RFA
23-5-2019
Cán bộ chè chén say sưa
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan thuộc đoàn thành phố Hồ
Chí Minh khi trao đổi với phóng viên Báo Phụ nữ đặt vấn đề rằng mọi người đòi hỏi
cần phải có những biện pháp mạnh hơn, còn bản thân bà chỉ quan tâm là việc thực
hiện những biện pháp đó như thế nào.
Bà Lan dẫn ra bài học kinh nghiệm về luật phòng chống
tác hại thuốc lá là luật ghi rất hay nhưng trong thực tế thì rất lỏng lẻo.
Đối với tình trạng sử dụng rượu bia của cán bộ cơ
quan nhà nước nhất là tại các khu vực vùng sâu vùng xa, theo bà Phạm Khánh
Phong Lan thì dù là nam hay nữ vẫn bị ép uống và nếu không sẽ bị coi là lập dị.
Thực tế này không đưa vào luật được nên bà đề nghị dùng nghị quyết chính trị
yêu cầu các cán bộ công chức thực hiện nghiêm túc trong hệ thống quản lý nhà nước.
Nhà nghiên cứu xã hội học, tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương
thuộc viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam thừa nhận thực tế toàn dân và
cán bộ công chức cùng uống bia rượu :
“Tôi có khá nhiều kinh nghiệm mà đi nghiên cứu thực
địa thì tôi thấy bất kỳ địa phương nào cấp xã cấp huyện cho tới cấp tỉnh thì
tình trạng uống rượu bia rất là nhiều, càng ở cấp dưới uống càng nhiều nên mỗi
khi xuống địa phương chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với cán bộ địa
phương, uống nhiều lắm khó làm việc lắm vì lúc nào họ cũng trong tình trạng say
xỉn.”
Đồng quan điểm này, luật sư Đặng Đình Mạnh lý giải:
“Hiện nay tình trạng rượu chè tại Việt Nam nó phổ biến
ghê gớm lắm, trong đó giới cán bộ công nhân viên chức nó lại càng nhiều hơn, vì
giới đó hiện nay họ không sống bằng lương mà họ sống bằng bổng tức là bổng lộc
đó nên họ xài tiền vô tội vạ vậy đó và thường họ sẽ chi vào những khoảng như vậy.
Tình trạng này rất là phổ biến.”
Trong thời gian qua, truyền thông trong nước loan
tin về việc Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành đều thừa nhận có tình trạng nhiều
cán bộ công chức, viên chức nhà nước đã không nghiêm túc trong việc sử dụng rượu
bia trong giờ làm việc và khi lái xe cũng như tiếp xúc với người dân, dẫn đến
nhiều phản ánh bức xúc từ người dân về vấn đề này. Có những vụ cán bộ đánh nhau
khi đang xay xỉn trong giờ hành chánh.
Khả năng giảm thiếu
Cũng theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan để có thể giảm
được tình trạng sử dụng rượu bia đối với cán bộ nhà nước thì tại sao không tố
nhau “tác phong be bét, không xứng đáng là lãnh đạo”
Trích nguyên văn lời bà Lan trả lời với báo chi rằng “Trước
đây, với chuyện sinh con thứ ba, chúng ta chống rất hăng, gần mỗi kỳ đại hội,
ai có con thứ ba là bị tố tùm lum hết. Sao bây giờ không tố nhau vụ rượu chè,
tác phong be bét, không xứng đáng là lãnh đạo?” Làm như vậy là họ sợ
liền.
Ngoài ra, bà Lan cho rằng từng ngành, từng cấp phải
đưa ra nghị quyết chính trị để cán bộ, viên chức phải làm gương rồi từ đó dần dần
thay đổi văn hóa uống rượu bia này.
Thầy Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng,
tại các cơ quan công quyền cũng đã có những quy định rõ về tác phong làm việc của
cán bộ, tuy nhiên trên thực tế thì nó ngược lại :
“Thật sự trong quy định tại các cơ quan mà uống rượu
bia hay hút thuốc là bị phạt vì có quy định rõ rồi, tuy nhiên những cán bộ công
chức mà cấp dưới là chịu chết chả dám hó hé tố cáo hay lên tiếng gì đâu mà tục
lệ của Việt Nam lâu nay là hễ có liên hoan là uống rượu bắt tay, ép nhau uống
cho say nên nhiều lãnh đạo trong giờ làm việc mặt mũi vẫn tưng bừng, không hẳn
là họ thích uống hay không thích mà là vì nhiều khi được mời rồi ép nhau uống
nên mình nghĩ nên có khung giờ trong các cơ quan đơn vị hành chính. có hẳn văn bản quy định là nghiêm cấm là được rồi.”
Còn đối với luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng, điều
này tùy thuộc vào hai vấn đề:
“Một là ý thức của cán bộ công nhân viên chức và thứ
hai là sự chế tài của luật pháp, nó phải bảo đảm ở hai phương diện đó. Ý thức
thì họ phải thấy được tác hại của rượu bia để họ giảm dần, còn việc chế tài của
pháp luật phải đủ sức răn đe đối với những người đi uống rượu bia họ phải sợ vì
nếu vi phạm họ sẽ bị chế tài rất nặng nề nên để hiệu quả phải tác động được vào
hai vấn đề đó.”
Luật sư Nguyễn Văn Hậu phó chủ tịch hội luật gia
thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng ý với biện pháp phải chế tài xử phạt thật nặng
và đặc biệt đối với cán bộ nhà nước :
“Dù người dân hay bất kể là cán bộ nhà nước đều phải
được đưa vào là hành vi nghiêm cấm trong dự luật này và đặc biệt là các cơ quan
nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, trừ trường hợp thực hiện nghi lễ đối
ngoại theo quy định của pháp luật mà thôi chứ ngoài ra không được uống trong giờ
làm việc.”
Thầy Đỗ Việt Khoa cho rằng cần tuyên truyền quảng
cáo mạnh hơn nữa để người dân ý thức và giảm dần văn hóa uống rượu bia :
“Tiêu thụ rượu bia rất là cao, giá thuốc lá cực kỳ rẻ
trong khi đất nước thì còn nghèo, thu nhập thì thấp và thuế đánh rượu bia, thuốc
lá hay những độc hại thì rất thấp. Trong khi truyền thông quảng cáo và các cơ
quan cán bộ công chức thì đua nhau khoe rượu ngoại nhập thì làm sao đưa vào ý
thức của mọi người được nên cần thời gian quản cáo để giảm dần văn hóa uống rượu
bia đi chứ giờ thêm luật nhiêu khi không áp dụng được.”
Mâu thuẩn phát triển ngành bia rượu và kêu gọi giảm sử dụng
Thống kê của công ty nước giải khát Sabeco Việt Nam
năm 2017 cho thấy đạt hơn 34.400 tỷ đồng từ doanh thu bán hàng, trong đó 87% từ
việc bán bia và thu về lợi nhuận ròng lên tới hơn 4.900 tỷ đồng. Hay hãng
Habeco dù kinh doanh có chiều hướng xuống những vẫn đứng thứ 3 về doanh thu tại
Việt Nam thu về hơn chục nghìn tỷ bán hàng mỗi năm. Ngoài ra còn nhiều hãng bia
khác cũng góp phần không nhỏ vào thị trường Việt Nam.
Tạp chí Y khoa Lancet của Anh vừa công bố nghiên cứu
cho thấy vào năm 2017, bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ gần 9 lít rượu,
tăng hơn 89% so với năm 2010. Đây là tốc độ tiêu thụ rượu bia đứng đầu thế giới.
Việt Nam được xếp hạng là quốc gia tiêu thụ bia nhiều
nhất nhì Đông Nam Á, đứng thứ 3 ở Châu Á sau Nhật Bản và Trung Quốc, và xếp thứ
29 trên toàn thế giới. Chi phí cho tiêu thụ bia của Việt Nam khoảng 3,4 tỷ
USD/năm, theo số liệu của Bộ Y Tế.
No comments:
Post a Comment