở thành và cường hào ác bá đỏ ở quê cũng như những người ăn theo hầu hết ở dưới trướng của y. Một cái nhíu mày, một mật lịnh nhỏ của y được triệt để thi hành trước, khiếu nại sau, Và phải giữ " tuyệt mật" theo luật omerta của Mafia Ý. Mọi tiết lộ hay thất bại, chắc chắn cái chỗ an nghỉ suốt đời là nhà tù cải tạo hay nấm mồ do Văn Cường là "Bố Già" CS mật lịnh. Vì Bố Già CS này nắm ngành tư pháp và an ninh CS trong vùng, coi luôn an ninh, trật tự, bảo vệ chánh trị. Với quyền thế đó theo báo China Newsweek, y đã bao che một cách dễ dàng cho những cán bộ có chức quyền trong các vụ phạm pháp và hạ độc thủ đối với đối thủ và tay em phản phé rất dễ dàng.

Không cần như những Bố Già của Mafia Ý, phải cho ám sát bằng súng, bằng dao, dây thòng lọng, bằng đụng xe, bằng "trải thảm", "Bồ Già CS" có cả một guông máy độc tài đảng trị toàn diện để thủ tiêu sinh mạng của đối thủ. Bố Già CS cũng có cả độc quyền chuyên chính để câu móc, để hối mại, để làm tiền. Không ai biết ngân sách của Đảng, tài sản của Đảng là bao nhiêu, ở đâu. Không ai biết quyết nghị tuyệt mật của đảng trừ một vài người ở chóp bu như Bộ Chánh trị hay thường vụ của đảng bộ, chi bộ. Không ai biết đảng viên CS tuyên thệ ở đâu.

Minh hoạ qua điểm báo của Đài RFI, "bài báo về chiến dịch chống mafia taị Trùng Khánh, đã vạch rõ sự cấu kết giữa những cán bộ đảng viên ngành công an và toà án với những nhà tài phiệt. Như của Công Cương Mỗ, một trong những tỷ phú vừa bị bắt giam, chủ nhân một hãng sản xuất xe máy đã được chính quyền địa phương bao che cho hưởng nhiều đặc quyền thu mua cổ phiéu tài chính và đất đai .Đó cũng là trường hợp của nhà tài phiệt Trần Minh Lượng , sưu tầm đồ cổ và thành viên hội đồng tham vấn nhân dân. Ngoài ra còn có Lý Cường, kinh doanh ngành vận tải và bất động sản. Với bè phái trong chính quyền, nhân vật này xây dựng một tiểu vương quốc tại Trùng Khánh và theo một tạp chí địa phương, Lý Cường là người tổ chức vụ đình công của tài xế taxi đã làm cho thành phổ tê liệt vào cuối năm 2008 sau khi chính quyền ban hành một sắc thuế mới dĩ nhiên gây bất lợi cho ông ta.

Trong mạng lưới tôị phạm có tổ chức tại Trùng Khánh không thể bỏ qua một thành phần chủ chốt là băng đảng những chủ chứa cờ bạc và cho vay nặng lãi. Trong số các nạn nhân của nhóm băng đảng này có cả những tay nhà giàu mới ở Trùng Khánh phất lên nhờ những năm kinh tế bộc phát . Số nợ này ước tính lên tới 30 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 3 tỷ euros. Những tay cho vay nặng lãi này hoạt động dưới vỏ bọc hợp pháp như kinh doanh khách sạn, và sau đó nắm quyền kiểm soát các xí nghiệp sản xuất để khai thác. Vì thế có nhiều xí nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn khó khăn một cách khó hiểu. Một viên chức tại Trùng khánh, Vương Lập Quân cho biết các xí nghiệp này đã cấu kết với các nhóm mafia và làm giàu."

Báo của Đảng Nhà Nước TC chỉ đưa ra băng mafia ở Trùng Khánh. Trùng Khánh chỉ là một trung tâm kinh tế và quyền lực nhỏ đối với Thượng Hải, như Chicago đối với New York. Nếu mẻ luới quăng vào những trung tâm kinh tế lớn ven bờ biển Thái bình dương như Thượng Hải là cái nôi của nền kinh tế thị trường của TC, thì băng mafia sẽ là đại bang tội phạm có tồ chức gồm những người cố áo trắùng, từ đó xuất phát những nhà lãnh đạo Đảng Nhà Nước trung ương ở Bắc Kinh đang điều hành nền kinh tế thị trường.Báo của đảng Nhà Nước TC cũng mới đưa ra băng mafia làm kinh tế bằng kinh doanh, chủ chứa cờ bạc, mà chưa đưa ra băng mafia làm công việc khủng bố người dân cho nhà nước khi dân tập họp biểu tình chống trưng thu đất đai, chống ô nhiểm môi sinh, chông bất công, mỗi năm có cả trăm ngàn vụ với con số trên 1000 người mỗi vụ.

Cuối cùng, một giám đốc sơ tư pháp kiêm phó ngành an ninh Văn Cường; một nhà tài phiệt Trần Minh Lượng , sưu tầm đò cổ, một Lý Cường, kinh doanh ngành vận tải và bất động sản, và những chủ chứa cờ ø bạc lậu chẳng làm được gì nếu không có guồng máy độc tài chuyên chính và toàn diện của CS. Một Trùng Khánh trong nội điạ mà mafia còn hoành hành như vậy, huống hồ gì Thượng Hải là trung tâm kinh tế của cả nước, cái nội kinh tế đồi mới của TC, mafia con tung hoành cở nào nữa. Không có guồng máy và con người của đảng CS độc tài đảng trị toàn diện thì mafia cùng lắm chỉ là nhóm, băng như Ý và Mỹ, hùng cứ ngầm trong một thành phố, một ngành làm tiền nào thôi như rượu lậu, súng lậu, cờ bạc, đỉ điếm lậu thôi. Ở các xứ nằm trong chế độ CS, Đảng CS là đảng độc tài đảng trị toàn diện, guồng máy quân quyền, cảnh quyề và chánh quyền nằm trong tay đảng ø mafia lộng hành nhờ Đảng. Nên có lý do đề nhiều người nói đảng CS là đảng mafia. Và khi đảng CS là đảng Mafia thì ai trị?


Trung Quốc tranh luận liệu tài sản của những người giàu nhất Trung Quốc có "sạch sẽ"?
Theo The Economist

Tqvn2004 chuyển ngữ
Thứ Tư, 09/09/2009
http://danluan.org/node/2604
Đa số người Trung Quốc cho rằng xuất hiện trên danh sách những người giàu nhất Trung Quốc của tạp chí Forbes là điều vừa đáng vui, vừa đáng ngại. Đầu năm nay, một cuốn tiểu thuyết có tên "Lời nguyền của Forbes" đã được đăng trên một tạp chí Trung Quốc trước khi ra thành sách. Bất kỳ ai có tên trong danh sách, nhân vật chính của cuốn sách cảnh báo, sẽ "coi như chết rồi". Bảng xếp hạng được biết đến rộng rãi dưới cái tên "danh sách những con lợn phải giết thịt" - ám chỉ số phận mà người ta nghĩ nhà cầm quyền dự tính dành cho những ai xuất hiện trong bảng xếp hạng. Trong một bài bình luận về cuốn sách, Forbes đã đưa ra thống kê cụ thể bao nhiêu người trong bản danh sách nhà giàu của Trung Quốc đã bị giam giữ hoặc bắt bớ, và đặt câu hỏi liệu "liệu có ai ở Trung Quốc thoát khỏi lời nguyền đó".

Câu trả lời, một nghiên cứu mới cho thấy, là có. Rupert Hoogewerf, tác giả của danh sách nhà giàu ở Trung Quốc đầu tiên, xuất hiện cách đây 10 năm, đã đưa ra một bản danh sách "cạnh tranh" khác có tên là Danh sách Nhà giàu Hurun, đã quan sát điều gì xảy ra cho 1300 có lẻ người có tên trong đó. Hai đang đợi ra tòa, mười đang bị thẩm vấn, bảy bị thẩm vấn nhưng không khởi tố, bảy bỏ chạy khỏi Trung Quốc, và sáu người đã chết (bao gồm hai vụ tự sát và một vụ giết người). Mười tám người bị bắt giam, nghe có vẻ như một hồi chuông cảnh báo, nhưng chỉ chiếm dưới 2% số người trong danh sách, không phải là một tỷ lệ quá kỳ dị, ông Hoogewerf đánh giá.


Bảng các nhân vật trong danh sách Hurun đã bị kết án
(chỉ tính những người đã từng đứng trong top 20)
http://danluan.org/files/u2/sub01/CWB114.gif

Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn, liệu giàu có ở Trung Quốc có gắn bó chặt chẽ với tội phạm và tham nhũng hay không? Thứ "nguyên tội" (original sin) đó được coi là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của nhiều công ty có lợi nhuận lớn nhất ở quốc gia này. Câu hỏi này là đề tài của một bài viết 20 trang đăng tuần trước trên tờ Kan Tian Xia (“Nhìn ra thế giới”), một tạp chí có trụ sở tại Bắc Kinh, trích những phát hiện của ông Hoogewerf. Bản thân ông Hoogewerf đã chỉ ra rằng nhiều tội lỗi mà những ông trùm kinh doanh Trung Quốc vi phạm diễn ra trong giai đoạn trước đây, khi mà tín dụng khó kiếm hơn, và sự kiểm soát của chính quyền đối với doanh nghiệp nặng nề hơn (xem bảng). Những nhà giàu mới, đặc biệt trong lĩnh vực mà tư bản mạo hiểm chiếm tỷ lệ lớn, như công nghệ, là đối tượng bị quan sát kỹ lưỡng trong giai đoạn gần đây. Ông cho rằng những điều sỉ nhục (stigma) gắn liền với sự giàu có trong quá khứ, (đôi khi là xứng đáng), đã bớt dần trong những năm gần đây.

Nhưng các ông trùm Trung Quốc vẫn tiếp tục gặp rắc rối. Ngay sau khi cuốn "Lời nguyền của Forbes" xuất hiện, thì xảy ra việc Huang Guangyu (cũng được biết tới dưới tên Wong Kwong Yu), một ông trùm trong lĩnh vực bán lẻ, người đứng đầu danh sách Hurun năm ngoái và đứng thứ nhì trong danh sách Forbes, vừa mất tích. Sau đó có báo cáo rằng ông này đã bị bắt giữ vì liên quan đến một vụ hối lộ lớn. Vào tháng Sáu, thị trưởng Shenzhen, một thành phố lớn gần Hồng Kông, bị bắt giữ vì hình như dính líu vào cùng vụ hối lộ trên. Vào 31 tháng Tám, Công ty Phát Triển Hopson, một công ty địa ốc, đã thông báo rằng đã 6 tháng nay nó không liên lạc được với chủ tịch của mình, ông Chu Mang Yee (đứng 140 trong danh sách Forbes, và 10 trong danh sách Hurun), mặc dù mối liên hệ của ông này với vụ hối lộ là chưa rõ ràng.

Đa số những ai vào bình luận trong các trang web khác nhau về bài viết trên tờ Kan Tian Xia đều tỏ vẻ nghi ngờ các doanh nhân thành đạt. Có thể nói, việc ban kiểm duyệt internet của chính quyền cho phép những lời bình luận kiểu này nở rộ, cho thấy họ có cùng cách nhìn. Một blogger tranh luận rằng đa số những người trong danh sách nhà giàu chưa phải vào tù đơn giản là vì họ đã hối lộ quan chức để thoát tội. "Ngay cả trẻ con cũng biết các ngài không thể thành công nếu không nhúng chàm", một người khác nói. Người thứ ba còn có quan điểm ảm đạm hơn: "Hãy ghi nhớ rằng bất kỳ doanh nghiệp nào có chí lớn, sớm muộn cũng sẽ thành tài sản của chính quyền". Không phải lúc nào các ông trùm cũng là kẻ lừa đảo.






No comments: