Wednesday, August 19, 2009

Từ SÔ VIẾT NGHỆ TĨNH đến TAM TOÀ VINH


TỪ SÔ VIẾT NGHỆ TĨNH ĐẾN TAM TÒA VINH
Bài của Ngô Đức Diễm
http://www.doi-thoai.com/baimoi0809_202.html
Biến cố Tam Tòa, tiếp sau biến cố Thái Hà đã gây chấn động lớn hải ngoại cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là tại Giáo Phận Vinh gồm 3 tỉnh Nghệ Tĩnh Bình. Tuy hoàn cảnh và diễn biến có khác nhau, nhưng bản chất và ý nghĩa của hai biến cố trên cũng chỉ là một. Đó là sự bừng khởi của sức mạnh niềm tin tôn giáo và ý chí dân tộc, chống lại chế độ cộng sản Việt Nam độc tài toàn trị, với chủ truơng hủy diệt tôn giáo, cướp đoạt tự do dân chủ của dân Việt, và bán nước cho ngoại bang.

Phân tích biến cố Tam Tòa hôm nay và Thái Hà trước kia, người ta nhận thấy phía sau những biến cố hiện thực, hình như có tiềm tàng những ẩn số mà nếu dân Việt biết khai dụng một cách khôn ngoan và hữu hiệu, có thể thổi lên một trận gió dân chủ đẩy lui chế độ cộng sàn vào bóng tối. Nói khác, từ thảm họa Sô Viết Nghệ Tĩnh, khởi đầu cho một tiến trình đày đọa dân tộc gần cả thế kỷ qua, hôm nay dân Việt có thể khai dụng Tam Tòa Vinh thành một chiến lược mở đường dân chủ cho việt Nam.

Trước hết, sự kiện giáo dân Vinh đứng lên đòi quyền sinh hoạt tôn giáo trên giải đất Thánh Đường Tam Tòa bị bom tàn phá, cũng như giáo dân Hà Nội đứng lên đòi lại Tòa Khâm Sứ và khu đất thuộc giáo xứ Thái Hà, không những nói lên quyền làm chủ đất đai của các giáo xứ và giáo hữu liên hệ, mà còn thể hiện quyết tâm đòi lại quyền làm chủ tài sản, gọi là quyền tư hữu nói chung của con người đã được Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công nhận. Mỉa mai thay! Núp dưới khẩu hiệu “Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” cộng sản Việt Nam đã chủ trương cướp đoạt hết tài sản của dân lành qua những đợt đấu tố cường hào ác bá tại Liên Khu IV năm 1953 và cuộc Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc năm 1956. Đáng nói nhất là sự cướp đoạt tài sản trắng trợn của tư nhân cũng như của các Giáo Hội năm 1975, khi cộng sản xua quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam.

Tiếp đến, sự kiện người dân Giáo Phận Vinh đứng lên đòi lại linh địa Tam Tòa còn thể hiện một quyết tâm ý nghĩa hơn và sâu xa hơn, đó là quyết tâm đòi CSVN tôn trọng tự do tôn giáo, đúng như lới tuyên bố của LM Nguyễn Văn Lý tại Giáo Xứ Nguyệt Biều trước khi ngài bị CSVN bỏ tù: “Tự do tôn giáo hay là chết.” Tự do tín ngưỡng là một khát vọng căn bản của con người “linh ư vạn vật”, đã được Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công nhận và CSVN đã ký tên chấp nhận. Nhưng cho đến nay, CSVN vẫn theo đuổi chủ trương hủy diệt tôn giáo đúng theo giáo điều của lỗi thời của cộng sản, coi tôn giáo là “á phiện ru ngủ quần chúng, là một sự vong thân của con người trong thần tượng do chính mình tạo ra.”. Trong chủ trương triệt hạ tôn giáo đó, CSVN đã sử dụng mọi thủ đoạn để áp bức, sách nhiễu các nhà lãnh đạo tôn giáo, tịch thu tài sản của các giáo hội giáo hội, đóng cửa các tu viện, trường học tôn giáo, lập ra các giáo hội quốc doanh để lũng đoạn các tôn giáo, và nhất là tục hóa và hủy diệt các linh địa tôn giáo. Trước đây, hồi chiến tranh còn gay cấn, CSVN đã sử dụng các thánh đường và các kiến trúc tôn giáo làm địa điểm phòng không, đặt súng cao xạ để bắn máy bay Mỹ. Nhà thờ Tam Tòa, nhà thờ Cầu Rầm, trường học Xuân Phong Diễn Châu, là những địa điểm phòng không then chốt chống may bay Mỹ. Hẳn nhiên CSVN thừa biết rằng các địa điểm phòng không đó là những mục tiêu mà máy bay Mỹ cần triệt hạ đầu tiên. Thế thì một mũi tên bắn hai con chim, vừa triệt hạ máy bay Mỹ, vừa triệt hạ linh địa tôn giáo!

Hôm nay, CSVN đã thẳng tay đàn áp giáo hữu giáo phận Vinh khi họ muốn sử dụng giải đất thánh đường Tam Tòa đô nát làm nơi dâng lễ và cầu nguyện, viện cớ rằng, nhà thờ Tam Toà là chứng tích tội ác Đế Quốc Mỹ! Nói là chứng tích tội ác, nhưng xin hỏi một cách thẳng thắn là “tội ác của ai?” Người Mỹ rất tôn trọng tự do tôn giáo và các nơi thờ phượng của các giáo hội. Người Mỹ khi đẩy mạnh chiến tranh, luôn luôn cố tránh gây thiệt hại cho các cơ sở tôn giáo, các bệnh viện hay các khu cư dân. Tại Việt Nam, chính CSVN đã sử dụng các cơ sở đó vào mục tiêu quân sự, với ý hướng chỉ điểm cho máy bay Mỹ ném bom.
Thế thì phải tố cáo tội ác của CSVN chứ không phải tội ác Đế Quốc Mỹ như bộ máy tuyên truyền của CSVN vẫn lớn tiếng rêu rao bao nhiêu năm nay! Linh địa Tam Tòa phải được trả lại cho giáo dân Tam Tòa để trùng tu, dựng lại thánh đường uy nghiêm, để người dân lại được nghe tiếng chuông giáo đường vang vọng mỗi sáng mỗi chiều, chấm dứt cái gọi là “chứng tích tội ác” theo tuyên truyền giả trá của CSVN.

Có người nêu lên câu hỏi, tai sao người dân Vinh chỉ đòi hỏi CSVN trả lại tài sản và tôn trọng tự do tôn giáo, mà không đòi hỏi dân chủ nói chung, cũng như có người trách cứ Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam đòi CSVN hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp mà không đòi CSVN hủy bỏ toàn bộ Hiến Pháp?
Thực ra, câu hỏi trên chỉ thể hiện cái nhìn cục bộ, nếu không nói là hẹp hòi, vì chưa thấy được toàn cảnh của công cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam hôm nay. Đối đầu với công sản, cần có sách luợc hữu hiệu và khả thi. Thật vậy, ai chẳng muốn hủy bỏ toàn bộ Hiến Pháp CSVN, nhưng người quốc gia phải biết lựa những chiêu thức khả thi và hữu hiệu mà đánh. Tranh đấu đòi hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp là một tuyệt chiêu nhắm vào tử huyệt của CSVN nên Nguyễn Minh Triết mới phải la làng “ hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát.” Cũng thế, đấu tranh đòi tự do tôn giáo cũng là tuyệt chiêu đánh vào tử huyệt CSVN, vì CSVN thừa hiểu rằng, đụng vào niềm tin tôn giáo là khơi động cuộc thánh chiến, và một khi thánh chiến bùng nổ thì CSVN sẽ tiêu vong. Thế nên, chúng ta nên áp dụng câu nói chí lý của một nhà đấu tranh dân chủ trong nước “Đừng sợ những gì cộng sản làm, mà hãy làm những gì cộng sản sợ.”

Phân tích những ẩn số trên, dân Việt cần khai dụng biến cố Tam Tòa làm đòn bẫy để phác họa một chiến lược hữu hiệu hầu đẩy lui CSVN vào bóng tối. Nói khác, Tam Tòa Vinh phải vùng lên để chuộc lại tội ác của Sô Viết Nghệ Tĩnh đã gây bao tang tóc cho dất nước, hầu mở cửa dân chủ, chấm dứt chế độ độc tài toàn trị với chủ trương lãnh đạo độc tôn, xây dựng một thể chế dân chủ hiến định pháp trị và đa nguyên cho Việt Nam.

Thứ nhất, biến cố Tam Tòa cần được dân Việt trong nuớc cũng như ngoài nước đánh giá như một ngọn gió thần linh khơi dậy niềm tin và một sợi dây thiêng liêng thắt chặt tình anh em cùng một cha chung trên Trời trong tinh thần hiệp thông công giáo. Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên đã làm nhiều người cảm phục khi ngài chia sẻ với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong biến cố Thái Hà “ vấn đề của Hà Nội cũng là vấn đề của Vinh.”. Trong tinh thần hiệp thông, sẽ không còn biên giới ngăn cách giữa Vinh và các giáo phận khác, mà tất cả các giáo phận và giáo hữu phải kết chặt với nhau thành một khối bất khả phân, bất khả nhượng để bảo vệ đức tin công giáo. Sau khi từ hải ngoại trở về, Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên đã tuyên bố một câu lịch sử trước 200 ngàn giáo dân tham dư Lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời, bổn mạng giáo phận: “ Không phải chỉ có một Giám Mục Cao Đình Thuyên, mà có 500 ngàn Giám Mục Cao Đình Thuyên.” Lời tuyên bố khẳng khái của Đức Giám Mục Vinh làm ta liên tuởng tới lời nhắn nhủ của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ II đối với dân Ba Lan: “Các con đừng sợ”. Chính lời nhắn nhủ đó đã là động lực thúc đẩy người dân Ba Lan kết chặt với nhau trong tinh thần hiệp thông công giáo, đứng lên đạp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu.
Có người hỏi rằng, tai sao cho đến hôm nay, Tòa Thánh Vatican vẫn chưa lên tiếng, và đặc biệt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng còn án binh bất động trước biến cố Tam Tòa? Điều đó dễ hiểu, vì sự cẩn trọng truyền thống, cũng như vì những tế nhị trong lãnh vực ngoại giao, Tòa Thánh cũng như Hội Đồng Giám Mục vẫn tỏ ra dè dặt, nhưng hẳn nhiên, vẫn có sự hiệp thông chặt chẽ giữa Vinh và Vatican cũng như Vinh với các giáo phận khác tại Việt Nam và thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ...

Thứ hai, tinh thần hiệp thông Tam Tòa còn vượt ra ngoài phạm vi công giáo để biến thành một sự hiệp thông phổ quát, gọi là hiệp thông tôn giáo, như thể một sự gắn bó liên tôn. Một điều hiển nhiên và cũng là một kinh nghiệm đắng cay, là CSVN đang chủ trương trù giập tất cả mọi tôn giáo tại Việt Nam. Không riêng gì công giáo với thảm nạn Tam Tòa, Thái Hà, cũng như bản án bất công dành cho LM Nguyễn Văn Lý, mà các tôn giáo khác tại Việt Nam đang chịu chung số phận, như Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài Hòa Hảo..Hòa Thượng Thích Quảng Độ đang bi sách nhiễu đủ điều. Mục Sư Phạm Hồng Quang, cụ Lê Quang Liêm đang bị CSVN gây bao khó khăn trong việc quảng bá đạo pháp. Mới đây, người ta còn nhắc đến trường hợp tu viện Bát Nhã bị CSVN trấn áp, nhưng đây là trường hợp đặc biệt, liên hệ đến thiền sư Nhất Hạnh, cho đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn đối với người Việt chống cộng.

Một số người cho rằng, nên tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị. Kinh nghiệm cho thấy rằng, một khi tôn giáo xen vào chính trị hay điều hướng chính trị thì quốc gia sẽ lệ thuộc vào thần quyền, dễ đi vào con đường bế tắc, chia rẽ và đi ngược với trào lưu dân chủ đang phổ biến hôm nay. Nhưng phải nhận định khách quan rằng, sự hiệp thông tôn giáo trong mục đích xóa bỏ bất công, chống lại bất nhân, thì không phải là làm chính trị theo nghĩa thông thường, là nắm chính quyền và điều hành nhà nước, mà là cổ võ cho ý thức chính trị cao đẹp, như thể đem cái chính mà trị cái tà. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ II cũng đã cổ võ cho ý thức chính trị khi ngài nhắn nhủ: “Nếu hiểu chính trị là tranh đấu để nắm chính quyền thì hiển nhiên Giáo Hoàng không làm chính trị. Nhưng nếu hiểu chính trị là xóa bỏ bất công, đòi hỏi công lý thì hiển nhiên Giáo Hoàng có làm chính trị..” Trong ý nghĩa cao đẹp đó, sư hiệp thông tôn giáo để tạo sức mạnh liên tôn, chống lại bất công và bất nhân là điều cần thiết hợp lý và hợp tình đối với hoàn cảnh Việt Nam hôm nay.

Còn phải thêm rằng, hiệp thông công giáo và hiệp thông liên tôn cũng chưa đủ đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Công cuộc dân chủ hóa Việt Nam còn đòi hỏi một sự hiệp thông rộng lớn hơn nữa, đó là hiệp thông dân tộc. Bài học Đông Âu đã mở ra cho Việt Nam con đường hiệp thông dân tộc trong ý hướng đẩy lui cộng sản vào bóng tối. Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan là một hình thức hiệp thông dân tộc. Nhóm Hiến Chương 77 của Tiệp Khắc trước đây cũng lả một hình thức hiệp thông dân tộc. Việt Nam hôm nay, đã có những ngọn gió dân chủ rải rác đó đây, từ tiếng kêu dân oan, từ tiếng gọi các nhà dân chủ, cũng như từ tiếng phản kháng của các nhà trí thức, từ nỗi bất bình của các cựu Đảng Viên CS nay đã thức tỉnh..Những ngọn gió dân chủ đó phải kết tụ với nhau để tạo thành cơn bão dân chủ với sức mạnh Diên Hồng, hầu đủ sức bẻ gãy gông xiềng cộng sản. Tiếng dân oan đòi ruộng đất nhà cửa phải hòa với tiếng thét gào của các chiến sĩ dân chủ. Cũng thế, tiếng giáo oan của Tam Tòa, Thái Hà cũng phải hòa nhịp với tiếng phản kháng của thanh niên sinh viên chống lại họa xâm lăng của ngoại bang với hành động xâm lấn biên giới, chiếm đoạt lãnh hải và hải đảo cũng như khai thác Bauxit. Tiếng công nhân oan bị các công ty ngoại quốc bóc lột tại quê nhà cũng phải hòa với tiếng kêu cứu của các công nhân đi lao động nước ngoài và tiếng nức nở của các em bé và các cô gái bị bán vào các động mãi dâm trong tệ nạn buôn người đang thịnh hành tại Việt Nam. Nếu có được sự hiệp thông dân tộc phổ quát như trên, thì CSVN sẽ bị đẩy ra khỏi đại khối dân tộc, mất chỗ đứng và đi đến chỗ tiêu vong.

Tóm lại, một biến cố lịch sử lúc nào cũng có hai mặt, tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực, biến cố Tam Tòa đã gây bao đau thương cho giáo xứ Tam Tòa nói riêng, cho giáo phận Vinh và Giáo Hội công giáo Việt Nam nói chung. Nhưng về mặt tích cực, biến cố Tam Tòa đã làm cho người công giáo nói riêng, cho người tín hữu các tôn giáo và toàn thể dân Việt nói chung xích lại gần nhau trong tinh thần hiệp thông tôn giáo và dân tộc. Đó là đòn bẫy tinh thần cò khả năng đẩy bánh xe dân chủ lên dốc, xóa tan mây mù cộng sản độc tài còn tiếp tục gieo thảm họa trên đất nước và dân tộc Việt Nam.


No comments: