27/05/2019
Tin Biển Đông
BBC đặt câu hỏi về dự luật
mới của Mỹ: Đề xuất trừng phạt Trung Quốc vì Biển Đông liệu có được quan tâm? Bài
viết lưu ý, dự luật này đã được giới thiệu vào năm 2017 nhưng chưa được thông
qua ở Ủy ban Đối ngoại để đưa ra Thượng viện.
Người phát ngôn của Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói về
Chủ tịch mới của Ủy ban Đối Ngoại, Thượng nghị sĩ James Risch, người luôn soi
xét kỹ các chính sách và hành động của Bắc Kinh: “Chúng tôi rất lạc
quan, vì biết sự quan tâm chủ tịch Risch về các vấn đề Trung Quốc”.
Dự luật này hiện đã được 13 thượng nghị sĩ Dân chủ
và Cộng hòa ủng hộ, tăng nhiều so với chỉ 2 người ủng hộ vào năm 2017. Ông
Andrew Thompson, một cựu quan chức quốc phòng của Hoa Kỳ cho biết, dự luật này
còn “cho thấy sự bức xúc của Quốc hội rằng phản ứng của chính quyền ông
Trump vẫn bị giới hạn trong việc thực hiện tuần tra tự do hàng hải và những lời
hùng biện”.
Mời đọc thêm: Việt Nam – Na Uy nhất trí duy trì hòa bình trên Biển Đông (TN).
– Giới chuyên gia: ‘Trung Quốc hôm nay là sai lầm của Mỹ 20 năm
qua’ (TT). – Thách thức dai dẳng đối với quan hệ Mỹ-Trung (GDVN).
– Hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” (PY).
– Lạng Sơn: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Đại
dương thế giới, Ngày Môi trường thế giới (TN&MT).
Trung Quốc xả lũ,
giết dân Việt Nam
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Trung Quốc bất ngờ xả lũ gây lũ trên sông Ka Long, một người
mất tích. Trung Quốc xả lũ từ khu vực thượng nguồn sông Ka Long, TP.
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, làm chết một người Việt, lật nhiều thuyền làm và ngập
lụt nhiều tuyến đường ở Thị xã Móng Cái.
Nạn nhân là anh Trần Quốc Tuấn, 21 tuổi, cư dân phường
Ka Long, TP Móng Cái, đang chèo đò chở sắn trên khu vực sông Ka Long thì bị nước
cuốn mất tích. Một vị lãnh đạo TP Móng Cái nói: “Bình thường khi phía Trung
Quốc xả lũ họ sẽ thông báo trước cho mình, tuy nhiên có thể do đợt này mưa lớn
nên họ xả lũ bất chợt, không kịp thông báo để mình cảnh báo người dân“.
Trung Quốc làm giống hệt như lãnh đạo CSVN đã làm đối
với dân: Coi thường mạng sống người dân khi xả lũ mà không báo cho dân biết, người dân mất mạng, tài sản, của cải bao nhiêu năm
làm lụng tích lũy, đều bị lũ cuốn trôi. Vài ngày trước, nhà máy thủy điện Nậm
Nơn ở Nghệ An đã xả lũ không báo cho người dân biết, một nạn nhân đã bị giết chết. Gia đình đưa thi thể nạn nhân đến nhà máy để
yêu cầu làm rõ.
Mời đọc thêm: Mưa lũ khiến một người mất tích, nhiều tuyến phố tại Móng
Cái bị ngập (VOV). – Thành phố vùng biên Móng Cái ngập nặng, 1 người mất tích (TN).
– Ngập ở TP Móng Cái do phía Trung Quốc xả lũ (PLTP).
– Nước lũ dâng cao ở thành phố biên giới, một người mất tích(VNE).
– Mưa lớn gây lũ ở sông Kalong thiệt hại nặng nề, chưa tìm được
người mất tích (SKĐS).
Vụ Thủ Thiêm và
các vụ “ăn” đất khác
Bài thứ 2 trong loạt bài trên báo Dân Việt về vụ cướp
đất kéo dài hơn 2 thập niên ở Thủ Thiêm: Người dân Thủ Thiêm “ở trọ” ngay trên ngôi nhà của mình.
Bài viết nhắc lại các luận điểm của dân oan Thủ Thiêm: Lãnh đạo thành phố đã
làm không đúng quy hoạch ban đầu, nên “phải sửa sai, phải cầu thị để lấy
lại niềm tin cho người dân, phải trả lại 160 ha đất tái định cư; làm rõ vấn đề
trong ranh, ngoài ranh quy hoạch; trách nhiệm của các cán bộ phường, quận, sở
ngành và thành phố”.Thanh tra Chính phủ phải lập đoàn thanh tra toàn diện dự
án Khu đô thị Thủ Thiêm.
Vợ một cựu chiến binh 70 năm tuổi đảng, hiện là dân
oan, cho biết: “Chúng tôi dù gần đất xa trời nhưng vẫn quyết bám trụ
cho đến cuối đời. Nhà tôi ngoài ranh quy hoạch, không thể ngang nhiên lấy nhà
dân như vậy được”.
Báo Dân Trí đặt câu hỏi: Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn đã “xẻ thịt đất” như thế
nào? Bài viết trích dẫn một trong những kết luận của Kiểm toán Nhà
nước về hàng loạt sai phạm đất đai của SAGRI. Mặc dù chưa có văn bản chấp thuận
của UBND TPHCM, chưa có quyết định thu hồi và giao đất của cơ quan có thẩm quyền,
nhưng SAGRI đã bàn giao hơn 450ha đất và một số tài sản trên đất của Công ty Bò
Sữa cho Công ty Vineco để thực hiện dự án khu sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao.
Hai bài viết nói trên, một bài về Thủ Thiêm, một bài
về sai phạm đất đai của SAGRI, đều có dấu hiệu “đánh tiếng” cho hai hướng “đốt
lò” ở miền Nam: Một hướng nhắm vào Tất Thành Cang, một hướng nhắm vào Lê Tấn
Hùng, lần lượt là thuộc hạ thân tín và em trai của cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh
Hải.
Chuyện ở Tây Ninh: Chính quyền thu hồi đất không đền bù, hàng chục hộ
dân kêu cứu, theo báo Công Lý. Hơn chục hộ dân này khẳng định, họ sở hữu
đất có nguồn gốc hợp pháp và lâu dài trên tuyến đường Lý Thường Kiệt, thuộc huyện
Hòa Thành, Tây Ninh. Nhiều hộ cho biết đất của họ là của cha, ông để lại, trước
năm 1975 là do hội Thánh Cao Đài cấp.
Nhưng năm 2015, UBND tỉnh Tây Ninh đột nhiên ra quyết
định phê duyệt dự án Nâng cấp mở rộng đường Lý Thường Kiệt, UBND huyện Hòa
Thành phê duyệt phương án số 02 của Trung tâm phát triển quỹ đất, nhưng “không
bồi thường về đất, chỉ hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án nâng cấp mở rộng
đường Lý Thường Kiệt”.
Mời đọc thêm: Bài 1: Quy hoạch mập mờ, Khu ĐTM Thủ Thiêm thành tấm “da
beo” (DV). – Đất quốc phòng, đất dự án ở Hà Nội, Đà Nẵng được sử dụng ra
sao? — ‘Ý tưởng tăng thuế mua bán nhà đất ở nơi sốt ảo là vi hiến’(TP).
– Kết quả kiểm tra, rà soát quy hoạch khu nhà đất số 8A Mạc
Đĩnh Chi, quận 1, TP Hồ Chí Minh (XD). – Cao tốc vướng mặt bằng, đất công quận 7 ‘không cánh mà bay’ (VNN).
– Chia đôi khu ‘đất vàng’ ở Sài Gòn, tòa bị cho là trái thẩm
quyền — 192 hộ nhường đất cho thủy điện Đăk Đrinh mòn mỏi chờ đền bù (VNE).
– Bình Thuận: Điều tra vụ Sở tiếp tay cho các “đại gia” đất
sai phạm, thất thoát nhiều tỉ đồng (NĐT).
“Công bộc” của dân
Tổng Cục Hải Quan yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đình chỉ Chi cục trưởng và 4 công chức Chi cục Hải quan cửa
khẩu La Lay, báo Công Lý đưa tin. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị họp lãnh
đạo chủ chốt tại đơn vị yêu cầu Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay kiểm tra, báo
cáo vụ việc và quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan cửa khẩu La Lay và 4 công chức liên quan để làm rõ nội dung báo đưa
tin và hình ảnh liên quan đến hoạt động tại cửa khẩu này.
VietNamNet bàn về ‘luật ngầm’ ở cửa khẩu La Lay: Chi cục trưởng hải quan lên
tiếng. Vụ nhiều cán bộ hải quan cửa khẩu La Lay có dấu hiệu nhận tiền
bôi trơn đối với người dân và chủ phương tiện khi đến cửa khẩu làm thủ tục
thông quan. Ông Lê Chí Thành, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay,
ban đầu khẳng định không có chuyện cán bộ hải quan cửa khẩu ban hành “luật ngầm”
để nhũng nhiễu dân và doanh nghiệp vận tải.
Tuy nhiên, đến khi xem hình ảnh, clip ghi lại vụ việc,
ông Thành chống chế: “Do anh em hải quan cửa khẩu điều kiện khó khăn…
Nói thật, mỗi ngày có khoảng 20 phương tiện, họ đưa 100 nghìn để đóng phí mà
không lấy tiền thừa thì số tiền còn lại không nhiều”.
VietNamNet có clip, ghi lại cảnh cán bộ hải quan cửa
khẩu La Lay nhận tiền bôi trơn do “luật ngầm” ở đây: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/05/Lu%E1%BA%ADt-ng%E1%BA%A7m-%E1%BB%9F-c%E1%BB%ADa-kh%E1%BA%A9u-La-Lay-Chi-c%E1%BB%A5c-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-h%E1%BA%A3i-quan-l%C3%AAn-ti%E1%BA%BFng.mp4?_=1
Hứa “chạy án” để chiếm đoạt tiền, Chủ tịch Hội Cựu chiến
binh xã bị khởi tố, theo báo Lao Động. Công an huyện Kỳ Sơn, Nghệ An vừa
khởi tố bị can Moong Văn Tình, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Chiêu Lưu, để điều
tra hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, vào ngày
8/5, Công an huyện Kỳ Sơn tiếp nhận trình báo của một người dân, tố cáo ông
Tình chiếm đoạt 48,5 triệu đồng của vợ người này.
Tháng 4/2016, vợ người tố cáo nói trên bị khởi tố
hành vi “Mua bán người”, nên đến ngày 1/5/2016, ông Tình nói có thể “chạy án”.
Tin lời Tình, người phụ nữ này đã đưa 30 triệu đồng, rồi đưa tiếp 18 triệu đồng
theo đề nghị của Tình, nhưng chuyện “chạy án” bất thành.
Chủ tịch xã có 60,8% phiếu tín nhiệm thấp ở Thanh Hóa được sắp
xếp làm phó bí thư, báo Người Lao Động đưa tin. Trưởng Ban Tổ chức
Thành ủy TP Thanh Hóa xác nhận, đơn vị này đã sắp xếp, bố trí ông Đặng Văn
Thanh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Anh sang làm Phó Bí thư Đảng ủy phường Đông Hải,
TP Thanh Hóa. Ông Thanh là cán bộ thuộc diệncó phiếu tín nhiệm thấp nhất với tỉ
lệ 60,8%.
Lãnh đạo huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vừa cách chức chủ tịch xã ưu ái công việc cho nhiều người thân,
theo báo Thanh Niên. Ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn bị kỷ
luật cách chức, vì đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị tuyển dụng, bố trí
người thân, họ hàng vào làm việc ở cơ quan xã và một số trường học trên địa
bàn.
Theo đó, con gái ông Sỹ là bà Nguyễn Thị Thủy, làm
Phó hiệu trưởng Trường PT dân tộc bán trú THCS xã, con trai ông này là ông Nguyễn
Văn Phong làm công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường UBND
xã, con gái ông này là bà Nguyễn Thị Vân, làm công chức văn phòng – thống kê
xã.
Mời đọc thêm: Quan như vậy lính không hư mới lạ (VNN).
– Hứa chạy án, Chủ tịch hội cựu chiến binh xã chiếm đoạt gần
50 triệu đồng (GT). – Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã bị khởi tố khi nhận tiền “chạy
án” (TP). – Quảng Bình: Cách chức chủ tịch, phó chủ tịch xã “lộng hành” (NLĐ).
– Hàng loạt lãnh đạo xã ở Quảng Bình bị kỷ luật (GT).
Bệnh… đúng lúc
Sau khi giúp bố vợ gây thiệt hại 2.200 tỉ, con trai đại gia nhập viện
tâm thần, theo VietNamNet. Bị can Hợp lúc còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty
Thành Trung, theo chỉ đạo của Tạ Bá Long, đã ký thỏa thuận đặt cọc bán 58% tòa
nhà Capital Tower cho GPBank, giúp ông Long nhận và sử dụng 2.200 tỉ đồng tiền
đặt cọc vào việc mua lại trước hạn và trả lãi cho số trái phiếu mà công ty
Thành Trung đã bán cho EVNFinance, trả nợ cho công ty Chí Linh vay.
Trong quá trình điều tra, bị can Hợp có biểu hiện
tâm thần, gia đình đưa Hợp nhập viện điều trị. Ngày 5/10/2016, CQĐT quyết định
trưng cầu giám định tâm thần đối với Hợp và nhận được kết quả “bị can bị
bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực”. Cuối năm 2016, VKSND Tối cao đã phải ra
quyết định bắt buộc chữa bệnh tại BV tâm thần đối với Hợp.
Báo Công Lý đưa tin: Con rể nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank bị truy tố sau thời gian
chữa trị bệnh tâm thần. Theo cáo trạng của Viện KSNDTC, trong thời gian
từ năm 2009 – 2010, để có tiền tăng vốn điều lệ cho GPBank, bị can Tạ Bá Long,
cựu Chủ tịch HĐQT GPBank và bị can Đoàn Văn An, cựu Phó Chủ tịch HĐQT GPBank đã
dùng 3 công ty “sân sau” của mình phát hành 3.380 trái phiếu bán cho Công ty
Tài chính CP Điện lực (EVN Finance), thu về 3.380 tỉ đồng.
Vụ việc bị phanh phui năm 2016, nhưng bị dừng lại,
do bị can Hoàng Công Hợp, đồng phạm và là con rể của bị can Long, nhập viện tâm
thần. Đến tháng 8/2018, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có thông báo về việc bị
can Hợp hết các triệu chứng tâm thần, không cần phải tiếp tục điều trị nội trú
tại bệnh viện.
Mời đọc thêm: Truy tố con rể cựu Chủ tịch Ngân hàng Dầu khí toàn cầu về tội
Cố ý làm trái (ANTT). – Truy tố con rể cựu Chủ tịch GPBank về tội “Cố ý làm trái…” (BVPL).
– Hết triệu chứng tâm thần, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Thành
Trung bị truy tố (CAND).
Tin giáo dục
Báo Pháp Luật VN bàn về vụ sa thải giáo viên ồ ạt: Thầy cô hợp đồng… “ngồi trên đống lửa”.
Theo đó, các vụ sa thải hàng trăm giáo viên liên tiếp diễn ra trong thời gian
qua ở nhiều địa phương, không chỉ 500 GV ở Đắc Lắc, 296 GV ở Sóc Sơn, mà còn có
114 GV ở Đông Anh kêu cứu vì mất việc.
Giáo viên hợp đồng ở
Sóc Sơn “kêu cứu”. Ảnh: PLVN
Một GV cấp THCS ở Sóc Sơn chia sẻ: “20 năm
nay công tác, tôi nghĩ mình là viên chức rồi, vì lương tôi được xếp ngạch A0,
mã số ngạch là 15113… Các thầy cô không phải sợ thi mà trong thi cử không ai
nói trước điều gì, ngay cả những cuộc thi lớn vẫn có tiêu cực. Vì thế, kể cả
các thầy cô dạy giỏi, đạt nhiều thành tích cũng không ai dám chắc”.
Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Vì sao chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam chỉ là một tờ giấy
đúng nghĩa? Bài viết giải thích, Trung tâm Kiểm định Chất lượng GD
được thành lập từ quyết định do Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học VN, ban
hành ngày 16/10/2015 và quyết định do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 14/10/2015, chỉ
tổ chức kiểm định giáo dục chung, không chuyên về ngoại ngữ. Hơn nữa, hầu hết
các trung tâm ngoại ngữ ở VN chưa có sự liên kết với các tổ chức kiểm định (quốc
tế) độc lập.
Cho nên, chứng chỉ ngoại ngữ 3 cấp A, B, C ở VN thật
sự chỉ có thể áp dụng… trong nước, còn ra nước ngoài thì hoàn toàn vô giá trị.
Một số sinh viên lấy được chứng chỉ C cho biết, bài thi rất không hợp lý, độ
khó cũng chỉ đủ để khảo nghiệm cán bộ nhà nước, không thể áp dụng cho các sinh
viên định hướng con đường tự mình du học.
Báo Pháp Luật VN đặt câu hỏi: Phụ huynh ‘cuồng’ điểm hay con? Chuyên gia tâm
lý Trần Thu Hà dẫn lời một học sinh chia sẻ: “Sai lầm lớn nhất của con
là đã đậu trường Chuyên. Các bạn ấy học quá giỏi, học ở đây ngày nào con cũng
thấy mình kém cỏi, chậm chạp, thua cuộc. Con không chơi được với ai, trường
toàn người khổng lồ. Lúc nào cũng thấy kiệt sức, muốn gục ngã!”
“Bệnh thành tích” đã hoành hành trong xã hội VN từ
lâu. Người lớn, trẻ em đều có cuộc đua thành tích riêng. Cho nên, không chỉ
trong giáo dục mà ở mọi mặt của xã hội đều có các bảng thành tích với số liệu rất
đẹp để các cấp làm vừa lòng nhau. Tuy nhiên, đó chỉ là lớp sơn hào nhoáng của một
ngôi nhà đã mục nát từ nền móng.
Báo Giáo Dục VN đưa tin: Giáo viên chống tiêu cực đã ra khỏi công đoàn. Ngày
24/5, Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, TP Buôn Ma Thuột, có quyết định
cho đoàn viên Nguyễn Thị Tân – GV của trường này ra khỏi tổ chức công đoàn. Cô
giáo Tân chính là người “đã miệt mài 6 năm liền đấu tranh với tiêu cực
về thu chi tài chính tại trường nhưng cơ quan chức năng chưa xử lý dứt điểm vụ
việc”.
VOV có bài: Ngôi trường hơn 16 tỉ đồng bị bỏ hoang, xuống cấp ở miền núi
Hà Tĩnh. Đó là dự án trường THCS Hương Quang tại xã Hương Quang, huyện
Vũ Quang, Hà Tĩnh, được cấp kinh phí đầu tư 16,2 tỉ đồng từ năm 2011, nhằm phục
vụ học tập cho con em của hàng trăm hộ dân trong vùng dự án lòng hồ Ngàn Trươi
– Cẩm Trang lên khu tái định cư Hói Trung sinh sống.
Đã 6 năm trôi qua, sau khi dự án hoàn thành, trường
vẫn chưa khai giảng, thậm chí bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp. “Khuôn
viên trường rêu phong phủ đầy, nhiều cánh cửa chính, cửa sổ bị hư hỏng, kính vỡ,
nền gạch bị nứt nẻ bong tróc”.
Mời đọc thêm: Nhiều giáo viên hợp đồng tại Hà Nội bị trầm cảm khi tương
lai vô định (GDVN). – Hà Nội: Hàng nghìn giáo viên hợp đồng ‘nín thở’ chờ quyết định
của Thành phố (PNVN). – Cuộc đua của thầy, trò lĩnh đủ (PLVN). – Giáo viên tát học sinh, nơi đuổi việc ngay, chỗ chỉ “ầu ơ”(GDVN).
– Đồng bằng sông Cửu Long: Thiếu 16.778 giáo viên mầm non, phổ
thông (DS).
– Nữ tiến sĩ phản đối phát giấy khen và tôn vinh học sinh giỏi (Zing).
– Điểm cao, kết quả ảo – hệ quả khôn lường(TGTT).
– Khi mẹ cha là ‘nỗi ám ảnh thiên tài’… (PLVN).
– Ông Nguyễn Văn Tùng: Sách giả có tác hại rất lớn đối với học
sinh (Viet Times). – Nghệ An không có cơ sở được cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc
dùng cho Việt Nam (NA). – Vì sao hiệu trưởng cứ xấu dần trong mắt giáo viên? (GDVN).
***
Thêm một số tin: Hàng chục blogger, nhà đấu tranh “phản đối công an ngăn quyền
tự do đi lại” (NV). – “Facebook bội tín và hãy tôn trọng khách hàng ở Việt Nam” (RFA).
– TP.HCM mất điện trên diện rộng: Không rõ sự cố gì (ĐV).
– Vụ bắt mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên: Lời khai
ban đầu (DV). – Hành vi vi phạm của Khaisilk quá rõ ràng, tại sao chưa có kết
luận điều tra? (ĐSPL). – Rừng
thông ứa “máu” (SGGP). – Long An: Hàng chục nghìn héc-ta mía bán không ai mua (VNews).
No comments:
Post a Comment