Wednesday, June 10, 2009

TRUNG QUỐC : LỆNH CẤM ĐÁNH CÁ Ở BIỂN ĐÔNG LÀ KHÔNG THỂ BÀN CÃI

Bài trên “Tuần Vietnam” đã bị rút xuống nhưng có thẻ đọc được tại đây http://www.luyenchuong.net/forum/showthread.php?t=150300
hoặc tại đây http://www.viet-studies.info/kinhte/LenhKhongTheBanCai.htm

-----------------------------------------------------------------------------------------
Tuan Vietnam

10/06/2009 11:31 (GMT + 7)
http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/7191/index.aspx
Trung Quốc: "Lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông là không thể bàn cãi"

Đáp lại yêu cầu của Việt Nam về việc đảo ngược lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, đó là những biện pháp thông thường của Bắc Kinh để bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong lãnh hải của nước này.

---------------------------------------------------

Trước lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã "
đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam".

Nhưng gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tuyên bố "Đó là một biện pháp hành chính thông thường và hợp lý của Trung Quốc để đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè ở Biển Đông nhằm bảo vệ bảo tồn nguồn lợi hải dương ở khu vực này".

Để rộng đường dư luận, đảm bảo tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải nguyên văn bài viết "South China Sea fishing ban "indisputable": foreign ministry spokesman.", đăng trên Tân Hoa Xã.


----------------------------------------------------

Tờ Thời báo Hoàn Cầu trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận.

Ông Tần Cương - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: xinhuanet.com
http://www.viet-studies.info/kinhte/tancuong.jpg

"Đó là một biện pháp hành chính thông thường và hợp lý của Trung Quốc để đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè ở Biển Đông nhằm bảo vệ bảo tồn nguồn lợi hải dương ở khu vực này", ông Tần nói.

Trung Quốc đã chính thức áp đặt lệnh cấm đánh bắt từ hôm 16/5 và đã phái 8 tàu tuần tra tới giám sát 128.000 km vuông trên Biển Đông. Tuy nhiên, đặc khu kinh tế khổng lồ bao quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã từ lâu là nơi Việt Nam thèm muốn.

Phát ngôn viên chính phủ Việt Nam Lê Dũng tuyên bố, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội kêu gọi chính phủ ở Bắc Kinh ngừng các hoạt động trên biển.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn nói với đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường rằng việc Trung Quốc tăng cường tuần tra sẽ dẫn tới có thêm nhiều vụ bắt bớ và phạt, ảnh hưởng tới các hoạt động đánh bắt cá bình thường của ngư dân Việt Nam tại khu vực đánh bắt truyền thống của Việt Nam.

Ông Trang Quang Thổ, Trưởng khoa Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn nói với Thời báo Hoàn cầu rằng Trung Quốc đã tỏ rõ thái độ cứng rắn về việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. "Hạm đội tàu tuần tra ngư nghiệp cũng sẵn sàng bảo vệ nguồn hải sản.", ông Trang cho hay.

Hoài Linh (dịch nguyên văn từ Tân Hoa Xã)

----------------------------------------------------------------

Đề nghị Trung Quốc không cản trở ngư dân Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết, ngày 4/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.

Thứ trưởng cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị của phía Việt Nam.
(Theo TTXVN)

----------------------------------------------------------------------------------

China Daily

South China Sea fishing ban 'indisputable'
(Xinhua)
Updated: 2009-06-09 13:52
http://www.chinadaily.com.cn/china/2009-06/09/content_8263930.htm
BEIJING -- In response to Vietnam's request to overturn China's ban on fishing in the South China Sea, a spokesman of China's Foreign Ministry said here that it is China's regular measures to protect marine resources within its own territorial waters.
Qin Gang, spokesman of the Foreign Ministry, was quoted by Tuesday's Global Times as saying that China has "indisputable" sovereignty over the South China Sea islands, including Xisha and Nansha islands, and their adjacent waters.
"It's a regular and justified administrative measure of China to post a summer fishing ban within the South China Sea, with the aim of protecting the sustainability of marine life in this area," Qin said.
China officially imposed the ban on May 16 to prevent overfishing, and it has sent eight patrol ships to monitor 128,000 square kilometers of the South China Sea.
But the area, a huge exclusive economic zone surrounding the Nansha and Xisha islands, has long been coveted by Vietnam.
Vietnam government spokesman Le Dung said that Vietnam's Ministry of Foreign Affairs had called the Chinese embassy in Hanoi in urging China to cease operations in the sea.
Vietnamese Deputy Foreign Minister Ho Xuan Son told China's ambassador to Vietnam Sun Guoxiang that increased Chinese patrols had led to more arrests and fines affecting "normal fishing activities by Vietnamese fishermen in Vietnam's traditional fishing grounds."
Zhuang Guotu, dean of the Research School of Southeast Asian Studies at Xiamen University, told the Global Times that China shows a firm attitude on the protection of its sovereignty over the South China Sea.
"Fishery resources are also safeguarded by the Chinese fishery administration vessels," Zhuang said.



No comments: