03/05/2019
Cựu chủ tịch Việt
Nam ông Lê Đức Anh mất hôm 22 tháng Tư, thọ 99 tuổi. Tang lễ ông được trì hoãn
khá lâu so với thông lệ, theo một số nguồn tin vì những vướng mắc về thủ tục,
khi ông Nguyễn Phú Trọng – người đồng cấp với Lê Đức Anh có vấn đề về sức khỏe.
Ông Trọng- như đã đưa tin – bị đột
quỵ tại An Giang phải cấp cứu bằng trực thăng và sau đó đưa ra Hà Nội
nằm ở quân y viện 108.
Đông đủ bộ sậu, chỉ thiếu TBT
Nguyễn Phú Trọng. Ảnh Tuổi Trẻ
Trưởng ban tang lễ vắng mặt
Hôm 27 tháng Tư,
báo chí đồng loạt đưa tin về việc ông Trọng sẽ làm trưởng ban tang lễ cựu chủ tịch
nước Lê Đức Anh. Điều này khiến nhiều người tin rằng, sức khỏe của ông Trọng đã
tiến triểu tốt và ông có thể đừng ra đảm trách nhiệm vụ này. Theo đó, tang lễ Đại
tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra với nghi thức Quốc tang. Danh sách Ban lễ tang gồm
39 người, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
Trước đó, hôm 25/4,
Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
không khỏe, nhưng sẽ “sớm trở lại làm việc bình thường”.
Đám tang ông Lê Đức
Anh cũng nhạt nhòa như đám tang nhiều lãnh tụ cộng sản khác chết trong thời
gian gần đây. Người dân không thực sự quan tâm, thậm chí trên diễn đàn mạng,
nhiều người còn tỏ ý vui mừng. Tuy nhiên, nhiều người đã chờ đợi đám tang này để
hóng tin về sức khỏe của ông Trọng. Họ thực sự muốn biết ông Trọng sau cơn tai
biến ra sao, đã thực sự phục hồi chưa.
Tổng bí thư kiêm chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không xuất hiện ở tang lễ, dù chỉ một phút mang
tính nghi thức.
Tam trụ chỉ còn có hai. Ảnh
Internet- không rõ nguồn
Sáng nay, ngày 3/5
VTV1 tường thuật trực tiếp quốc tang với sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đọc điếu văn truy điệu và Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phát
biểu, ôn lại quá trình hoạt động và những công lao của nguyên Chủ tịch nước, đại
tướng Lê Đức Anh. Trong lúc cộng đồng mạng cho rằng, ông Lê Đức Anh với tư cách
là bộ trưởng bộ quốc phòng là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về lệnh
không cho hải quân Việt Nam nổ súng trong sự kiện Gạc Ma năm 1988.
Dàn lãnh đạo và cựu
lãnh đạo Việt Nam không thiếu ai, trừ người quan trọng nhất – ông Nguyễn Phú Trọng.
Báo chí Việt Nam
cũng không có tờ nào đả động tới sức khỏe của TBT cũng như lý do ông vắng mặt tại
tang lễ. Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà viết trên Facebook rằng, ông Trọng đi lại
vẫn còn khó khăn và lưỡi vẫn cứng, chưa nói được.
Đàn Chim Việt tổng hợp
No comments:
Post a Comment