Wednesday, August 19, 2009

PHƯƠNG PHÁP MỚI VƯỢT TƯỜNG LỬA


Phương pháp mới để vượt hàng rào kiểm duyệt internet
Jacqui Cheung
Đăng ngày 18-8-2009
http://danchimviet.com/articles/1387/1/Phng-phap-mi--vt-hang-rao-kim-duyt-internet/Page1.html

Một cơ quan của Hoa Kỳ đang thiết lập một hệ thống có thể giúp người ta vượt qua hàng rào kiểm duyệt mạng Internet của chính quyền đơn giản bằng cách sử dụng điện thư (email) mã hóa. Chương trình đang được thiết lập này sẽ được thử nghiệm ở Trung Quốc và Iran, nơi mà nó sẽ trở thành một trong các sự lựa chọn cho những người sống đằng sau những hàng rào kiểm duyệt.

Người dân sinh sống ở Trung Quốc, Việt Nam, và các quốc gia khác có thể sắp có được một sự lựa chọn khác để vượt qua hàng rào kiểm duyệt mạng Internet, nhờ vào sự giúp đỡ của một cơ quan quản lý các chương trình thông tin của Hoa Kỳ với tên gọi Broadcasting Board of Governor (BBG). BBG hôm thứ Sáu vừa qua đã công bố rằng họ đang thiết lập một hệ thống mới có thể dùng điện thư (email) để gửi và nhận các dữ liệu đã được mã hóa, kể cả các thông tin bị ngăn chặn bởi các hệ thống kiểm duyệt.

Hệ thống này được gọi là “tải qua email” (Feed over Email – FOE), vẫn chưa được hoàn tất để trình làng, nhưng người đứng đầu của ban kỹ thuật trong BBG ông Ken Berman nói rằng nó sẽ được thử nghiệm ở Trung Quốc và Iran khi dạng thử nghiệm Beta đã hoàn chỉnh. Ông Berman nói với hãng thông tấn AFP như sau, “Trung Quốc là một nơi kiểm chuẩn, là tiêu chuẩn thượng hạng của việc kiểm soát thông tin. Chúng tôi đang thử nhiều thứ. Mục đích là để nới rộng quyền tự do thông tin mạng, tự do báo chí, tự do tìm kiếm dữ liệu cho những ai muốn hiểu biết thêm.”

Bởi vì BBG không muốn tiết lộ chi tiết với chính quyền của hai quốc gia kể trên trước khi phần mềm được đưa vào thử nghiệm, nên họ không cho biết nhiều về chương trình FOE hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, chương trình này có vẻ khác biệt so các chương trình vượt rào kiểm duyệt khác bằng cách sử dụng email thay vì các Proxy mạng theo lối cũ mà các hệ thống nổi bật khác vẫn thường dùng. Ông Berman cho biết rằng FOE sử dụng kỹ thuật mã hóa đã được thiết bị sẵn cho nhiều hệ thống email như Gmail, Yahoo Mail, và kể cả Hotmail, để mã hóa luôn cả phần email đễ chuyển tải tin tức. Một cộng tác viên làm việc với BBG để thiết kế FOE, ông Sho Ho, nói với hãng thông tấn Reuters rằng chương trình này cũng có thể dễ dàng chỉnh sửa để sử dụng với điện thoại di động.

Lời tuyên bố về FOE được tung ra đúng vào lúc sự kiểm duyệt thông tin Mạng được đề cập đến khắp nơi trên tin tức – Trung Quốc và Mã Lai Á gần đây giảm thiểu các kế hoạch nhằm gia tăng kiểm duyệt trong khi Việt Nam đã thiết lập thêm một tầng lớp kiểm duyệt mới. Đây chỉ là khởi đầu mà thôi; tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng đã nêu đích danh Miến Điện, Cuba, Bắc Hàn, Ai Cập, Iran, và Saudi Ả Rập, Syria, Tunisia, Turkmenistan, và Uzbekistan trong danh sách những “Kẻ thù của mạng Internet”.

Chương trình FOE đang là những tiêu đề tin tức vì cách tiếp cận cá biệt của nó trong tiến trình chuyển tải dữ liệu, không kể đến việc tiến trình thiết lập nó được tài trợ bởi tiền thuế của dân Hoa Kỳ (BBG chịu trách nhiệm quản lý Đài Á Châu Tự Do, Đài Âu Châu Tự Do, Tiếng Nói Truyền Thông HK Voice Of America, Mạng Lưới Thông Tin Trung Đông Middle East Broadcasting Networks, và các chương trình thông tin phi quân sự khác của chính quyền Hoa Kỳ). Tuy nhiên, đối với những người đằng sau các hệ thống kiểm duyệt thì FOE chỉ là một trong nhiều lựa chọn để đi bọc qua hàng rào kiểm soát của chính quyền.

“Cư dân mạng ở Trung Quốc từ lâu nay vẫn sử dụng các proxy server để tiếp cận với nguồn thông tin bị ngăn chặn bởi chính quyền, chương trình FOE chỉ là một trong những công cụ tiện lợi có thể sử dụng,”
Hội trưởng Hiệp Hội Thông Tin New Media của Trung Quốc ông Hu Yong nói với tờ China Daily. Thật ra, Citizen Lab của ĐH Toronto cũng đã phát hành
cẩm nang vượt hàng rào kiểm duyệt mạng Internet vào năm 2007 liệt trình các proxy và các phần mềm chuyển thông tin. Vì thế, nếu FOE có thể đạt đến mức hoàn chỉnh, nó cũng chỉ là một trong những sự lựa chọn của những người đang truy tìm thông tin bị ngăn chặn.

Phỏng theo
ARS Technica
(KD lược dịch)


No comments: