Tuesday, June 9, 2009

VIỆT NAM - NỖI ĐAU KHÔNG NGUÔI

Far Estern Economic Review
Việt Nam - nỗi đau không nguôi
Vietnam's Growing Pains
by Long S. Le
Posted May 19, 2009
http://www.feer.com/economics/2009/may56/Vietnams-Growing-Pains

Hoàng Vũ chuyễn ngữ
Đăng ngày 08/06/2009 lúc 02:05:37 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3832
Tiến triển của nền kinh tế Việt Nam trong quý đầu năm nay quá rủi ro và quả thực đang ở trong giai đoạn tuột dốc. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, bộ phận nghiên cứu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, chỉ số tăng trưởng GDP trong quý I là 3.1% - tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong suốt thập niên vừa qua. Đây là một dấu hiệu suy sụp rõ ràng nếu so sánh với chỉ số tăng trưởng 7.4% của quý I năm 2008. Thật không may cho Việt Nam, sự tuột dốc đã thật sự bắt đầu. Bởi vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào nền kinh tế thế giới rất nhiều so với khoảng thời gian 10 năm trước đây, sự tổn thương của nền kinh tế Việt Nam là điều khó tránh khi nền kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái.

Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt đến 70% tổng sản lượng quốc gia. Dù vậy, những thị trường xuất khẩu chính yếu của Việt Nam, là Cộng đồng Âu Châu, Hoa Kỳ và Nhật Bản, đều được dự đoán sụt giảm 2%, cá biệt là Nhật Bản giảm đến 5%. Trong một vài tính toán cho rằng những thị trường nhập khẩu kể trên sẽ tụt giảm nhu cầu xuống đến 52% theo đà suy thoái, và đương nhiên, nền xuất khẩu của Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn. Cũng vậy, vào khoảng giữa tháng ba Phân bộ Tin tức Kinh tế (EIU) đã dự báo viễn cảnh u ám này: chỉ số tăng trưởng GDP trong năm nay của Việt Nam sẽ chỉ là 0.3%, giảm từ 6.2% của năm 2008 và 8.48% của năm 2007; sự phục hồi sẽ không đến trước khoảng giữa năm 2010 và chỉ số tăng trưởng lúc đó cũng chỉ đạt 2%.

Trái ngược lại, mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới vừa hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 4.7% đến 5%, họ tin rằng việc chính phủ Việt Nam hạ thấp lãi suất cơ bản và nguồn vốn dự trữ bắt buộc để hạ nhiệt tình thế nóng bỏng vào năm ngoái sẽ đưa Việt Nam vượt qua được cơn khủng hoảng. Thế nhưng chắc chắn rằng khó mà đánh giá thấp nền kinh tế Việt Nam. Theo một bản tin mới đây của Nielson, “Vietnam – Phát triển hay Lụn bại trong năm 2009?” (
“Vietnam – Boom or Doom in 2009?”), có vẻ người tiêu dùng Việt Nam nói chung nhiều tự tin hơn khi so sánh với những quốc gia khác, với họ vấn đề lạm phát và thất nghiệp chỉ là kết quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu chứ không phải do tính tham lam.

Trong lúc đó nguồn kiều hối gởi về nước (vào năm 2007 tương đương 10% GDP của Việt Nam) của 3.5 triệu người Việt kiều với ý thức bổn phận được xem như là cứu tinh của nền kinh tế. Nói một cách khác, những người Việt kiều vẫn sẽ giúp đỡ gia đình ở Việt Nam bất chấp hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Hơn thế nữa, nguồn vốn đầu tư của Việt kiều vẫn tiếp tục đổ về nước trong tình hình kinh tế suy thoái, đặc biệt do những dự luật mới đối xử bình đẳng Việt kiều như người Việt quốc nội. (ví dụ, như người Tây Âu đối với người Đông Âu).

Bởi vậy hình như Việt Nam trong ngắn hạn có thể tránh khỏi cuộc khủng hoảng, thế nhưng giới lãnh đạo sẽ rất khó khăn để tìm giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2009. Nền kinh tế mạnh của người láng giềng Trung Quốc không giúp gì nhiều cho Việt Nam – sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc rất nhỏ và thường là nhập liệu cho các sản phẩm của Trung Quốc xuất đi phương Tây. Trong thực tế, vào khoảng cuối tháng tư, Bộ Công Thương đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu từ 13% xuống chỉ còn 3%.

Tuy vậy, giới lãnh đạo Việt Nam dường như vẫn xem thường sự nguy khốn của nền kinh tế. Tháng hai vừa qua, Thủ tướng tuyên bố vẫn có khả năng đạt được chỉ số tăng trưởng 6.5% trong năm nay. Một tháng sau, cũng chính Thủ tướng điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuống còn 5%-5.5%. Thế nhưng văn phòng của ông ta vẫn lạc quan tin tưởng rằng, vào khoảng cuối năm nay, nhờ vào nguồn nhân lực dồi dào và thị trường nội địa, Việt Nam “sẽ chắc chắn” trở lại mức tăng trưởng như trước khi xảy ra khủng hoảng toàn cầu.

Thực tế tiến trình cổ phần hoá đang bị đảo ngược với tốc độ lùi đã không giúp được gì nhiều. Theo số liệu của Bộ Tài Chính, số lượng các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) được cổ phần hoá đã giảm đáng kể từ 724 trong năm 2005 xuống còn 640 trong năm 2006, 150 trong năm 2007, và 73 trong năm 2008. Cho dù có những chứng cứ thừa nhận rằng hầu hết các doanh nghiệp sau khi được cổ phần hoá đều tạo được lợi nhuận khấm khá và đã trả lãi cổ phần cao hơn, thế nhưng chính quyền vẫn sẽ tiếp tục nắm giữ không hạn định các ngành công nghiệp chiến lược bao gồm các ngành truyền thông, ngân hàng và dịch vụ tài chánh, giáo dục và huấn nghệ, cốt yếu chỉ để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thật vậy, kinh tế gia Jonathan Pincus nói “khi giới lãnh đạo tại đây nói họ muốn có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, họ thật sự nói lên diễn ý đó”. Không quá ngạc nhiên, khi gói kích cầu kinh tế của chính phủ rõ ràng đã làm nổi bật quyền lợi của đảng cầm quyền. Một tỷ dollar của gói kích cầu đầu tiên đã được chia chác, với 75% về tay các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), 20% dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), và 5% cho các dự án xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp. Điều này bất chấp hiệu quả kinh doanh tồi tệ của các doanh nghiệp nhà nước, nơi chẳng hề tạo ra được công ăn việc làm cho người dân. Gói kích cầu kinh tế thứ hai đang được thực hiện, vẫn sẽ giành phần đặc quyền đặc lợi cho các doanh nghiệp nhà nước và nhỏ giọt ít ỏi cho tiền lương thất nghiệp, khi tình trạng thất nghiệp với chỉ số tăng gấp đôi từ 4.7% năm 2008 lên 8.2% trong năm nay (không tính các khu vực không chính thức).

Nguyên do chính yếu làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam là thể chế chính trị, chứ không phải là bí quyết kinh doanh như báo cáo của Chương trình Việt Nam của Viện Harvard. Đúc kết của bản
báo cáo phát hành vào Tháng Giêng 2008 chỉ ra rằng đối với Việt Nam, “thành công là một sự chọn lựa”, nhưng trong thực tế, nó chẳng khác gì với “một huấn luyện viên túc cầu khởi đầu trận đấu chung kết với những cầu thủ tệ nhất mình đang có.”

Cho đến khi có sự thay đổi, Việt Nam vẫn sẽ phải tiếp tục chịu đựng nỗi đau không nguôi.

Long S. Le

-------------------------------------------------------
Ông Lê S. Long là Giáo sư và Giám đốc Nghiên cứu quốc tế tại Viện Đại học Houston, nơi giáo sư là Đồng Sáng lập viên, kiêm Giảng sư các khóa Nghiên cứu về Việt Nam.

© Thông Luận 2009

No comments: