Tuesday, February 3, 2009

BÁO DU LỊCH CÓ NGUY CƠ BỊ ĐÌNH BẢN

Báo Du Lịch có nguy cơ bị đình bản
Vì đăng các bài báo lên án Trung Cộng lấn chếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam
http://www.ykien.net/bai0711/bai090203.htm

Báo Du lịch có nguy cơ bị đình bản

Sáng 3/2/2009, tại cuộc họp giao ban báo chí đầu Xuân Kỷ Sửu, với sự có mặt của Tô Hy Rứa, người mới ngồi vào cái ghê thứ 15 của Bộ Chính trị (bị bỏ trống hơn 2 năm qua), đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông đã thay nhau phê phán, lên án báo Du lịch (cơ quan chủ quản là Tổng cục Du lịch, thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao-Du kịch Việt Nam) về cái tội dám lên tiếng ca ngợi những thanh niên, sinh viên từng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa là bất khả xâm phạm được thể hiện trên báo Giai phẩm Xuân của tờ Du Lịch được phát hành trước Tết Kỷ Sửu, với số lượng khoảng 10.000 bản. Ấn phẩm này vừa ra mắt bạn đọc đã gây xôn xao trong dư luận Xã hội đặc biệt là giới trí thức, sinh viên, học sinh

Trước đây báo điện tử VietNamNet trontg một bài viêt nói về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa có đề cập đến sự lên tiếng của giới tre bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc là chính đáng đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cảnh cáo và xử phát hành chính. Giai phẩm Xuân của báo Du lịch là ấn phẩm báo in đầu tiên, trong khoảng 700 cơ quan truyền thông trực thuộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chính thức lên tiếng kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cảnh báo về họa ngoại xâm, thậm chí công khai khẳng định sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, diễn ra từ cuối tháng 12 năm 2007 cho đến nay và luôn bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tìm trăm phương, ngàn kế thẳng tay đàn áp, giải tán. Một điểm đáng lưu ý là trước sự kiểm soát gắt gao, đàn áp báo chi trong năm 2008 của nhà cầm quyền công sản Việt Nam chỉ có hơn 50% cơ quan truyền thông ở Việt Nam phát hành ấn phầm báo Xuân Kỷ Sửu với số lượng bản in cũng sụt giảm nghiêm trọng.

Giai phầm Xuân của báo Du lịch thu hút sự chú ý lớn từ công chúng bởi sự góp mặt của khá nhiều tác giả là những nhân vật vốn bị chính quyền cộng sản Viêt Nam xếp vào loại đối kháng như nhà thơ Bùi Minh Quốc hoặc là co phát ngôn không được nhà cầm quyền cộng sản hài lòng như Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A,...

Ðáng chú ý là trong bài “Tản mạn cho đảo xa” đăng trên hai trang 12 và 13, một tác giả tên Trung Bảo viết: “... Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung Quốc công khai bày tỏ dã tâm với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi ; Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ca ngợi công khai... nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt thành với đất nước của thanh niên, trí thức sẽ không bao giờ thay đổi...”Tác giả khẳng định: “Ngày 9.12.2007 có lẽ sẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẫn vào những người đã tạo dựng nên ngày lịch sử...” Tác giả Trung Bảo còn lên tiếng chỉ trích những kẻ đã ngăn cản, đàn áp thanh niên, sinh viên biểu tình chống ngoại xâm.

Giai phẩm Du lịch còn nhiều bài viết khác nhấn mạnh : Ải Nam Quan và nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải khác là phần không thể tách rời khỏi chủ quyền của Việt Nam. Nhóm chủ biên đã đưa cả bài “Hận Nam Quan” vào giai phẩm. Những người theo dõi sát thời cuộc ở Việt Nam tin rằng, việc chọn đăng “Hận Nam Quan” nhằm phê phán tuyên bố của Vũ Dũng, thứ trưởng Ngoại giao cộng sản Viêt Nam trên báo điện tử VietNamNet vào ngày 2 tháng 1 năm 2009. rằng: “Theo lịch sử, thác Bản Giốc, ải Nam Quan đã là của Trung Quốc từ đời nhà Minh, nhà Thanh”.

Những ý kiến vừa kể tuy không mới nhưng trở thành đặc biệt ở chỗ, chúng chưa bao giờ xuất hiện trên hệ thống truyền thông trực thuộc chính quyền cộng sản Việt Nam

Các biện pháp mạnh của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông và lực lượng an ninh của công an cộng sản Việt Nam xử lý nghiêm khắc báo Du lịch, phó Tổng biên tập Nguyễn Trung Dân, Tông thư ký Trần Văn Tiến và những người có liên quan không chỉ nhằm vào báo Du lịch mà còn nhằm răn đe, trấn áp các tờ báo khác, các nhà báo khác.

Sự xuất hiện những bài báo lên án nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc tìm mọi cách gây sức ép với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để xâm lấn lãnh thổ lãnh hải Việt Nam được đăng trên Giai phẩm Xuân của báo Du lịch đã khẳng định rằng trong giới báo chỉ Việt Nam dưới chế độ cộng sản hiên nay không phải tờ báo nào, nhà báo nào cũng nghe theo cái gậy chỉ huy gọi dạ bảo vâng của nhà cầm quyền công sản Việt Nam. Họ là những nhà báo chân chính, dùng cảm bất chấp mọi nguy cơ đang đe doạ trấn áp, khủng bố họ chẳng hạn báo Du lịch đang đứng trứoc nguy cơ phải đình bản.

Lê Phương Nga

Tản mạn cho đảo xa
Blog TOBE

Ngày xuân, lang thang trên mạng, gặp bài Tản mạn cho đảo xa chợt nhớ lại không khí ngày 9 và 16 -12 -2007... Nhưng rồi lại bực mình bọn phản động... Việc chó gì phải than khóc thế này nhỉ ??? Chuyện đó đã có đảng và nhà nước lo, hồi đó chị Tâm (Trưởng ban Dân Vận Thành ủy TP.HCM) và bác Ba Đua đã bẩu bọn tớ hồi đó vậy mà... Cứ ăn chơi đi, cứ tham gia học tập tấm gương gì gì đó đi... chuyện biển đảo đã có đảng ta lo cho. Có tên phản động hỏi: tại sao chưa công bố cho dân biết... Ôi dào, chán thế, phản động vẫn là phản động ! Có những vấn đề mà đảng ta chưa công bố, vì chưa phù hợp với quan hệ quốc tế, hoặc chưa có lợi cho dân tộc, thế thôi !!! Đừng hỏi nữa nhé !!!
Thôi, đưa nguyên bài lên cho bọn phản động và các đồng chí bất động đọc nè, để thấy rõ bộ mặt thật của các thế lực thù địch, nhá !!!

Tản Mạn Cho Đảo Xa
Trung Bảo
Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.
Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.
Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử.
Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.
Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích động” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.
Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xấm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử.

[Du lịch (Cơ quan của Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch), số Xuân Kỷ Sửu 2009, trang 23]

Saturday January 31, 2009 - 06:39pm (ICT)

No comments: