Sunday, August 23, 2009

KẾ HOẠCH MỚI VỚI TRUNG QUỐC



Kế Hoạch Mới Với Trung Quốc
Forging a New Agenda with China

Bài viết của Henry Kissinger
19 tháng 8, 2009
http://www.realclearworld.com/articles/2009/08/19/forging_a_new_agenda_with_china_97076.html
Qua mấy chục năm nay, nền kinh tế toàn cầu được duy trì qua sự chấp nhận địa vị ưu thế của Hoa Kỳ. Với lòng ham muốn của dân Mỹ thích có nhiều đồ dùng lại thêm có tiền mặt sẵn sàng nên một số lượng khổng lồ tiền Mỹ Kim đã chuyển qua Trung Hoa, và rồi trở ngược lại, Trung Hoa lại cho chúng ta mượn tiền lại để mua sắm thêm nữa. Trước khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, Trung Hoa gửi một loạt nhiều chuyên viên kinh tế qua Mỹ để xem xét tìm hiểu bí mật của các cơ sở tài chánh của Mỹ về chuyện làm sao mà Mỹ có thể tạo được một sự phát triển lâu dài trên toàn cầu mà tỉ số rủi ro thật nhỏ.

Cuộc khủng hoảng tài chánh làm lung lay niềm tin đó. Các nhà lãnh đạo tài chánh Trung Hoa nhận ra rằng hệ thống tài chánh Mỹ đã đem cả chục năm tiết kiệm bỏ vào một nơi không ổn định đầy hiểm họa thê thảm. Để giữ được giá trị các đầu tư của Ngân Khố mình cũng như để duy trì nền kinh tế vốn tùy thuộc vào ngành xuất cảng, Trung Hoa bỗng dưng thấy bị bó buộc phải giữ lại cả ngàn tỉ Mỹ Kim cổ phần Ngân Khố.

Kết quả đương nhiên cả ở Trung Hoa và Hoa kỳ là một tình trạng dở khóc dở cười. Một mặt là cả hai nền kinh tế càng ngày càng phải tùy thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Trung Hoa thì muốn nền kinh tế Hoa Kỳ được vững chắc ổn cố -- tốt hơn hết thảy nếu nền kinh tế này tiếp tục lớn mạnh. Nhưng mặt khác thì Trung Hoa cũng muốn giảm việc lệ thuộc của mình vào các quyết định của Hoa Kỳ. Bởi vì việc lạm phát của Hoa Kỳ cũng như việc giải lạm phát của Hoa Kỳ là cơn ác mộng hãi hùng của Trung Hoa và cũng của luôn Hoa Kỳ, thành ra cả hai nước cùng thấy phải điều hợp với nhau trong chính sách kinh tế. Là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, Trung Hoa bỗng nhiên có uy lực kinh tế chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong khi đó mộng ước được tự do quyết định nhiều hơn trở nên là một phối hợp tròng tréo cho cả hai bên.

Một số biện pháp giải quyết của Trung Hoa cho thấy khuynh hướng này. Các giới chức Trung Hoa bây giờ cảm thấy mạnh dạn hơn hồi trước trong việc bày tỏ các khuyến cáo cho Hoa Kỳ riêng tư kín đáo hoặc công bố phổ quát. Trung Hoa cũng bắt đầu sử dụng tiền của chính mình trong các giao dịch thương mại với Ấn Độ, Nga Sô và Ba-Tư. Một điểm đáng chú ý nữa là đề nghị thiết lập từ từ một loại tiền tệ dự trữ thay thế cho Mỹ Kim của thống đốc ngân hàng trung ương Trung Hoa. Nhiều kinh tế gia Hoa Kỳ coi nhẹ ý kiến này. Nhưng đề nghị này đang được đem ra bàn cãi tại nhiều cuộc thảo luận, và Trung Hoa vốn có thành tích đeo duổi đề án của mình rất dai dẳng kiên nhẫn, cho nên mình phải rất thận không nên coi thường việc này được. Muốn tránh việc dần dà mở cửa cho những quyết định trái ngược thù nghịch, ảnh hưởng của Trung Hoa trên tiến trình để đạt quyết định về kinh tế toàn cầu cần phải cải thiện.

Theo với tin tưởng bình thường, nền kinh tế thế giới sẽ trở nên sống động trở lại một khi phía Trung Hoa tiêu thụ nhiều hơn và phía Hoa Kỳ tiêu thụ phải giảm đi. Nhưng nếu cả hai nước đều muốn áp dụng phương thức này, hệ thống chính trị căn bản bắt buộc phải sửa đổi. Vì mức xuất cảng từ Trung Hoa qua Hoa Kỳ giảm xuống và Trung Hoa chuyển hướng kinh tế qua nền kinh tế nhắm vào tiêu thụ nhiều hơn và gia tăng chi tiêu cho các cơ sở hạ tầng, một hệ thống kinh tế mới sẽ phát sinh. Trung Hoa sẽ ít bị lệ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ đồng thời sự phát triển kinh tế của các nước lân cận lại tùy thuộc hơn vào Trung Hoa làm cho ảnh hưởng chính trị của Trung Hoa trên các nước này tăng thêm. Để hình thành một mô hình thế giới mớI, sự cộng tác chính trị phải gia tăng để bù đắp bào việc thay đổi hướng đi về đường hướng giao dịch trong buôn bán

Việc xác định về hợp tác cho một tương lai lâu dài chẳng phải là dễ. Đứng về phương diện lịch sử mà nói, cả hai nước Trung Hoa và Hoa Kỳ đều là hai đại cường có khả năng tự mình đặt ra đường lối cho chính mình. Hai nước đều không quen những tiến trình đòi hỏi phải tham khảo ý kiến hoặc xin cố vấn trên căn bản ngang hàng với nhau khiến cho việc tự do hành động của họ bị hạn chế. Khi họ ở trong tình thế phải liên minh, họ tự cho mình quyền lãnh đạo chủ động và họ biểu lộ tính chất ưu thế, nhưng sự cộng tác Hoa-Mỹ mới phát sanh ở đây không chấp nhận được thái độ đó.

Để cho việc hợp tác có thể hoạt động được, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ cần phải từ bỏ chính sách ngăn chận thời chiến tranh lạnh. Trung Hoa phải bỏ chính sách nhằm giảm bớt cái cho là mưu đồ thống trị của Hoa Kỳ và Trung Hoa cũng phải bỏ ý đồ thiết lập một khối các quốc gia Á Châu để đạt được mục tiêu đó. Hoa Kỳ và Trung Hoa đừng tái diễn chuyện cách đây một thế kỷ đã đem nước Anh và nước Đức từ hai nước thân thiện trở nên là những kẻ đối đầu nhau khiến cả hai nước đều bị kiệt quệ trong một cuộc chiến tranh toàn diện. Nạn nhân đích thực của những biến chuyển như thế chính là những vấn đề của toàn cầu như là vấn đề năng lượng, môi sinh, vũ khí hạch nhân và sự thay đổi khí hậu, vốn là những vấn đề cần có những cái nhìn sắc bén chung cho tương lai.

Về một phía cực đoan khác, người ta cho rằng Hoa Kỳ và Trung Hoa phải tự tạo cho mình một liên minh riêng G-2. Tuy nhiên một cơ quan ngầm cai trị toàn cầu Mỹ-Hoa thì chẳng có lợi gì cho cả hai nước hoặc thế giới. Những nước đứng ngoài sẽ chủ trương cứng rắn chủ nghĩa dân tộc đúng vào lúc mình cần có một tinh thần đại đồng.

Việc đóng góp của Hoa Kỳ trong những năm 1950 nhằm mục tiêu phát triển một loạt cơ chế để cho vùng Đại tây Dương có thể đối đầu được với những cuộc nổi dậy chưa từng thấy. Một vùng từ trước tới nay đã bị rách nát vì thù nghịch giữa các dân tộc đã tìm thấy một phương cách để tạo nên một đường hướng chung. Mặc dù những phuơng cách này không có hiệu quả như nhau, kết quả cuối cùng là một thế giới tốt lành hơn rất nhiều.

Thế kỷ 21 đòi hỏi một cơ cấu hợp với thời buổi bây giờ. Các quốc gia bên rèm Thái Bình Dương có tinh thần dân tộc mạnh mẽ hơn các quốc gia Âu Châu khi vừa bước ra khỏi thế chiến thứ hai. Các quốc gia này phải đừng tuột vào phiên bản thế kỷ 21 của chính sách quân bình quyền lực cổ điển. Nếu các khối chống đối nhau được thành lập tại mỗi phía của Thái Bình Dương thi thật là vô cùng nguy hiểm. Trong khi trọng tâm của các giao dịch quốc tế chuyển sang Á Châu, và Hoa Kỳ lãnh một vai trò khác hẳn với vai trò thống lãnh nhưng rất gần với vai trò lãnh đạo, chúng ta cần có một cái nhìn xa cho một cơ cấu của vùng Thái Bình Dương dựa trên việc hợp tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa nhưng cơ cấu này phải rộng mở để giúp cho các nước vùng Thái Bình Dương cùng có thể thể hiện được ước vọng của họ.

TD lược dịch
http://www.doi-thoai.com/baimoi0809_266.html


No comments: