Sunday, August 23, 2009

TAM TOÀ : SÓNG ĐỔ VỀ ĐÂU ?


Độc giả góp ý: Tam Tòa: Sóng đổ về đâu?
VietCatholic News (23 Aug 2009 19:36)
Cùng một đề tài này, ngay sau vụ Toà Khâm Sứ nổ ra và đich thân Nguyễn tấn Dũng đến tham quan khu vực của khu phố nhà chung, rồi đến thăm vị Tổng Giám Mục thành Hà Nội, tôi là một trong số những người, không có lấy một chút tin tưởng nào vào cái thiện chí của nhà nước này nên đã khẳng định là: Chẳng bao giờ nhà nươc này sẽ trao trả khu đất ấy cho Tòa Gám Mục một cách êm thắm. Bởi trả lại như vậy thì còn gì là bản chất cộng sản. Còn gì là cái xã hội chủ nghĩa Việt cộng ở trên đất nước Việt Nam!

Kết qủa, sự kiện TKS nay đã như một chuyện ván đóng thuyền rồi. Chỉ khác là chúng không dám cướp lấy mảnh đất ấy để chia lô, bán kiếm tiền chia nhau. Nhưng cũng không trả lại TGM vì kẹt vào nhiều mắt móc ngoặc nên đành, dùng kế “ mượn hoa cúng phật”. Cướp đất của nhà chung làm công viên cho dân để lừa dân, rồi muốn đến đâu thì đến!

Phương cách rất Việt cộng này được nhà nước tái áp dụng tại Thái Hà, nhưng đoạn kết có nhiều hỉ nộ hon. Chúng bắt tám giáo dân đưa ra tòa với tội danh “phá rối trật tự và phá hoại tàn sản của công” như một cách để dằn mặt những cuộc xuống đường đòi Công Lý, đòi Tự Do tôn giáo. Kết qủa, hàng vạn người xuống đường với ngành vạn tuế trong tay. Nhà nước Việt Cộng trắng mắt, vội khép lại phiên toà với những án treo như là một phương cách giải quyết êm thắm cho câu chuyện của hai mảnh đất TKS và Thái Hà.

Ở đây tưởng cũng nên nhắc đến một điểm chung là, trong cả hai vụ, đều có những quan chức hàng đầu của nhà nước xuống tận nơi xem xét và chỉ đạo công việc. Theo đó, chuyện Thài Hà, Tòa Khâm Sứ không hề mang tính cách bùng nổ của địa phương, nhưng được tổ chức với những âm mưu lớn từ trung ương. Nhà nước muốn nhờ TKS và Thái Hà cứu chúng ra khỏi cơn nguy khốn áp lực về chuyện Trung Cộng đặt nền hành chánh trên Hoàng Sa, Trường Sa. Bởi lẽ, việc phản đồi, điều dân quân đi biều tình thì cả cái bộ chính trị, chứ chẳng trừ một ai, đều sợ bị vả gẩy răng, táng mạng. Mà yên lặng mãi thì lòi ra mặt chuột và không thể lừa dân chúng qua những khẩu hiệu Độc Lập Tự Do Ấm No Hạnh Phúc được nữa. Nên nhà nước đã phải đưa ván cờ Toà Khâm Sứ và Thái Hà lên bàn cân. Việc gỉai quyết chắc chắn là mất lòng dân, gây phẫn uất, bị coi là kẻ tráo trở giữa đường, nhưng không mất lòng quan thầy Trung cộng thì không đáng lo. Thêm vào đó là một lý luận chủ quan rằng: Chuyện đồng bào Công Giáo đi cầu nguyện kia tuy có đông thật đấy, nhưng tất cả chỉ là đi cầu trong bình an thôi. Họ không thể trở thành mối nguy cho chế độ, hoặc gỉa, không có khả năng triệt tiêu được quyền lực của giai cấp lãnh đạo hiện nay. Như thế, phải dùng TKS, Thái Hà làm kế giải vây cho Hoàng Sa Trường sa!

Kết quả, người người rúng động, bàng hoàng trước sự kiện chưa từng thấy trong mấy chục năm qua đã xảy ra ở Thái Hà và Tòa khâm Sứ khi thấy hàng hàng lớp lớp người anh dũng tiến lên. Họ sẵn sàng hy sinh vì đạo giáo. Nhưng Việt cộng đâu có thể nào để cho họ chết để làm cớ cho việc tiêu ma cái sự nghiệp gian ác của nhà nước. Trái lại, cầm chừng, nay mạnh mai nhẹ, lại có lúc làm như chúng săn sàng ra tay bắt vị Tổng Giám Mục thành Hà Nội đến nơi. Nhưng rồi chuyện đâu rồi cũng vào đấy. Chúng bắt người, đưa ra toà, cốt làm cho câu chuyên ầm ỹ lên để chúng thoát cái nợ Hoàng Sa Trường Sa mà thôi. Nay nhìn vào sự việc đã qua, có thể nói là Việt cộng lại thắng một ván cờ lừa lớn. Đã giải vây được vụ Trường Sa, Hoàng Sa, còn cướp được đất của nhà chung, biến đất ấy thành công viên cây xanh để lừa dân. Nhìn qua phương cách gỉai quyết này. Có lẽ nhiều ngưòi dân thành phố, vì lý do này hay lý do khác, hài lòng về việc làm của chúng và vội quên đi cái tội Việt cộng bán đất dâng biển Trường Sa, Hoàng Sa cho Tàu cộng!

Rồi cách đây chứng hai ba tháng, một hiện tượng dây chuyền đang lan ra trên cả nước. Hầu như không có một nơi nào, từ chợ búa, đến nhà thờ nhà trường qúan cà phê, hàng ăn, tiệm giải khát, mà người ta không to nhỏ chuyền tai nhau câu chuyện về người Tàu sang chiếm cứ và khai thác Bauxite Tây nguyên. Lại có nhiều nơi, nhiều giáo xứ tổ chức canh thức cầu nguyện cho Tây nguyên. Rồi có cả những tổ chức gọi là khoa học, kinh tế, các nhà nghiên cứu hội thảo bàn bạc về Bausite Tây nguyên. Thậm chí, ngay trong hàng ngũ quân đội nhân dân, cánh tay che chở cho chế độ Việt cộng cũng bị chấn động vì bản tin Bauxite Tây Nguyên, mà lá thư của Võ nguyên Giáp như một khởi đầu làm cho dòng máu nóng của tiền nhân bất ngờ chuyển động cuồn cuộn lên, trong quân dội đã có nhiều người đã đặt vấn đề về cuộc bành trướng của bắc phương. Đã thế, qua các trang mạng và tin tức từ hải ngoại càng lúc càng làm cho nhà nước Việt cộng phát cuồng về những bản đồ Biển Đông và chất độc hại từ Bauxite Tây Nguyên. Cả nước như chuyển mình vào một vận hội mới, đứng lên chống Xâm lăng, làm cho Việt cộng như đứng trưóc một cuộc diệt vong! Chúng muốn ngừng khai thác Bauxite để thay đổi cục diện. Nhưng chủ nhân Tàu không cho ngừng. Không còn đường chọn lựa. Tam Tòa nổ ra như một kế sách cần phải có..

Như thế, Tam Tòa đã không nổ ra theo tiến trình tự nhiên, dù nó cũng bắt nguồn từ sự kiện đòi Công Lý và tự do tôn giáo của người dân, nhưng đuợc cài đặt và tính toán thật kỹ bởi những kẻ lừa dân bán nước ở trong cái gọi là chính trị bộ của Việt cộng, hơn là những quan chức tại địa phương Quảng Bình. Bởi lẽ muốn giải quyết chuyện Bauxite Tây nguyên, chúng đã làm ít nhất hai chuyện sau: Tận diệt một con cờ. Thứ hai, mở ra một mặt trận đủ sức át tiếng nói về tây nguyên.

1. Tận diệt một con cờ. Võ Nguyên giáp, một đại công thần của chế độ cộng sản tại Việt Nam, là người có nhiều liên hệ với tàu, nhưng cũng là người từ lâu nay không còn một ảnh hưởng nào trong guồng máy của chế độ. Bỗng nhiên, nhờ vụ Bauxite, Giáp toan tính đánh bóng trở lại cái tên của mình bằng một là thư gời cho Nguyễn tấn Dũng, đệ đạt lên ý kiến xin cấp trên xem xét lại quyết định khai thác bauxite tây nguyên. Lá thư dù không có kết qủa, vẫn làm sôn xao dư luận. đặc biệt là chiếm được lòng tin trở lại của dân Quảng Bình, quê hương của Giáp và những đồng chí cũ, đến nhiều thành phần trẻ nhiệt huyết trong quân đội và có thể lan rộng ra, gây ảnh hưởng đến nhiều thành phần xã hội, trong đó có các tổ chức của tôn giáo. Dĩ nhiên, Việt cộng không muốn những thế lực này sẽ nắm lấy tay nhau, liên kết hành động. Trưóc là đòi ngưng vụ bauxite độc hại, sau đến chủ quyền quốc gia và rồi tiến đến tiến trình xây dựng Tụ Do Dân Chủ và Công Lý để đào thải chế độ hiện tại. Theo đó, Việt cộng phải tiên hạ thủ vi cường.

Chuyến đi thăm của Dũng đến tận nhà Giáp, gọi là chúc thọ và mừng 55 năm ngày chiến thắng điện biên, đã là một chứng cứ cho cuộc diệt khẩu này. Giáp biết, toan tính của mình không dài hơn chuyến đi của Dũng nên đành chờ ngày được hưởng nghi lễ quốc táng hơn là góp chuyện về Tây Nguyên. Bịt miệng Giáp chưa đủ, Dũng còn muốn nhờ những tay “côn đồ của nhà nước ở Quảng Bình” là bà con thân nhân, ngươi đồng hương của Giáp ở Quảng Bình ra đòn với khối người công giáo ở đây để kết thúc câu chuyện về Giáp. Nghiã là nhà nước Việt cộng đẩy nhóm của Giáp vào cái thế không thể nối được liên hệ với người công giáo và các nhóm hoạt động khác. Bỏi lẽ, trước kia bộ đội của Giáp về Quỳnh Lưu tận diêt cuôc nổi dậy của đồng bào. Nay lại đến người đồng hương của giáp trở thành những kẻ thù của người công Giáo Việt Nam!

2. Mở một mặt trận đủ lớn. Đức Giám Mục Cao đình Thuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh năm nay 82 tuổi. Ngài đã trổi vượt lên như một vì sao sáng trong dãy ngân hà đi đòi Công Lý và Tự Do tôn giáo cho người dân, bằng một lời phát biểu lẫy lừng khi đi thăm Thái Hà: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo Phận Vinh”. Câu nói này như một hơi thở truyền thêm sức mạnh, lòng tự tin đến tận tâm hồn của người đi tìm Công Lý, làm cho họ thêm vững mạnh bao nhiêu thì chế độ này sôi gan tím ruột bấy nhiêu. Nhưng cùng lúc cho nhà nước thấy rằng, đụng đến Giáo phận Vinh thì câu chuyện hẳn nhiên là không nhỏ!

Cơ hội đã đên, Ngài đi Rome triều yết Đức Giáo Hoàng, Việt cộng tính đánh úp Tam Tòa và khi Ngài trở vê, kết qủa có ra sao thì cũng coi như là câu chuyện đã rối.

Thật vậy, Tam Tòa đã bừng sống lên trong niềm tin mãnh liệt của đồng bào công giáo tại địa phương. Một cuộc sống dậy làm kinh hoàng tất cả mọi người, một cuộc sống dậy với bước chân của hàng trăm ngàn người vang vọng khắp nơi có thể làm át tất cả mọi thứ tiếng, làm át tất cả mọi tin tức vào lúc này. Chuyện về Bauxite tây nguyên bỗng dưng chìm xuống như qủa bong bóng đã xì hơi! Người ta không còn nhắc đến Bauxite và tàu cộng nữa. Người ta cũng không còn nhắc đến những thuyền đánh cá Việt Nam bị thuyền lạ đuổi bắt và đòi tiền chuộc nữa. Và đi đâu cũng chỉ thấy nói về đoàn người đông đảo, không ai còn dếm được con số, đã đổ về Vinh trong trật tự để tham dự thánh lễ mừng quan thày của Giáo phận. Và đi đâu cũng chỉ nghe nói đến bước đi vì Công Lỳ vì Niềm Tin. Nhưng kết qủa của những bước chân anh dũng tiến lên ấy sẽ đi về đâu? Có phải là sóng trưóc đổ đâu, sóng sau đổ đấy hay không?

Vào lúc này, chưa ai đoán được là sự việc sẽ ra sao. Nhưng người ta biết chắc một điều là lòng người lúc này vô cùng sắt son. Sắt son như chính DGM Cao đình Thuyên xác nhận sau ngày trở về với đàn chiên là: Những văn thư của Xã Đoài là ý của Ngài và rồi Giáo phận Vinh không phải chỉ có một Cao đình Thuyên mà có tời 500,000 Cao Đình Thuyên! Dũng cảm thay, người con của Đức Tin. Cam đảm thay, người cha già đáng kính. Với sự can đảm ấy, Việt cộng muốn dùng những tên “côn đồ nhà nước” ở Quảng Bình đánh úp người công giáo như năm 1954-55 không phải là một chuyện dễ. Trái lại, nếu trong cả nước có cái nhìn toàn diện để cùng tiến lên để tìm Công Lý, Tự Do, Nhân Quyền thì những bưóc chân này là bước chạy đà thuận lợi. Và biết đâu, từ vùng đất này, Việt cộng đang đào lỗ để chôn mình. Trái lại, nếu sau những bước chân ấy không có một “cuộc chuyển minh, thay đổi toàn diện”,Tam Tòa khó bảo vệ được chính mình.

Thật vậy, về địa lý, Tam Toà là một xứ đạo nhỏ, thuộc thị xã Đồng Hời tỉnh Quãng Bình, nằm bên bờ sông Nhật Lệ. Đây là nơi từng là chứng nhân của cuộc chiến quốc cộng 54-75. Nếu không có chuyện “ côn đồ nhà nước” đến phá lán trại của giáo dân Tam Tòa dựng tạm lên trên nền nhà thờ cũ, cũng không có chuyện côn đồ nhà nước đánh úp hai Linh Mục Công giáo và giáo dân Tam Toà. Sau đó, lại bắt đưa về đồn công an giam giữ thì người ta thật khó mà nhìn được tấm biểu ngữ treo trên cổng toà Giám Mục Xã đoài và nhiều nơi khác, kêu gọi giáo dân cầu nguyên cho Tam Tòa với hàng chữ: “ Câu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ” thì mấy ai biết đến Tam Tòa.

Khi đọc hàng biểu ngữ này người ta thấy gì? Phía người nhân bản thì cho rằng cái nhà nươc Việt cộng ấy phải rước lấy tủi nhục, tủi nhục mà chết! Nhưng về phía nhà nước, có lẽ chúng chỉ cười thôi! Vậy đã ăn thua gì, cuộc đấu tố năm 1954 nhà nước này đã giết đến 170.000 người, nhờ đó, nhà nước đã đứng trên đỉnh vinh quang thì há phải… chết vì cái biểu ngữ ấy chăng? Theo đó, một vài biểu ngữ ấy, không phải là đối thủ của khoảng 700 tờ báo nhớn nhỏ do Việt cộng lãnh đạo trên toàn quốc hôm nay. Mặt trận tuyên truyền, Tam Tòa khó thắng. Mặt bất nghĩa vô đạo, Tam Tòa càng không phải là đối thủ của nhà nước Việt cộng.

-Vậy Tam Tòa, rồi ra sẽ ra sao? Phía sau những bước chân rộn rã của hàng trăm ngàn người kéo nhau về đây, mang theo những ước nguyện gì?

Tôi không tin khát vọng trong lòng của những bươc chân rộn rã về Tam Toà kia chỉ là một đơn giản: Đòi nhà nước trả tự do cho một số giáo dân bị bắt. Cũng không phải chỉ đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho những giáo dân bị đánh đập và bị bắt giam. Và cũng không chỉ nằm trong một đòi hỏi là nhà nước phải đưa những thành phần bất hảo, hay những tên công an gỉa dạng thành phần bất hảo kia ra trước tòa án để nhận công lý. Hoặc gỉa, cũng không chỉ nằm trong mục đích là đòi nhà cầm quyền Quảng Bình phải trả lại toàn bộ diện tích của nhà thờ và của giáo xứ Tam Tòa cho giáo dân Tam Tòa xử lý theo nhu cầu tôn giáo mà nhà cầm quyênViệt cộng đã công bố là tôn trọng. Nhưng chính là sự kiện, nhà nước phải trả lại Tự Do, Nhân Quyền, Dân Chủ và Công Lý cho toàn dân Việt Nam.

Mục đích này có điểm đến hay không?

Có hai lối đi dẫn đến câu trả lời:

A. Đi lên đòi lại tất cả những gì đã mất. Công Lý, Tự Do, Nhân quyền sẽ đến với toàn dân khi người người thay đổi Tư Duy. Người người thay đổi lối sống, hành động. Nghĩa là tất cả mọi người Việt hôm nay, không kể trong hay ngoài nước, không kể lương, cũng không kể giáo, không kể là dân thường hay cán bộ đảng viên đang tại chức hay đã về hưu, phải thật sự thay đổi tư duy, thay đổi hành động. Nghĩa là họ phải nhìn thấy cái họa mất nước, nhìn thấy chế độ cộng sản là một chế độ vô đạo cần phải thẳng tay gạt bỏ ra khỏi đất nước hơn là cố ôm lấy chúng. Đây qủa là một việc làm rất khó khăn, không phải chỉ cho riêng một ai, nhưng cho mọi người. Đặc biệt, đối với những người đã sống, đã cộng tác với cộng sản trong qúa khứ và có thể ở cả trong tương lai còn khó hơn nhều lần. Nhưng nếu ta không thắng chính ta được một lần, thế hệ mai sau còn gặp nhiều khó khăn hơn.( trong Tạo Niềm Tin)

Bởi lẽ, nhà nươc này mỗi ngày cạo sửa đi một phần của lịch sử. Từ lịch sử lập quốc đến lịch sử chống xâm lăng. Như thế, trẻ em ngày mai không còn được biết đến lịch sử chân chính của đất nước nữa. Tệ hơn thế, chúng lý luận và đề cao vai trò của bắc phương tràn xuống phương nam là một điều kiện để vực dậy nền kinh tế qùe quặt, tàn lụi là tàn dư của chủ nghĩa Mác lỗi thời (thế là mất nước). Và khủng khiếp hơn, chúng tạo ra thêm những cơ sở tôn giáo để tôn thờ kẻ bạo ác như việc chúng đã xây chùa để hình tượng HCM ngồi trưóc cả thần phật ở Bình Dương. Rồi sẽ chỉ đạo cho các tôn giáo khác cũng phải làm chuyện tương tự trong tương lai. Rồi phụ họa cho việc cạo sửa lịch sử này, học đường sẽ là nơi để chúng tập huấn cho trẻ những tư tưởng vô nhân, vô đạo của HCM, dân tộc ta sẽ đi về đâu?

Ngày nay, còn nhiều bậc trưởng thành nói cho đàn em biết chuyện ấy. Nhưng nếu như năm mươi năm sau, có sách vở nào nói về chuyện này, có lẽ nó còn khôi hài hơn là một câu chuyện cổ tích! Theo đó, nếu mọi người cùng có khát vọng như đoàn ngừoi đi tìm Công lý từ TKS, dến Thái Hà và nay là Tam Tòa và cùng chung nhau hành động. chuyển thể từ cá nhân riêng rẽ ra tập thể và từ tập thể đến toàn diện thì Tự Do Công Lý Dân Chủ và Nhân Quyền đã nằm sẵn trong tầm tay. Trái lại…

B. Khoanh tay đi qua cửa hẹp. Lửa Tam Tòa không nóng tời Phát Diệm, Bùi Chu, Hải Phòng, Hà Nôi, Cao Bắc Lạng, Sơn Tây. Không chiếu quang đến Huế Đà Năng Nha Trang Phan Thiết Sài Gòn. Lại qúa xa với Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Còn xa hơn nữa với Mỹ Tho, An Giang, Cần Thơ, Cà Mâu, Trà Vinh, Rạch Giá… và Tam Tòa ở mô? Thôi sống chết mặc bay, phần ta, lửa chưa đến cứ ăn ngon ngủ kỹ, cứ rưọu chè thoải mái thì Tam Tòa ơi, nước mắt này không phải cho Tam Tòa mà có lẽ cho ta và người mai sau:

Tam Toà ơi, Tam Tòa ơi,
Nước mắt này cho mẹ cho cha.
Nước mắt này cho em cho chị?
Không, nước mắt này là cho toàn dân ta!
Mẹ đã khóc bằng niềm tin rướm máu.
Cha đang khóc bằng giọt đắng trong tim.
Còn em, khóc vì bàn chân nhuộm màu.
Phần chị, khóc bằng máu chảy trên người!

Còn anh?
Người cán binh, viên chức cán bộ
Anh khóc bằng dùi cui, liềm búa,
Hay khóc bằng lòng dạ thú, bất nhân?

Như thế, ta hờ hững với Tam Tòa thì tìm đâu ra ngày mới? Bởi lẽ.
Việt cộng không bao giờ cùng lúc mở nhiều mặt trận để trấn áp toàn dân, nhưng chúng sẽ khoanh vùng, làm từng đợt, từng bước để khoá trái lại các cánh cửa, để ngay hàng xóm cũng không thể cứu giúp được nhau. Sự kiện Tam Tòa hôm nay là một bằng chứng: Nguời ở trong nước biết rất ít về những bước chân của Giáo Phận Vinh đi lên vì Tam Tòa vì Công Lý. Phía nhà nước thì lại đưa ra những bản tin dối trá và chẳng có một chỉ dẫn là họ sẽ giải quyết vụ Tam Tòa theo Công Lý và ý của dân là nhà nước sẽ trả phần đất Tam Tòa về cho giáo xứ, để người dân Tam Tòa xây dựng lại trên phần đất tang thương ấy một ngôi nhà thờ mới, nhưng vẫn giữ lại cái tháp chuông bị tàn phá kia, như một chứng cứ để xóa đi những thù hận trong chiến tranh, và làm đối lòng người. Nhưng cũng không có dấu hiệu để Việt cộng dứt điểm Tam Tòa theo kiểu một đêm như đã làm với TKS trưóc kia. Nhưng sẽ là một cuộc dằng co kéo dài. Càng kéo dài, nhà nước càng thủ lợi.
Bởi vì:

1. Khi Trung cộng chưa đặt đưọc nền móng vững chắc tại Tây Nguyên, Việt cộng vẫn cần những điểm thu hút thị hiếu của nhiều người. Như thế chúng đã chọn đúng mục tiêu rối đấy.
2. Càng kéo dài, giáo dân càng thua nặng. Giáo dân hôm nay kéo về 200000, nhưng vài tháng sau chắc chỉ còn vài chục, chừng ba tháng nữa còn năm ngàn và sáu tháng một năm sau thì khéo mà…. chả ai còn nhắc đến Tam Tòa nữa. hoặc giả có nhắc đến thì cũng chỉ chửi xéo nhà nườc Việt cộng vài câu cho khỏi tức là hết chuyện.

Tại sao lại có thể có cái kết qủa bi quan như thế nhỉ? Đơn gỉan thôi. Đòi chúng trả lại cái khuôn viên nhà thờ Tam Tòa ấy có khác gì Đòi chúng từ bỏ cái bản chất gian manh độc ác của cộng sản. Kế đến, những bưóc chân nôn nóng buổi đầu sẽ không thể kéo dài vì những thực tế. Ngưòi dân cũng cần phải đi làm mỗi ngày để lo cho cơm áo. Niềm tin không bỏ nhưng tuần nào cũng quần là áo lượt để tụ họp nhau lại như những ngày đầu qủa là một nan đề, nếu như không muốn nói là khi nhìn sang hàng xóm, thấy họ bình chân như vại thì đi vài lần cũng thấy…. mệt!. Ấy là chưa kể đến một nhu cầu hết sức thực tế, bọn “côn đồ nhà nước” rình rập quanh nhà, quanh xóm suốt ngày đêm. Rồi Đúc Gám Mục của Gíao phận nay đã trọng tuổi, Ngài phải có một người kế vị…. Chuyện kế vị, nhất thời còn phải liên hệ với nhà nước, trừ trường hợp Ngài truyển chức cho vị kế nhiệm mà không cần ý kiến của Việt cộng thì lại là một chuyện khác!

Tóm lại, không ai nhìn cảnh đồng bào như thác lũ kéo nhau về TGM Xã Đoài để biểu lộ Niềm Tin, tình con thảo mà không cảm động và thán phục. Hơn thế, nhiều người đã rưng rưng ngấn lệ theo dấu chân của đồng bào trên đường. Nhưng nếu chỉ có thế thôi, những bưóc chân ấy dần sẽ bị quên lãng và khó có thể trở thành bước chân hiện thực của lịch sử được. Bỏi vì Việt cộng gian ác vẫn còn kia, Tháp chuông u buồn vẫn còn đó, như chứng nhận một cơn đau, mất đất mất nhà, bị ức chế, hơn là một biểu tượng phải khởi công lại, xây dựng lại những tan hoang đổ vỡ để từ những u buồn đắng cay ấy, chồi Tự Do, hoa Nhân Quyền, qủa Công Lý sẽ rực rỡ trên quê hương Việt Nam.

Theo đó, thay đổi Tư Duy là điều kiện tiên quyết để thay đổi cuộc sống và thể chế hiện tại của đất nước. Có thay đổi được lối suy nghĩ, mới có thể thay đổi được Hành Động. Thay đổi từ đơn phương sang tập thể và rồi toàn diện ở mọi nơi mọi chốn. Có thay đổi hành động toàn diện như thế mới có hy vọng nhìn thấy một ngày mai. Có thế, nhưng bước chân của đồng bào Vinh hôm nay không cô lẻ, không bị rơi vào quên lãng, nhưng là những bước chân đã lên đường, khai mở cho một ngày mai tươi sáng trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý. Trái lại, chúng ta lại rơi vào thế bị động trong cơn lốc xoay chiều của Việt cộng và ngày mai, chưa phải là ngày có thực.

Bảo Giang

-------------------------------

Văn bản của UBND Đồng Hới tự ý ra thông cáo cho thi công tu bổ tại khu nhà thờ Tam Tòa
PV VietCatholic (22-Aug-2009 15:04)

Hình ảnh khu nhà thờ Tam Tòa đang bị nhà cầm quyền Quảng Bình cho xe ùi cầy xới lên!
PV VietCatholic (21-Aug-2009 20:12)

No comments: