Tuesday, June 2, 2009

TRUNG QUỐC THÔN TÍNH TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI

Trung Quốc thôn tính khoáng sản của nước khác: cạm bẫy hay cơ hội?
Thứ ba, 02-06-2009
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Kinhte/Chinhsach/LA61137/default.htm
VIT - Mấy ngày trước đây, Minmetals Nonferrous Metals Co. -công ty kinh doanh kim loại lớn nhất Trung Quốc đã mua lượng lớn khoáng sản của Australia. Dường như trong “chốc lát” các công ty đến từ Trung Quốc đã thôn tính giá trị thị trường của công ty mỏ lớn thứ ba của Australia.

Oz đã nóng vội trong việc bán đi nguồn khoáng sản của mình. Nguyên nhân là do các khoản nợ ngân hàng đã đến kỳ trả, chủ nợ liên tục gây áp lực, việc bán các tài nguyên của mình chính là cứu cánh duy nhất. Trong vòng tuần hoàn của khủng hoảng tài chính, đa phần các nước Phương Tây đều vướng vào một căn bệnh: khao khát nguồn tiền vốn. Trong khi ở bên kia đại dương, một nước Trung Quốc trong giai đoạn muốn chuyển đổi nhanh thì lại khát khao không giới hạn về các nguồn tài nguyên.
Hầu hết các quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi, những khao khát với các nguồn tài nguyên là không thể giảm sút. Năm 2009, tại thị trường năng lượng quốc tế, “bóng dáng” của các doanh nghiệp trung Quốc đã ngày càng một xuất hiện rầm rộ.

Nguồn vốn của Trung Quốc lần lượt đổ ra nước ngoài

Bước vào năm 2009, tại thị trường tài nguyên thế giới, tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu lộ diện. Trung Quốc trở thành nhà mua vào lớn nhất đối với cổ phần của các doanh nghiệp năng lượng trên thế giới.
Việc Chính phủ Trung Quốc chi ra một khoản tiền khổng lồ lên đến 19,5 tỷ USD trong kế hoạch mua lại này cũng là một cao trào trong khi khủng hoảng tài chính nổ ra.
Theo số liệu tổng kết của Dealogic, năm 2009 có thể trở thành “đỉnh điểm” của chiến lược mua lại tài nguyên tại thị trường nước ngoài của các công ty Trung Quốc. Hiện tại, lĩnh vực chủ yếu mà các doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành thu mua đó là các tài nguyên thiên nhiên, số tiền bỏ ra để chi tiêu cho lĩnh vực này chiếm 97% trong chiến dịch đầu tư của Trung Quốc.
Nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc rất tập trung, số vốn chi ra để đầu tư này của Trung Quốc với 90% là đổ vào thị trường Australia. Trong khi trong năm 2008, với nguồn vốn đổ vào tài nguyên nước ngoài thì chỉ có 7% vốn “rót” vào thị trường Australia mà thôi. Năm ngoái, thị trường thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của Trung Quốc đó là thị trường Anh, với tổng mức đầu tư chiếm 32%.
Bước vào năm 2009, tại thị trường năng lượng thế giới, luôn hiện diện dáng dấp của của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Năm 2008 khi khủng hoảng tài chính nổ ra, do những ảnh hưởng bất ổn của thị trường tư bản, giá trị cổ phiếu của các công ty khoáng sản Australia hay Brazil đều thua nặng, nhu cầu với nguồn vốn nước ngoài của họ tăng mạnh mẽ. Được biết, do mức giá khoáng sản không ngừng giảm xuống, thị trường vốn bị đóng cửa, các công ty khoáng sản rơi vào thời khắc khó khăn nhất. Đứng trước hoàn cảnh cấp bách này, tại hội nghị khai khoáng quốc tế họp vào cuối năm ngoái, các công ty của Canada, Australia và châu Phi đều đã tích cực đón chào các hạng mục đầu tư của Trung Quốc.
Công ty xâm nhập mạnh nhất vào thị trường năng lượng nước ngoài là tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc. Cuối tuần trước công ty này đã chi ra 6,94 tỷ Nhân Dân tệ để mua được 45,51% cổ phần của công ty dầu khí Singapore. Trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính việc các công ty của Trung Quốc tích cực đầu tư vào dầu mỏ với tần suất cao cũng không phải không để lại những nghi ngại.
Theo nhận định, đầu tư chiến lược chính là nguyên nhân quan trọng để tổng công ty dầu khí Trung quốc tham khảo. Sản lượng trên ngày của phía công ty dầu khí Singapore lên đến 285 nghìn thùng, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng đang thiếu hụt năng lượng trầm trọng cho khu vực phía Nam của Trung Quốc.
Hơn nữa, việc Trung Quốc tích cực ôm đồn các nguồn tài nguyên khoáng sản cũng như dầu mỏ của nước khác với mục tiêu là có thể tăng cường tiếng nói về việc định giá của mình trên thị trường quốc tế.
Năm 2008, các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ tham vọng trên các lĩnh vực như quặng sắt, dầu thô mà thậm chí là đậu tương. Trung Quốc luôn lấy lý do là đông dân nên nhu cầu cao, các đơn đặt hàng của nước này không ngừng tăng lên.

Cơ hội hay cạm bẫy: cũng thật khó nói

Trung Quốc bị thua lỗ hơn 75 tỷ Nhân Dân Tệ trong thương vụ với Rio Tinto, mức thua lỗ kỷ lục trong các thương vụ ra nước ngoài của các công ty của Trung Quốc. Ngân hàng phát triển Trung Quốc mua Barclays, tổn thất đến hơn 20 tỷ Nhân Dân Tệ. Ngoài ra với mức đầu tư lên đến 23,8 tỷ Nhân Dân Tệ của Trung Quốc vào Fortis của chỉ thu lại được 1 tỷ Nhân Dân Tệ. Tất cả các hạng mục đầu tư trên của Trung Quốc chỉ thu về con số 0.
Theo nhận định của một chuyên gia thuộc Merrill Lynch, lần khủng hoảng tài chính này đã nổ ra sớm 20 năm, nếu nó đến sau 20 năm nữa, các công ty của Trung Quốc cũng không do dự khi đưa ra ý định mua lại các nguồn tài nguyên tài sản của nước ngoài.
Theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, việc tiến hành thu mua tại nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng cần căn cứ vào nhân tố văn hóa, chính trị, pháp luật của các nước sở tại. Việc các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài cũng đầy rẫy những rủi ro, cạm bẫy mà tỷ lệ thành công lại không cao. Các chuyên gia Trung Quốc ước tính việc tiến hành đầu tư vào tài nguyên nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc theo tỷ lệ: 1/3 lợi nhuận, 1/3 cân bằng và 1/3 thua lỗ.
Những thương vụ giữa Trung Quốc với các nước như Nga, Brazil, Kazakhstan dưới hình thức “đổi dầu lấy khoản vay”, hay đầu tư, thu mua cổ phần của các nhà cung cấp khoảng sản lớn tại Úc, Nhật Bản, Singapore ngày càng bộc lộ rõ tham vọng sở hữu các nguồn năng lượng từ nước ngoài. Hiện tại, Trung Quốc đang ngày càng “giang rộng cánh tay” để thâu tóm toàn bộ tài nguyên khoáng sản trên thế giới.
Hải Hà ( dịch)
-------------------------
Nguồn tin
中国企业频现大手笔 抄底海外资源:机遇还是陷阱?
http://intl.ce.cn/zgysj/200906/02/t20090602_19222472_2.shtml

No comments: